Bài tập  /  Bài đang cần trả lời

Viết đoạn văn cảm nhận về bài bánh trôi nước, sau phút chia li, và thân em như trái bần trôi. Tìm điểm chung và riêng của 3 văn bản này

viết đoạn văn cảm nhận về bài bánh trôi nước , sau phút chia li  và thân em như trái bần trôi . tìm điềm chung và riêng của 3 văn bản này
1 Xem trả lời
Hỏi chi tiết
314
1
2
_Rin Rin_
28/11/2019 19:27:31
Viết đoạn văn cảm nhận về bài:
Bánh trôi nước: Hồ Xuân Hương là một trong những nhà thơ nữ xuất sắc của dân tộc ta, được mệnh danh là Bà Chúa Thơ Nôm. Bài thơ Bánh trôi nước của bà đã để lại trong em niềm xúc động sâu sắc.Với ngôn ngữ bình dị, gần gũi và thể thơ thất ngôn tứ tuyệt ngắn gọn, hàm súc, giàu hình tượng, bài thơ đã mượn hình ảnh chiếc bánh trôi nước-một món ăn bình dị, quen thuộc của dân tộc để nói lên thân phận,cuộc đời của người phụ nữ trong xã hội cũ. Họ thật đẹp ”vừa trắng lại vừa tròn” nhưng số phận lại hẩm hiu,lận đận “bảy nổi ba chìm” và phải sống cuộc đời phụ thuộc,không có quyềntự quyết số phận của mình thật đáng thương . Nhưng vượt lên trên số phận hẩm hiu, người phụ nữ luôn giữ vững phẩm hạnh sắt son, chung thủy của mình ”Mà em vẫn giữ tấm lòng son”. Họ như những đóa hoa sen thơm ngát vươn lên tỏa hương giữa chốn bùn lầy.Bài thơ cho em cảm nhận sự thương cảm, trân trọng sâu sắc của Hồ Xuân Hươngg đối với người phụ nữthời bấy giờ. Đồng thời giúp em hiểu hơn về số phận,cuộc đời người phụ nữ trong xã hội cũ. Em thật hạnh phúc được sống trong xã hội bình đẳng, công bằng, văn minh.

Sau phút chia li: “Chinh phụ ngâm khúc” của Đặng Trần Côn là một tác phẩm văn vần vô cùng có ý nghĩa, phản ánh nỗi mất mát, đau khổ của người chinh phụ có chồng ra chiến trận trong bối cảnh rối ren của thời đại nói riêng và nỗi đau thương mất mát của con người thời chiến nói chung. Đoạn trích: “Sau phút chia li” trích trong khúc ngâm diễn tả nỗi nhớ da diết của người chinh phụ sau khi tiễn chồng ra lên đường ra “nơi binh đao loạn lạc”. Đọc đoạn trích, ta xót xa biết bao trước những ám ảnh cảm xúc mà con người phải gánh chịu bởi chiến tranh. Có lẽ những điểm chung nhất của nỗi khổ con người mọi thời đại khi có cảnh đao binh đó là chia li. Sự chia li là nguồn cơn của bao nhiêu những nỗi bất hạnh của những kiếp người mà ở đây cụ thể là đối với tình yêu đôi lứa. Đặng Trần Côn đã tinh tế nhìn ra nỗi mất mát lớn lao này và cất lên tiếng nói cảm thông với số phận khổ đau trong cảnh chia li tan tác.

Thân em như trái bần trôi: Thân phận những người phụ nữ trong xã hội phong kiến được phác họa lên với những đau đớn, tủi hờn, khi họ sống mà không có quyền hưởng hạnh phúc, không có quyền quyết định số phận của chính mình. Người phụ nữ xưa luôn phải phụ thuộc vận mệnh của mình vào người đàn ông của gia đình, phải chịu luật tam tòng, tứ đức trói buộc đời họ. "Thân em như trái bần trôi/ Gió dập sóng dồi biết tấp vào đâu." Một cuộc sống vô lý như vậy khiến cho người phụ nữ chỉ biết than thân, trách phận biết kêu lên ai oán, cho ông trời nhìn “thấu” cảnh nhục của trần gian. Bài ca dao đã tái hiện số phận người phụ nữ trong chế độ xưa. Họ không có quyền sống cho mình mà luôn phải sống vì người khác, sống theo ý kiến của người khác. Hạnh phúc là điều gì đó xa xỉ với người phụ nữ xưa.

Mở khóa để xem toàn bộ nội dung trả lời

(?)
Bạn đã đạt đến giới hạn của mình. Bằng cách Đăng ký tài khoản, bạn có thể xem toàn bộ nội dung trả lời
Cải thiện điểm số của bạn bằng cách đăng ký tài khoản Lazi.
Xem toàn bộ các câu trả lời, chat trực tiếp 1:1 với đội ngũ Gia sư Lazi bằng cách Đăng nhập tài khoản ngay bây giờ
Tôi đã có tài khoản? Đăng nhập

Bạn hỏi - Lazi trả lời

Bạn muốn biết điều gì?

GỬI CÂU HỎI
Học tập không giới hạn cùng học sinh cả nước và AI, sôi động, tích cực, trải nghiệm

Hôm nay bạn thế nào? Hãy nhấp vào một lựa chọn, nếu may mắn bạn sẽ được tặng 50.000 xu từ Lazi

Vui Buồn Bình thường
×
Trợ lý ảo Trợ lý ảo
×
Đấu trường tri thức | Lazi Quiz Challenge +500k
Gửi câu hỏi
×