LH Quảng cáo: lazijsc@gmail.com

Bài tập  /  Bài đang cần trả lời

Thân em như hạt mưa sa Hạt rơi xuống giếng hạt ra ruộng cày

     (1)     Thân em như hạt mưa sa 
Hạt rơi xuống giếng hạt ra ruộng cày 
     (2)    Thân em như hạt mưa rào 
Hạt rơi xuống giếng hạt vào vườn hoa 

1)Nêu phương thức biểu đạt chính của 2 câu ca dao trên
2)Nêu các biện pháp tu từ và công dụng của (1)(2)
3)Nêu nội dung chính của (1)(2) và đặt tiêu đề cho (1)(2)
4)"Thân em" gợi cho anh chị suy nghĩ gì? 
2 trả lời
Hỏi chi tiết
4.350
8
3
Nguyễn Minh Vũ
07/11/2019 21:30:57
Trong kho tàng ca dao dân ca Việt Nam có rất nhiều bài viết về thân phận của người phụ nữ trong xã hội cũ. Tiêu biểu đó chính là bài:
“Thân em như hạt mưa rào
Hạt rơi xuống giếng hạt vào vườn hoa”
Trước tiên câu ca dao trên có được sáng tác với mô típ rất quen thuộc. Bắt đầu bằng cụm từ “thân em” mà chúng ta đã thấy rất nhiều trong kho tàng ca dao khi viết về thân phận của người phụ nữ:
“Thân em như hạt mưa sa
Hạt vào đài các, hạt ra luống cày”
Hay:
“Thân em như giếng giữa đàng
Người khôn rửa mặt, người phàm rửa chân”
Có thể thấy người phụ nữ trong xã hội xưa họ là những người không được hưởng quyền bình đẳng, trở thành phái thứ yếu trong xã hội. Xã hội thì mang nhiều bất công nên họ chịu nhiều cay đắng và không được trân trọng. Trong bài ca dao trên, thân phận của người phụ nữ được ví như hạt mưa rào vốn trong trắng nhưng số phận của họ lại không được tự mình quyết định: "Thân em như hạt mưa rào". Hạt rơi vào “đài các” tức là nơi đẹp đẽ, tươi vui. Còn hạt rơi xuống giếng tức là nơi sâu hun hút, chật chội và nhanh chóng bị hòa tan với nước ở dưới giếng sâu ấy. Hạt mưa rơi vào đài các, khi đọng trên những bông hoa thì tô điểm cho vườn hoa, nhưng rơi xuống giếng thì chẳng ai biết đó là đâu.
Tương tự như vậy gắn với con người. Khi “rơi vào đài các” tức là những người con gái may mắn khi sinh ra trong một gia đình khá giả, quyền quý hay người con gái đó được gả cho nhà giàu có thì họ được ăn sung mặc sướng. Được đãi ngộ và hưởng những quyền lợi riêng. Tuy nhiên cũng có rất nhiều những người con gái sinh ra trong hoàn cảnh khó khăn, gia cảnh bần hàn, cơm áo còn không đủ ăn, đủ mặc và ngày ngày phải đi làm đồng lo việc miếng cơm manh áo cho qua ngày. Có thể thấy rằng sự đối lập giữa hai hoàn cảnh khiến những người con gái phải chịu đựng những thiệt thòi. Gia cảnh hèn kém nên vốn dĩ họ chẳng có tiếng nói trong xã hội, cuộc sống của họ cũng rất bấp bênh nay no mai đói. Họ không có quyền tự quyết kể cả chuyện hạnh phúc của cả cuộc đời. Đó chính là nỗi bất hạnh chung của những người phụ nữ trong xã hội xưa. Họ bị coi giống như một món hàng bày giữa chợ mặc người đời chọn lựa, mua bán:
“Thân em như tấm lụa đào
Phất phơ giữa chợ biết vào tay ai”.
Sự tương đồng giữa các câu ca dao trên không chỉ nói đến hoàn cảnh éo le mà còn tô đậm vẻ đẹp của những người phụ nữ. Họ giống như tấm lụa đào mềm mỏng, đáng được nâng niu, trân trọng. Không chỉ đẹp về dáng vẻ bề ngoài mà còn cả bên trong. Họ phải tuân thủ theo những nguyên tắc ngặt nghèo từ tam tòng, tứ đức đến những nguyên tắc khác khiến cho họ ngoài việc lo cơm áo gạo tiền, còn chăm chút gia đình và mãi chỉ là bước đệm và phải đi theo người đàn ông, tam tòng. Ở đây là tại gia tòng phụ, xuất giá tòng phu, phu tử tòng tử. Có thể thấy được éo le về hoàn cảnh của những người phụ nữ.
Không chỉ trong thơ ca xưa mới nói lên thân phận bất hạnh của người phụ nữ mà ngay cả trong nền văn học trung đại hay hiện đại thì vấn đề này đều được nhắc tới. Nữ thi sĩ Hồ Xuân Hương cũng đã từng nói nên nỗi niềm xót xa, thương cảm cho thân phận của người phụ nữ:
“Thân em vừa trắng lại vừa tròn
Bảy nổi ba chìm với nước non
Rắn nát mặc dầu tay kẻ nặn
Mà em vẫn giữ tấm lòng son”
(Bánh trôi nước)
Có thể thấy những nét tương đồng giữa bài ca dao trên với bài thơ Bánh trôi nước. Đó chính là vạch trần sự thật khi mà những người phụ nữ không thể tự chủ, tự quyết cho cuộc đời mình mà ở “tay kẻ nặn”. Trong tác phẩm Truyện Kiều của đại thi hào Nguyễn Du cũng bày tỏ sự thương xót cho thân phận người phụ nữ thông qua nhân vật Thúy Kiều, một người con gái tài hoa, bạc mệnh, hi sinh mình để gánh vác cho gia đình. Đó chính là những tiếng nói đòi quyền bình đẳng, để mọi người nhìn nhận lại nhân sinh quan và có những quan điểm sống đúng đắn hơn, bình đẳng giới hơn.
Ngày nay, khi mà kinh tế và xã hội đều có những bước phát triển vượt bậc thì đi đôi với nó cũng là xã hội ngày càng có những tiến bộ, trở nên văn minh hơn. Trước công cuộc đấu tranh đòi quyền bình đẳng từ trước đến nay thì tư tưởng trọng nam khinh nữ ngày càng giảm và gần như chỉ còn một phần nhỏ. Người phụ nữ ngày nay được tôn vinh, họ có quyền tự do, làm kinh tế, làm chủ gia đình, có thể tham gia vào các quyền dân chủ cho công dân.

Mở khóa để xem toàn bộ nội dung trả lời

(?)
Bạn đã đạt đến giới hạn của mình. Bằng cách Đăng ký tài khoản, bạn có thể xem toàn bộ nội dung trả lời
Cải thiện điểm số của bạn bằng cách đăng ký tài khoản Lazi.
Xem toàn bộ các câu trả lời, chat trực tiếp 1:1 với đội ngũ Gia sư Lazi bằng cách Đăng nhập tài khoản ngay bây giờ
Tôi đã có tài khoản? Đăng nhập
6
1
Agatsuma Zenitsu
07/11/2019 21:39:42
cj ơi câu nào em bik em giải cho nhé
4) Thân em gợi lên hình ảnh của người phụ nữ
3) Nói về thân phận của người phụ nữ phong kiến (nó cx gần giống như bài bánh trôi nước của ngữ văn 7 ấy ạ)
Em bik tới đó thôi ạ, tick hộ em đc ko ^^

Bạn hỏi - Lazi trả lời

Bạn muốn biết điều gì?

GỬI CÂU HỎI
Học tập không giới hạn cùng học sinh cả nước và AI, sôi động, tích cực, trải nghiệm
Bài tập liên quan
Bài tập Ngữ văn Lớp 10 mới nhất

Hôm nay bạn thế nào? Hãy nhấp vào một lựa chọn, nếu may mắn bạn sẽ được tặng 50.000 xu từ Lazi

Vui Buồn Bình thường

Học ngoại ngữ với Flashcard

×
Trợ lý ảo Trợ lý ảo
×
Gia sư Lazi Gia sư