Các nhà văn, nhà thơ thời xưa khi sáng tác văn chương thường quan niệm “ Văn dĩ tải đạo, thi dĩ ngôn chí” , bởi vậy mà hình tượng nhân vật mang hình ảnh tri thức, chính trực luôn được yêu mến trong tất cả tác phẩm lúc bấy giờ. Nguyễn Dữ là một trong những nhà văn, nhà thơ như vậy, ông đã sử dụng nhân vật Ngô Tử Văn trong tác phẩm “ Chuyện chức phán sự đền Tản Viên”, một trong những chuyện tiêu biểu của Truyền kỳ mạn lục của ông để phê phán hiện thực xã hội xưa và đề cao phẩm chất kẻ sĩ, đồng thời phản ánh khá rõ tinh thần dân tộc của ông. Trong tác phẩm” Chuyện chiếc phán sự đền Tản Viên” chỉ chọn 1 thời điểm có ý nghĩa nổi bật để bộc lộ đầy đủ tính cách nhân vật, chuyện giống như một màn kịch ngắn, mở màn là sự xuất hiện của Ngô Tử Văn với hành động châm lửa đốt đền thiêng và hành động đó chính là ngòi nổ cho một cuộc chiến đấu giữa chàng và hồn ma tên tướng giặc bại trận.
Khi mở đầu câu chuyện, tác giả đã giới thiệu nhân vật Ngô Tử Văn là một nhân vật có tính cách nóng nảy, thấy sự gian tà thì không chịu được, rất khẳng khái bởi vậy mà câu chuyện từ đó mà bắt đầu.
Như trong chuyện kể là vào cuối đời Hồ có một tên tướng giặc Bách Hộ họ Thôi, tên này chết gần đền Thổ Thần nên đã cướp đề của ông để trú ngụ, ở đây hắn không chịu phù hộ người dân còn tác oai tác quái làm hại người dân, thấy được sự ngông cuồng của tên hồn ma đó, Ngô Tử Văn đã rất tức giận, từ đó, cuộc chiến bắt đầu có sự gay go khốc liệt và lúc ấy tính cách Tử Văn được bộc lộ. Chàng đã thực hiện hành động “ đốt đền” chính hành động này của Tử Văn đã giúp nhân dân thoát khỏi sự tác oai tác quái của tên hồn ma đó. Đây là một hành động mà không phải ai cũng giám làm, bởi đền miếu luôn là những nơi linh thiêng, là nơi của sự tín ngưỡng, nếu ai chưa hiểu câu chuyện nhìn vào người ta sẽ đánh giá đây là một hành động thiếu suy nghĩ, bồng bột của một kẻ sĩ trong cơn nóng giận, tuy nhiên tác giả đã tạo cho người đọc biết được, chàng là một người có tri thức nên hiểu được sự linh thiêng của trời đất, do đó Ngô Tử Văn đã "tắm gội sạch sẽ, khấn trời, rồi chăm lửa đốt đền", do đó đây không phải là một sự liều lĩnh mà đây là sự chứng tỏ bản lĩnh dám đương đầu với mọi thử thách để đòi lại ngôi đền cho Thổ Công. Khi đối đầu một kẻ thù đầy sức mạnh hiểm ác ban đầu Tử Văn "đơn thương độc mã", nhưng Tử Văn tin vào việc làm và sức mạnh chính nghĩa của mình, sự khẳng khái của chàng một lần nữa thể hiện qua hành động ngồi "vẫn cứ ngồi ngất ngưởng tự nhiên" ,chàng ung dung khi đối mặt với những nguy hiểm, trước lời đe dọa của tướng giặc đây không phải là hành động bất cẩn của kẻ liều mà là hành động tự tin của người nắm được chính nghĩa trong tay và điều này sẽ được thần linh phù hộ. Thổ Công đã giúp càng hiểu rõ được bộ mặt xảo trá của kẻ thù, hiểu được sau đó sẽ còn gặp nhiều khó khăn đang chờ chàng và đã mách cho chàng kế tiếp nên làm như thế nào để chàng có thể thuận lợi vượt qua chông gai này. Bên cách đó, khi nghe xong hết mọi chuyện từ Thổ Công, Ngô Tử Văn đã hỏi Thổ Công rằng: Hắn có thực là tay hung hãn có thể gieo vạ cho tôi không? , đây là một cách tìm hiểu địch, người xưa khi đánh trận thường có câu: “ Biết địch biết ta, trăm trận trăm thắng”.
Trong cuộc chiến đấu, Ngô Tử Văn dưới sự trợ giúp của Thổ Công và nghe Thổ Công kể lại chuyện thì thì chàng lại muốn kiện Diêm Vương, là một người chính trực nên Tử Văn hoàn toàn tin vào bản thân, tin vào chính nghĩa mà chàng có thêm sức mạnh khi đối mặt với vụ kiện đốt đền.Tại âm tỳ địa phủ, khi hồn ma tướng giặc họ Thôi kiện Tử Văn, chỉ nghe một bên nguyên can là tên hồn ma tướng giặc đó, Diêm Vương vị quan tòa xử kiện, người cầm cán cân công lý cũng đã có lúc tỏ ra hồ đồ mà không tin tưởng Tử Văn còn quát mắng chàng, không tin tưởng người chính trực bênh vực hồn ma. Tuy đối diện với những lời trách mắng của Diêm Vương , đứng trước pháp luật tử Văn càng tỏ rõ chàng là người có khí phách, chàng không chỉ "kêu to", khẳng định "Ngô Soạn này là kẻ ngay thẳng ở trần gian", chàng còn dũng cảm vạch mặt tên bạo tướng gian tàn với lời lẽ rất "cứng cỏi, không chịu nhún nhường chút nào" và chàng đã yêu cầu đích thân Diêm Vương đến đền để xác minh và cuối cùng chính trực đã chiến thắng cái tà.
Những hành động trượng nghĩa của chàng đã nói là hết tính cách của Ngô Tử Văn, chàng là một người bộc trực, khảng khái, vẫn một quyết tâm sắt đá, chàng luôn chiến đấu đến cùng vì lẽ phải, sự thông minh của chàng cứ từng bước giúp chàng đánh lui tất cả sự phản công, kháng cự của kẻ thù, cuối cùng là đánh gục hoàn toàn tên hồn ma tướng giặc gian manh xảo trá.
Sự chiến thắng của Tử Văn là sự thưởng công xứng đáng, khẳng định được chân lý cái thiện luôn chiến thắng cái tà và thể hiện được tinh thần dân tộc, kết thúc có hậu này chứng tỏ Nguyễn Dữ cũng đã tìm về nguồn cội "truyền thống nhân đạo và yêu nước" của dân tộc Việt Nam: "chính nghĩa thắng gian tà, tinh thần dân tộc thắng ngoại xâm" mà chính nghĩa đó được thể hiện qua hình ảnh nhân vật chính Ngô Tử Văn của chúng ta, một con người với một chính nghĩa toàn diện. Đọc xong tác phẩm đã để lại trong lòng người đọc một bài học quá sâu sắc trong cuộc sống, hãy luôn tin vào chính bản thân, tin vào sự chính trực của mình để có thể giúp cho xã hội có một cuộc sống tốt đẹp hơn.