LH Quảng cáo: lazijsc@gmail.com

Bài tập  /  Bài đang cần trả lời

Thình bày kinh tế, xã hội, chính trị của nước Pháp trước cách mạng

Thình bày kinh tế , xã hội , chính trị của nước Pháp trước cách mạng ?
4 trả lời
Hỏi chi tiết
202
0
0
Xu Xu
02/11/2019 21:34:14
a) Kinh tế
-Nông nghiệp : Lạc hậu, đói kém thường xuyên xảy ra
-Công, thương nghiệp:phát triển nhưng bị chế độ phong kiến kiềm hãm
b) Chính trị
-Tồn tại chế độ phong kiến
c) Xã hội:
-Gồm 3 đẳng cấp:tăng lữ, quý tộc, đẳng cấp thứ 3

Mở khóa để xem toàn bộ nội dung trả lời

(?)
Bạn đã đạt đến giới hạn của mình. Bằng cách Đăng ký tài khoản, bạn có thể xem toàn bộ nội dung trả lời
Cải thiện điểm số của bạn bằng cách đăng ký tài khoản Lazi.
Xem toàn bộ các câu trả lời, chat trực tiếp 1:1 với đội ngũ Gia sư Lazi bằng cách Đăng nhập tài khoản ngay bây giờ
Tôi đã có tài khoản? Đăng nhập
1
0
Anzu
02/11/2019 21:37:43
a) Tình hình kinh tế
- Pháp là nước nông nghiệp lạc hậu:
+ Công cụ và phương thức canh tác thô sơ, lạc hậu, năng suất thấp
+ Nông dân phải nộp địa tô và nghĩa vụ phong kiến nặng nề
- Công thương nghiệp rất phát triển:
+ Máy móc được sử dụng ngày càng nhiều
+ Công nhân sống tập trung đông
+ Buôn bán với nhiều nước
b) Tình hình chính trị, xã hội
- Xã hội phân chia thành 3 đẳng cấp: tăng lữ, quý tộc và đẳng cấp thứ 3:
+ Tăng lữ và quý tộc được hưởng mọi đặc quyền, đặc lợi
+ Đẳng cấp thứ 3 gồm: tư sản, nông dân, công nhâ, dân nghèo thành thị. Họ phải mọi thứ thuế, mọi nghĩa vụ nhưng không có quyền lợi về chính trị
- Mâu thuẫn xã hội gay gắt - nước Pháp lâm vào khủng hoảng
0
0
a. Kinh tế
- Cuối thế kỷ XVIII, Pháp vẫn là nước nông nghiệp
+ Công cụ, kĩ thuật canh tác lạc hậu, năng suất thấp.
+ Lãnh chúa, Giáo hội bóc lột nông dân nặng nề.
- Công thương nghiệp phát triển
+ Máy móc sử dụng ngày càng nhiều (dệt, khai mỏ, luyện kim)
+ Công nhân đông, sống tập trung
+ Buôn bán mở rộng với nhiều nước.
b. Chính trị: trước cách mạng, Pháp là 1 nước quân chủ chuyên chế, vua nắm mọi quyền.
c. Xã hội:
- Có 3 đẳng cấp:
+ Đẳng cấp quý tộc: có mọi quyền, không đóng thuế.
+ Đẳng cấp tăng lữ: có mọi quyền, không đóng thuế
+ Đẳng cấp 3 gồm tư sản, nông dân, bình dân thành thị, làm ra của cải, không có quyền về chính trị, phải đóng thuế, và làm nghĩa vụ phong kiến. Nông dân chiếm 90% dân số, tư sản đứng đầu đẳng cấp thư ba vì họ có học, có quyền lợi kinh tế, nhưng không có tiền.
- Mâu thuẫn xã hội gây gắt.
1
0
Nguyễn Thành Trương
03/11/2019 06:53:13
* Tình hình kinh tế:
- Cuối thế kỉ XVIII, Pháp vẫn là một nước nông nghiệp.
- Nông nghiệp: lạc hậu.
+ Công cụ và phương thức canh tác lạc hậu, kém phát triển, năng suất thấp.
+ Nạn mất mùa, đói kém thường xuyên diễn ra,...
- Công, thương nghiệp: phát triển.
+ Máy móc sử dụng ngày càng nhiều, đặc biệt trong công nghiệp dệt, khai mỏ, luyện kim,...
+ Việc giao lưu buôn bán với bên ngoài được mở rộng.
* Tình hình xã hội:
- Xã hội Pháp chia làm 3 đẳng cấp:
+ Hai đẳng cấp đầu: Tăng lữ, Quý tộc. Chiếm số ít trong cư dân, nhưng được hưởng mọi đặc quyền, đặc lợi.
+ Đẳng cấp thứ ba: gồm nông dân, tư sản, bình dân thành thị. Họ phải chịu mọi thứ thuế và nghĩa vụ, không có quyền lợi về chính trị và lệ thuộc vào những đẳng cấp có đặc quyền.
- Mẫu thuẫn xã hội Pháp trở nên gay gắt trong đó mâu thuẫn cơ bản trong xã hội Pháp lúc này là: đẳng cấp thứ ba (muốn xóa bỏ chế độ phong kiến) với hai đẳng cấp Tăng lữ và Quý tộc (muốn duy trì chế độ phong kiến).
- Nước Pháp lâm vào tình trạng khủng hoảng sâu sắc, báo hiệu một cuộc cách mạng đang đến gần.

Bạn hỏi - Lazi trả lời

Bạn muốn biết điều gì?

GỬI CÂU HỎI
Học tập không giới hạn cùng học sinh cả nước và AI, sôi động, tích cực, trải nghiệm
Bài tập Lịch sử Lớp 8 mới nhất

Hôm nay bạn thế nào? Hãy nhấp vào một lựa chọn, nếu may mắn bạn sẽ được tặng 50.000 xu từ Lazi

Vui Buồn Bình thường

Học ngoại ngữ với Flashcard

×
Trợ lý ảo Trợ lý ảo
×
Gia sư Lazi Gia sư