Bài tập  /  Bài đang cần trả lời

Viết bài văn nêu cảm nhận của em về tình cảm của bé Thu đối với người cha trong đoạn trích "Chiếc lược ngà"

Viết bài văn nêu cảm nhận của em về tình cảm của bé Thu đối với người cha trong đoạn trích "Chiếc lược ngà"
2 Xem trả lời
Hỏi chi tiết
494
1
2
Nguyễn Minh Vũ
23/11/2019 21:48:58
Đối với nhân dân ta, tình cảm gia đình luôn là thứ tình cảm thiêng liêng, đẹp đẽ nhất. Trong những năm tháng chiến tranh, gia đình phải chia lìa thì tình cảm ấy lại càng thiêng liêng, đáng trân trọng hơn. Trong truyện ngắn Chiếc lược ngà của nhà văn Nguyễn Quang Sáng, tình phụ tử thiêng liêng sâu nặng được thể hiện vô cùng chân thực và cảm động, làm thổn thức trái tim biết bao thế hệ bạn đọc.
Câu chuyện kể về cha con ông Sáu sau hơn tám năm xa cách mới có cơ hội gặp lại nhau, chỉ vì vết thẹo dài trên mặt ông Sáu mà bé Thu kiên quyết không nhận ba. Những ngày sau đó Thu luôn thờ ơ với ông. Khi nhận ra ba thì cũng là lúc ông phải lên đường trở về đơn vị. Những ngày ở khu căn cứ, ông Sáu dốc sức làm chiếc lược ngà như đã hứa với con, nhưng ông đã hi sinh trước khi trao món quà ấy cho bé Thu.
Nghe theo tiếng gọi của tổ quốc lên đường nhập ngũ, những ngày ở chiến trường ông da diết nhớ gia đình đặc biệt là cô con gái nhỏ. Sau bao năm xa cách, ông được trở về nhà thăm gia đình, ông khao khát gặp con và được nghe tiếng con gọi mình là ba. Bởi vậy, khi về gần đến nhà, thoáng thấy bóng con, không chờ xuồng cập bến ông đã vội vàng nhảy lên bờ, tiếng ông gọi con thật tha thiết, thân thương: Thu! Con. Nhưng ngược lại với mong đợi của ông, đứa con ngơ ngác, hốt hoảng rồi bỏ chạy. Thật đáng thương cho tình cảnh của ông, đôi tay ông buông thõng xuống như bị gãy. Suốt ba ngày nghỉ phép ông ở nhà cùng con để vun đắp tình cảm với mong mỏi con sẽ cất tiếng gọi ba. Nhưng ông càng cố gắng bao nhiêu thì nó lại càng tìm cách đẩy ông ra xa bấy nhiêu. Bị con cự tuyệt lòng ông xao xác buồn, nhưng ông không trách con, chỉ buồn vì chiến tranh chia cắt mà gia đình ông phải chịu tình cảnh éo le. Giờ phút lên đường, ông muốn chạy lại ôm con lần cuối, nhưng vì sợ con cự tuyệt nên ông chỉ nhìn Thu từ xa. Và khi ông nghe tiếng con gọi “ba” ông đã xúc động mà bật khóc “không muốn cho con thấy mình khóc, anh Sáu một tay ôm con, một tay rút khăn lau nước mắt, rồi hôn lên mái tóc của con”. Đó là giọt nước mắt hạnh phúc gắn với tình yêu thương con sâu nặng. Tình cảm sâu nặng của anh với con còn được tác giả thể hiện đầy cảm động khi ông ở khu căn cứ. Vẫn khắc ghi lời con dặn, khi tìm được mảnh ngà, ông kì công mài thành lược cho con: “Những lúc rỗi, anh cưa từng chiếc răng lược, thận trọng, tỉ mỉ và cố công như người thợ bạc”. Bao nhiêu tình yêu thương con ông dồn cả vào việc làm chiếc lược và khắc dòng chữ đầy yêu thương: “Yêu nhớ tặng Thu con của ba”. Cây lược ngà chính là kết tinh của tình phụ tử mộc mạc, đơn sơ mà đậm sâu. Nhưng chiến tranh lại một lần nữa cướp đi cơ hội ông được gặp con, trong một trận càn lớn, ông bị thương nặng và hi sinh. Trước khi mất ông không đủ sức trăng trối điều gì nhưng tình cha con thì không thể chết, bằng chút sức lực ông lấy chiếc lược trao lại cho người đồng đội. Nó là sự ủy thác, là ước nguyện thiêng liêng của tình phụ tử.
Đối với bé Thu, tình yêu thương cha cũng được thể hiện thật đặc biệt. Thoạt đầu, khi thấy ông Sáu gọi mình là con, có những hành động vồ vập, bé Thu tỏ ra lảng tránh, lạnh nhạt, xa cách ông. Dù trong ba ngày, ông Sáu tìm mọi cách để thân thiết với con, nhưng Thu lại tìm mọi cách để đẩy ông ra. Thu nhìn cha bằng cặp mắt xa lạ và cảnh giác, nhất quyết không chịu gọi ba, dù mẹ đã có lần nhắc nhở. Sự bướng bỉnh ấy thể hiện rõ nhất khi anh Sáu gắp cho nó cái trứng cá, nó đã hất văng ra khỏi chén cơm. Đây là hành động mang tính chất quyết liệt, cự tuyệt mọi quan tâm, chăm sóc của anh Sáu. Bị cha nổi giận đánh vào mông, bé Thu không khóc nó bỏ dở bữa cơm và bỏ sang nhà ngoại ở. Những cử chỉ, hành động đó của bé Thu không đáng trách hoàn toàn, vì Thu còn nhỏ, chưa hiểu hết những tàn phá mà chiến tranh gây ra với con người. Đồng thời thái độ đó của em cũng cho thấy một tình yêu thương cha mãnh liệt sâu sắc, em chỉ nhận cha khi người đó giống với trong bức ảnh chụp chung với má. Ngoài ra, em sẽ không nhận bất cứ ai làm cha của mình. Cái ương ngạnh, bướng bỉnh của em cũng thể hiện tình yêu thương cha sâu nặng, tha thiết.
Mọi nghi ngờ của em chỉ được giải tỏa khi nghe những lời bà giải thích. Đồng thời đó cũng là lúc tình cảm phụ tử bùng lên mãnh liệt trong em, nhất là buổi sáng em về nhà, nhìn ba đang đón tiếp mọi người, chỉ dám đứng từ xa nhìn ba, không dám đến gần người mà em vô cùng mong nhớ yêu thương. Nhưng giây phút anh Sáu chuẩn bị đi, bao nhiêu tình cảm dồn nén bấy lâu nay được bung ra quyết liệt, tiếng gọi ba: Ba…a…a…ba! Tiếng kêu của nó như tiếng xé, xé tan sự im lặng, xé cả ruột gan mọi người, nghe thật xót xa và tiếng nói hòa trong tiếng khóc nức nở: “Ba! Không cho ba đi nữa! Ba ở nhà với con”. Tất cả mọi người đều vô cùng xúc động và thương cảm cho hoàn cảnh éo le của hai cha con. Những lời níu kéo của bé Thu cũng không thể níu giữ anh Sáu ở lại. Khoảnh khắc hạnh phúc của hai cha con thật ngắn ngủi, điều ấy càng khắc đậm sâu hơn những khắc nghiệt và éo le mà chiến tranh gây ra.
Tạo nên tự thành công cho tác phẩm, trước hết là ở việc Nguyễn Quang Sáng đã lựa chọn một tình huống truyện tự nhiên, hợp lí. Nghệ thuật miêu tả tâm lí nhân vật chân thực, sâu sắc và cảm động. Ngôn ngữ đậm dấu ấn Nam Bộ, giàu cảm xúc. Tất cả những yếu tố đó đã góp phần tạo nên thành công cho tác phẩm.
Chiếc lược ngà là câu chuyện cảm động về tình cha con trong hoàn cảnh chiến tranh ác liệt. Tác phẩm là bài ca ca ngợi tình cảm gia đình trong hoàn cảnh chiến tranh éo le, chính trong hoàn cảnh này tình cảm gia đình lại càng thiêng liêng và đáng trân trọng hơn bao giờ hết. Mỗi chúng ta cũng cần phải yêu quý, giữ gìn và bảo vệ tình cảm thiêng liêng, đẹp đẽ này.

Mở khóa để xem toàn bộ nội dung trả lời

(?)
Bạn đã đạt đến giới hạn của mình. Bằng cách Đăng ký tài khoản, bạn có thể xem toàn bộ nội dung trả lời
Cải thiện điểm số của bạn bằng cách đăng ký tài khoản Lazi.
Xem toàn bộ các câu trả lời, chat trực tiếp 1:1 với đội ngũ Gia sư Lazi bằng cách Đăng nhập tài khoản ngay bây giờ
Tôi đã có tài khoản? Đăng nhập
0
0
Bộ Tộc Mixi
23/11/2019 21:51:36
Tình cảm gia đình là một đề tài quan trọng của văn học Việt Nam thời kì kháng chiến chống Mĩ cứu nước. Khai thác mảng đề tài này, Nguyễn Quang Sáng đã có một số tác phẩm đặc sắc như "Chiếc lược ngà", "Bông cẩm thạch",.. Trong đó, "Chiếc lược ngà" tạo được nhiều ấn tượng hơn cả. Một trong những yếu tố làm nên thành công của tác phẩm là nhà văn đã xây dựng thành công nhân vật chính - nhân vật bé Thu - một cô bé cá tính, đáng yêu và có tình yêu ba tha thiết.
"Chiếc lược ngà" ra đời năm 1966 rồi được đưa vào tập truyện cùng tên (Chiếc lược ngà) của Nguyễn Quang Sáng. Câu chuyện được xây dựng trên một tình huống hiểu lầm tạo nhiều bất ngờ cảm động: Anh Sáu đi kháng chiến chống Pháp từ khi đứa con duy nhất của anh chưa đầy một tuổi. Từ đó hai ba con chưa hề gặp lại nhau, cho đến khi kháng chiến kết thúc, anh trở vể, đứa con gái tám tuổi không chịu nhận ba. Trong ba ngày ở nhà, bằng đủ mọi cách mà con bé vẫn không chịu gọi lấy một tiếng ba. Đến lúc phải ra đi nhận nhiệm vụ mới, bé Thu mới gọi anh bằng ba. Thật bất ngờ. Thì ra, nó không chịu nhận ba là vì vết thẹo trên má đã khiến anh không còn giống như trong bức ảnh chụp ngày cưới. Con bé chỉ gọi ba khi bà ngoại giải thích cho nó rõ điều này. Giây phút anh nghe được tiếng gọi mà anh chờ đợi đã bao năm ấy cũng là lúc cha con xa nhau. Anh Sáu hứa sẽ mang về tặng con một cây lược. Những ngày chiến đấu trong rừng, anh Sáu cặm cụi làm chiếc lược bằng ngà cho con gái. Chiếc lược đã làm xong nhưng chưa kịp trao cho con gái thì anh hi sinh.
Nhân vật cô bé tám tuổi ấy là Thu, mới có tám tuổi nhưng cô đã bướng bỉnh, gan góc và rất có cá tính. Trong tâm hồn trẻ thơ của bé Thu, chỉ có duy nhất hình ảnh một người ba mà nó biết qua bức ảnh chụp với má ngày cưới. Nó nhất quyết không chịu nhận ông Sáu là ba dù cả nhà - trong đó có bà nội - thừa nhận điều đó. Họ đón ông với tất cả tấm lòng chân thành, yêu thương của con người Nam Bộ. Chẳng những thế, ông còn vô cùng xúc động khi gặp nó. Nhưng bỏ qua tất cả, Thu vẫn hét lên sợ hãi khi ông Sáu lập cập đến với nó và lắp bắp gọi: "Thu! Ba đây con...". Có điều đó bởi Thu thấy ba nó trong bức ảnh không hề có vết thẹo trên má còn người cứ gọi nó là con, bắt nó gọi bằng ba bây giờ lại có vết thẹo dài trên má.
Không chỉ vậy, qua nhiều chi tiết miêu tả hành động của bé Thu Nguyễn Quang Sáng vừa thể hiện được tính cách đặc biệt của cô bé vừa tỏ ra rất am hiểu tâm lí trẻ thơ. Khi mẹ yêu cầu "mời ba vô ăn cơm", Thu gọi "trổng" "vô ăn cơm". Nồi cơm sôi, không tự chắt được con bé nhất quyết không chịu gọi ba để được giúp đỡ. Nó tìm mọi cách chăt nước không cần nhờ vả. Đặc biệt, tính cách rắn rỏi, ngang bướng vô cùng trẻ con của Thu được thể hiện qua chi tiết bé hất đổ cả chén cơm khi anh Sáu gắp cho nó cái trứng cá. Bị ba đánh, tưởng đâu "con bé sẽ lăn ra khóc, sẽ giẫy, sẽ đạp đổ cả mâm cơm, hoặc sẽ chạy vụt đi. Nhưng không, nó ngồi im, đầu cúi gằm xuống. Nghĩ thế nào nó cầm đũa, gắp lại cái trứng cá để vào chén, rồi lặng lẽ đứng dậy, bước ra khỏi mâm.". Đành rằng trẻ con chỉ tin vào những gì chúng thấy, đành rằng bé Thu không thể biết được sự ác nghiệt của bom đạn là thế nào, và nó có cách suy nghĩ theo kiểu trẻ con của nó, nhưng phải thừa nhận rằng cô bé này có một cá tính mạnh mẽ. Sự bướng bỉnh, gan góc đến kì lạ cùa bé Thu đã trở thành tiền đề để sau này trở thành lòng dũng cảm, sự lanh lợi của cô giao liên Thu.
Nhưng nếu chỉ dừng lại ở đó, Thu cùng "Chiếc lược ngà" sẽ nằm lẫn vào vô vàn tác phẩm khác viết cho thiếu nhi. Điều khiến nhân vật cùng tác phẩm đi xa hơn trong lòng người đọc là ở chỗ bé Thu có một tình yêu ba nồng nàn, tha thiết.
Cô bé không nhận ba bởi cô hiểu nhầm về vết sẹo trên mặt ba. Cô đã nghĩ rằng "người ta" mang đến cho mình một người "ba giả"! Và vì thế, Thu càng phản đối quyết liệt người "ba giả" ấy bao nhiêu càng thể hiện cô bé yêu ba mình bấy nhiêu. Cái tình yêu ấy thật sâu sắc: nó chỉ có một, không thể chia sẻ cho bất kì ai khác, ngay cả khi đó là người được tất cả mọi người thừa nhận là ba của nó, là người yêu thương và quan tâm đến nó rất chân thành.
Khi biết rằng ông Sáu là ba thật của mình, và vết sẹo trên mặt ông là do thằng Mĩ gây nên, buổi sáng cuối cùng trong những ngày phép của ba "Con bé như bị bỏ rơi, lúc đứng vào góc nhà, lúc đứng tựa của và cứ nhìn mọi người đang vây quanh ba nó, vẻ mặt của nó có cái gì hơi khác, nó không bướng bỉnh hay nhăn mày cau có nữa, vẻ mặt nó sẩm lại buồn rầu, cái vẻ buồn trên gương mặt ngây thơ của con bé trông rất dễ thương. Với đôi mi dài uốn cong, và như không bao giờ chớp, đôi mắt nó như to hơn, cái nhìn của nó không ngơ ngác, không lạ lùng, nó nhìn với vẻ nghĩ ngợi sâu xa. " Không hiểu con bé "nghĩ ngợi sâu xa" điều gì, chỉ biết rằng khi ông Sáu buồn rầu quay lại nhìn nó - không dám lại gần sợ nó lại bỏ chạy như lần trước - nói: "Ba đi nghe con" thì nó bất ngờ lao đến thét lên: Ba., a... a...ba! Rồi ôm chặt lấy ông nức nở "Con không cho ba đi". Đến đây, người đọc mới vỡ lẽ ra rằng Thu thèm được gọi ba như thế nào. "Tiếng kêu của nó như tiếng xé, xé sự im lặng và xé cả ruột gan mọi người, nghe thật xót xa. Đó là tiếng "ba" mà nó cố đè nén trong bao nhiêu năm nay, tiếng "ba" như vỡ tung ra từ đáy lòng nó, nó vừa kêu vừa chạy xô tới, nhanh như một con sóc, nó chạy thót lên và dang hai tay ôm chặt lấy cổ ba nó.". Bé Thu là đứa trẻ giàu tình cảm. Thái độ của bé Thu với ba bây giờ trái ngược trong những ngày đầu khi ông Sáu về thăm nhà. Song, trái ngược mà vẫn nhất quán. Vì quá yêu ba, quá khao khát được có ba nên khi nhận định không phải ba nó thì nó nhất định không chịu nhận, nhất định không gọi "ba" lấy một tiếng. Cho nên, khi tiếng gọi như xé kia cất lên ta thấy nó thiêng liêng vô cùng. Tiếng gọi ấy càng trở nên thiêng liêng, quý giá bởi đón chờ nó là cả tấm lòng cao đẹp, thương yêu con vô hạn của người cha.
Trong quá trình thể hiện diễn biến tâm lí nhân vật bé Thu có một chi tiết vô cùng quan trọng: chi tiết cái thẹo. Chính cái thẹo là nguyên nhân gây ra những hiểu lầm trong tình cảm của cha con mà Thu dành cho ba. Cái thẹo là vết thương mà giặc Mĩ gây ra cho ba Thu. Sự chia cắt gia đình không chỉ riêng gia đình bé Thu mà còn hàng triệu gia đình người Việt cũng là do giặc Mĩ gây ra. Thấu hiểu sâu sắc điều đó, sau này, Thu đã trở thành một nữ giao liên dũng cảm, can đảm. Cô đã quyết tâm tiếp bước con đường cha cô đã đi để đánh đuổi kẻ thù của gia đình, kẻ thù của dân tộc.
Xây dựng nhân vật bé Thu - một cô bé bướng bỉnh, cá tính nhưng có tình cảm yêu ba tha thiết cảm động - Nguyễn Quang Sáng đã tỏ ra rất am hiểu tâm lí trẻ thơ bởi vậy nhà văn đã tạo nên được một nhân vật trẻ thơ thực sự sống động gây nhiều niềm xúc động sâu xa trong lòng người đọc. Bên cạnh đó, tác phẩm đã tạo nên một tình huống hiểu lầm độc đáo mà chi tiết quan trọng nhất là chi tiết cái thẹo. Chi tiết này có giá trị giống như một "cái bóng" trong "Chuyện người con gái Nam Xương" của Nguyễn Dữ hay "chiếc lá cuối cùng" trong truyện ngắn cùng tên của Ô Hen-ri,...
Nhân vật bé Thu trong "Chiếc lược ngà" của Nguyễn Quang Sáng đã để lại trong lòng người đọc những ấn tượng sâu sắc bởi một tính cách đặc biệt khó có thể nhầm lẫn. Nhân vật này đã góp phần tạo nên giá trị nhân văn sâu sắc cho tác phẩm. Và vì vậy, cùng với tác phẩm, nhân vật bé Thu đã giành được một vị trí riêng trong lòng độc giả yêu truyện ngắn Việt Nam.

Bạn hỏi - Lazi trả lời

Bạn muốn biết điều gì?

GỬI CÂU HỎI
Học tập không giới hạn cùng học sinh cả nước và AI, sôi động, tích cực, trải nghiệm

Hôm nay bạn thế nào? Hãy nhấp vào một lựa chọn, nếu may mắn bạn sẽ được tặng 50.000 xu từ Lazi

Vui Buồn Bình thường
×
Trợ lý ảo Trợ lý ảo
×
Đấu trường tri thức | Lazi Quiz Challenge +500k
Gửi câu hỏi
×