Bài tập  /  Bài đang cần trả lời

Trình bày tình hình phát triển và phân bố ngành lâm nghiệp ở nước ta

Trình bày tình hình phát triển và phân bố ngành lâm nghiệp ở nước ta.
3 Xem trả lời
Hỏi chi tiết
2.212
1
1
Nguyễn Minh Vũ
10/11/2019 20:43:43
I. Ngành lâm nghiệp
1 Tài nguyên rừng
- Diện tích rừng giảm nhanh, tài nguyên rừng cạn kiệt, độ che phủ rất thấp
- Hiện nay diện tích rừng nước ta khoảng 11 triệu ha
  + Rừng sản xuất: cung cấp nguyên nhiên liệu cho công nghiệp, cho dân 
    dụng và xuất khẩu. Phân bố ở núi, cao nguyên
  + Rừng phòng hộ: phòng chống thiên tai. Phân bố ở đầu nghuồn của các
    hệ thống thủy lợi, thủy điện và che chắn cho khu dân cư
  + Rừng đặc dụng: Bảo vệ và dự trữ hệ sinh thái, lưu giữ các giống quý 
    hiếm ( chính là các vườn quốc gia do nhà nước quy định)
2 Sự phát triển và phân bố ngành lâm nghiệp
- Hàng năm nước ta khai thác khoảng 2,5 triệu mét khối gỗ
- Công nghiệp chế biến gỗ được bố trí gần rừng sản xuất
- Mô hình nông lâm kết hợp góp phần bảo vệ rừng và nâng cao đời sống
nhân dân


II. Ngành thủy sản
1 Nguồn lợi thủy sản
- Có thủy sản nước ngọt ( sông, hồ, suối), thủy sản nước lợ (vùng cửa sông,
 kề biển) và hải sản.
- Có 4 ngư trường lớn+ Hải Phòng - Quảng Ninh
                                + Ninh Thuận - Bình Thuận - Bà Rịa Vũng Tàu
                                + Cà Mau - Kiên Giang
                                + Hoàng Sa - Trường Sa
2 Sự phát triển và phân bố
- Khai thác thủy sản, phát triển ở vùng ven biển,ven sông, hồ. Tỉ trọng ngành khai
thác cao hơn ngành nuôi trồng .
- Nghề nuôi trồng thủy sản đang phát triển mạnh góp phâng chuyển dịch cơ cấu 
kinh tế ở nông thôn

Mở khóa để xem toàn bộ nội dung trả lời

(?)
Bạn đã đạt đến giới hạn của mình. Bằng cách Đăng ký tài khoản, bạn có thể xem toàn bộ nội dung trả lời
Cải thiện điểm số của bạn bằng cách đăng ký tài khoản Lazi.
Xem toàn bộ các câu trả lời, chat trực tiếp 1:1 với đội ngũ Gia sư Lazi bằng cách Đăng nhập tài khoản ngay bây giờ
Tôi đã có tài khoản? Đăng nhập
2
0
Đỗ Dũng
10/11/2019 20:44:10

a) Lâm nghiệp ở nước ta có vai trò quan trọng về mặt kinh tế và sinh thái

Nước ta có ¾ diện tích là đồi núi, lại có vùng rừng ngập mặn ven biển. Do vậy, lâm nghiệp có vị trí đặc biệt trong cơ cấu kinh tế của hầu hết các vùng lãnh thổ.

b) Tài nguyên rừng của nước ta vốn giàu có, nhưng đã bị suy thoái nhiều

Rừng được chia thành 3 loại: rừng phòng hộ, rừng đặc dụng và rừng sản xuất.

Rừng phòng hộ (gần 7 triệu ha), có ý nghĩa rất quan trọng đối với môi sinh. Dọc theo các lưu vực sông lớn là các khu rừng đầu nguồn, có tác dụng rất lớn đối với việc điều hòa nước sông, chống lũ, chống xói mòn. Dọc theo dải ven biển miền Trung là các cánh rừng chắn cát bay, còn ven biển Đồng bằng sông Hồng và Đồng bằng sông Cửu Long có các dải rừng chắn sóng.

Nước ta còn có một hệ thống rừng đặc dụng. Đó là các vườn quốc gia: Cúc Phương, Ba Vì, Ba Bể, Bạch Mã, Cát Tiên…., các khu bảo tồn thiên nhiên, các khu dự trữ sinh quyển, các khu bảo tồn văn hóa-lịch sử -môi trường.

Cả nước có khoảng 5,4 triệu ha rừng sản xuất, đại bộ phận trong số đó (4,5 triệu ha) đã được giao và cho thuê.

c) Sự phát triển và phân bố lâm nghiệp

Các hoạt động lâm nghiệp bao gồm: lâm sinh (trồng rừng, khoanh nuôi và bảo vệ rừng), khai thác, chế biến gỗ và lâm sản.

Về trồng rừng: Cả nước có khoảng 2,5 triệu ha rừng trồng tập trung trong đó chủ yếu là rừng làm nguyên liệu giấy (mỡ, bồ đề, nứa…), rừng gỗ trụ mỏ, rừng thông nhựa…, rừng phòng hộ. Hằng năm, cả nước trồng trên dưới 200 nghìn ha rừng tập trung. Tuy nhiên, mỗi năm vẫn có hàng nghìn ha rừng bị chặt phá và bị cháy, đặc biệt là ở Tây Nguyên.

Về khai thác, chế biến gỗ và lâm sản: Mỗi năm, nước ta khai thác khoảng 2,5 triệu m3 gỗ, khoảng 120 triệu cây tre luồng và gần 100 triệu cây nứa.

Các sản phẩm gỗ quan trọng nhất là: gỗ tròn, gỗ xẻ, ván sàn, đồ gỗ, gỗ lạng và gỗ dán. Cả nước có hơn 400 nhà máy cưa xẻ và vài nghìn xưởng xẻ gỗ thủ công. Công nghiệp bột giấy và giấy đang được phát triển. Các cơ sở lớn nhất là nhà máy giấy Bãi Bằng (tỉnh Phú Thọ) và Liên hiệp giấy Tân Mai (tỉnh Đồng Nai).

Rừng còn được khai thác để cung cấp nguồn gỗ củi và than củi.

2
0
光藤本
10/11/2019 20:44:22

- Tài nguyên rừng đang bị cạn kiệt. Năm 2000, tổng diện tích đất lâm nghiệp có rừng chiếm tỉ lệ thấp (gần 11,6 triệu ha) à nguyên nhân chủ yếu do con người khai thác bừa bãi.

- Rừng nước ta gồm có: rừng sản xuất, rừng phòng hộ, rừng đặc dụng. Trong đó diện tích chủ yếu là rừng phòng hộ và rừng sản xuất.

+ Rừng sản xuất chủ yếu ở miền núi thấp và trung du, có vai trò cung cấp nguyên liệu cho công nghiệp chế biến.

+ Rừng phòng hộ phân bố ở đầu nguồn các con sông hoặc các vùng ven biển có tác dụng hạn chế thiên tai, lũ lụt, chắn cát, chắn sóng…

+ Rừng đặc dụng là các vườn quốc gia, các khu dự trữ thiên nhiên (Vườn quốc gia: Cúc Phương, Cát Bà, Ba Bể, Cát Tiên…).

2. Sự phát triển và phân bố ngành lâm nghiệp.

- Công nghiệp chế biến gỗ và lâm sản được phát triển gắn với các vùng nguyên liệu.

- Hiện nay, mô hình nông - lâm kết hợp đang được phát triển góp phần bảo vệ rừng và nâng cao đời sống cho nhân dân.

- Để bảo vệ tài nguyên rừng cần khai thác hợp lý kết hợp với trồng mới và bảo vệ rừng.

II. Ngành thủy sản.

Có ý nghĩa to lớn về kinh tế - xã hội và góp phần bảo vệ chủ quyền vùng biển của nước ta.

1. Nguồn lợi thủy sản.

- Thuận lợi:

+ Nước ta có nhiều ngư trường lớn thuận lợi cho đánh bắt thủy sản.

Bốn ngư trường trọng điểm là: Cà Mau – Kiên Giang, Ninh Thuận – Bình Thuận – Bà Rịa Vũng Tàu, Hải Phòng – Quảng Ninh, Hoàng Sa – Trường Sa.

+ Ven biển có nhiều bãi triều, đầm phá, rừng ngập mặn, vũng, vịnh và nhiều đảo thuận lợi cho nuôi trồng thủy sản nước lợ, nước mặn.

+ Nước ta còn có nhiều sông, hồ… có thể nuôi cá, tôm nước ngọt.

- Khó khăn:

+ Ảnh hưởng của thiên tai như bão, gió mùa đông bắc.

+ Nhiều vùng biển bị suy thoái, nguồn lợi thủy sản suy giảm.

+ Quy mô ngành thủy sản còn nhỏ, thiếu vốn đầu tư.

2. Sự phát triển và phân bố ngành thủy sản.

- Khai thác thủy sản:

+ Sản lượng tăng khá nhanh, chủ yếu do tăng số lượng tàu thuyền và công suất tàu.

+ Phát triển nhất ở vùng duyên hải NamTrung Bộ và Nam Bộ. Các tỉnh dẫn đầu là Kiên Giang, Cà Mau, Bà Rịa – Vũng Tàu, Bình Thuận.

- Nuôi trồng thủy sản:

+ Phát triển nhanh, đặc biệt là nuôi tôm, cá à góp phần chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông thôn.

+ Các tỉnh dẫn đầu là Cà Mau, An Giang, Bến Tre.

+ Nuôi trồng thủy sản có tốc độ tăng nhanh hơn khai thác.

- Hiện nay, sản xuất thủy sản phát triển mạnh mẽ, xuất khẩu thủy sản tăng vượt bậc, thị trường mở rộng.

Bạn hỏi - Lazi trả lời

Bạn muốn biết điều gì?

GỬI CÂU HỎI
Học tập không giới hạn cùng học sinh cả nước và AI, sôi động, tích cực, trải nghiệm

Hôm nay bạn thế nào? Hãy nhấp vào một lựa chọn, nếu may mắn bạn sẽ được tặng 50.000 xu từ Lazi

Vui Buồn Bình thường
×
Trợ lý ảo Trợ lý ảo
×
Đấu trường tri thức | Lazi Quiz Challenge +500k
Gửi câu hỏi
×