Vũ Nương là một người phụ nữ thuộc giới bình dân “vốn con kẻ khó”. Ngay từ đầu, Nguyễn Dữ đã thể hiện cái nhìn tiến bộ: quan tâm đến đời sống của người phụ nữ xuất thân từ tầng lớp bình dân.
Vũ Nương mang vẻ đẹp của một người phụ nữ lí tưởng. Chỉ bằng một vài câu văn, Nguyễn Dữ đã phác họa vẻ đẹp hoàn hảo. Nàng tính tình thùy mị nết na lại thêm tư dung tốt đẹp. Ở nàng là sự dịu dàng, hiền hậu, tốt nết, dễ mến. Vẻ đẹp cân đối hài hòa, tươi tẳn của Vũ Nương khiến người đọc ngay lập tức ấn tượng và cảm mến vô cùng.
Không chỉ ở hình thức, đức hạnh của Vũ Nương cũng trọn vẹn theo tiêu chuẩn đương thời. Khi về làm vợ Trương Sinh, biết tính chồng, lúc nào nàng cũng cư xử đúng mực, hết lòng vun vén cho hạnh phúc gia đình “giữ gìn khuôn phép, không từng để lúc nào vợ chồng phải đền thất hòa. Hẳn đó là một người phụ nữ biết kính nhường, tuân thủ nguyên tắc tốt đẹp, lúc nào cũng hướng đến việc làm tròn bổn phận.
Chiến tranh đã khiến cho hạnh phúc lứa đôi chưa kịp mặn nồng thì chồng nàng phải ra trận. Khi tiễn chồng ra trận, nàng đằm thắm thiết tha, ân cần đưa tiễn, nỗi lòng lo lắng ngổn ngang như thấy trước những khó khăn nơi chiến trận: “chỉ xin ngày về mang theo hai chữ hình vén” chứ không mong gì phong ấn công hầu. Đó là người vợ không tham quyền quý, chẳng cậy giàu sang, thật đáng kính trọng.
Khi Trương Sinh đi chiến trận, Vũ Nương một mình nuôi dạy con thơ, phụng dưỡng mẹ chồng chu đáo, canh cánh bên lòng nỗi mong nhớ cô đơn. Lời nói của mẹ chồng trước lúc lâm chung “xanh kia quyết chẳng phụ con cũng như con đõ chẳng phụ mẹ” đã khẳng định mạnh mẽ quý phẩm, cao đức của nàng.