“Không ai tắm hai lần trên một dòng sông” là câu nói của triết gia Hy Lạp cổ đại Heraclitus với hàm ý rằng vạn vật trên thế giới luôn luôn vận động và không ngừng thay đổi, không có thứ gì tồn tại lâu hơn một khoảnh khắc.
Tư tưởng này có vẻ dễ hiểu. Giả sử, ở lần tắm thứ nhất, có một đám bèo lục bình nổi trên mặt nước ở vị trí A, thì đến lần tắm thứ 2, đám bèo đó có thể trôi đến vị trí B.
Đó là chưa kể đến khả năng, giữa hai lần tắm, bờ sông có thể bị sạc lở hoặc bồi đắp thêm do tác động của nước.
Và hàm ý của Heraclitus là, dòng sông ở lần tắm thứ nhất và dòng sông ở lần tắm thứ hai là hai dòng sông khác nhau !
Nếu chiếu theo ý của Heraclitus, thì những hành động như câu “Qua nửa đời phiêu dạt, con lại về úp mặt vào sông quê” sẽ không thể thực hiện được bởi vì dòng sông thời thơ ấu đó đâu còn tồn tại. Tương tự như vậy, phát biểu “Sông Niles là dòng sông dài nhất thế giới” cũng sẽ sai và phải thế này mới đúng: “Sông Niles đã từng là dòng sông dài nhất thế giới”.
Nếu áp dụng hàm ý của Heraclitus vào con người thì sẽ thế nào? Nếu bạn không may bị tai nạn và mất một cánh tay, khi đó bạn có còn là bạn nữa hay không? Hoặc em có còn là em của ngày hôm qua nữa hay không nếu như em đi phẫu thuật thẩm mỹ?
Diện mạo ca sĩ Đức Phúc thay đổi đáng kể sau phẫu thuật thẩm mỹ. Nếu xét kĩ hơn, chẳng cần những thay đổi to tát như cụt tay hay phẫu thuật thẩm mỹ, bản thân cơ thể chúng ta lúc nào cũng có sự thay đổi. Các tế bào trên cơ thể của chúng ta liên tục chết đi và bị thay thế bởi các tế bào mới. Như vậy, mỗi khoảnh khắc trôi qua, chúng ta đã trở thành một người khác.
Nếu như vậy thì, tôi có thể thoải mái phạm tội bởi vì người có tội chỉ tồn tại ngay lúc phạm tội đó thôi. Nghe thật kì cục phải không?
Nhưng nếu muốn tránh được sự kì cục này, ta phải tư duy rõ ràng được, khi nào thì một người vẫn còn là chính người đó, hay một vật vẫn còn là chính nó. Bạn đã bao giờ thử nghĩ đến vấn đề này chưa?
- Mối quan hệ giữa vật chất và ý thức
- ‘Không ai tắm hai lần trên một dòng sông’ nghĩa là gì?
- Bài 3: Trung bình và trung vị
- Bài 9: Điều kiện cần và đủ
- Bài 4: Các số đo thể hiện độ biến động của dữ liệu
Next »