1- Nhìn lại tiến trình lịch sử của CNXH hiện thực mô hình Xô-viết có thể nhận thấy sai lầm đầu tiên chính là sai lầm trong nhận thức lý luận - lý luận về cách mạng vô sản, lý luận về chủ nghĩa cộng sản (CNCS) và lý luận về thời kỳ quá độ.
2- Trong “Tuyên ngôn của Đảng Cộng sản”, C. Mác, Ph. Ăng-ghen đã chỉ ra rằng: Mục đích trước mắt của những người cộng sản cũng là mục đích trước mắt của tất cả các đảng vô sản khác, đó là tổ chức những người vô sản thành giai cấp, lật đổ sự thống trị của giai cấp tư sản, giai cấp vô sản giành lấy chính quyền. Tuy nhiên, C. Mác, Ph. Ăng-ghen mới chỉ đưa ra một số tư tưởng về xây dựng đảng của giai cấp công nhân. Trên cơ sở kế thừa tư tưởng của C. Mác, Ph. Ăng-ghen trong điều kiện mới, V. I. Lê-nin, đã đưa ra các nguyên tắc xây dựng đảng kiểu mới, trong đó có nguyên tắc tập trung dân chủ. Người cho rằng, tập trung dân chủ là nguyên tắc sống còn của một đảng cách mạng chân chính. Bởi vì, nếu không có tập trung, đảng sẽ trở thành một “câu lạc bộ” lộn xộn, bị chia rẽ; nhưng nếu xa rời dân chủ, đảng sẽ trở thành một tổ chức quan liêu, độc đoán, chuyên quyền. Người đòi hỏi mỗi đảng viên cộng sản phải tuân thủ nghiêm ngặt nguyên tắc tập trung dân chủ, kiên quyết đấu tranh chống các phần tử cơ hội, xét lại trong mọi điều kiện, hoàn cảnh để bảo vệ đảng cộng sản, bảo vệ chính quyền nhà nước của nhân dân lao động. Người đã nhiều lần cảnh báo về những căn bệnh phát sinh trong điều kiện đảng cầm quyền và coi đó là nguy cơ đe dọa sự sống còn của chế độ. V. I. Lê-nin nhấn mạnh: “những người bôn-sê-vích sẽ không giữ vững được chính quyền, tôi không nói được tới hai năm rưỡi, mà ngay cả đến hai tháng rưỡi cũng không được nữa, nếu đảng ta không có kỷ luật hết sức nghiêm minh, kỷ luật sắt thật sự”(8). Người yêu cầu phải đấu tranh không khoan nhượng để tẩy sạch chủ nghĩa cơ hội, tham nhũng, hối lộ ra khỏi đời sống của đảng, loại bỏ những phần tử thoái hóa biến chất ra khỏi tổ chức đảng để làm trong sạch đảng. Người cũng cảnh báo nghiêm khắc: “Toàn bộ công việc của tất cả các cơ quan kinh tế của chúng ta bị khốn khổ trước hết về tệ quan liêu... Nếu có cái gì sẽ làm tiêu vong chúng ta thì chính là cái đó”(9). V. I. Lê-nin cũng đòi hỏi đảng cộng sản phải gắn bó chặt chẽ với nhân dân, phải không ngừng củng cố mối quan hệ với nhân dân.
3- Những sai lầm trong nhận thức lý luận về xây dựng nhà nước và quản lý xã hội dẫn đến sai lầm trong mô hình thiết kế, cơ chế vận hành của Nhà nước Xô-viết.
4- Sai lầm trong nhận thức lý luận về kinh tế, về bản chất của xã hội mới, cũng bắt đầu từ nhận thức sai lầm lý luận về thời kỳ quá độ. Theo dự báo của C. Mác và Ph. Ăng-ghen, nhân loại tất yếu đi tới xã hội mới - xã hội cộng sản chủ nghĩa (CSCN), trong đó lực lượng sản xuất phát triển và đạt trình độ xã hội hóa cao; mọi tư liệu sản xuất thuộc về sở hữu xã hội; nền sản xuất được kế hoạch hóa trên phạm vi toàn xã hội và đáp ứng nhu cầu lao động và sinh hoạt của mọi thành viên trong xã hội...
5- Sai lầm trong nhận thức lý luận còn thể hiện ở phương pháp không đúng khi tiếp cận với chủ nghĩa Mác - Lê-nin, sự bảo thủ, hẹp hòi trong thái độ ứng xử với những giá trị của văn minh nhân loại, nhất là những gì liên quan đến CNTB. Đặc biệt, sự độc đoán, chuyên quyền, mất dân chủ và chủ nghĩa cá nhân là nguyên nhân cản trở, không cho phép phát triển hệ thống lý luận khoa học, khách quan, đúng đắn trong điều kiện CNXH hiện thực mô hình Xô-viết.
6- Từ những sai lầm về nhận thức lý luận, CNXH hiện thực mô hình Xô-viết trượt dài trên những sai lầm, yếu kém về thể chế chính trị, về phát triển kinh tế và quản lý xã hội để đi đến bờ vực khủng hoảng. Đến lượt nó, thể chế chính trị sinh ra từ sai lầm về nhận thức lý luận ấy lại trở thành vật cản đường, không cho phép hệ thống quyền lực của chế độ tìm ra và tổ chức thực hiện những giải pháp đủ sức để cứu vãn tình thế đó. Trong hoàn cảnh ấy, sự thất bại của công cuộc “Cải tổ” ở Liên Xô là kết cục đã được báo trước.
7- Sự sụp đổ của CNXH hiện thực mô hình Xô-viết là một bước lùi lịch sử của cách mạng, của phong trào cộng sản và công nhân toàn thế giới. Đó cũng là một tổn thất to lớn cho phong trào đấu tranh cho những mục tiêu cao cả và tốt đẹp của nhân loại: hòa bình, độc lập dân tộc, dân chủ, tiến bộ xã hội và hạnh phúc của con người. Xuất phát từ mục đích xóa bỏ mọi áp bức bất công, xây dựng chế độ mới để mang lại ấm no, hạnh phúc cho nhân dân, Cách mạng Tháng Mười Nga vĩ đại thắng lợi đã mở ra một kỷ nguyên mới, dẫn tới những thay đổi to lớn trên toàn thế giới. Sự thất bại của CNXH hiện thực mô hình Xô-viết không làm lu mờ ý nghĩa lịch sử to lớn của Cách mạng Tháng Mười, không làm giảm giá trị khoa học và thực tiễn của chủ nghĩa Mác - Lê-nin. Ngược lại, nó càng chứng minh ý nghĩa quan trọng của nhận thức lý luận một cách sáng tạo, chỉ ra giá trị to lớn về phương pháp luận của học thuyết đó và để lại cho chúng ta bài học xương máu về nhận thức và vận dụng chủ nghĩa Mác - Lê-nin vào thực tiễn cách mạng.