Bài tập  /  Bài đang cần trả lời

Viết 4 bài thơ từ 8 đến 10 câu nêu cảm nghĩ của em về các chủ đề sau: Lòng yêu nước, thân phận người phụ nữ trong xã hội xưa và nay, tình yêu thiên nhiên, tình bạn đẹp

Viết 4 bài thơ từ 8 đến 10 câu nêu cảm nghĩ của em về các chủ đề sau
 lòng yêu nước, thân phận người phụ nữ trong xã hội xưa và nay, tình yêu thiên nhiên, tình bạn đẹp
2 trả lời
Hỏi chi tiết
294
1
0
the end of the ...
31/10/2019 21:00:14
Hình ảnh người phụ nữ và thân phận long đong như thân cò mò mẫn xuất hiện rất nhiều trong thơ văn, đặc biệt trong ca dao dân ca Việt Nam thì hình ảnh này lại được tác giả dân gian lựa chọn đặc tả rất hay và những câu ca ấy luôn đi cùng năm tháng.
Đặc biệt người phụ nữ trong xã hội phong kiến xưa là những người phải chịu nhiều thiệt thòi, áp bức bóc lột của giai cấp cường quyền, thậm chí cuộc đời họ vướng vào nhiều chông gai, sóng gió. Người phụ nữ mang vẻ đẹp thanh thoát, nhẹ nhàng với tâm hồn và tình yêu trong sáng nhưng họ luôn bị các thế lực tàn bạo vùi dập một cách không thương tiếc. Sự bất công dưới chế độ không kiến càng được hiện hữu rõ khi theo tư tưởng "trọng nam khinh nữ", họ chỉ coi phụ nữ như tầng lớp cuối của xã hội không có chỗ để họ vực dậy đấu tranh.
Người phụ nữ xưa không được làm chủ chính cuộc sống của mình, phải thuận theo những khuôn phép chật hẹp trói buộc cuộc đời họ trong những khung sắt giam giữ tâm hồn họ không có gì gọi là cho riêng mình. Đặc biệt khi xã hội phong kiến rất coi trọng "tam tòng, tứ đức" thì đã biến cuộc đời mỗi phụ nữ khi được sinh ra là phải luôn sống hy sinh cho người khác, sống vì người khác không phải cho mình. Chúng ta có thể thấy được trong thơ Hồ Xuân Hương hình ảnh người phụ nữ là chủ để chính cốt lõi luôn được bà nhắc đến và để dành một khoảng trống viết về từng cuộc đời thân phận của họ.
Lời thơ giống như lời bộc bạch cho chính thân phận tác giả và lời kêu vang muốn bảo vệ cho phụ nữ nói chung:
"Thân em vừa trắng lại vừa tròn
Bảy nổi ba chìm với nước non
Rắn nát mặc dầu tay kẻ nặn
Mà em vẫn giữ tấm lòng son..."
Người phụ nữ xưa có nhan sắc, phẩm hạnh nhưng quả thực đúng như câu nói cho các bậc thi nhân nói về số phận của người phụ nữ "tài hoa bạc mệnh" dù họ đẹp nhưng vẫn phải chịu một cuộc đời trôi nổi đầy sóng gió. Như những chiếc bánh trôi "bảy nổi ba chìm với nước non", tác giả Hồ Xuân Hương rất tinh tế khi mượn hai từ "nổi", "chìm" để nói lên được rõ nhất số phận những người con gái tài hoa cứ chìm, nổi không biết dạt về chốn nào.
"Thân em như tấm lụa đào,
phất phơ giữa chợ biết vào tay ai"
Đây cũng là một câu ca dao đã nói lên được hết số phận trôi nổi, "phất phơ" giữa cuộc đời không chốn nương tựa. Người phụ nữ giống như "tấm lụa đào" tuy đẹp tuy thướt tha nhưng dường như không có giá trị cứ mặc ngang giữa đường đời không ai hay.
Trong kho tàng ca dao tục ngữ Việt Nam còn rất nhiều những câu thơ hay về chủ đề quen thuộc này, những câu ca dao than thân, trách phận:
- "Thân em như hạt mưa sa
Hạt vào đài các, hạt ra ruộng cày"
- "Thân em như chổi đầu hè
Phòng khi mưa gió đi về chùi chân
Chùi rồi lại vứt ra sân
Gọi người hàng xóm có chân thì chùi"
Nỗi khổ của người phụ nữ không chỉ về vật chất "ngày ngày hai buổi trèo non", "ngày thì dãi nắng đêm thì dầm sương" mà nỗi khổ lớn nhất chính là những chịu đựng cay đắng về tinh thần, họ chỉ được ví với "hạy mưa sa", "chổi đầu hè"...Ta có thể cảm nhận được bao nỗi xót xa của người phụ nữ khi cất lên những lời ca ấy. Họ hiểu được thân phận mình cả đời họ chỉ lầm lũi giống thân cò thân vạc, cam chịu trong sự đau khổ, nhọc nhằn. Và dường như sự bất hạnh ấy của người phụ nữ trong xã hội xưa là một hằng số chung.
Đến khi đi lấy chồng, người phụ nữ còn chịu thêm trăm điều cay cực. Quan niệm "xuất giá tòng phu", "lấy chồng làm ma nhà chồng" đã khiến bao người phụ nữ xưa phải ngậm ngùi nuốt đăng cay, đặc biệt khi lấy chồng xa quế nỗi nhớ khôn nguôi khi đứng ngóng trông về quê mẹ:
- "Chiều chiều ra đứng bờ sông
Muốn về với mẹ mà không có đò"
- "Chiều chiều ra đứng ngõ sau
trông về quê mẹ ruột đau chín chiều"
- "Chiều chiều xách giỏ hái rau
Ngó lên mả mẹ ruột đau như dần"
Trong xã hội xưa thì khi về làm dâu phải thuận theo nhà chồng, phải chịu những cảnh cực khổ, những khuôn phép ràng buộc, giữ ý tứ khiến người phụ nữ bị bó buộc.
Đã phải chịu nhiều cay đắng tủi cực, họ đều nhẫn nhịn cam chịu, nhưng những người phụ nữ đã vùng lên đứng dậy phản kháng bởi áp lực quá lớn lên đôi vai gầy để đến khi họ không thể chịu được. Đặc biệt số phận người phụ nữ càng trở nên bi kịch khi chịu cảnh chồng chung. Xã hội phong kiến cho phép "trai quân tử năm thê bảy thiếp, gái chính chuyên chỉ có một chồng" đây là điều bất công mà bao đời nay vẫn còn tiếp diễn. Những người chịu nhiều thua thiệt họ cần được cảm thông, chia sẻ:
- "Lấy chồng làm lẽ khổ thay
Đi cấy đi cày chị chẳng kể công
Tối tối chị giữ mất chồng
Chị cho manh chiếu, nằm không chuồng bò
Mong chồng chồng chẳng xuống cho
Đến khi chồng xuống, gà o o gáy dồn
Chém cha con gà kia, sao mày vội gáy dồn
Để tao mất vía kinh hồn về nỗi chồng con"
- "Thân em làm lẽ chẳng nề
Có như chính thất, ngồi lê giữa đường"
Mặc dù phải chịu những đau thương như vậy nhưng tâm hồn họ vẫn trong sáng, người phụ nữ vẫn luôn có khao khát được hưởng một hạnh phúc trọn vẹn, vẫn ước mơ có tình yêu đẹp:
"Ước gì sông rộng một gang
Bắc cầu dải yếm cho chàng sang chơi"
Chỉ là những lời ca ngắn ngủi nhưng vô cùng cô đọng, đó là những lời than thân những lời thổ lộ hết nỗi lòng của người phụ nữ xưa. Nhưng dù trong hoàn cảnh nào thì vẻ đẹp của người phụ nữ cũng không bị vùi lấp. Hình ảnh đó vẫn luôn là chủ đề được các nhà văn, nhà thơ lựa chọn trong sáng tác của mình.

Mở khóa để xem toàn bộ nội dung trả lời

(?)
Bạn đã đạt đến giới hạn của mình. Bằng cách Đăng ký tài khoản, bạn có thể xem toàn bộ nội dung trả lời
Cải thiện điểm số của bạn bằng cách đăng ký tài khoản Lazi.
Xem toàn bộ các câu trả lời, chat trực tiếp 1:1 với đội ngũ Gia sư Lazi bằng cách Đăng nhập tài khoản ngay bây giờ
Tôi đã có tài khoản? Đăng nhập
1
0
光藤本
31/10/2019 21:01:00
Có ai đó nói rằng: “Người phụ nữ là một nửa thế giới”. Và quả thật, họ đã đi vào những trang viết chảy suốt trong văn học từ trước đến nay, để rồi không phải làm nên một nửa, mà là trọn vẹn tấm hình trong sâu thẳm tâm hồn thế hệ người đọc.
Từ xưa đến nay, người phụ nữ luôn chiếm một vị trí trung tâm và là đối tượng chính trong văn học Việt Nam, thể hiện cảm quan hiện thực và khuynh hướng tư tưởng có màu sắc nhân văn. Và cũng với chủ đề đó, tôi – hôm nay đứng đây để bàn luận với các bạn về hình ảnh người phụ nữ qua các tác phẩm trong chương trình Ngữ Văn THCS.
Theo dòng chảy của lịch sử văn học Việt Nam, hình ảnh người phụ nữ vẫn xuyên suốt trong các tác phẩm. Trong thời chiến cũng như trong thời bình, người phụ nữ với những phẩm chất truyền thống tốt đẹp, những cung bậc cảm xúc phức tạp, những trăn trở cuộc đời. Họ đã đến và để lại cho nền văn học Việt Nam và trong lòng độc giả những ấn tượng thật sâu sắc, khó phai mờ. Sống trong cảnh ngộ chung của mọi người dân Việt Nam những năm tháng đất nước còn lầm than, vất vả nhưng đối với người phụ nữ, sự vất vả đó dường như càng nặng nề hơn. Từ đó, các nhà thơ, nhà văn luôn hướng về những phụ nữ có số phận bất hạnh, thiệt thòi, đau khổ. Họ thông cảm, khóc thương cho thân phận nhỏ bé. Với cái nhìn nhân đạo của mình, các nhà thơ, nhà văn đã làm nổi bật lên những phẩm chất cao quý sáng ngời của người phụ nữ Việt Nam. Và trong chương trình Ngữ Văn THCS, hình tượng người phụ nữ xuất hiện trong các tác phẩm với hai nội dung sau:
1, Hình ảnh người phụ nữ trong xã hội xưa.
2, Hình ảnh người phụ nữ trong xã hội ngày nay được biểu hiện qua cuộc sống hàng ngày, đặc biệt là trong công cuộc bảo vệ quê hương, đất nước.
Người phụ nữ thường xuất hiện trong văn học thường là những người xinh đẹp. Từ vẻ đẹp ngoại hình cho đến tính cách. Đều là đẹp nhưng mỗi người lại mang một vẻ đẹp khác nhau, mỗi thân phận có một đặc điểm ngoại hình riêng biệt. Vũ Nương trong “Chuyện người con gái Nam Xương” là người phụ nữ “thùy mị, nết na, lại thêm tư dung tốt đẹp”khiến Trương Sinh phải đem lòng thương mến mà bỏ ra trăm lạng vàng rước nàng về làm dâu. Tuy không được Nguyễn Dữ đặc tả rõ nét nhưng ta có thể hình dung vẻ đẹp của nàng là vẻ đẹp thuần khiết, bình dị, dân dã, đôn hậu của người thôn nữ chất phác.Còn vẻ đẹp của cô gái trong “Bánh trôi nước” lại vô cùng trong sáng, đầy đặn, hoàn mĩ đến từng chi tiết, “Thân em vừa trắng lại vừa tròn”- đó chính là chuẩn mực của cái đẹp theo quan niệm thẩm mĩ truyền thống của nhân dân ta về một vẻ đẹp viên mãn. Không chỉ có vẻ đẹp thiên phú, những người phụ nữ còn thể hiện mình là người đẹp lẫn cả trong tâm hồn, tấm lòng.Nàng Vũ Nương là người phụ nữ thuỷ chung, son sắt trong tình nghĩa vợ chồng: Trong cuộc sống vợ chồng, biết Trương Sinh vốn có tính đa nghi, nên nàng luôn “giữ gìn khuôn phép, không từng để lúc nào vợ chồng phải đến thất hòa”. Nàng luôn giữ cho tình cảm gia đình đầm ấm, yên vui. Nàng là một người vợ hiền thục, khôn khéo, nết na đúng mực. Bởi có hiếu nên Vũ Nương đã chăm sóc mẹ chồng một cách chu đáo trong những ngày Trương Sinh đi lính. Sự săn sóc tận tâm của nàng khiến cho mẹ chồng không khỏi xúc động. Có lòng tự trọng, Vũ Nương mới gieo mình xuống dòng nước sông Hoàng Giang để rửa sạch oan khuất, giữ trọn chữ trinh tiết cho đời mình.Còn trong bài thơ “Bánh trôi nước” lại tiếp tục khẳng định phẩm chất tốt đẹp của người phụ nữ vẫn giữ nguyên mặc dầu phải trải qua bao nhiêu khó khăn, gian khổ.
Trong xã hội ngày nay, nhất là trong cuộc sống hàng ngày, người phụ nữ hiện lên với sự dịu dàng, hiền lành, biết hy sinh, yêu thương chồng, con hết mực… Văn bản “Cổng trường mở ra” đã cho chúng ta thấy điều đó: người mẹ với sự dịu dàng, biết chăm lo cách chu đáo, cẩn thận cho con cái. Thao thức không ngủ vì lo lắng cho con nhưng vẫn luôn tin tưởng vào con mình. Luôn thể hiện tình yêu thương qua lời động viên, khích lệ con vững bước và tự tin khi đặt chân vào một thế giới mới. Cũng như thế, văn bản “Mẹ tôi” qua bức thư của người cha gửi En-ri-cô đã phác họa cho người đọc chân dung của một người mẹ với tình yêu thương con tha thiết, sâu sắc và cao cả. Người mẹ hiền hậu và bao dung, tuy rất bình dị nhưng ẩn sâu trong đó lại vô cùng lớn lao. Khi con ốm, mẹ luôn tận tụy, sốt sắng lo lắng suốt ngày đêm chăm sóc cho cậu bé. Đây cũng là hình ảnh quen thuộc của tất cả những bà mẹ khác: cao cả, hy sinh và yêu thương con vô bờ bến, “bỏ hết một năm hạnh phúc” để có thể “tránh cho con một giờ đau đớn” hay là “mẹ có thể đi ăn xin để nuôi con, có thể hi sinh tính mạng để cứu sống con”.
Còn trong chiến tranh, vẻ đẹp của người phụ nữ lại càng được tăng thêm khi họ sẵn sàng “giặc đến nhà, đàn bà cũng đánh”. Người phụ nữ Việt Nam vẫn luôn thương yêu và gửi gắm khát vọng cho con cháu gắn liền với tình yêu cách mạng, tình yêu đất nước. Với bài thơ “Bếp lửa”,người bà hiện lên với hình ảnh chắt chiu, cẩn thận tích góp từng hơi ấm lúc đất nước đang trong cảnh đói kém, loạn lạc. Bà vẫn âm thầm với khói bếp hun nhèm mắt cháu mà đem tấm lòng già cả của mình, nuôi dưỡng cháu hay cũng chính là mầm non tương lai của đất nước để mong phát triển dân tộc.Bà là hình ảnh điển hình của người phụ nữ Việt Nam, can đảm mạnh mẽ, đã hi sinh tình riêng đặt tình chung lên trên. Ngay cả khi “giặc đốt làng”, bà cũng “dặn cháu đinh ninh” rằng nếu có viết thư cho bố chớ kể này kể nọ. Vậy là bao nhiêu khó khăn, bao nhiêu nỗi đau và những cơ cực túng thiếu bà đã ghim lại trong lòng mình để làm hậu phương vững chắc nơi tiền tuyến. Tình cảm của bà dành cho cháu gắn liền với những hy sinh thầm lặng của bà cho cách mạng, cho đất nước, thể hiện tình yêu cháu cũng như tình yêu đất nước sâu sắc. Nhà thơ Nguyễn Khoa Điềm qua bài “Khúc hát ru những em bé lớn trên lưng mẹ” lại bộc lộ tình cảm của người mẹ Tà Ôi qua những công việc và ước mơ của người mẹ. Cho dù phải “giã gạo”, “tỉa bắp”, phải “chuyển lán”, “đạp rừng” hay phải “giành trận cuối”, người mẹ Tà Ôi vẫn luôn địu con trên lưng. Tình yêu con của người mẹ đã được gắn liền với tình yêu bộ đội, tình yêu làng xóm và tình yêu đất nước.Cái riêng hoà trong cái chung cứ ngân vang trong lời ru lắng sâu tình cảm “Mẹ thương Akay, mẹ thương bộ đội”. Niềm tin, tình yêu tổ quốc và khát vọng tự do, độc lập mẹ gửi gắm vào giấc mơ của Akay: “Con mơ cho mẹ được thấy Bác Hồ/ Mai sau con lớn làm người tự do”. Lời ru của mẹ nuôi con ngày một lớn khôn đó là những chiến công thầm lặng mẹ đã cống hiến cho dân tộc, góp phần biến giấc mơ của Akay thành hiện thực. Những việc làm thầm lặng hằng ngày của mẹ tuy giản dị song vô cùng có ý nghĩa, là biểu hiện tấm lòng của hậu phương dành cho tiền tuyến. Chính những điều đó đã nâng tầm vóc hình tượng người phụ nữ trở thành một biểu tượng cao đẹp.
Có ai đó nói rằng: “Người phụ nữ là một nửa thế giới”. Và quả thật, họ đã đi vào những trang viết chảy suốt trong văn học từ trước đến nay, để rồi không phải làm nên một nửa, mà là trọn vẹn tấm hình trong sâu thẳm tâm hồn thế hệ người đọc hôm nay và cả mai sau:
“Chị em tôi tỏa nắng vàng lịch sử
Nắng cho đời nên cũng nắng cho thơ”.

Bạn hỏi - Lazi trả lời

Bạn muốn biết điều gì?

GỬI CÂU HỎI
Học tập không giới hạn cùng học sinh cả nước và AI, sôi động, tích cực, trải nghiệm

Hôm nay bạn thế nào? Hãy nhấp vào một lựa chọn, nếu may mắn bạn sẽ được tặng 50.000 xu từ Lazi

Vui Buồn Bình thường

Học ngoại ngữ với Flashcard

×
Gia sư Lazi Gia sư
×
Trợ lý ảo Trợ lý ảo