Truyện vừa mang đặc điểm, nội dung, ý nghĩa của một truyện cổ tích, vừa chứa đựng tư tưởng kín đáo mà tác giả gửi gắm trong truyện. Đó là tư tưởng chống đôi chế độ Nga hoàng độc ác, chuyên quyền, thức tỉnh tinh thần đấu tranh của nhân dân Nga. Không ít nhà nghiên cứu chỉ ra rằng: Trong truyện này, nhân vật mụ vợ tượng trưng cho chế độ Nga hoàng tàn ác, độc đoán; ông lảo tượng cho nhân dân - người có sức mạnh, khả năng (biểu tượng là cá vàng) nhưng nếu nhu nhược thì bị áp bức cực khổ suốt đời. Tư tưởng này của truyện cùng một loại với bài thơ Cây An-tra của Pu-skin. - Truvện ca ngợi lòng biết ơn đối với những người nhân hậu, đồng thời phê phán lòng tham, sự bội bạc của người đời. Mụ vợ ông lão là một kẻ tham lam. Mụ có lòng tham vô đáy. Phản ứng tăng lên của biển cả tỉ lệ thuận với lòng tham của mụ vợ (mụ đòi cái máng mới -> biển gợn sóng êm ả, đòi cái nhà rộng -> biển xanh nổi sóng, đòi nhất phẩm phu nhân -> biển nổi sóng dữ dội, đòi làm nữ hoàng -> biển nối sóng mù mịt, đòi làm Long Vương —> biển nồi sóng ầm ầm).