Bài tập  /  Bài đang cần trả lời

Từ những bài ca dao than thân bắt đầu bằng mô típ thân em và bài thơ Bánh trôi nước của Hồ Xuân Hương, em hãy tìm mối liên hệ trong cảm xúc giữa chúng

Từ những bài ca dao than thân bắt đầu bằng mô típ thân em và bài thơ bánh trôi nước của Hồ Xuân Hương em hãy tìm mối liên hệ trong cảm xúc giữa chúng.
3 Xem trả lời
Hỏi chi tiết
813
2
1
光藤本
06/11/2019 12:35:48
Mở bài (1đ): Giới thiệu chung về hình ảnh người phụ nữ trong thơ và ca dao.
* Thân bài (3đ):
- Về mặt nội dung:
+ Người phụ nữ trong xã hội xưa có thân phận bấp bênh, trôi nổi giữa cuộc đời.
+ Họ không được làm chủ cuộc đời mình, số phận phụ thuộc hoàn toàn vào người khác.
- Nghệ thuật thể hiện:
+ Ẩn dụ, so sánh, đối lập, đảo kết cấu thành ngữ “Bảy nổi ba chìm” (Bánh trôi nước), kết thúc ở “chìm”: thân phận người phụ nữ cay cực, xót xa hơn…
+ Ngôn ngữ, giọng điệu…
* Kết bài (1 đ): Cảm nhận của em về người phụ nữ trong xã hội xưa.

Mở khóa để xem toàn bộ nội dung trả lời

(?)
Bạn đã đạt đến giới hạn của mình. Bằng cách Đăng ký tài khoản, bạn có thể xem toàn bộ nội dung trả lời
Cải thiện điểm số của bạn bằng cách đăng ký tài khoản Lazi.
Xem toàn bộ các câu trả lời, chat trực tiếp 1:1 với đội ngũ Gia sư Lazi bằng cách Đăng nhập tài khoản ngay bây giờ
Tôi đã có tài khoản? Đăng nhập
4
0
Nguyễn Minh Vũ
06/11/2019 12:36:10
Không chỉ vậy, giữa ca dao và thơ ca bác học cũng có những giây phút gặp gỡ nhau về quan niệm, về cách nhìn những vấn đề trong đời sống. Thật vậy, ta có thể cảm nhận điều đó qua sự tương đồng về cảm xúc giữa những câu hát than thân trong chương trình Ngữ văn 7 và bài thơ Bánh troi nước của Hồ Xuân Hương.

"Bánh trôi nước" của Hồ Xuân Hương mượn hình ảnh viên bánh trôi để nói về thân phận người phụ nữ trong xã hội phong kiến. Số phận người phụ nữ trong xã hội đương thời cũng là một đề tài quan trọng của ca dao tục ngữ và "Bà Chúa thơ Nôm" đã học ở dân gian cách biểu đạt tư tưởng khá độc đáo. Điều đầu tiên để nhận thấy là nét tương đồng trong việc sử dụng cách mở đầu tác phẩm bằng cụm từ “Thân em...". Ca dao có nhiều câu:

Thân em như dải lụa đào
Phất phơ giữa chợ biết vào tay ai.

Thân em như hạt mưa sa
Hạt vào đài các, hạt ra ruộng cày.

Thân em như trái bần trôi
Gió dập sóng dồi biết tấp vào đâu.

Thân em như giếng giữa đàng
Người khôn rửa mặt, người phàm rửa chân.

Và “Bánh trôi nước” cũng vậy: “Thân em vừa trắng lại vừa tròn”. Sử dụng từ Thân em... để mượn lời người phụ nữ tự nói về thân phận mình, tác giả dân gian và nữ sĩ Xuân Hương đều muốn nói lên cái bé nhỏ, bẽ bàng, cô độc của người phụ nữ trong xã hội xưa. Hai từ “Thân em..." mang ý nghĩa "thân phận của em" và cũng có thể là "tấm thân của em", hai từ ấy vang lên đầy hờn tủi, đầy xót xa.

Không chỉ vậy, cùng hướng ngòi bút về người phụ nữ, dân gian và Hồ Xuân Hương đều thấy được vẻ đẹp sáng ngời trong dáng dấp bên ngoài và những đức tính tốt đẹp bên trong của người phụ nữ. Ca dao ngợi ca họ là những "dải lụa đào" mềm mại, thanh nhã; là giếng khơi mát lành, trong trẻo; là “hạt mưa" rào giữa cơn khát của nhân gian... Còn "Bánh trôi nước" thì vô cùng trân trọng cái vẻ đẹp "vừa trắng lại vừa tròn" rất mực xinh xẻo, đáng yêu của họ. Không chỉ vậy, họ còn là người có công lao sánh ngang tầm non nước "Bảy nổi ba chìm với nước non". Đặc biệt, dẫu cuộc đời khó khăn, nhọc nhằn họ vẫn mang "tấm lòng son" chung thủy.

Người phụ nữ trong xã hội xưa quả thực rất vẹn toàn về dung nhan và phẩm hạnh.
Tuy nhiên, nhắc đến người phụ nữ, sau những hình ảnh rất đẹp đẽ ngợi ca họ, ca dao lại ngậm ngùi nhắc đến thân phận bọt bèo, bé nhỏ của họ giữa cuộc đời. Họ chỉ là “hạt mưa sa”, là "giếng giữa đàng", là dải lụa đào giữa chợ .. Không chỉ bé mọn mà họ còn không được tự chủ số phận của mình. Cuộc sống của họ là phần dành cho người khác: "Cha mẹ đặt đâu con ngồi đấy", “Tại gia tòng phụ, xuất giá tòng phu, phu tử tòng tử". Ta cũng gặp tiếng thở dài ấy trong bài thơ của Hồ Xuân Hương:

"Bảy nổi ba chìm với nước non
Rắn nát mặc dầu tay kẻ nặn"

Đời người phụ nữ vốn đã nhọc nhằn với bao việc bếp núc, chợ búa, con cái,... để mưu sinh, để tồn tại. Thành ngữ “bảy nổi ba chìm” dùng để diễn tả sự long đong, lận đận ấy. Nhưng xót thương nhất là họ không có quyền quyết định số phận mình. May hay rủi, hạnh phúc hay bất hạnh đều là do người khác: “Rắn nát mặc dầu tay kẻ nặn”.

Vậy là, dù thuộc hai dòng văn học khác nhau, chọn những hình thức thể hiện khác nhau song giữa những bài ca dao và bài thơ “Bánh trôi nước” của Hồ Xuân Hương đều có sự tương đồng về cảm xúc khi cảm nhận về thân phận người phụ nữ trong xã hội cũ: đó là những người đẹp người đẹp nết nhưng số phận lại vô cùng mong manh, bé nhỏ.

Hình ảnh người phụ nữ hiện lên qua chùm ca dao “Thân em...” và bài thơ “Bánh trôi nước” của Hồ Xuân Hương là một biểu hiện quan trọng của tinh thần nhân dạo trong văn học Việt Nam.
1
0
光藤本
06/11/2019 12:36:13
Không chỉ vậy, giữa ca dao và thơ ca bác học cũng có những giây phút gặp gỡ nhau về quan niệm, về cách nhìn những vấn đề trong đời sống. Thật vậy, ta có thể cảm nhận điều đó qua sự tương đồng về cảm xúc giữa những câu hát than thân trong chương trình Ngữ văn 7 và bài thơ Bánh troi nước của Hồ Xuân Hương.

"Bánh trôi nước" của Hồ Xuân Hương mượn hình ảnh viên bánh trôi để nói về thân phận người phụ nữ trong xã hội phong kiến. Số phận người phụ nữ trong xã hội đương thời cũng là một đề tài quan trọng của ca dao tục ngữ và "Bà Chúa thơ Nôm" đã học ở dân gian cách biểu đạt tư tưởng khá độc đáo. Điều đầu tiên để nhận thấy là nét tương đồng trong việc sử dụng cách mở đầu tác phẩm bằng cụm từ “Thân em...". Ca dao có nhiều câu:

Thân em như dải lụa đào
Phất phơ giữa chợ biết vào tay ai.

Thân em như hạt mưa sa
Hạt vào đài các, hạt ra ruộng cày.

Thân em như trái bần trôi
Gió dập sóng dồi biết tấp vào đâu.

Thân em như giếng giữa đàng
Người khôn rửa mặt, người phàm rửa chân.

Và “Bánh trôi nước” cũng vậy: “Thân em vừa trắng lại vừa tròn”. Sử dụng từ Thân em... để mượn lời người phụ nữ tự nói về thân phận mình, tác giả dân gian và nữ sĩ Xuân Hương đều muốn nói lên cái bé nhỏ, bẽ bàng, cô độc của người phụ nữ trong xã hội xưa. Hai từ “Thân em..." mang ý nghĩa "thân phận của em" và cũng có thể là "tấm thân của em", hai từ ấy vang lên đầy hờn tủi, đầy xót xa.

Không chỉ vậy, cùng hướng ngòi bút về người phụ nữ, dân gian và Hồ Xuân Hương đều thấy được vẻ đẹp sáng ngời trong dáng dấp bên ngoài và những đức tính tốt đẹp bên trong của người phụ nữ. Ca dao ngợi ca họ là những "dải lụa đào" mềm mại, thanh nhã; là giếng khơi mát lành, trong trẻo; là “hạt mưa" rào giữa cơn khát của nhân gian... Còn "Bánh trôi nước" thì vô cùng trân trọng cái vẻ đẹp "vừa trắng lại vừa tròn" rất mực xinh xẻo, đáng yêu của họ. Không chỉ vậy, họ còn là người có công lao sánh ngang tầm non nước "Bảy nổi ba chìm với nước non". Đặc biệt, dẫu cuộc đời khó khăn, nhọc nhằn họ vẫn mang "tấm lòng son" chung thủy.

Người phụ nữ trong xã hội xưa quả thực rất vẹn toàn về dung nhan và phẩm hạnh.
Tuy nhiên, nhắc đến người phụ nữ, sau những hình ảnh rất đẹp đẽ ngợi ca họ, ca dao lại ngậm ngùi nhắc đến thân phận bọt bèo, bé nhỏ của họ giữa cuộc đời. Họ chỉ là “hạt mưa sa”, là "giếng giữa đàng", là dải lụa đào giữa chợ .. Không chỉ bé mọn mà họ còn không được tự chủ số phận của mình. Cuộc sống của họ là phần dành cho người khác: "Cha mẹ đặt đâu con ngồi đấy", “Tại gia tòng phụ, xuất giá tòng phu, phu tử tòng tử". Ta cũng gặp tiếng thở dài ấy trong bài thơ của Hồ Xuân Hương:

"Bảy nổi ba chìm với nước non
Rắn nát mặc dầu tay kẻ nặn"

Đời người phụ nữ vốn đã nhọc nhằn với bao việc bếp núc, chợ búa, con cái,... để mưu sinh, để tồn tại. Thành ngữ “bảy nổi ba chìm” dùng để diễn tả sự long đong, lận đận ấy. Nhưng xót thương nhất là họ không có quyền quyết định số phận mình. May hay rủi, hạnh phúc hay bất hạnh đều là do người khác: “Rắn nát mặc dầu tay kẻ nặn”.

Vậy là, dù thuộc hai dòng văn học khác nhau, chọn những hình thức thể hiện khác nhau song giữa những bài ca dao và bài thơ “Bánh trôi nước” của Hồ Xuân Hương đều có sự tương đồng về cảm xúc khi cảm nhận về thân phận người phụ nữ trong xã hội cũ: đó là những người đẹp người đẹp nết nhưng số phận lại vô cùng mong manh, bé nhỏ.

Hình ảnh người phụ nữ hiện lên qua chùm ca dao “Thân em...” và bài thơ “Bánh trôi nước” của Hồ Xuân Hương là một biểu hiện quan trọng của tinh thần nhân dạo trong văn học Việt Nam.

Bạn hỏi - Lazi trả lời

Bạn muốn biết điều gì?

GỬI CÂU HỎI
Học tập không giới hạn cùng học sinh cả nước và AI, sôi động, tích cực, trải nghiệm

Hôm nay bạn thế nào? Hãy nhấp vào một lựa chọn, nếu may mắn bạn sẽ được tặng 50.000 xu từ Lazi

Vui Buồn Bình thường
×
Trợ lý ảo Trợ lý ảo
×
Đấu trường tri thức | Lazi Quiz Challenge +500k
Gửi câu hỏi
×