Bài tập  /  Bài đang cần trả lời

Ca dao có câu: "Lúa chiêm lấp ló đầu bờ; Hễ nghe tiếng sấm phất cờ mà lên." Bằng phản ứng hóa học em hãy giải thích hiện tượng

3 Xem trả lời
Hỏi chi tiết
1.252
1
0
Cún ♥
03/11/2019 19:23:53
Lúc này đây thì nó dường như cũng đã hoà tan vào đất tồn tại ở dạng NO3-, và đây cũng chính là nguồn dinh dưỡng khoáng quan trọng cho cây lúa. Phương trình phản ứng hóa học của hiện tượng này đó chính là: N2+O2—> 2NO2 + H2O —> HNO3 —> H+ + NO3-

Mở khóa để xem toàn bộ nội dung trả lời

(?)
Bạn đã đạt đến giới hạn của mình. Bằng cách Đăng ký tài khoản, bạn có thể xem toàn bộ nội dung trả lời
Cải thiện điểm số của bạn bằng cách đăng ký tài khoản Lazi.
Xem toàn bộ các câu trả lời, chat trực tiếp 1:1 với đội ngũ Gia sư Lazi bằng cách Đăng nhập tài khoản ngay bây giờ
Tôi đã có tài khoản? Đăng nhập
0
0
光藤本
03/11/2019 19:23:53
Tục ngữ đó chính là những kho tàng kinh nghiệm quý báu ngàn đời của ông cha ta để lại cho con cháu đời nay và nó vẫn vẹn nguyên những giá trị của nó. Câu tục ngữ thuộc trong kinh nghiệm dự báo thời tiết hay sản xuất mùa vụ cũng được mọi ngừi hiện nay thuộc lòng để có thể thấy được những bài học xưa để lại vẫn như vẹn nguyên giá trị đích thực của nó. Điều đáng nói là những kinh nghiệm quý báu đúng đắn này chính là dựa trên những sự quan sát kỹ lưỡng của các bậc tiền nhân xưa. Câu tục ngữ nói về mùa vụ sản xuất hay không thể không kể đến câu “Lúa chiêm lấp ló đầu bờ. Hễ nghe tiếng sấm phất cờ mà lên”.
Đầu tiên ta phải hhieeru được câu nói của ông cha ta là nói về điều gì. “Lúa chiêm lấp ló đầu bờ. Hễ nghe tiếng sấm phất cờ mà lên”, ta như thấy được hình ảnh lúa Chiêm là giống lúa có xuất xứ từ khu vực Nam Trung Bộ. Lúa Chiêm này được gieo vào tháng giêng và thu hoạch khoảng tháng năm âm lịch. Và cứ mỗi khi vào độ khoảng tháng 2 tháng 3 khi mùa mưa bắt đầu, lúc này thì lại có rất nhiều sấm sét là điều kiện quan trọng giúp cố định một lượng lớn nitơ bổ sung dinh dưỡng cho đất…Theo cơ sở khoa học thì ta thấy được rằng chính sấm sét sinh ra nhiệt độ cao xúc tác phản ứng diễn ra trong bầu khí quyển trên trái đất. Hơn nữa ta như thấy được sản phẩm theo nước mưa rơi xuống đất. Lúc này đây thì nó dường như cũng đã hoà tan vào đất tồn tại ở dạng NO3-, và đây cũng chính là nguồn dinh dưỡng khoáng quan trọng cho cây lúa. Phương trình phản ứng hóa học của hiện tượng này đó chính là: N2+O2—> 2NO2 + H2O —> HNO3 —> H+ + NO3-
1
0
Trần Thục Văn
04/11/2019 07:08:20
Trong thành phần của không khí, chủ yếu là khí O2 và khí N2. Ở điều kiện thường thì O2 và N2 không phản ứng với nhau, nhưng khi có sấm, chớp (tia lửa điện) thì chúng lại phản ứng với nhau. Quá trình hình thành đạm cung cấp cho cây được hiểu như sau:
Khí N2 hóa hợp với O2 tạo ra khí NO:
N2    +   O2    →    2NO
Khí NO tiếp tục bị oxy hóa trong không khí:
                   2NO     +   O2    →   2NO2
Khí NO2  hòa tan trong nước mưa tạo ra dung dịch axit nitric.
2NO2    +    O2    +    H2O    →   2HNO3
HNO3 theo nước mưa rơi xuống đất, tác dụng với các chất có trong đất, đá như CaCO3, MgCO3, NH3 .....  tạo ra các muối có chứa ion NH4+, NO3  , đó là những loại đạm mà cây rất dễ đồng hóa, quá trình quang hợp cũng dễ dàng hơn. Nhờ đó, sau các trận mưa giông có sấm, chớp thì cây cối trở nên xanh tốt: “ Hễ nghe tiếng sấm phất cờ mà lên”.

Bạn hỏi - Lazi trả lời

Bạn muốn biết điều gì?

GỬI CÂU HỎI
Học tập không giới hạn cùng học sinh cả nước và AI, sôi động, tích cực, trải nghiệm

Hôm nay bạn thế nào? Hãy nhấp vào một lựa chọn, nếu may mắn bạn sẽ được tặng 50.000 xu từ Lazi

Vui Buồn Bình thường
×
Trợ lý ảo Trợ lý ảo
×
Đấu trường tri thức | Lazi Quiz Challenge +500k
Gửi câu hỏi
×