Bài tập  /  Bài đang cần trả lời

Bà Huyện Thanh Quan là một trong số nữ sĩ tài danh hiếm có trong thời đại này xưa, hiện còn để lại sáu bài thơ " Qua Đèo Ngang "

           Bà Huyện Thanh Quan là một trong số nữ sĩ tài danh hiếm có trong thời đại này xưa,  hiện còn để lại sáu bài thơ " Qua Đèo Ngang ". Bài thơ " Qua Đèo Ngang " đã để lại cho em rất nhiều ấn tượng sâu sắc. Bằng thể thơ thất ngôn bát cú Đường luật rất chặt chẽ về vần,  về luật đã gợi tả rất tinh tế cảnh Đèo Ngang, tâm trạng buồn man mác của tác giả được giấu trong những câu thơ,  nét chữ trong bài thơ. Vì " Cảnh Đèo Ngang " được miêu tả trong thời điểm chiều " bóng xế tà " - thời điểm cuối của một ngày nên càng làm cho những câu thơ mà bà Huyện Thanh Quan viết ra thêm sâu lặng đối với người đọc,  người nghe. Qua đó, đã cho chúng ta biết bài thơ tả cảnh Đèo Ngang thật hoang sơ,  vắng vẻ, chit có cỏ cây hoa lá chen vào nhau rậm rạp và um tùm. Mặc dù có xuất hiện sự sống của con người " tiều vài chú " nhưng rất ít ỏi và thư thớt " chợ mấy nhà ". Đứng trước cảnh chiều tà và âm thanh chim của chim quốc quốc,  chim gia gia kêu khắc khoải thì càng lsfm cho tâm trạng của bà Huyện Thanh Quan thêm buồn,  cô đơn vì phải xa quê hương và gia đình của mình. Khi nhà thơ đứng lại và tự đối diện với chính mình ( ta với ta) thì đã nhấn mạnh nỗi cô đơn của mình khi không biết ngỏ cùng ai - nỗi buồn của cả 1 lớp người trước cảnh đời,  cảnh thời thế thay đổi. Qua đó,  chúng em đã hiểu được tấm sự nhớ nước thương nhà của bà Huyện Thanh Quan. 
1 Xem trả lời
Hỏi chi tiết
843
1
0
Việt Nam có rất nhiều con đèo nổi tiếng như Đèo Hài Vân, Đèo Cả, Đèo Phương Hoàng... nhưng nổi bật nhất vẫn là Đèo Ngang vì nó được đi vào thơ ca, được các thế hệ nhắc đến nhờ bài thơ “Qua Đèo Ngang”, một trong sáu bài thơ Đường luật còn lưu lại cho đến ngày nay của nữ thi sĩ tài danh Nguyễn Thị Hĩnh, còn được người đời biết đến qua tên gọi Bà Huyện Thanh Quan. Với những vần thơ trữ tình, in sâu vào lòng người đọc, người nghe nỗi xúc dộng lẫn thán phục, bài thơ đã miêu tả cảnh vật con đèo cũng như tâm trạng của mình khi đi từ Thăng Long vào kinh đô Huế nhậm chức. Những vần thơ ấy dược lưu truyền lại như sau:
“Bước tới Đèo Ngang, bóng xế tà,
.........
Một mảnh tình riêng, ta với ta ”

Cảnh tượng Đèo Ngang hiện lên qua thời gian và không gian trong hai câu “Đề” như sau:
“Bước tới Đèo Ngang, bóng xế tà,
Cỏ cây chen đá, lá chen hoa ”

Nhà thơ dừng chân tại Đèo Ngang vào lúc xế tà. Việc sử dụng hình ảnh bóng chiều vào câu thơ có tác dụng giúp người đọc, người nghe cảm thấy bồi hồi xao xuyến vì đây là lúc mặt trời khuất núi, vương lại những tia nắng vàng rượm rồi tắt hẳn. Buổi xế tà là quãng thời gian các nhà văn, nhà thơ thường dùng để diễn tả nỗi buồn, nỗi trống vắng như nhà thơ Nguyễn Du đã viết: “Buồn trông cửa bể chiều hôm.” Hoặc Trần Nhân Tông đã ghi lại trong bài Thiên Trường vãn vọng: “Bóng chiều man mác có dường không.” Việc sử dụng buổi chiều đã phản ánh được tâm sự chất chứa trong lòng tác giả về một nỗi buồn hữu hữu vô vô. Nỗi buồn càng tăng lên khi cảnh vật ở đây có đá, lá hoa chen chúc nhau mọc lên tạo thành một cảnh tượng hoang dã, không có bàn tay chăm sóc của con người. Hình ảnh này cũng đã in sâu vào tâm trí em cảm xúc yêu thương quê hương và từ đó thấu hiểu hơn nỗi nhớ nhà thiết tha của tác giả khi phải rời quên đến một nơi xa lạ.
Trong bóng chiều, cảnh vật tại con đèo dần dần mở ra:
“Lom khom dưới núi, tiều vài chú,
Lác đác bên sông, chợ mấy nhà.”

Dưới ngòi bút của nhà thơ, cảnh vật con đèo hiện lên thật cụ thể, sinh động! Cụ thể ở chi tiết vài chú tiều phu lom khom đốn củi dưới núi, còn bên kia sông lác đác, thưa thớt một vài căn nhà đơn sơ. Bà Huyện Thanh Quan đã thành công trong việc sử dụng biện pháp đảo ngữ. Từ “lom khon” được dưa lên trước nhằm diễn tả cảnh Đèo Ngang tuy có sự sống của con người nhưng người thì lại vừa không thấy mặt vừa không gặp được để trò chuyện. Còn nhà dân thì ở bên kia sông, đồng thời lại thưa thớt vài căn nên có cũng như không. Chính điều này càng làm tăng thêm nỗi buồn cho nhà thơ.
Tâm sự của tác giả càng lúc càng rõ nét qua hai câu “luận”:
“Nhớ nước đau lòng con quốc quốc,
Thương nhà mỏi miệng cái gia gia.”

Bức tranh phong cảnh ở Đèo Ngang chẳng những có màu sắc của cảnh vật mà còn trở nên da diết với âm thanh của các loài chim như con chim quốc, con chim da đa... Tiếng chim quốc như nhắc nhở mọi người về điển tích vua Thục Đế hoá thành con chim quốc để luôn nhớ đến nỗi đau mất nước của mình. Em thật khâm phục nghệ thuật đối ý, đối lời trong hai câu thơ này vì khi ghép lại với nhau, người dọc nhận ra ngay dược tâm sự của nhà thơ “Nhớ thương nước nhà, quốc gia quốc gia”.
Tâm trạng của tác giả khi dừng chân tại Đèo Ngang dược đúc kết trong hai câu thơ cuối:
“Dừng chân đứng lại, trời, non, nước,
Một mảnh tình riêng, ta với ta.”

Đứng trước cảnh trời cao vời vợi, núi non trùng điệp, sông nước mênh mông, bất cứ ai cũng cảm thấy nhỏ bé, mong manh... Nhà thơ như thu mình lại, chôn giấu sự trống vắng trong tận cõi lòng. “Ta với ta” thể hiện rõ cảm xúc khắc khoải của nhà thơ: tuy một mà hai, tuy mắt ngắm nhìn cảnh thiên nhiên ở con dèo nhưng lòng lại nặng trĩu nhớ về quê nhà không biết bao giờ trở lại. Tâm trạng u buồn này khác hẳn với niềm vui của nhà thơ Nguyễn Khuyên khi sử dụng cụm từ “Ta với ta” trong bài thơ “Bạn đến chơi nhà” vì tuy hai người nhưng cùng một tấm lòng, một tình bạn chân thật. Câu kết của bài thơ như một sợi dây liền mạch, nối xuyên suốt cả bài thơ tạo cho người đọc một cảm xúc day dứt, khó quên.
Bài thơ Qua Đèo Ngang đã thành công khi chuyển tải được tâm sự u buồn của Bà Huyện Thanh Quan, đồng thời lồng ghép vào đó là cảnh tượng thiên nhiên rất thực, rất sinh động của một con đèo nổi tiếng trong thơ ca và trong lịch sử nước ta. Bài thơ không chỉ thành công về mặt ý nghĩa mà còn rất chỉnh chu trong việc dùng từ, tạo câu thật đặc sắc gây thích thú cho người đọc, người nghe.
Càng thấm thìa những vần thơ mang nặng tâm trạng của Bà Huyện Thanh Quan, em càng cảm mến tấm lòng nhớ nước thương nhà của bà hơn. Từ đó em thấy mình phải học giỏi môn Văn để có thể để lại cho đời những vần thơ tuyệt diệu như nữ văn sĩ tài danh.

Mở khóa để xem toàn bộ nội dung trả lời

(?)
Bạn đã đạt đến giới hạn của mình. Bằng cách Đăng ký tài khoản, bạn có thể xem toàn bộ nội dung trả lời
Cải thiện điểm số của bạn bằng cách đăng ký tài khoản Lazi.
Xem toàn bộ các câu trả lời, chat trực tiếp 1:1 với đội ngũ Gia sư Lazi bằng cách Đăng nhập tài khoản ngay bây giờ
Tôi đã có tài khoản? Đăng nhập

Bạn hỏi - Lazi trả lời

Bạn muốn biết điều gì?

GỬI CÂU HỎI
Học tập không giới hạn cùng học sinh cả nước và AI, sôi động, tích cực, trải nghiệm

Hôm nay bạn thế nào? Hãy nhấp vào một lựa chọn, nếu may mắn bạn sẽ được tặng 50.000 xu từ Lazi

Vui Buồn Bình thường
×
Trợ lý ảo Trợ lý ảo
×
Đấu trường tri thức | Lazi Quiz Challenge +500k
Gửi câu hỏi
×