Bài tập  /  Bài đang cần trả lời

Phân tích những nhân tố giao tiếp trong bài ca dao: Cày đồng đang buổi ban trưa. Mồ hôi thánh thói như mưa ruộng cày

Phân tích những nhân tố giao tiếp trong bài ca dao
Cày đồng đang buổi ban trưa
Mồ hôi thánh thói như mưa ruộng cày
ai ơi bưng bát cơm đầyđầy
Rẻo thơm một hạt đắng cay muôn phần
4 trả lời
Hỏi chi tiết
10.557
13
4
Bé mèo cute^^
17/11/2019 21:29:44
Tục ngữ cao dao là kho tàng văn học quý báu của dân tộc. Mỗi bài ca dao như một bài hát nhẹ nhàng, êm ái và ngọt ngào để đi vào tận trái tim mỗi người đọc. Im lặng một phút ta mơ màng ngân nga một bài ca đẹp, ta sẽ thấy mình như lạc vào một cõi thanh cao, yên ả, thần tiên mà cũng rất đời thường:
Cày đồng đang buổi ban trưa
Mồ hôi thánh thót như mưa ruộng cày
Ai ơi bưng bát cơm đầy
Dẻo thơm một hột, đắng cay muôn phần.
Đối với người Việt Nam chúng ta bây giờ mà nhất là xa xưa một chút thì việc cày đồng là một công việc đồng áng rất quen thuộc, không xa lạ, nên người đọc bài ca dao cũng không phải mường tượng hay suy ngẫm một hình ảnh vĩ đại, lạ lẫm nào. Cứ thế bài ca dao dắt ta vào một cuộc sống của chính ta:
Cày đồng đang buổi ban trưa
Mồ hôi thánh thót như mưa ruộng cày.
Cày đồng, công việc mệt nhọc mà người nông dân xưa phải chịu đựng không có cảnh máy cày bon bon chạy như ngày nay và cày đồng đã là mệt nhọc mà lại cày vào “buổi ban trưa” thì càng mệt gấp trăm lần. Chọn thời điểm ban trưa cày ruộng, tác giả dân gian đã khắc sâu tô đậm công việc mệt nhọc của người nông phu: làm sáng, làm chiều chưa đủ họ còn phải làm cả vào buổi trưa, thời điểm nắng nôi nóng bức và gây cho con người cảm giác khó chịu. Thường thì buổi trưa là buổi gia đình đoàn tụ ăn cơm và nghỉ trưa, sau đó mới tiếp tục làm việc, nhưng đằng này phải cày ruộng vào ban trưa nên “mồ hôi thánh thót như mưa ruộng cày”. Nắng nóng và mệt nhọc khiến những giọt mồ hôi mằn mặn cứ rơi hoài, thấm vào quần áo và “thánh thót” rơi xuống đồng. Mồ hôi rơi “thánh thót”, như thể ở trong giọt nước có sự lao lực hòa tan vào đó. Tác giả dân gian nghe thấy tiếng giọt mồ hôi rơi như “thánh thót”. Từ tượng thanh đặt ở đúng chỗ đã diễn tả được sự quan sát tinh tế mà chân thực của tác giả dân gian, vốn là những người gắn bó với đồng ruộng. Mà mồ hôi cứ rơi rơi mãi, thánh thót như “mưa ruộng cày” vừa là so sánh mồ hôi với mưa, vừa là biện pháp tu từ thậm xưng nhằm khẳng định, nhấn mạnh sự mệt nhọc vất vả của người nông dân. Những giọt mồ hôi đã rơi xuống ruộng, đất như nở hoa để cho ra bao cây lúa trĩu bông, vàng hạt, cho bát gạo ngày mùa trắng thơm, béo tròn, ngậy ngậy. Thế nhưng cầm bát cơm đó mấy ai nghĩ tới giọt mồ hôi “thánh thót như mưa ruộng cày”. Chính vì thế nên đúng trong lúc mệt nhọc vất vả nhất người lao động đã cất lên tiếng hát gửi gắm lòng mình:
Ai ơi bưng bát cơm đầy
Dẻo thơm một hột, đắng cay muôn phần.
“Ai ơi” câu hát lời nhắn nhủ sâu xa nhất. “Ai” là tất cả chúng ta, những người không thể sống thiếu được hột cơm mà lòng đất mẹ đã ban cho. Xin hãy đừng quên có bao nhiêu giọt mồ hôi, có bao nhiêu buổi cày trưa đó mới có được một bát cơm đầy trắng ngon và thơm dẻo, nên “dẻothơm” dù chỉ là một hột trong bát cơm đầy nhưng nó là bao nhiêu “đắng cay” vất vả. Một hột cơm quá bé nhỏ so với nỗi đắng cay mà người nông dân phải gánh chịu. Hơn thế nữa, “đắng cay” là bao nhiêu để có được “dẻo thơm”, “đắng cay”, “một hột” và “muôn phần” đã làm nổi bật lên hai hình ảnh tương phản rõ rệt: công lao của người nông dân kể xiết là bao để cho ta một hột cơm dẻo thơm, cung cấp cho ta nguồn sống mỗi ngày. Một người nông dân trong tất cả những người nông dân cày đồng ban trưa hay làm một công việc mệt nhọc nào khác không thở than, oán phiền mà chỉ có một ước vọng duy nhất: thành quả lao động. Không ca ngợi một cách sáo rỗng mà xuất phát từ đáy lòng biết ơn đúng như đạo lí truyền thống của dân tộc: “Ăn quả nhớ kẻ trồng cây”. Đó là ước mơ của người nông dân và tất cả chúng ta, là lời nhắc nhẹ nhàng và êm ái.

Mở khóa để xem toàn bộ nội dung trả lời

(?)
Bạn đã đạt đến giới hạn của mình. Bằng cách Đăng ký tài khoản, bạn có thể xem toàn bộ nội dung trả lời
Cải thiện điểm số của bạn bằng cách đăng ký tài khoản Lazi.
Xem toàn bộ các câu trả lời, chat trực tiếp 1:1 với đội ngũ Gia sư Lazi bằng cách Đăng nhập tài khoản ngay bây giờ
Tôi đã có tài khoản? Đăng nhập
8
5
Đỗ Dũng
17/11/2019 21:29:46
Trong kho tàng văn học Việt Nam, ca dao tục ngữ chiếm một vị trí không hề nhỏ, nó là một thể loại rất đặc trưng của dân tộc, xuất hiện lâu đời nên là một phần trong đời sống dân ta xưa, mang nội dung phản ánh chân thực, thơ bay bổng , không gò bó trong quy tắc. Có những bài ca dao đã trở nên bất hủ, nó là cái nôi nuôi nấng cho ta những ngày thơ bé từ giọng đầm ấm của người bà, người mẹ, nó thấm vào mỗi chúng ta đến khi trưởng thành, và dù có đi đâu về đâu vẫn nhớ mãi về mảnh đất này. Trong đó hẳn chẳng ai quên được những câu ca dao sau :
Cày đồng đang buổi ban trưa
Mồ hôi thánh thót như mưa ruộng cày
Ai ơi bưng bát cơm đầy
Dẻo thơm một hạt, đắng cay muôn phần.
Bài ca dao tương đối ngắn gọn, xúc tích chỉ có vỏn vẹn bốn dòng. Đây là những nỗi vất vả của người dân nước ta, quanh năm gắn bó với ruộng đồng, một nắng hai sương để làm ra hạt gạo. Vì vậy, bài ca dao này cũng giúp ta nhận thức luôn phải biết quý trọng, biết ơn, người lao động vất vả.
Trong hai câu đầu tiên, miêu tả bức tranh chân thực sự cần cù lao động, sự cực nhọc của người dân trên những thửa ruộng dài xa tít tắp, rộng là đặc trưng điển hình của một nước có nền nông nghiệp lúa nước phát triển lâu đời:
Cày đồng đang buổi ban trưa
Mồ hôi thánh thót như mưa ruộng cày
Thấy được những thứ mang tính giúp sức cho người nông dân đỡ cực nhọc khi phải làm việc trên đất ruộng khó khăn, nhưng tác giả khéo léo tô đậm lên hình ảnh con người giữa không gian bao la, và trên từng thửa ruộng khô cằn, mở ra trước mắt ta là con trâu lầm lùi bước từng bước nặng nề, những vết chân in hằn rõ trên mặt đất, người nông dân đi sau tay bám chắc cày, gò lưng vất vả, kết hợp nhịp nhàng với vật để ghi sâu lưỡi cày xuống đất, tạo ra những rãnh đất rõ ràng. Họ đều đặn với công việc của mình từ sáng sớm tinh mơ gà mới gáy, đến trưa nắng lên đỉnh đầu mới dắt trâu lững thững về. Còn đối với những ngày vào mùa, họ còn phải làm bao nhiêu công việc như làm đất, gieo mạ … đến quên cả giờ giấc, lao động thay nhau quần quật trên đồng đến tối muộn.
Thiên nhiên nước ta tuy đẹp nhưng thời tiết nước ta vốn khắc nghiệt biểu hiện theo các ngày, các tháng, các năm vừa qua lúc mưa dầm, lũ ngập, lúc nắng gắt vậy nên người lao động làm công việc ngoài trời đã khổ, người nông dân làm việc trên đồng còn khổ hơn gấp nhiều lần. Rất nhiều câu thơ, câu văn trong nhiều tác phẩm điển hình đã cùng cảm thông với vất vả cho người dân lao động:
Hạt gạo làng ta
Có bão tháng bảy có mưa tháng ba
Giọt mồ hôi sa những trưa tháng sáu
Nước như ai nấu chết cả cá cờ
Cua ngoi lên bờ mẹ em xuống cấy…”
(Hạt gạo làng ta - Trần Đăng Khoa)
Miêu tả những câu thơ này càng làm khắc sâu sự cố gắng, cực nhọc của người làm nông nghiệp. Thời điểm trưa có lẽ là lúc chân thực nhất để lột tả nỗi vất vả này. Tác giả sử dụng biện pháp so sánh trong câu thơ thứ hai, và từ tượng thanh “thánh thót” để chỉ sự rơi nhiều, nhanh như mưa vậy. Mồ hôi họ ra làm bạc hẳn cái màu áo nâu sần, rồi lặng lẽ lăn trên má thành từng dòng chảy xuống đất, giữa cái nắng mùa hè chói chang, yên ả giữa cánh đồng bao la ta nghe được tiếng giọt mồ hôi rơi. Nên đây có thể được nói đến như là việc khó khăn, nặng nhọc nhất của nhà nông. Qua câu thơ này có thể nhanh hiểu tác giả đã vận dụng biện pháp cường điệu nhưng cũng lại nhanh chóng hiểu ra đây là cách thông minh để nhằm gửi gắm vào đó sự xót xa, sự đồng cảm, trân trọng từ đáy lòng. Có lẽ để được bát gạo trắng trong kia đã phải đổi bằng vô số giọt mồ hôi.
Ai ơi bưng bát cơm đầy,
Dẻo thơm một hạt, đắng cay muôn phần.
Đây là lời nhắc nhở trọn vẹn, tưởng chừng như dễ hiểu, đơn giản nhưng đầy ẩn ý sâu sắc. Và ta cũng hiểu Hiếm ai khi cầm chén cơm trên tay lại nhớ đến người làm ra nó vất vả, cực nhọc ra sao?. Rồi có khi trời thiên tai ập đến, người ta mang trong mình bao nhiêu nỗi lo, không chỉ lo về tính mạng con người, mà còn lo về cái miếng cơm manh áo của gia đình họ đang còn ở trên cánh đồng kia, họ gian lao, cần cù suốt cả năm trời, để đánh đổi lại là sự mất trắng, rồi cả khi mưa lớn, hạn hán mất mùa họ cũng chẳng quản hi sinh thân mình làm mọi biện pháp giúp cây lúa chống hạn, chống úng… ai thấu được nỗi khổ này?. Nên có thể nói được vụ mùa cũng phải phụ thuộc rất nhiều vào thời tiết. Khi bưng chén cơm thơm dẻo, đầy kia chính là lúc thích hợp để nói lên lời này. Để khắc sâu trong tâm khảm chúng ta về cái nỗi cực khổ của người nông dân làm ra hạt gạo khó vô cùng, có khi phải đánh đổi bằng hàng bao nhiêu mồ hôi, thậm chí nước mắt đắng cay.
Bài ca dao nó không xa rời với cuộc sống mà nó gắn bó ngay từ cái nhỏ nhất, mang trong mình đầy bài học được đúc kết cẩn thận. Bài ca dao này nhắc chúng ta phải biết sống có tình người, luôn sống cho trọn ân nghĩa. Biết cảm thông, trân trọng, yêu quý người lao động vất vả làm ra những thứ ý nghĩa cho xãhội. Được thành quả phải luôn biết nhớ người làm ra nó. Đừng sống như những kẻ vô ơn, không biết nhớ biết quý trọng họ.
Đạo lý “ăn quả nhớ kẻ trồng cây” cũng được đề cập đến, nó luôn đúng, nó là cội nguồn đạo lý tuyệt vời của dân tộc. Dù ở đâu, làm gì lòng kính trọng, nhớ ơn cũng là sự cần thiết trong mỗi nhân cách của con người, làm xã hội đi lên.
Ngày nay, những câu chuyện về truyền thống uống nước nhớ nguồn vẫn đang và đã và sẽ được kể mãi trong cộng đồng, và đang có rất nhiều những tấm gương xung quanh ta, nó vẫn diễn ra hàng ngày, dễ tìm, dễ thấy. Những biểu hiện của nó là sự trân trọng và biết ơn sâu sắc, biết bảo vệ, phát huy giá trị cao quý của đạo lý này. Những hành động đi ngược lại với nó cần được lên án và phê phán, toàn xã hội chung tay nâng cao trách nhiệm giáo dục. Để cho nó mãi ngời sáng, luôn luôn là suối nguồn đạo đức chảy mãi đến thế hệ sau.
3
4
Kilala Trương
17/11/2019 21:30:15
Ca dao vốn là thể thơ của tầng lớp bình dân. Mặc dầu vậy, những hạt ngọc của ca dao, dù mang tính đại chúng: sử dụng các thủ pháp nghệ thuật dân gian, nhưng vẫn đạt tới trình độ thơ hiện đại. Ý tứ thâm sâu mà âm điệu thơ vẫn bay bổng, chất thơ vẫn giàu sức tinh tế. Người viết muốn nói đến bài ca dao:
“Cày đồng đang buổi ban trưa
Mồ hôi thánh thót như mưa ruộng cày
Ai ơi bưng bát cơm đầy
Dẻo thơm một hạt đắng cay muôn phần.”
Có ý kiến cho rằng, bài ca dao được dịch từ bài “Bừa lúa” của tác giả Lí Thân đời Đường, Trung Quốc. Người viết không nghĩ thế. Có lẽ do sự tương đồng về văn hóa - cả hai nước đều là nền nông nghiệp lúa nước - nên tứ thơ của hai bài có sự tương đồng. Ở đây, nếu có chăng thì đó chỉ là sự kế thừa, nhưng đã có sự tiếp biến lớn lao. Hai bài, tứ thơ dù tương đồng, nhưng rõ ràng, bài ca dao này mang âm điệu Việt hoàn toàn (bài thơ của Lí Thân viết theo thể ngũ ngôn). Cả ngôn ngữ thơ, chất thơ, cũng như những thủ pháp nghệ thuật của bài ca này hoàn toàn đậm chất Việt. Người viết không nhằm tranh luận, bài ca dao là của Trung Quốc hay của ta. Chỉ muốn nói một điều rằng, từ hàng trăm năm nay, bài ca dao đã trở nên vô cùng gần gũi với đời sống của nhân dân lao động Việt Nam, nó mang “hơi thở” và “tâm tư” của người Việt, thì hẳn nó đã là ca dao của Việt Nam rồi.
Bài ca dao mở đầu bằng hai câu:
“Cày đồng đang buổi ban trưa
Mồ hôi thánh thót như mưa ruộng cày”
Công việc đồng áng vào ngày mùa phải bận rộn lắm, thế nên mới cày giữa trưa. Và cày giữa trưa, trời nắng hẳn phải cực nhọc lắm. Vì vậy “mồ hôi thánh thót” cũng là điều hiển nhiên thôi. Nhưng mà “thánh thót như mưa ruộng cày” thì đích thị là nói phóng đại rồi. Cái tài của phép phóng đại là người nghe biết mà vẫn nghe, vẫn tin, vẫn đồng cảm vì nó có cơ sở thực tế. Bởi giữa trưa, trời nắng nóng, hẳn phải là thời gian nghỉ ngơi, nhưng đây lại phải cày cho kịp việc. Thế thì đem sự cực nhọc ấy mà nói “mồ hôi thánh thót như mưa ruộng cày” là điều dễ dàng đồng cảm. Chỉ nói như thế may ra mới nói hết được sự vất vả, cực nhọc, lao lực của người nông dân lúc này.
Và ngay cái lúc cày đồng giữa trưa này đây, một giá trị về cuộc sống, giá trị về lao động được vỡ lẽ. Người nông dân thấm thía và nhận ra chân giá trị lớn lao của lao động. Để có được bát cơm, có được cái ăn thì phải lao động cực nhọc như thế này đây. Cái giá trị lớn lao của bài ca là ở đây. Một bài học về giá trị lao động có lẽ không chỉ dành riêng cho dân cày, mà dành cho tất cả mọi ngành nghề lao động. Cần phải biết nâng niu, quí trọng thành quả của lao động. Thế mới biết, vì sao người ta lại giáo dục con em bằng giáo dục lao động.
Điều cần nói thêm ở đây là: để làm nên lập luận vững chắc cho phép so sánh -phóng đại ở câu thứ hai, tác giả dân gian đã sử dụng rất tài tình từ láy “thánh thót”. Từ láy giàu tính gợi hình và đậm chất Việt này được đặt thật đúng chỗ, khiến cho sự cực nhọc, vất vả được phóng đại hóa một cách sinh động. Vì vậy khi so sánh “mồ hôi thánh thót như mưa ruộng cày” thì phép so sánh - phóng đại trở nên hợp lý về nghĩa, và cấu trúc của câu thơ cũng trở nên uyển chuyển. Bởi thế, câu thơ vừa đậm chất dân gian lại vừa tinh tế, giàu chất thơ hiện đại.
Thấm thía bài học về giá trị lao động người nông dân thốt lên:
“Ai ơi bưng bát cơm đầy
Dẻo thơm một hạt đắng cay muôn phần.”
Hai câu kết chính là lời tự khuyên mình, đồng thời cũng chính là lời khuyên dành cho mọi người, cần phải nhớ lấy và cần phải biết quí trọng thành quả của lao động. Rõ ràng, đây là lời khuyên mang sức lay động rất mạnh mẽ. Nó lay động bởi sự có sự kết hợp cả lí và tình. Người nghe không chỉ bị thuyết phục về mặt ý thức mà còn bị thuyết phục cả về tình cảm. Nói nó có lí bởi có hai câu đầu làm cơ sở lí luận, minh chứng cho lời khuyên. Nói nó có tình bởi sự chân thành về tình cảm trong cách diễn đạt, sử dụng ngôn từ và âm điệu. Lí và tình quyện chặt nhau tạo nên sức lay động, sức lang tỏa mạnh mẽ cho bài ca dao. Hai câu kết đồng thời khẳng định chân giá trị của lao động đã nêu ở hai câu đầu.
Sự đặc sắc làm nên giá trị cho bài ca dao còn nằm ở câu kết. Câu kết của bài ca rất độc đáo, gồm hai vế đối nhau: “dẻo thơm một hạt” đối với “đắng cay muôn phần” tạo nên hai vế đối rất chỉnh (chỉnh về ý và cả từ loại). Ở câu kết, chúng ta còn gặp lại lối nói phóng đại. “Dẻo thơm một hạt” mà lại “đắng cay muôn phần”! Như vậy, câu kết vừa đối vừa phóng đại, lối nói phóng đại được lồng vào trong phép đối mà sao câu ca không hề gợn chút gì trúc trắc, ngược lại nó tạo nên sức nặng, sự âm vang trong lòng người.
Phải khẳng định rằng, bài ca dao là một viên ngọc lấp lánh trong kho tàng ca dao - dân ca Việt Nam. Kết cấu vô cùng chặt chẽ, đồng thời lại mang trong mình những giá trị nghệ thuật tiêu biểu của dân gian. Ngôn ngữ cứ tự nhiên, bình dị mà lại tinh tế và giàu sức sáng tạo của thơ hiện đại. Âm điệu mượt mà nhưng lời thơ vẫn giàu chất trí tuệ. Nó cứ tự nhiên mà ngấm vào lòng người. Nó như lời tâm tình của ông dành cho cháu, của cha dành cho con về bài học giá trị lao động.
Một bài ca không cần đọc nhiều mà vẫn thuộc lòng. Một bài ca mang trên mình sự lấp lánh của văn hóa Việt, hẳn nó sẽ mãi đồng hành với dân ta trong suốt quá trình phát triển của lịch sử.
1
0
Nhung Vũ Thị Thanh
27/09/2021 10:37:03
Tục ngữ cao dao là kho tàng văn học quý báu của dân tộc. Mỗi bài ca dao như một bài hát nhẹ nhàng, êm ái và ngọt ngào để đi vào tận trái tim mỗi người đọc. Im lặng một phút ta mơ màng ngân nga một bài ca đẹp, ta sẽ thấy mình như lạc vào một cõi thanh cao, yên ả, thần tiên mà cũng rất đời thường:
Cày đồng đang buổi ban trưa
Mồ hôi thánh thót như mưa ruộng cày
Ai ơi bưng bát cơm đầy
Dẻo thơm một hột, đắng cay muôn phần.
Đối với người Việt Nam chúng ta bây giờ mà nhất là xa xưa một chút thì việc cày đồng là một công việc đồng áng rất quen thuộc, không xa lạ, nên người đọc bài ca dao cũng không phải mường tượng hay suy ngẫm một hình ảnh vĩ đại, lạ lẫm nào. Cứ thế bài ca dao dắt ta vào một cuộc sống của chính ta:
Cày đồng đang buổi ban trưa
Mồ hôi thánh thót như mưa ruộng cày.
Cày đồng, công việc mệt nhọc mà người nông dân xưa phải chịu đựng không có cảnh máy cày bon bon chạy như ngày nay và cày đồng đã là mệt nhọc mà lại cày vào “buổi ban trưa” thì càng mệt gấp trăm lần. Chọn thời điểm ban trưa cày ruộng, tác giả dân gian đã khắc sâu tô đậm công việc mệt nhọc của người nông phu: làm sáng, làm chiều chưa đủ họ còn phải làm cả vào buổi trưa, thời điểm nắng nôi nóng bức và gây cho con người cảm giác khó chịu. Thường thì buổi trưa là buổi gia đình đoàn tụ ăn cơm và nghỉ trưa, sau đó mới tiếp tục làm việc, nhưng đằng này phải cày ruộng vào ban trưa nên “mồ hôi thánh thót như mưa ruộng cày”. Nắng nóng và mệt nhọc khiến những giọt mồ hôi mằn mặn cứ rơi hoài, thấm vào quần áo và “thánh thót” rơi xuống đồng. Mồ hôi rơi “thánh thót”, như thể ở trong giọt nước có sự lao lực hòa tan vào đó. Tác giả dân gian nghe thấy tiếng giọt mồ hôi rơi như “thánh thót”. Từ tượng thanh đặt ở đúng chỗ đã diễn tả được sự quan sát tinh tế mà chân thực của tác giả dân gian, vốn là những người gắn bó với đồng ruộng. Mà mồ hôi cứ rơi rơi mãi, thánh thót như “mưa ruộng cày” vừa là so sánh mồ hôi với mưa, vừa là biện pháp tu từ thậm xưng nhằm khẳng định, nhấn mạnh sự mệt nhọc vất vả của người nông dân. Những giọt mồ hôi đã rơi xuống ruộng, đất như nở hoa để cho ra bao cây lúa trĩu bông, vàng hạt, cho bát gạo ngày mùa trắng thơm, béo tròn, ngậy ngậy. Thế nhưng cầm bát cơm đó mấy ai nghĩ tới giọt mồ hôi “thánh thót như mưa ruộng cày”. Chính vì thế nên đúng trong lúc mệt nhọc vất vả nhất người lao động đã cất lên tiếng hát gửi gắm lòng mình:
Ai ơi bưng bát cơm đầy
Dẻo thơm một hột, đắng cay muôn phần.
“Ai ơi” câu hát lời nhắn nhủ sâu xa nhất. “Ai” là tất cả chúng ta, những người không thể sống thiếu được hột cơm mà lòng đất mẹ đã ban cho. Xin hãy đừng quên có bao nhiêu giọt mồ hôi, có bao nhiêu buổi cày trưa đó mới có được một bát cơm đầy trắng ngon và thơm dẻo, nên “dẻothơm” dù chỉ là một hột trong bát cơm đầy nhưng nó là bao nhiêu “đắng cay” vất vả. Một hột cơm quá bé nhỏ so với nỗi đắng cay mà người nông dân phải gánh chịu. Hơn thế nữa, “đắng cay” là bao nhiêu để có được “dẻo thơm”, “đắng cay”, “một hột” và “muôn phần” đã làm nổi bật lên hai hình ảnh tương phản rõ rệt: công lao của người nông dân kể xiết là bao để cho ta một hột cơm dẻo thơm, cung cấp cho ta nguồn sống mỗi ngày. Một người nông dân trong tất cả những người nông dân cày đồng ban trưa hay làm một công việc mệt nhọc nào khác không thở than, oán phiền mà chỉ có một ước vọng duy nhất: thành quả lao động. Không ca ngợi một cách sáo rỗng mà xuất phát từ đáy lòng biết ơn đúng như đạo lí truyền thống của dân tộc: “Ăn quả nhớ kẻ trồng cây”. Đó là ước mơ của người nông dân và tất cả chúng ta, là lời nhắc nhẹ nhàng và êm ái.

Bạn hỏi - Lazi trả lời

Bạn muốn biết điều gì?

GỬI CÂU HỎI
Học tập không giới hạn cùng học sinh cả nước và AI, sôi động, tích cực, trải nghiệm

Hôm nay bạn thế nào? Hãy nhấp vào một lựa chọn, nếu may mắn bạn sẽ được tặng 50.000 xu từ Lazi

Vui Buồn Bình thường

Học ngoại ngữ với Flashcard

×
Trợ lý ảo Trợ lý ảo
×
Gia sư Lazi Gia sư