Bài tập  /  Bài đang cần trả lời

Nguyên nhân chủ nghĩa xã hội sụp đổ ở Liên Xô? Bài học kinh nghiệm cho Việt Nam trên con đường xây dựng CNXH hiện nay? Hoàn cảnh, mục tiêu, nguyên tắc hoạt động của ASEAN?

Câu 1 Nguyên nhân chủ nghĩa xã hội sụp đổ ở Liên Xô. Bài học kinh nghiệm cho Việt Nam trên con đường xây dựng CNXH hiện nay.
Câu 2 Hoàn cảnh, mục tiêu, nguyên tắc hoạt đọng của Asean
Câu 3 Tại sao nói từ những năm 90 các nước Đông Nam Á bước vào trang sử mới.
Câu 4 Trình bày cuộc đấu tranh chống phân biệt chủng tộc ở Nam Phi.
Câu 5 Chứng minh rằng cách mạng CuBa xứng đáng là lá cờ đầu trong phong trào giải phóng dân tộc ở Mĩ La tinh
5 Xem trả lời
Hỏi chi tiết
209
0
0
Bông
25/10/2019 20:13:58
Câu 5
-Cuộc đấu tranh của nhân dân Cu ba chống lại chế độ độc tài Batixta(hình thức điển hình cho chủ nghĩa thực dân kiểu mới của Mĩ) nổ ra từ rất sớm,ngay từ năm 1953. -Hình thức đấu tranh:Hình thức khởi nghĩa vũ trang-đây là hình thức đấu tranh cao nhất của các cuộc cách mạng.
-Cuộc đấu tranh nhận được sự ủng hộ đông đảo của các tầng lớp nhân dân,vì vậy lực lượng cách mạng phát triển nhanh chóng bao gồm lực lượng chính trị và lực lượng vũ trang.
-Lãnh đạo cuộc đấu tranh là Phi đen Catxtoro-ông là một biểu tượng cho tinh thần đấu tranh kiên cường,bất khuất và sẵn sàng đối phó mọi âm mưu và hành động của Mĩ.
-Kết quả: ngày 1/1/1959 cách mạng Cuba thắng lợi,chế độ Batixta bị lật đổ,nước Cộng hòa Cuba ra đời,lựa chọn đưa đất nước phát triển theo đường lối XHCN.
Cách mạng Cuba thắng lợi đã có sức cổ vũ to lớn đối với phong trào giải phóng dân tộc ở Mĩ latinh. Vì vậy cách mạng Cuba được coi là lá cờ đầu trong phong trào đấu tranh giành độc lập ở Mĩ latinh sau CTTGII.

Mở khóa để xem toàn bộ nội dung trả lời

(?)
Bạn đã đạt đến giới hạn của mình. Bằng cách Đăng ký tài khoản, bạn có thể xem toàn bộ nội dung trả lời
Cải thiện điểm số của bạn bằng cách đăng ký tài khoản Lazi.
Xem toàn bộ các câu trả lời, chat trực tiếp 1:1 với đội ngũ Gia sư Lazi bằng cách Đăng nhập tài khoản ngay bây giờ
Tôi đã có tài khoản? Đăng nhập
0
0
Bông
25/10/2019 20:15:19
Câu 3. Từ đầu những năm 90 của thế kỉ XX, “Một chương mới mở ra trong lịch sử khu vực Đông Nam Á” do:
- Sau khi Chiến tranh lạnh kết thúc và vấn đề Campuchia được giải quyết bằng việc kí hiệp định Pari về Campuchia (10/1991). Tình hình chính trị khu vực được cải thiện rõ rệt.
- Xu hướng nổi bật đầu tiên là sự mở rộng thành viên của tổ chức ASEAN: 01/1984 Brunây, 7/1995 Việt Nam, 9/1997 Lào và Myanma, 4/1999 Campuchia.
+ ASEAN từ 6 nước đã phát triển thành 10 nước thành viên.
+ Lần đầu tiên trong lịch sử khu vực, 10 nước Đông Nam Á đều cùng đứng trong một tổ chức thống nhất.
+ ASEAN chuyển trọng tâm họat động sang hợp tác kinh tế, đồng thời xây dựng một khu vực Đông Nam Á hòa bình, ổn định để cùng nhau phát triển phồn vinh.
- Năm 1992, Đông Nam Á trở thành khu vực mậu dịch tự do (AFTA).
- Năm 1994, lập diễn đàn khu vực (ARF) gồm 23 quốc gia.
0
0
Bông
25/10/2019 20:16:14
Câu 2.
* Hoàn cảnh ra đời:
- Sau khi giành được độc lập và đứng trước yêu cầu phát triển kinh tế, xã hội của đất nước.
- Nhiều nước Đông Nam Á chủ trương thành lập một tổ chức liên minh khu vực nhằm: Hợp tác phát triển kinh tế, hạn chế sự ảnh hưởng của các cường quốc bên ngoài đối với khu vực.
⟹ Ngày 8/8/1967, Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (viết tắt là ASEAN) được thành lập tại Băng Cốc (Thái Lan) gồm 5 nước thành viên: Inđônêxia, Malaixia, Philipin, Xingapo, Thái Lan.
* Mục tiêu họat động:
Phát triển kinh tế và văn hóa thông qua những nỗ lực hợp tác chung giữa các nước thành viên, trên tinh thần duy trì hoà bình và ổn định khu vực.
0
0
❤ ...
25/10/2019 20:19:21
Hoàn cảnh ra đời:
- Sau khi giành được độc lập và đứng trước yêu cầu phát triển kinh tế, xã hội của đất nước.
- Nhiều nước Đông Nam Á chủ trương thành lập một tổ chức liên minh khu vực nhằm: Hợp tác phát triển kinh tế, hạn chế sự ảnh hưởng của các cường quốc bên ngoài đối với khu vực.
⟹ Ngày 8/8/1967, ASEAN ra đời tại Băng Cốc gồm 5 nước thành viên: Inđônêxia, Malaixia, Philipin, Xingapo, Thái Lan.
Mục tiêu họat động:
Phát triển kinh tế và văn hóa thông qua những nỗ lực hợp tác chung giữa các nước thành viên, trên tinh thần duy trì hoà bình và ổn định khu vực.
Nguyên tắc hoạt động
Tôn trọng độc lập, chủ quyền, toàn vẹn lãnh thổ, bình đẳng, bản sắc dân tộc
Không xâm lược hoặc đe dọa sử dụng vũ lực
Giải quyết hòa bình các tranh chấp; không can thiệp vào công việc nội bộ của nhau
Tăng cường tham vấn về những vấn đề có ảnh hưởng nghiêm trọng đến lợi ích chung của ASEAN
Không tham gia vào bất kỳ hoạt động nào nhằm sử dụng lãnh thổ của một nước thành viên đe dọa đến chủ quyền, toàn vẹn lãnh thổ và ổn định kinh tế của các nước thành viên khác…
 
0
0
❤ ...
25/10/2019 20:21:11
Đầu những năm 90 thế kỉ XX, “Một chương mới mở ra trong lịch sử khu vực Đông Nam Á” do:
Sau khi Chiến tranh lạnh kết thúc và vấn đề Campuchia được giải quyết bằng việc kí hiệp định Pari về Campuchia (10/1991). Tình hình chính trị khu vực được cải thiện rõ rệt.
Xu hướng nổi bật đầu tiên là sự mở rộng thành viên của tổ chức ASEAN
ASEAN từ 6 nước đã phát triển thành 10 nước thành viên.
Lần đầu tiên trong lịch sử khu vực, 10 nước Đông Nam Á đều cùng đứng trong một tổ chức thống nhất.
ASEAN chuyển trọng tâm họat động sang hợp tác kinh tế, đồng thời xây dựng một khu vực Đông Nam Á hòa bình, ổn định để cùng nhau phát triển phồn vinh.
Năm 1992, Đông Nam Á trở thành khu vực mậu dịch tự do (AFTA).
Năm 1994, lập diễn đàn khu vực (ARF) gồm 23 quốc gia.

Bạn hỏi - Lazi trả lời

Bạn muốn biết điều gì?

GỬI CÂU HỎI
Học tập không giới hạn cùng học sinh cả nước và AI, sôi động, tích cực, trải nghiệm

Hôm nay bạn thế nào? Hãy nhấp vào một lựa chọn, nếu may mắn bạn sẽ được tặng 50.000 xu từ Lazi

Vui Buồn Bình thường
×
Trợ lý ảo Trợ lý ảo
×
Đấu trường tri thức | Lazi Quiz Challenge +500k
Gửi câu hỏi
×