LH Quảng cáo: lazijsc@gmail.com

Bài tập  /  Bài đang cần trả lời

Cảm nhận của em về vẻ đẹp người tráng sĩ thời trần qua bài thơ sau

Cảm nhận của em về vẻ đẹp người tráng sĩ thời trần qua bài thơ sau
múa giáo non sông trải mấy thu
Ba quân khi mạnh nước trôi trâu
Công danh nam tử còn vương nợ 
Luống thẹn tai nghe chuyện vũ hầu
1 trả lời
Hỏi chi tiết
307
1
0
người vô tình
27/11/2019 18:22:32
Bài thơ ra đời trong khoảng thời gian dân tộc ta đang sục sôi khí thế chống quân Mông - Nguyên lần thứ hai. Thời nhà Trần dân tộc ta phải ba lần chông giặc Mông - Nguyên. Sừ sách còn lưu, giặc Mông - Nguyên xâm lược đất nước ta với hơn năm mươi vạn quân, vó ngựa Mông - Nguyên đi đến đâu cỏ không mọc được đến đó. Một nước nhó như ta thời bấy giờ để thắng giặc thì phái đánh bằng tất cả sức mạnh của lòng yêu nước, lòng căm thù, bằng ý chí quyết chiến thắng của cả dân tộc.
Mờ đầu bài thơ là hình ảnh người trai thời Trần với tư thếhiên ngang, hùng dũng bào vệ non sống:
Hoành sóc giang sơn kháp kỉ thu (Múa giáo non sống trải mây thu)
Hoành sóc nghĩa là cẩm ngang ngọn giáo. Người tráng sĩ tay cẩm ngang ngọn giáo trân giữ non sống. Đó là tư thế chủ động sẵn sàng chiên đâu với kẻ thù với thế đứng hiên ngang, vững chãi, oai phong, lẫm liệt không chùn bước trước bất kỳ sức mạnh nào. Dáng vẻ ấy khác với múa giáo mà bản dịch thơ sử dụng. Bởi vì, múa giáo gợi ta liên tưởng đến hành động thiên về biểu diễn tài nghệ, còn cầm ngang ngọn giáo nhân mạnh tư thế vững chãi, oai hùng, trấn giữ giang sơn. Hai từ hoành sóc có giá trị biêu cảm rất cao. Tư thếhào hùng ấy được đặt trong không gian rộng lớn của vũ trụ giang sơn và thời gian dài kỉ thu mà không hề mệt mỏi, càng làm cho tầm vóc con người trở nên lớn lao, kì vĩ, phi thường.
Cũng chính tư thếhào hùng đó đã làm nên khí thê oanh liệt, dử dội của đội quân thời nhà Trần:
Tam quân tì hốkhí thôn ngưu (Ba quân khí mạnh nuốt trôi trâu)
Tam quân ở đây chính là ba quân: tiền quân, trung quân và hậu quân của quân đội nhà Trần. Nghệ thuật so sánh, phóng đại, ước lệ ví ba quân chí khí hùng mạnh như hổ báo nuốt trôi trâu. Giọng thơ hào hùng, sang sàng. Hình ảnh thơ gợi lên tẩm vóc lớn lao, chí khí oai hùng. Đó chính là hào khí Đông A thời nhà Trần. Bản dịch thơ đã bỏ sót hình ảnh so sánh như hổ báo làm giảm nhẹ tính chất mạnh mẽ mà nguyên tác đã chuyển tải.
Ở hai câu thơ đầu ta thấy hình ảnh tráng sĩ lổng trong hình ảnh ba quân mang ý nghĩa khái quát, gợi ra hào khí dân tộc thời Trần - hào khí Đông A.
Hai câu thơ cuối bài nêu lên khát vọng hào hùng của tác giả:
Nam nhi vị liễu công danh trái Tu thính nhân gian thuyêl Vũ hầu (Công danh nam tử còn vương nợ Luống thẹn tai nghe chuyện Vũ hầu)
Tác già bày tỏ quan niệm chí làm trai của mình. Làm trai là phải trả xong nợ công danh, tức là phải có công lao sự nghiệp đóng góp cho đất nước để lại tiêng thơm cho đời sau. Đã làm trai thì công danh được xem như một món nợ phải trả. Đó vừa là nghĩa vụ, vừa là khát khao, là nỗi lòng của người anh hùng thời đại.
Ta còn nhớ giai thoại chàng trai làng Phù ủng ngồi đang sọt bên đường. Vì mãi nghĩ đến vận nước, đến trách nhiệm bảo vệ non sống mà không hay biết quan quân đi qua, thậm chí đến giáo đâm vào đùi mà không hề hay biết.
Bởi thếnên chưa lập được công danh thì thẹn khi nghe người đời nói chuyện Vũ hầu. Thẹn ở đây là hô thẹn, là cảm giác tự thấy xâu hổ cho bản thân, vì không sánh được với Khống Minh thời Tam quốc - một người tài trí hơn người, lập được biết bao công trạng giúp cho Lưu Bị thắng Tào nhiều trận chiến vang dội mà sử sách còn lưu. Giọng tho từ hào hùng chuyên sang trầm lắng, suy tư. Cái thẹn ấy thể hiện một cái tâm, một nhân cách cao đẹp thật đáng trân trọng, đáng ngưỡng mộ của tác giả.
Quan niệm ấy cũng là nỗi lòng của biết bao nhà nho chân chính. Sau này, Nguyễn Công Trứ cũng từng nói:
Đã mang tiếng đứng trong trời đất Phải có danh gì với núi sống
Tỏ lòng là bài thơ thất ngôn tứ tuyệt ngắn gọn mà hàm súc, ngôn ngữ giản dị, cô đọng mà có tính khái quát cao. Hình ảnh thơ hoành tráng thích hợp với việc tái hiện khí thếhào hùng của thời đại và tầm vóc, chí hướng của người anh hùng. Bài thơ làm sống lại không khí hào hùng, oanh liệt trong lịch sừ chông ngoại xâm của dân tộc. Qua bài thơ, ta thấy được vẻ đẹp phi thường của cả một thời đại. Phạm Ngũ Lão thực sự không hổ danh là con người của hào khí Đông A thời nhà Trần làm vẻ vang trang sử vàng của dân tộc.

Mở khóa để xem toàn bộ nội dung trả lời

(?)
Bạn đã đạt đến giới hạn của mình. Bằng cách Đăng ký tài khoản, bạn có thể xem toàn bộ nội dung trả lời
Cải thiện điểm số của bạn bằng cách đăng ký tài khoản Lazi.
Xem toàn bộ các câu trả lời, chat trực tiếp 1:1 với đội ngũ Gia sư Lazi bằng cách Đăng nhập tài khoản ngay bây giờ
Tôi đã có tài khoản? Đăng nhập

Bạn hỏi - Lazi trả lời

Bạn muốn biết điều gì?

GỬI CÂU HỎI
Học tập không giới hạn cùng học sinh cả nước và AI, sôi động, tích cực, trải nghiệm
Bài tập liên quan

Hôm nay bạn thế nào? Hãy nhấp vào một lựa chọn, nếu may mắn bạn sẽ được tặng 50.000 xu từ Lazi

Vui Buồn Bình thường

Học ngoại ngữ với Flashcard

×
Trợ lý ảo Trợ lý ảo
×
Gia sư Lazi Gia sư