Bài tập  /  Bài đang cần trả lời

Soạn văn bài "Khúc hát ru những em bé lớn trên lưng mẹ'

3 trả lời
Hỏi chi tiết
273
1
0
Anh Đỗ
03/11/2019 21:43:21
Câu 1 (trang 154 sgk Ngữ Văn 9 Tập 1):
Tác dụng cách lặp, cách ngắt nhịp :
- Tạo nhịp điệu dìu dặt, tha thiết, tạo tiết tấu nhẹ nhàng như lời hát ru.
- Thể hiện tình mẹ con thắm thiết, nhất là tình cảm của người mẹ cho con.
Câu 2 (trang 154 sgk Ngữ Văn 9 Tập 1):
Hình ảnh người mẹ Tà-ôi :
- Người mẹ tảo tần, lam lũ : những công việc quen thuộc hằng ngày (giã gạo, địu con, trỉa bắp) với bao vất vả, lo toan.
- Người mẹ kháng chiến : tham gia kháng chiến, tình cảm của người mẹ không chỉ dành cho A-kay mà còn dành cho anh bộ đội, cho làng, cho đất nước.
Câu 3 (trang 154 sgk Ngữ Văn 9 Tập 1):
- Mặt trời của bắp : là mặt trời của thiên nhiên vĩnh hằng, đem lại ánh sáng và sự sống cho muôn loài.
- Mặt trời của mẹ : là em cu Tai, là niềm hạnh phúc của mẹ.
→ Đứa con bé bỏng chính là nguồn năng lượng, sự sống không thể thiếu của đời mẹ.
Câu 4 (trang 154 sgk Ngữ Văn 9 Tập 1):
- Tình cảm của người mẹ với con : đằm thắm lớn lao. Mẹ yêu con, mong con khôn lớn trưởng thành, mong con được sống trong hòa bình.
- Lời ru với công việc của mẹ : theo sự trưởng thành khôn lớn của con và khát khao cho con được tự do.
+ Mẹ giã gạo : Mẹ mơ con sau này lớn lên sẽ “vung chày lún sân”.
+ Mẹ trỉa bắp trên nương : mong ước mai sau có thể phát nương cho mẹ.
+ Mẹ chiến đấu : Em cu Tai cũng vào Trường Sơn theo mẹ, “Em mơ cho mẹ được thấy Bác Hồ”, mơ cho đất nước thống nhất.
Câu 5 (trang 155 sgk Ngữ Văn 9 Tập 1):
- Tình yêu thương con của người mẹ gắn liền với tình thương anh bộ đội, buôn làng và cao hơn nữa là tình yêu quê hương đất nước.
- Ta thấy được tình yêu thương con dạt dào, nồng thắm, lòng yêu nước sâu sắc, ý chí chiến đấu mãnh liệt của những bà mẹ Việt Nam, dân tộc Việt Nam.
Luyện tập (trang 155 sgk Ngữ Văn 9 Tập 1): Nhận xét về ý nghĩa ...
Ý nghĩa yếu tố miêu tả : thể hiện tâm hồn trong sáng của người mẹ Tà-ôi, phong cách của đồng bào miền núi, tăng thêm tính chân thực sâu lắng của nhân vật trữ tình.

Mở khóa để xem toàn bộ nội dung trả lời

(?)
Bạn đã đạt đến giới hạn của mình. Bằng cách Đăng ký tài khoản, bạn có thể xem toàn bộ nội dung trả lời
Cải thiện điểm số của bạn bằng cách đăng ký tài khoản Lazi.
Xem toàn bộ các câu trả lời, chat trực tiếp 1:1 với đội ngũ Gia sư Lazi bằng cách Đăng nhập tài khoản ngay bây giờ
Tôi đã có tài khoản? Đăng nhập
1
0
Anh Đỗ
03/11/2019 21:43:24
Câu 1 (trang 154 sgk Ngữ Văn 9 Tập 1):
Tác dụng cách lặp, cách ngắt nhịp :
- Tạo nhịp điệu dìu dặt, tha thiết, tạo tiết tấu nhẹ nhàng như lời hát ru.
- Thể hiện tình mẹ con thắm thiết, nhất là tình cảm của người mẹ cho con.
Câu 2 (trang 154 sgk Ngữ Văn 9 Tập 1):
Hình ảnh người mẹ Tà-ôi :
- Người mẹ tảo tần, lam lũ : những công việc quen thuộc hằng ngày (giã gạo, địu con, trỉa bắp) với bao vất vả, lo toan.
- Người mẹ kháng chiến : tham gia kháng chiến, tình cảm của người mẹ không chỉ dành cho A-kay mà còn dành cho anh bộ đội, cho làng, cho đất nước.
Câu 3 (trang 154 sgk Ngữ Văn 9 Tập 1):
- Mặt trời của bắp : là mặt trời của thiên nhiên vĩnh hằng, đem lại ánh sáng và sự sống cho muôn loài.
- Mặt trời của mẹ : là em cu Tai, là niềm hạnh phúc của mẹ.
→ Đứa con bé bỏng chính là nguồn năng lượng, sự sống không thể thiếu của đời mẹ.
Câu 4 (trang 154 sgk Ngữ Văn 9 Tập 1):
- Tình cảm của người mẹ với con : đằm thắm lớn lao. Mẹ yêu con, mong con khôn lớn trưởng thành, mong con được sống trong hòa bình.
- Lời ru với công việc của mẹ : theo sự trưởng thành khôn lớn của con và khát khao cho con được tự do.
+ Mẹ giã gạo : Mẹ mơ con sau này lớn lên sẽ “vung chày lún sân”.
+ Mẹ trỉa bắp trên nương : mong ước mai sau có thể phát nương cho mẹ.
+ Mẹ chiến đấu : Em cu Tai cũng vào Trường Sơn theo mẹ, “Em mơ cho mẹ được thấy Bác Hồ”, mơ cho đất nước thống nhất.
Câu 5 (trang 155 sgk Ngữ Văn 9 Tập 1):
- Tình yêu thương con của người mẹ gắn liền với tình thương anh bộ đội, buôn làng và cao hơn nữa là tình yêu quê hương đất nước.
- Ta thấy được tình yêu thương con dạt dào, nồng thắm, lòng yêu nước sâu sắc, ý chí chiến đấu mãnh liệt của những bà mẹ Việt Nam, dân tộc Việt Nam.
Luyện tập (trang 155 sgk Ngữ Văn 9 Tập 1): Nhận xét về ý nghĩa ...
Ý nghĩa yếu tố miêu tả : thể hiện tâm hồn trong sáng của người mẹ Tà-ôi, phong cách của đồng bào miền núi, tăng thêm tính chân thực sâu lắng của nhân vật trữ tình.
0
0
Lê Nhi
03/11/2019 21:47:54
Câu 1: Bài thơ được chia làm ba khúc, mỗi khúc có hai khổ. Từng khúc đều mở đầu bằng hai câu: “Em cu Tai… đừng rời lưng mẹ” và kết thúc bằng lời ru trực tiếp của người mẹ: “Ngủ ngoan a-kay ơi…” (bốn câu). Ở từng lời ru trực tiếp này, nhịp thơ lại được ngắt đều đặn ở giữa dòng. Cách lặp đi lặp lại, cách ngắt nhịp như thế đã tạo nên âm điệu dìu dặt, vấn vương của lời ru. Giọng điệu trữ tình đã thể hiện một cách đặc sắc tình cảm tha thiết, trìu mến của người mẹ.
Câu 2: Người mẹ Tà-ôi ru con ngủ, nhưng đồng thời mẹ làm công việc của kháng chiến, của Cách mạng. Mẹ ru con trong khi mẹ giã gạo nuôi bộ đội. Mẹ ru con trong khi mẹ tỉa bắp. Mẹ ru con trong khi mẹ chuyển lán, đạp rừng, trực tiếp chống giặc Mĩ. Tình thương con luôn gắn liền với tình thương bộ đội, dân làng và tình yêu nước. Chính điều đó đã làm nên nét vĩ đại của người mẹ Tà-ôi, người mẹ Việt Nam.
Câu 3: Hai câu thơ có ý so sánh hai mặt trời. Mặt trời của bắp là mặt trời tự nhiên. Còn em cu Tai là mặt trời của mẹ. Mặt trời tự nhiên đem ánh sáng, sức sống đến cho cây cỏ. Em cu Tai là mặt trời của mẹ, em cũng đem cho mẹ ánh sáng, hi vọng và niềm tin. Mặt trời của tự nhiên, của bắp thì trên cao và xa. Còn em cu Tai, mặt trời của mẹ thì gần gũi, ngay trên lưng mẹ. Tình cảm của mẹ đối với con là vô bờ. Mẹ mang mặt trời bé con trên lưng và làm tất cả để cho mặt trời đó mãi mãi rạng rỡ.
Câu 4: Mẹ vừa ru em cu Tai vừa làm các công việc của kháng chiến. Tình cảm thương con gắn liền với tình thương bộ đội, thương dân làng. Mẹ giã gạo nên mong cho con ngủ ngoan và mơ cho mẹ những hạt gạo trắng ngần. Mẹ tỉa bắp nên mong cho con mơ cho hạt bắp đều và phát mười Ka-lưi. Mẹ đang đạp rừng, chuyển lán nên mong cho con ngủ ngoan và mơ đất nước được thống nhất, con trở thành người Tự do. Ước mơ của mẹ trở thành lời ru thầm mong cho con ngủ và để con mơ. Tất cả hi vọng, mong ước, mẹ đều dành cho con, mong cho con mơ giấc mơ đẹp. Tình cảm và khát vọng của người mẹ ngày càng lớn rộng, ngày càng đi từ riêng đến chung, đi từ quê hương tới đất nước.
Câu 5: Tình yêu thương con của người mẹ gắn với tình yêu bộ đội, yêu làng, yêu đất nước. Giấc mơ mẹ gửi vào con là có gạo cho bộ đội ăn, có rẫy trồng nhiều bắp cho làng no, đất nước được thống nhất, mẹ được gặp Bác Hồ. Tình cảm của người mẹ Tà-ôi cũng chính là tình cảm, khát vọng của nhân dân : yêu quê hương đất nước, chiến đấu kiên cường giành độc lập, tự do, thống nhất nước nhà.

Bạn hỏi - Lazi trả lời

Bạn muốn biết điều gì?

GỬI CÂU HỎI
Học tập không giới hạn cùng học sinh cả nước và AI, sôi động, tích cực, trải nghiệm
Bài tập liên quan

Hôm nay bạn thế nào? Hãy nhấp vào một lựa chọn, nếu may mắn bạn sẽ được tặng 50.000 xu từ Lazi

Vui Buồn Bình thường

Học ngoại ngữ với Flashcard

×
Trợ lý ảo Trợ lý ảo
×
Gia sư Lazi Gia sư