Quần cư nông thôn hình thức tổ chức sinh sống dựa vào hoạt động kinh tế chủ yếu là sản xuất nông nghiệp, lâm nghiệp hay ngư nghiệp. Làng mạc, thôn xóm thường phân tán, gắn với đất canh tác, đất đồng cỏ, đất rừng hay mặt nước.
Phân cấp hành chính Việt Nam là sự phân chia các đơn vị hành chính của Việt Nam thành từng tầng, cấp theo chiều dọc. Theo đó cấp hành chính ở trên (cấp trên) sẽ có quyền quyết định cao hơn, bắt buộc đối với cấp hành chính ở dưới (hay cấp dưới).
Phân cấp hành chính Việt Nam hiện nay theo Điều 110 Hiến pháp 2013[1] và Điều 2
Luật_Tổ_chức_chính_quyền_địa_phương
Luật Tổ chức chính quyền địa phương gồm 3 cấp hành chính là:
Cấp Tỉnh: Tỉnh/ Thành phố trực thuộc trung ương
Cấp Huyện: Quận/ Huyện/ Thị xã/ Thành phố thuộc tỉnh/ Thành phố thuộc Thành phố trực thuộc trung ương
Cấp Xã: Xã/ Phường/ Thị trấn.
Ngoài ra còn có Đơn vị hành chính - kinh tế đặc biệt do Quốc hội thành lập.
Dưới xã có làng/thôn/bản/buôn/sóc/ấp...; dưới phường/thị trấn có khu dân cư/khu phố/khu vực/khóm/ấp. Khi lượng dân cư đông thì thôn làng dưới xã có thể chia ra các xóm, còn khu dân cư ở phường/thị trấn thì chia ra tổ dân phố, dưới tổ dân phố còn chia ra cụm dân cư. Đây là cấp cơ sở không pháp nhân, phục vụ cho quản lý dân cư nhưng không được xem là cấp hành chính, và những người tham gia quản lý hoạt động ở cấp này chỉ hưởng phụ cấp công tác mà không được coi là công chức.