Bài tập  /  Bài đang cần trả lời

Viết bài luận khoảng 20 dòng về thái độ của em đối với chiến tranh

6 trả lời
Hỏi chi tiết
286
1
1
Bông
10/10/2019 20:48:26
Chiến tranh phi nghĩa là một tội ác. Những cuộc chiến tranh gây ra bao cảnh li tán, chia lìa; là nguyên nhân của sự đợi chờ, mòn mỏi, những khổ đau tan nát, thậm chí là hiểu lầm tai hại. Chẳng ai có thể quên hình ảnh những người mẹ mắt lòa đi vì khóc nhớ thương con, cũng chẳng ai có thể quên nàng Vũ Nương bị chồng hiểu lầm rồi chết trong oan ức. Không dừng lại ở đó, tội ác lớn nhất mà chiến tranh phi nghĩa gây ra là sự chết chóc dã man, sự phá hoại tàn khốc. Sau mỗi trận chiến, những xác người la liệt, những dòng máu loang lổ, những đôi mắt trợn trừng... là lời tố cáo đanh thép nhất đối với sự man rợ của lửa đạn chiến trường. Và kia nữa, hãy nhìn thân thể của những bé thơ vô tội, những cụ già đau yếu để rùng mình vì sự nhẫn tâm của bom rơi đạn nổ. Những con đường mang đầy thương tích, những ngôi nhà đổ nát, những trường học tan hoang... Sau chiến tranh, bóng dáng của khổ đau và bất hạnh vẫn chưa buông tha con người. Đó là những nỗi đau của đất và người hai thành phố Na-ga-sa-ki và Hi-rô-si-ma, là những nạn nhân chất độc da cam đi-ô-xin Việt Nam đang hứng chịu... Với tất cả những điều đó, loài người tiến bộ cần lên án và chống lại chiến tranh phi nghĩa.
 
 

Mở khóa để xem toàn bộ nội dung trả lời

(?)
Bạn đã đạt đến giới hạn của mình. Bằng cách Đăng ký tài khoản, bạn có thể xem toàn bộ nội dung trả lời
Cải thiện điểm số của bạn bằng cách đăng ký tài khoản Lazi.
Xem toàn bộ các câu trả lời, chat trực tiếp 1:1 với đội ngũ Gia sư Lazi bằng cách Đăng nhập tài khoản ngay bây giờ
Tôi đã có tài khoản? Đăng nhập
1
0
Death Angel
10/10/2019 20:49:43
Nhắc đến chiến tranh thì ai cũng biết nó chỉ mang đến hại nhiều hơn lợi. Mọi cuộc chiến đều vô nghĩa. Nhưng không phải ai cũng hiểu hết tất cả những hậu quả mà nó mang đến, có những tưởng chừng như không hề liên quan gì tới chúng ta nhưng hoá ra nó lại ảnh hưởng tới chúng ta rất nhiều mà chúng ta không hề hay biết.
Trước khi chiến tranh, xã hội bắt đầu mục nát
Nếu bạn đủ hiểu biết, bạn sẽ có thể biết được một cuộc chiến sắp nổ ra ở một đất nước nào đó. Xã hội bắt đầu thối rửa, bất công xảy ra thường xuyên. Tệ nạn, tội phạm diễn ra hàng loạt. Lối sống của con người bị thối rửa, người ta bắt đầu quan tâm đến những chuyện không nên quan tâm, làm những chuyện không nên làm. Giai cấp nắm quyền thì đấu đá lẫn nhau, quyền lực bị tập trung vào một người hoặc một nhóm người. Tham nhũng hoành hành. Những vụ án tham nhũng với quy mô lớn xảy ra nhiều hơn, thực chất đó chỉ là kết quả của những cuộc đấu đá lẫn nhau của những phe cánh chính trị. Nhưng đáng tiếc nhất vẫn là đạo đức con người đã bị xuống cấp trầm trọng. Đạo đức ở đây không chỉ là kính trọng, thiện ác, mà nó là cả cái cách sống của con người. Người ta không còn sống đúng mục đích nữa.
Kinh tế sụp đổ
Nền kinh tế bắt đầu lũng đoạn và có dấu hiệu của sụp đổ. Lạm phát tăng chóng mặt. Chênh lệch giàu nghèo ngày càng gia tăng. Bóc lột trong lao động ngày càng nhiều mà không được giải quyết. Nền kinh tế bắt đầu lệ thuộc vào nước ngoài ngày càng nhiều đến nỗi khó có thể duy trì được đất nước. Trước dấu hiệu đó, hoặc là họ phải chiến tranh để lấy chiến tranh phục vụ cho đất nước, hoặc là sẽ bị nước khác thôn tín bằng vũ lực hoặc kinh tế. Nói một chút về chuyện xâm chiếm về kinh tế, nói một cách dễ hiểu, cả chính phủ cũng bị lệ thuộc vào nước ngoài, từ đó nước ngoài đòi hỏi thêm nhiều yêu sách. Các công ty của quốc gia xâm lược bắt đầu đổ bộ vào đất nước, thuê mướn nhân công với giá rẻ mạt, bóc lột người lao động mà giai cấp nắm quyền không làm gì được họ vì họ bị lệ thuộc vào nước ngoài quá nhiều. Nguy hiểm hơn, họ còn đưa người của họ vào ở, xâm lược, thôn tín một cách thầm lặng mà không dùng đến một viên đạn, một người lính. Nhà nước thiếu nợ, bị lệ thuộc kinh tế vào nước ngoài đến nỗi phải bán đi những địa điểm quan trọng cho nước ngoài xây dựng trên đó. Chênh lệch giàu nghèo cũng dẫn đến nguy cơ chiến tranh có thể xảy ra như những thế kỷ 18, 19.
Người dân mất gần hết các quyền công dân, trong đó quan trọng nhất là quyền tự do
Cái này chắc ai cũng biết. Hầu như nói gì, làm gì cũng bị đi tù. Người dân bị bọn tham nhũng tìm mọi cách để vơ vét. Bị bịt miệng, bịt mắt, bịt mũi. Một dấu hiệu dẫn đến một cuộc chiến sắp sửa xảy ra.
Trước một đất nước đang dần sụp đổ đó, hoặc là đất nước đó phải đi xâm lược người khác để lấy chiến tranh nuôi đất nước (như Nhật Bản ngày xưa), hoặc là sẽ bị nước khác xâm lược, hoặc là một cuộc đảo chính sẽ xảy ra.
Khi chiến tranh xảy ra, kinh tế lại càng sụp đổ trầm trọng hơn nữa, sụp đổ hoàn toàn
Chiến tranh xảy ra, mọi ngành kinh tế đều bị trì trệ rồi sụp đổ. Nền kinh tế bắt đầu chỉ phục vụ cho chiến tranh. Chỉ còn lại công nghiệp nặng, tất cả mọi thứ đều sản xuất ra chỉ để phục vụ cho chiến tranh. Mọi thứ chỉ quanh quẩn ở chuyện sản xuất súng đạn, thuốc men, vải, thực phẩm phục vụ cho chiến tranh. Tiền bắt đầu mất giá nhanh đến chóng mặt, mất giá đến nỗi tiền chỉ còn là giấy, vàng chỉ còn là kim loại. Có tiền, có vàng cũng chẳng mua được gì vì lúc này thực phẩm và thuốc men mới là thứ quan trọng và khan hiếm đến nối không có để sử dụng. Ruộng nương đều phải trồng những loại cây phục vụ cho chiến tranh như cao su, bông, đai. Người nông dân phải đi phục vụ cho hậu cần, làm việc không công. Tất cả mọi người, từ trẻ em cho đến người già, ai có thể làm việc được đều phải làm việc phục vụ cho chiến tranh.
Chết chóc
Cái này thì ai cũng biết, nhưng tôi sẽ nói thứ khác, thứ mà không phải ai cũng biết. Cái việc những người lính bị chết, vợ mất chồng, cha mẹ mất con, con mất cha thì quá bình thường rồi. Ở đây tôi sẽ nói tới dân thường bị chết.
Đừng nghĩ chiến tranh là họ chỉ đánh nhau mà để cho dân được yên ổn. Không hề, bất kỳ cuộc chiến nào, một khi phe tấn công tràn đến đâu thì họ sẽ cướp bóc, giết chóc đến đấy không chừa một ai. Đừng nghĩ người dân sẽ được yên ổn. Họ đánh để họ chiếm đất, họ chiếm tài nguyên chứ không phải để gánh một đống người dân, không có ăn lại còn phải lo cho dân nữa, không hề. Nhưng những chuyện như vậy đều bị giấu kín nên hầu như không ai biết cả.
Cướp bóc trong chiến tranh
Binh lính không mang theo nhiều thức ăn, lương thực mà họ mang theo chỉ đủ cho cuộc hành quân. Tất cả những đại đội đều phải tự nuôi mình bằng cách chiếm lấy những gì có được ở những nơi họ đi qua, đó là một chi tiết nhỏ của việc lấy chiến tranh nuôi chiến tranh. Khi họ đến một nơi nào đó, họ sẽ cướp bóc hết tất cả những thứ ở đó để có thể đi tiếp, có thể chiến đấu tiếp. Những gì còn lại chỉ là một đống hoang tàn. Ngay cả phe nhà, cướp bóc cũng xảy ra, đó là cái mà họ gọi là trưng thu lương thực để nuôi lính, thực chất vẫn là cướp bóp.
Hãm hiếp
Trong môi trường quân đội, hầu như toàn bộ đều là nam giới, nhu cầu tình dục vô cùng cao. Một khi chiếm được một nơi nào đó, việc hãm hiếp chắc chắn sẽ xảy ra. Thử nghĩ xem, hàng mấy năm trời mà không làm gì, và những gì tích tụ trong đó được giải phóng ra sẽ như thế nào? Có rất nhiều cuộc hãm hiếp dã man đến nỗi nạn nhân tử vong ngay tại chỗ. Hàng chục người hãm hiếp một cô gái, hết người này đến người kia. Chỉ huy ra lệnh cho binh lính được phép tự do cướp bóc, hãm hiếp, đó là cách tốt nhất để lấy lại tinh thần cho binh sĩ. Ở các trại lính, họ thuê gái điếm phục vụ tinh thần cho quân nhân.
Tù nhân chiến tranh
Đừng nghĩ tù nhân chiến tranh chỉ là những binh lính của phe bại trận, suy nghĩ đó hoàn toàn sai lầm. Tất cả phe bại trận, dù là lính hay thường dân đều bị bắt làm tù binh, phải lao động để phục vụ cho họ như một nô lệ. Không thuốc men, thiếu thốn lương thực trầm trọng. Họ bị đưa đến những trại tù tập trung ở xa đến nỗi họ không cần phải canh gác, bất kỳ kẻ nào muốn bỏ chạy cũng không thể sống cho đến khi đến được nơi có người sống. Ở đó họ bắt phải làm việc cho đến chết, chiến tranh xảy ra bao lâu thì họ phải ở đó làm việc bấy lâu, có khi phải làm việc cả đời mà chiến tranh vẫn chưa kết thúc. Khi phe nắm giữ tù binh bị thua, họ sẽ giết chết tù binh để họ không trở thành binh lính của đối thủ. Những trại tù như vậy không khác nào địa ngục trần gian, một khi vào đó thì chỉ có chết ở đó, không thể nào thoát khỏi được.
Người vô gia cư
Một khi chiến tranh đi đến đâu, đất đai đều bị chiếm đóng, người dân bị mất đất của mình, họ không còn gì để chứng minh phần đất của họ. Vậy là họ không có nhà, không có tài sản. Chưa kể những người dân tị nạn do chiến tranh, quê nhà bị tàn phá, đất đai, nhà cửa đều không còn và họ cũng không còn cách nào để lấy lại. Họ phải lang thang từ nơi này qua nơi khác, không có giấy tờ để chứng minh mình là công dân của một nơi nào đó. Họ phải trốn chui chốn nhủi để khỏi phải bị bắt làm tù nhân chiến tranh, nhưng họ cũng phải làm việc để có thể tồn tại. Cứ thế, họ phải đi hết nơi này đến nơi khác. Ở những nơi chiến tranh chưa xảy ra, họ đều không chấp nhận người vô gia cư, những người này có thể cướp bóc, giết người mà sẽ không ai biết họ là ai, do đó họ không bao giờ cho phép người vô gia cư có mặt ở thành phố, thị trấn của họ. Một khi gặp bất kỳ người vô gia cư nào, họ sẽ bắt, nếu may mắn sẽ bị trụt xuất về đất nước của họ, còn không sẽ phải trở thành tù binh phục vụ cho chiến tranh. Những con người này cứ sống trốn chui chốn nhủi như thế cho đến khi chiến tranh kết thúc, có khi là cả đời. Một cuộc sống vô cùng thiếu thốn như thế khiến họ có thể chết ngoài đường bất kỳ lúc nào.
Đầu cơ
Khi chiến tranh nổ ra, lúc này chỉ còn lương thực, thuốc và vũ khí là quan trọng. Những kẻ đầu cơ sẽ lợi dụng cơ hội này để tích trữ hàng hoá. Chúng vơ vét hàng hoá rồi tích trữ, làm hàng hoá trên thị trường khan hiếm đến cực độ, rồi chúng bán ra với giá cao ngất ngưởng. Chúng cũng mua những mặt hàng ấy ở những nơi không có chiến tranh rồi đem về bán cho cả hai phe với giá cao ngất ngưởng. Vàng chúng thu được sẽ được gửi ở những nơi rất an toàn, những nơi ấy chiến tranh chắc chắn sẽ không xảy ra. Những nước bán sản phẩm phục vụ cho chiến tranh cũng trở nên giàu có nhờ điều đó.
Sau chiến tranh, tham nhũng lại xảy ra gấp nhiều lần
Khi chiến tranh kết thúc, một thời kỳ đen tối lại đến. Phe thắng trận bắt đầu tái thiết đất nước. Họ đưa người của họ vào quản lý toàn bộ mọi thứ. Những người đó sẽ lợi dụng cơ hội để vơ vét của cải, cướp bóc tài sản. Những kẻ lãnh đạo sẽ chiếm lấy đất đai, nhà cửa, tài sản của người dân. Lúc này hầu như mọi giấy tờ đều không còn, nếu còn cũng không còn giá trị nữa. Những tên tham nhũng trở nên giàu có nhờ chiếm lấy tài sản của phe bại trận, kể cả của phe nhà.
Tự do lại không hề có
Phe thắng trận sẽ tiêu diệt triệt để phe bại trận bằng mọi cách. Bất kỳ hình thức nào dính dáng một chút đến phe bên kia đều sẽ bị bắt bớ, giết chóc mà không cần phải có công lý hay một thứ gì tương tự như vậy. Người dân lại bị bóc lột mà không hề được lên tiếng, những kẻ tham nhũng, lạm quyền cũng lợi dụng điều đó mà trục lợi cho mình. Người dân sẽ bị mất hết tất cả mọi quyền, bị áp bức, bóc lột mà không thể làm được gì.
Tóm lại, mọi cuộc chiến tranh đều là vô nghĩa, chúng không nên xảy ra, chỉ khi nào không còn cách nào nữa mới dùng chiến tranh để giải quyết. Khi chiến tranh kết thúc rồi, chưa chắc chế độ mới được xác lập đã tốt hơn chế độ trước, thậm chí còn thảm bại hơn rất nhiều lần. Người ta đưa ra chiến tranh với lý do vô cùng hợp lý, nhưng tất cả chỉ là một hình thức che mắt để che giấu lý do thực sự đằng sau của họ. Thực chất, mọi cuộc chiến đều chỉ phục vụ cho lợi ích cá nhân của những người tạo ra cuộc chiến đó mà thôi, cho dù nó được rêu rao với mục đích tốt đẹp cỡ nào thì cũng chỉ là những sự lừa dối. Người thân của chúng ta phải bỏ mạng cho lợi ích cá nhân của họ. Chiến tranh xảy ra làm gì khi chỉ có chết chóc, cướp bóc, mất mát.
Hãy suy nghĩ khác đi nữa về chiến tranh, đừng tin vào những gì mà người ta hô hào rồi mù quáng ủng hộ nó rồi đến khi trở thành nạn nhân của nó thì hối hận không còn kịp. Hãy nhớ rõ: Mọi cuộc chiến đều vô nghĩa.
1
1
Đỗ Dũng
10/10/2019 20:50:24
Nhắc đến chiến tranh thì ai cũng biết nó chỉ mang đến hại nhiều hơn lợi. Mọi cuộc chiến đều vô nghĩa. Nhưng không phải ai cũng hiểu hết tất cả những hậu quả mà nó mang đến, có những tưởng chừng như không hề liên quan gì tới chúng ta nhưng hoá ra nó lại ảnh hưởng tới chúng ta rất nhiều mà chúng ta không hề hay biết.
Trước khi chiến tranh, xã hội bắt đầu mục nát
Nếu bạn đủ hiểu biết, bạn sẽ có thể biết được một cuộc chiến sắp nổ ra ở một đất nước nào đó. Xã hội bắt đầu thối rửa, bất công xảy ra thường xuyên. Tệ nạn, tội phạm diễn ra hàng loạt. Lối sống của con người bị thối rửa, người ta bắt đầu quan tâm đến những chuyện không nên quan tâm, làm những chuyện không nên làm. Giai cấp nắm quyền thì đấu đá lẫn nhau, quyền lực bị tập trung vào một người hoặc một nhóm người. Tham nhũng hoành hành. Những vụ án tham nhũng với quy mô lớn xảy ra nhiều hơn, thực chất đó chỉ là kết quả của những cuộc đấu đá lẫn nhau của những phe cánh chính trị. Nhưng đáng tiếc nhất vẫn là đạo đức con người đã bị xuống cấp trầm trọng. Đạo đức ở đây không chỉ là kính trọng, thiện ác, mà nó là cả cái cách sống của con người. Người ta không còn sống đúng mục đích nữa.
Kinh tế sụp đổ
Nền kinh tế bắt đầu lũng đoạn và có dấu hiệu của sụp đổ. Lạm phát tăng chóng mặt. Chênh lệch giàu nghèo ngày càng gia tăng. Bóc lột trong lao động ngày càng nhiều mà không được giải quyết. Nền kinh tế bắt đầu lệ thuộc vào nước ngoài ngày càng nhiều đến nỗi khó có thể duy trì được đất nước. Trước dấu hiệu đó, hoặc là họ phải chiến tranh để lấy chiến tranh phục vụ cho đất nước, hoặc là sẽ bị nước khác thôn tín bằng vũ lực hoặc kinh tế. Nói một chút về chuyện xâm chiếm về kinh tế, nói một cách dễ hiểu, cả chính phủ cũng bị lệ thuộc vào nước ngoài, từ đó nước ngoài đòi hỏi thêm nhiều yêu sách. Các công ty của quốc gia xâm lược bắt đầu đổ bộ vào đất nước, thuê mướn nhân công với giá rẻ mạt, bóc lột người lao động mà giai cấp nắm quyền không làm gì được họ vì họ bị lệ thuộc vào nước ngoài quá nhiều. Nguy hiểm hơn, họ còn đưa người của họ vào ở, xâm lược, thôn tín một cách thầm lặng mà không dùng đến một viên đạn, một người lính. Nhà nước thiếu nợ, bị lệ thuộc kinh tế vào nước ngoài đến nỗi phải bán đi những địa điểm quan trọng cho nước ngoài xây dựng trên đó. Chênh lệch giàu nghèo cũng dẫn đến nguy cơ chiến tranh có thể xảy ra như những thế kỷ 18, 19.
Người dân mất gần hết các quyền công dân, trong đó quan trọng nhất là quyền tự do
Cái này chắc ai cũng biết. Hầu như nói gì, làm gì cũng bị đi tù. Người dân bị bọn tham nhũng tìm mọi cách để vơ vét. Bị bịt miệng, bịt mắt, bịt mũi. Một dấu hiệu dẫn đến một cuộc chiến sắp sửa xảy ra.
Trước một đất nước đang dần sụp đổ đó, hoặc là đất nước đó phải đi xâm lược người khác để lấy chiến tranh nuôi đất nước (như Nhật Bản ngày xưa), hoặc là sẽ bị nước khác xâm lược, hoặc là một cuộc đảo chính sẽ xảy ra.
Khi chiến tranh xảy ra, kinh tế lại càng sụp đổ trầm trọng hơn nữa, sụp đổ hoàn toàn
Chiến tranh xảy ra, mọi ngành kinh tế đều bị trì trệ rồi sụp đổ. Nền kinh tế bắt đầu chỉ phục vụ cho chiến tranh. Chỉ còn lại công nghiệp nặng, tất cả mọi thứ đều sản xuất ra chỉ để phục vụ cho chiến tranh. Mọi thứ chỉ quanh quẩn ở chuyện sản xuất súng đạn, thuốc men, vải, thực phẩm phục vụ cho chiến tranh. Tiền bắt đầu mất giá nhanh đến chóng mặt, mất giá đến nỗi tiền chỉ còn là giấy, vàng chỉ còn là kim loại. Có tiền, có vàng cũng chẳng mua được gì vì lúc này thực phẩm và thuốc men mới là thứ quan trọng và khan hiếm đến nối không có để sử dụng. Ruộng nương đều phải trồng những loại cây phục vụ cho chiến tranh như cao su, bông, đai. Người nông dân phải đi phục vụ cho hậu cần, làm việc không công. Tất cả mọi người, từ trẻ em cho đến người già, ai có thể làm việc được đều phải làm việc phục vụ cho chiến tranh.
Chết chóc
Cái này thì ai cũng biết, nhưng tôi sẽ nói thứ khác, thứ mà không phải ai cũng biết. Cái việc những người lính bị chết, vợ mất chồng, cha mẹ mất con, con mất cha thì quá bình thường rồi. Ở đây tôi sẽ nói tới dân thường bị chết.
Đừng nghĩ chiến tranh là họ chỉ đánh nhau mà để cho dân được yên ổn. Không hề, bất kỳ cuộc chiến nào, một khi phe tấn công tràn đến đâu thì họ sẽ cướp bóc, giết chóc đến đấy không chừa một ai. Đừng nghĩ người dân sẽ được yên ổn. Họ đánh để họ chiếm đất, họ chiếm tài nguyên chứ không phải để gánh một đống người dân, không có ăn lại còn phải lo cho dân nữa, không hề. Nhưng những chuyện như vậy đều bị giấu kín nên hầu như không ai biết cả.
Cướp bóc trong chiến tranh
Binh lính không mang theo nhiều thức ăn, lương thực mà họ mang theo chỉ đủ cho cuộc hành quân. Tất cả những đại đội đều phải tự nuôi mình bằng cách chiếm lấy những gì có được ở những nơi họ đi qua, đó là một chi tiết nhỏ của việc lấy chiến tranh nuôi chiến tranh. Khi họ đến một nơi nào đó, họ sẽ cướp bóc hết tất cả những thứ ở đó để có thể đi tiếp, có thể chiến đấu tiếp. Những gì còn lại chỉ là một đống hoang tàn. Ngay cả phe nhà, cướp bóc cũng xảy ra, đó là cái mà họ gọi là trưng thu lương thực để nuôi lính, thực chất vẫn là cướp bóp.
Hãm hiếp
Trong môi trường quân đội, hầu như toàn bộ đều là nam giới, nhu cầu tình dục vô cùng cao. Một khi chiếm được một nơi nào đó, việc hãm hiếp chắc chắn sẽ xảy ra. Thử nghĩ xem, hàng mấy năm trời mà không làm gì, và những gì tích tụ trong đó được giải phóng ra sẽ như thế nào? Có rất nhiều cuộc hãm hiếp dã man đến nỗi nạn nhân tử vong ngay tại chỗ. Hàng chục người hãm hiếp một cô gái, hết người này đến người kia. Chỉ huy ra lệnh cho binh lính được phép tự do cướp bóc, hãm hiếp, đó là cách tốt nhất để lấy lại tinh thần cho binh sĩ. Ở các trại lính, họ thuê gái điếm phục vụ tinh thần cho quân nhân.
Tù nhân chiến tranh
Đừng nghĩ tù nhân chiến tranh chỉ là những binh lính của phe bại trận, suy nghĩ đó hoàn toàn sai lầm. Tất cả phe bại trận, dù là lính hay thường dân đều bị bắt làm tù binh, phải lao động để phục vụ cho họ như một nô lệ. Không thuốc men, thiếu thốn lương thực trầm trọng. Họ bị đưa đến những trại tù tập trung ở xa đến nỗi họ không cần phải canh gác, bất kỳ kẻ nào muốn bỏ chạy cũng không thể sống cho đến khi đến được nơi có người sống. Ở đó họ bắt phải làm việc cho đến chết, chiến tranh xảy ra bao lâu thì họ phải ở đó làm việc bấy lâu, có khi phải làm việc cả đời mà chiến tranh vẫn chưa kết thúc. Khi phe nắm giữ tù binh bị thua, họ sẽ giết chết tù binh để họ không trở thành binh lính của đối thủ. Những trại tù như vậy không khác nào địa ngục trần gian, một khi vào đó thì chỉ có chết ở đó, không thể nào thoát khỏi được.
Người vô gia cư
Một khi chiến tranh đi đến đâu, đất đai đều bị chiếm đóng, người dân bị mất đất của mình, họ không còn gì để chứng minh phần đất của họ. Vậy là họ không có nhà, không có tài sản. Chưa kể những người dân tị nạn do chiến tranh, quê nhà bị tàn phá, đất đai, nhà cửa đều không còn và họ cũng không còn cách nào để lấy lại. Họ phải lang thang từ nơi này qua nơi khác, không có giấy tờ để chứng minh mình là công dân của một nơi nào đó. Họ phải trốn chui chốn nhủi để khỏi phải bị bắt làm tù nhân chiến tranh, nhưng họ cũng phải làm việc để có thể tồn tại. Cứ thế, họ phải đi hết nơi này đến nơi khác. Ở những nơi chiến tranh chưa xảy ra, họ đều không chấp nhận người vô gia cư, những người này có thể cướp bóc, giết người mà sẽ không ai biết họ là ai, do đó họ không bao giờ cho phép người vô gia cư có mặt ở thành phố, thị trấn của họ. Một khi gặp bất kỳ người vô gia cư nào, họ sẽ bắt, nếu may mắn sẽ bị trụt xuất về đất nước của họ, còn không sẽ phải trở thành tù binh phục vụ cho chiến tranh. Những con người này cứ sống trốn chui chốn nhủi như thế cho đến khi chiến tranh kết thúc, có khi là cả đời. Một cuộc sống vô cùng thiếu thốn như thế khiến họ có thể chết ngoài đường bất kỳ lúc nào.
Đầu cơ
Khi chiến tranh nổ ra, lúc này chỉ còn lương thực, thuốc và vũ khí là quan trọng. Những kẻ đầu cơ sẽ lợi dụng cơ hội này để tích trữ hàng hoá. Chúng vơ vét hàng hoá rồi tích trữ, làm hàng hoá trên thị trường khan hiếm đến cực độ, rồi chúng bán ra với giá cao ngất ngưởng. Chúng cũng mua những mặt hàng ấy ở những nơi không có chiến tranh rồi đem về bán cho cả hai phe với giá cao ngất ngưởng. Vàng chúng thu được sẽ được gửi ở những nơi rất an toàn, những nơi ấy chiến tranh chắc chắn sẽ không xảy ra. Những nước bán sản phẩm phục vụ cho chiến tranh cũng trở nên giàu có nhờ điều đó.
Sau chiến tranh, tham nhũng lại xảy ra gấp nhiều lần
Khi chiến tranh kết thúc, một thời kỳ đen tối lại đến. Phe thắng trận bắt đầu tái thiết đất nước. Họ đưa người của họ vào quản lý toàn bộ mọi thứ. Những người đó sẽ lợi dụng cơ hội để vơ vét của cải, cướp bóc tài sản. Những kẻ lãnh đạo sẽ chiếm lấy đất đai, nhà cửa, tài sản của người dân. Lúc này hầu như mọi giấy tờ đều không còn, nếu còn cũng không còn giá trị nữa. Những tên tham nhũng trở nên giàu có nhờ chiếm lấy tài sản của phe bại trận, kể cả của phe nhà.
Tự do lại không hề có
Phe thắng trận sẽ tiêu diệt triệt để phe bại trận bằng mọi cách. Bất kỳ hình thức nào dính dáng một chút đến phe bên kia đều sẽ bị bắt bớ, giết chóc mà không cần phải có công lý hay một thứ gì tương tự như vậy. Người dân lại bị bóc lột mà không hề được lên tiếng, những kẻ tham nhũng, lạm quyền cũng lợi dụng điều đó mà trục lợi cho mình. Người dân sẽ bị mất hết tất cả mọi quyền, bị áp bức, bóc lột mà không thể làm được gì.
Tóm lại, mọi cuộc chiến tranh đều là vô nghĩa, chúng không nên xảy ra, chỉ khi nào không còn cách nào nữa mới dùng chiến tranh để giải quyết. Khi chiến tranh kết thúc rồi, chưa chắc chế độ mới được xác lập đã tốt hơn chế độ trước, thậm chí còn thảm bại hơn rất nhiều lần. Người ta đưa ra chiến tranh với lý do vô cùng hợp lý, nhưng tất cả chỉ là một hình thức che mắt để che giấu lý do thực sự đằng sau của họ. Thực chất, mọi cuộc chiến đều chỉ phục vụ cho lợi ích cá nhân của những người tạo ra cuộc chiến đó mà thôi, cho dù nó được rêu rao với mục đích tốt đẹp cỡ nào thì cũng chỉ là những sự lừa dối. Người thân của chúng ta phải bỏ mạng cho lợi ích cá nhân của họ. Chiến tranh xảy ra làm gì khi chỉ có chết chóc, cướp bóc, mất mát.
Hãy suy nghĩ khác đi nữa về chiến tranh, đừng tin vào những gì mà người ta hô hào rồi mù quáng ủng hộ nó rồi đến khi trở thành nạn nhân của nó thì hối hận không còn kịp. Hãy nhớ rõ: Mọi cuộc chiến đều vô nghĩa.
1
1
Bộ Tộc Mixi
10/10/2019 20:51:56
Chiến tranh phi nghĩa là một tội ác. Những cuộc chiến tranh gây ra bao cảnh li tán, chia lìa; là nguyên nhân của sự đợi chờ, mòn mỏi, những khổ đau tan nát, thậm chí là hiểu lầm tai hại. Chẳng ai có thể quên hình ảnh những người mẹ mắt lòa đi vì khóc nhớ thương con, cũng chẳng ai có thể quên nàng Vũ Nương bị chồng hiểu lầm rồi chết trong oan ức. Không dừng lại ở đó, tội ác lớn nhất mà chiến tranh phi nghĩa gây ra là sự chết chóc dã man, sự phá hoại tàn khốc. Sau mỗi trận chiến, những xác người la liệt, những dòng máu loang lổ, những đôi mắt trợn trừng... là lời tố cáo đanh thép nhất đối với sự man rợ của lửa đạn chiến trường. Và kia nữa, hãy nhìn thân thể của những bé thơ vô tội, những cụ già đau yếu để rùng mình vì sự nhẫn tâm của bom rơi đạn nổ. Những con đường mang đầy thương tích, những ngôi nhà đổ nát, những trường học tan hoang... Sau chiến tranh, bóng dáng của khổ đau và bất hạnh vẫn chưa buông tha con người. Đó là những nỗi đau của đất và người hai thành phố Na-ga-sa-ki và Hi-rô-si-ma, là những nạn nhân chất độc da cam đi-ô-xin Việt Nam đang hứng chịu... Với tất cả những điều đó, loài người tiến bộ cần lên án và chống lại chiến tranh phi nghĩa
1
0
Death Angel
10/10/2019 20:52:05
Các bạn biết đấy, chiến tranh ở đất nước Việt Nam đã đi xa nhưng hậu quả nó để lại thì vô cùng lớn và cũng nhiều nước trên thế giới chiến tranh vẫn còn. Chiến tranh- đó là biểu hiện cao nhất của mâu thuẫn không thể hòa giải, là sự tham gia bằng vũ lực hai bên trở lên. Lịch sử thế giới đã in đậm hình ảnh của biết bao cuộc chiến tranh, cuộc chiến tranh nào cũng tàn khốc và không gì có thể bù đắp nổi. Có ai mà không biết được 2 cuộc chiến tranh lớn nhất thế giới mà người ta gọi nó là Chiến tranh thế giới thứ nhất và Chiến tranh thế giới thứ hai, những cuộc chiến tranh được coi là tàn khốc nhất trong lịch sử với sự tham gia của các nước lớn trên thế giới như: Mĩ , Anh, Pháp, Liên Xô… Rồi có ai quên được những đau thương mất mát của hai thành phố Hiroshima và Nagasaki của Nhật Bản khi Mĩ thả hai quả bom nguyên tử xuống trong thế chiến thứ hai. Cả hai thành phố chỉ còn là một đống đổ nát với mùi thuốc nổ, máu nước mắt khắp mọi nơi. Cuộc chiến tranh Trung – Nhật đã cướp đi bao mạng người tham gia vào cuộc chiến đó. Nói về chiến tranh thật thiếu sót nếu như ta không nhắc tới Việt Nam- một dân tộc anh hùng đã hi sinh rất nhiều ( thứ) trong các cuộc chiến tranh lịch sử. Trong suốt một nghìn năm Bắc thuộc dân tộc ta đã phải gồng mình lên để chống lại quân Nam Hán, Nguyên Mông, quân Thanh… Rồi sau đó là cuộc xâm lược của thực dân Pháp, đế quốc Mĩ hùng mạnh, hiếu chiến. Bao nhiêu cuộc chiến tranh là bấy nhiêu thời điểm đất nước lầm than, nhân dân loạn lạc, li tán, chết chóc. Để kể về hậu quả mà chiến tranh gây ra thì có lẽ không có một từ nào có thể diễn tả được hết.
0
0
bui phu
09/12/2021 21:13:23
Chiến tranh phi nghĩa là một tội ác. Những cuộc chiến tranh gây ra bao cảnh li tán, chia lìa; là nguyên nhân của sự đợi chờ, mòn mỏi, những khổ đau tan nát, thậm chí là hiểu lầm tai hại. Chẳng ai có thể quên hình ảnh những người mẹ mắt lòa đi vì khóc nhớ thương con, cũng chẳng ai có thể quên nàng Vũ Nương bị chồng hiểu lầm rồi chết trong oan ức. Không dừng lại ở đó, tội ác lớn nhất mà chiến tranh phi nghĩa gây ra là sự chết chóc dã man, sự phá hoại tàn khốc. Sau mỗi trận chiến, những xác người la liệt, những dòng máu loang lổ, những đôi mắt trợn trừng... là lời tố cáo đanh thép nhất đối với sự man rợ của lửa đạn chiến trường. Và kia nữa, hãy nhìn thân thể của những bé thơ vô tội, những cụ già đau yếu để rùng mình vì sự nhẫn tâm của bom rơi đạn nổ. Những con đường mang đầy thương tích, những ngôi nhà đổ nát, những trường học tan hoang... Sau chiến tranh, bóng dáng của khổ đau và bất hạnh vẫn chưa buông tha con người. Đó là những nỗi đau của đất và người hai thành phố Na-ga-sa-ki và Hi-rô-si-ma, là những nạn nhân chất độc da cam đi-ô-xin Việt Nam đang hứng chịu... Với tất cả những điều đó, loài người tiến bộ cần lên án và chống lại chiến tranh phi nghĩa.

Bạn hỏi - Lazi trả lời

Bạn muốn biết điều gì?

GỬI CÂU HỎI
Học tập không giới hạn cùng học sinh cả nước và AI, sôi động, tích cực, trải nghiệm
Bài tập liên quan
Bài tập Lịch sử Lớp 11 mới nhất

Hôm nay bạn thế nào? Hãy nhấp vào một lựa chọn, nếu may mắn bạn sẽ được tặng 50.000 xu từ Lazi

Vui Buồn Bình thường

Học ngoại ngữ với Flashcard

×
Gia sư Lazi Gia sư
×
Trợ lý ảo Trợ lý ảo