Bài tập  /  Bài đang cần trả lời

Có một nhận định cho rằng ca dao là cây đàn muôn điệu thể hiện đời sống tâm hồn của người bình dân từ những bài ca dao đã học em hãy làm sáng tỏ nhận nhận định trên

1 Xem trả lời
Hỏi chi tiết
2.364
0
1
Vũ Ngọc Lâm
03/11/2019 14:13:40
1. Giải thích
- Ca dao: Ca dao là những bài thơ dân gian do nhân dân lao động sáng tạo nên, phần
lớn bằng thơ lục bát, giàu vần điệu, hình ảnh, ngắn gọn xinh xắn, nhằm phản ánh
đời sống vật chất và biểu hiện tâm tư, tình cảm của họ trong dòng chảy thời gian và
lịch sử. Trước đây ca dao được truyền miệng, ngày nay ca dao đã được sưu tầm,
nghiên cứu trong nhiều công trình có giá trị.
- Cây đàn muôn điệu: hình ảnh nghệ thuật tượng trưng…
- Những hình thức nghệ thuật mang đầy sắc thái dân gian: thi pháp ca dao mang đậm
tính dân gian….
Nhân vật trữ tình
Nhân vật trữ tình trong ca dao có một số kiểu nhất định như sau:
- Cô gái và chàng trai trong quan hệ bè bạn, lứa đôi.
- Người vợ, người chồng, người mẹ, người con ... trong đời sống gia đình.
- Người con gái, con dâu, người vợ trong gia đình gia trưởng.
- Người lính và người vợ lính trong cảnh ngộ li biệt và xa cách.
- Người lao động nói chung (người làm ruộng, người làm thợ, người dân chài...)
trong lao động, sinh hoạt và quan hệ với xóm làng, quê hương, đất nước...
Thông qua những nhân vật trữ tình trong ca dao, xu hướng nhân dân muốn diễn tả
những nét bản chất gắn với con người trong thời đại ấy. Những nét bản chất này
thể hiện một cách tập trung ở cảm hứng trữ tình chủ đạo trong ca dao, dù là nam
hay nữ, dù là vợ hay chồng, người làm ruộng hay người làm nghề sông nước...
nhưng đều cảm nhận thân phận mình là thấy buồn, thấy khổ thì sẽ cất lên thành
bài ca than thở về những khổ đau và bất hạnh của kiếp người; nêu cảm nghĩ về
những người mình thương mến, những nơi thân thuộc mà thấy yêu thương thì ắt
sẽ cất lên thành bài ca ân tình ân nghĩa – tình gia đình, tình bạn bè, tình yêu đôi
lứa, tình yêu quê hương đất nước... Chính vì vậy, nói đến ca dao, dân ca người ta nhắc đến những câu hát than thân và những câu hát tình nghĩa của quần chúng
nhân dân, những người lao động và bị áp bức trong xã hội cũ.
Nhân vật trữ tình thường gắn với những đại từ nhân xưng trong ca dao như:
“anh”, “em”, “qua”, “bậu”, “ta”, “chàng”, “thiếp”, “tôi”...
2) Thể thơ
Các thể trong ca dao, còn được gọi là những thể thơ dân tộc, bao gồm thể thơ lục
bát và lục bát biến thể, song thất lục bát và song thất lục bát biến thể, thể thơ tổng
hợp (sử dụng kết hợp tất cả các thể thơ nói trên).
- Thể lục bát và lục bát biến thể
Thể lục bát có số âm tiết ở mỗi dòng không thay đổi, vị trí gieo vần cố định: âm
tiết cuối của câu sau hiệp với âm sáu của câu tám, âm tiết thứ tám của câu bát hiệp
với âm tiết thứ sáu của câu lục tiếp theo. Nhịp điệu phổ biến là 2/2/2, đôi khi thay
đổi thành 3/3/3 hoặc 4/4.
Nhịp điệu câu thơ lục bát uyển chuyển, linh hoạt vô cùng. Ngoài ra, với sự không
gò bó, không bị hạn chế về độ dài, ngắn của tác phẩm (số lượng cặp thơ tùy thuộc vào tác giả), thể lục bát rất có sở trường trong việc diễn đạt cảm xúc vốn rất phong
phú, thể hiện nội dung hết sức đa dạng của hiện thực.
Lục bát biến thể, theo Mai Ngọc Chừ: “lục bát biến thể ở đây được quan niệm là những câu ca dao có hình thức lục bát nhưng không khít khịt “trên sáu dưới tám”mà có sự co giãn nhất định về số lượng âm tiết (tiếng)”. Lục bát biến
thể có ba loại:
- Dòng lục thay đổi dòng bát giữ nguyên.
- Dòng lục giữ nguyên, dòng bát thay đổi.
- Cả hai dòng đều thay đổi.
Chức năng của hình thức lục bát biến thể trong việc thể hiện nội dung: chì chiết,
đay nghiến, bộc lộ khó khăn và lòng quyết tâm vượt qua trở ngại, chấm biếm, trào
phúng, tranh luận, đấu lí.
- Song thất lục bát và song thất lục bát biến thể
Song thất lục bát là thể có nguồn gốc từ dân ca nhưng không phổ biến bằng thể
lục bát. Thể này sau hai câu thất là hai câu lục bát (7+7+6+8 tiếng). Thể thơ này nói lên được sự đi về của cảm xúc như những đợt sóng lên cao xuống thấp rồi lại
dàn ra đón lấy một đợt sóng khác.
Trong tất cả các thể thơ thì thể thơ lục bát chiếm một số lượng rất lớn và trở thành
một thể thơ tiêu biểu nhất của ca dao.
3) Thời gian nghệ thuật và không gian nghệ thuật
Thời gian nghệ thuật trong ca dao, dân ca trữ tình là thời gian hiện tại, thời gian
diễn xướng.
Thời gian hiện tại của ca dao bộc lộ qua những từ như: hôm nay, hôm qua.
Trong ca dao còn có những cụm từ chỉ thời gian như: ngày đi, ngày về, hôm qua,
đêm qua thì cũng từ thời hiện tại mà nói. Likhatrốp gọi là thời gian diễn xướng.
Ngoài ra thời gian trong ca dao còn là thời gian tâm lý. Đã là thời gian tâm lý thì
nó có muôn vàn cách biểu hiện phụ thuộc vào những cảm nghĩ, tâm tư, cảm
xúc...của nhân vật trữ tình.
nhân vật, hoàn cảnh chủ quan. Đó là tâm trạng của nhân vật trữ tình trước sự thay
đổi của hoàn cảnh.
Nhìn chung, trong kho tàng văn học dân gian của người Việt, không gian vật lí là
những không gian bình dị của làng quê, có quy mô vừa phải. Bên cạnh không gian
vật lí, trong ca dao còn xuất hiện không gian xã hội. Ở đây có những mối quan hệ
xã hội hết sức đa dạng giữa con người với con người.
Ngôn ngữ ca dao mang đậm tính chất ngôn ngữ dân tộc. Nhờ biết dựa vào ngôn
ngữ dân tộc, khai thác sử dụng ngôn ngữ dân tộc mà ca dao dân gian Việt Nam rất
giàu bản sắc không những thế mà ca dao còn tác động ngược trở lại ngôn ngữ dân
tộc để củng cố và phát triển ngôn ngữ dân tộc. Văn học dân gian vốn có tính dân
tộc, tính tập thể, và tính truyền miệng nên vừa thống nhất, vừa đa dạng. Vì vậy mà
hai khuynh hướng dân tộc hóa và địa phương hóa luôn diễn ra song song và tác
động lẫn nhau. Ngôn ngữ ca dao cũng vậy, vừa đậm đà bản sắc dân tộc vừa mang
sắc thái địa phương. Chúng ta nhận thấy dấu ấn văn hóa vùng miền nhờ vào ngôn
ngữ địa phương. Ca dao Bắc Bộ thì nhẹ nhàng tình tứ.
5) Kết cấu
- Kết cấu một vế đơn giản
Là dạng kết cấu nội dung của lời là một ý lớn do các phán đoán tạo thành.
Dạng này thường xuất hiện trong hát đối đáp. Nội dung gồm hai ý lớn có thể
tương hợp.
Người con trai ướm hỏi cô gái và cô gái trả lời. Dạng kết cấu này chiếm hầu hết
trong kho tàng ca dao, dân ca là mảng đề tài về tình yêu đôi lứa và tình cảm gia
đình.
- Kết cấu nhiều vế nối tiếp
Kết cấu nhiều vế nối tiếp nhau là nội dung của lời gồm nhiều ý nối tiếp nhau.
Thuộc dạng này có hai loại. Một loại thì giữa các ý không có mối liên hệ mạch
lạc. Một loại giữa các vế không chỉ gắn bó về vần mà còn được liên hệ chặt chẽ về
nội dung.
6) Một số biểu tượng, hình ảnh trong ca dao
Thế giới biểu tượng trong ca dao khá phong phú và đa dạng, “Biểu tượng trong ca
dao là một loại biểu tượng nghệ thuật, xây dựng bằng ngôn từ với những quy ước
của cộng đồng”.Có thể phân loại các biểu tượng hết sức phong phú
đa dạng của hiện thực ấy như sau:
Thế giới các hiện tượng tự nhiên, thiên nhiên
- Các hiện tượng tự nhiên: trăng, sao, mây, gió…
- Thế giới thực vật: cỏ, cây, hoa, lá…
- Thế giới động vật: rồng, phượng, chim, muông…
Thế giới các vật thể nhân tạo bao gồm:
- Các đồ dùng cá nhân: áo, khăn, gương lược…
- Các dụng cụ sinh hoạt gia đình: chăn, chiếu, giường…
- Các công cụ sản xuất: thuyền, lưới, đò…
- Các cộng cụ kiến trúc: đình, nhà, cầu…

Mở khóa để xem toàn bộ nội dung trả lời

(?)
Bạn đã đạt đến giới hạn của mình. Bằng cách Đăng ký tài khoản, bạn có thể xem toàn bộ nội dung trả lời
Cải thiện điểm số của bạn bằng cách đăng ký tài khoản Lazi.
Xem toàn bộ các câu trả lời, chat trực tiếp 1:1 với đội ngũ Gia sư Lazi bằng cách Đăng nhập tài khoản ngay bây giờ
Tôi đã có tài khoản? Đăng nhập

Bạn hỏi - Lazi trả lời

Bạn muốn biết điều gì?

GỬI CÂU HỎI
Học tập không giới hạn cùng học sinh cả nước và AI, sôi động, tích cực, trải nghiệm

Hôm nay bạn thế nào? Hãy nhấp vào một lựa chọn, nếu may mắn bạn sẽ được tặng 50.000 xu từ Lazi

Vui Buồn Bình thường
×
Trợ lý ảo Trợ lý ảo
×
Đấu trường tri thức | Lazi Quiz Challenge +500k
Gửi câu hỏi
×