Bài tập  /  Bài đang cần trả lời

đóng vai người cháu và kể lại câu chuyện "bếp lửa "

đóng vai người cháu và kể lại câu chuyện "bếp lửa "
2 trả lời
Hỏi chi tiết
232
1
0
Cún ♥
28/11/2019 20:16:56
“Đôi mắt càng già càng thấm thía yêu thương
Da dẻ dù khô đi tấm lòng không hẹp lại
Giàu kiên nhẫn bà còn hi vọng mãi
Chỉ mỗi ngày rắn lại ít lời thêm”
Đó là những vần thơ mà tôi muốn tặng cho người bà kính yêu của mình. Tôi đang là sinh viên ngành Luật ở nước Nga. Bây giờ đã là tháng 9, trời bắt đầu trở lạnh làm tôi nhớ những kí ức về bà, bếp lửa mà ngày xưa tôi cùng bà nhóm bếp, cũng là một phần đã tạo nên tuổi thơ của tôi.
Tuổi thơ của tôi được sống bên bà, lúc đó nhóm lửa cùng bà vô cùng cực khổ và nhọc nhằn. Lên năm bốn tuổi, tôi đã quen với mùi khói. Tôi vẫn nhớ lúc ấy vào năm 1945, nạn đói xảy ra khủng khiếp đối với gia đình tôi cũng như bao gia đình ở Việt Nam. Cái cảnh mọi người làm việc kiếm miếng ăn thấy mà đau lòng. Số người chết vì đói cũng ngày càng tăng. Ba tôi đi đánh xe ngựa cực khổ con ngựa cũng gầy gò mà cái đói vẫn bám riết không tha, người dân cực khổ vô cùng.
Rồi vào những năm kháng chiến chống thực dân Pháp xảy ra, ba và mẹ tôi tham gia công tác kháng chiến nên tôi ở cùng bà. Tám năm tôi cùng bà nhóm lửa, hẳn là tuổi thơ tôi đã gắn liền với bếp lửa đó. Cái mùi bếp lửa cay cay, khiến mỗi lần tôi nhóm lửa nước mắt, nước mũi đều chảy. Bà đã thay ba mẹ tôi nuôi dạy tôi nên người. Bà dạy tôi làm việc nhà, dạy tôi học, chăm sóc tôi với tình yêu thương vô vàn như một người mẹ .
Mỗi buổi sáng, bà đều làm đồ ăn để tôi dậy ăn. Bà làm việc này tới việc khác không nghỉ ngơi mà cũng không than phiền hay trách móc gì cả. Cuộc đời bà đã đi qua bao nhiêu sóng gió nắng mưa, đã chịu nhiều cực khổ nên tôi không muốn phiền lòng bà nữa. Tôi đã lớn lên trong vòng tay yêu thương và bảo bọc của bà. Đôi lúc những khi rãnh rỗi bà còn thường kể chuyên tôi nghe rồi nhắn nhủ với tôi rằng: “Con phải ráng học để xây dựng đất nước, nếu không thì đất nước mình chỉ mãi nghèo khổ thôi”.
Có những khi trời mưa làm cho củi ướt, lúc đó nhóm bếp khổ vô cùng. Mỗi khi tu hú kêu trên những cánh đồng, bà thường kể cho tôi nghe những chuyện ở Huế. Bà kể giọng rất truyền cảm, từng chữ từng lời nói của bà đều khác sâu trong lòng tôi. Tiếng tu hú kêu làm tôi và bà đều nhớ ba mẹ tôi ở chiến khu da diết. Càng lớn tôi càng cảm thấy thương bà, càng không muốn xa quê hương để bà khó nhọc.
Năm đó là nạn giặc tàn phá xóm làng, thiêu rụi nhà cửa, tài sản. Hàng xóm và bà cháu tôi đều chịu nhiều khổ cực, mất mát và đau thương. Cái hình ảnh đó đã ám ảnh hết một phần của tuổi thơ tôi. Sau những ngày rời khỏi quê nhà, thì hàng xóm và bà cháu tôi trở về lậm lụi. Tôi đỡ đần bà dựng lại túp lều tranh nhỏ để sống qua ngày. Tôi thấy bây giờ cuộc sống cực khổ nên nói với bà: “Bà ơi hay là cháu viết thư cho ba mẹ nhé, để ba mẹ trở về để phụ bà”. Nhưng bà không chịu và nói nhỏ nhẹ với tôi rằng: “Ba mẹ ở chiến khu còn rất nhiều việc, nên mày có viết thư chớ kể này kể nọ, cứ bảo là gia đình vẫn bình yên là được rồi.
Tôi hiểu lòng bà nên chỉ vâng lời thôi, và tôi càng thấy thương bà hơn, một mình bà gánh vác hết mọi công việc còn lo cho con ở chiến khu, tôi cảm thấy bà như một vị anh hùng giàu tình yêu thương và đức hi sinh. Nên mọi việc gì trong nhà tôi có thể làm được thì tôi liền giúp bà như: cho gà ăn, lấy củi, hái rau,… dù những công việc đó nhỏ nhưng cũng giúp bà đỡ được phần nào. Những ngày mà bà làm việc nặng, tới tối tay chân bà mỏi thì đôi đấm bóp cho bà, cho bà dễ chịu.
Ngày qua ngày tôi cùng bà nhóm bếp lửa. Một ngọn lửa chứa niềm tin và hình ảnh của bà. Mấy chục năm rồi mà bà vẫn thức khuya dậy sớm trải qua mưa nắng cuộc đời, tảo tần chăm sóc tôi. Công việc của bà giản dị nhưng tôi vẫn biết ơn vô cùng như: bà nấu khoai, bà san sẻ tình làng nghĩa xóm. Bếp lửa đã cùng bà trải qua nắng mưa trong cuộc đời bà. Ôi bếp lửa giản dị nhưng riêng tôi cảm thấy đó là điều kì lạ thiêng liêng cao đẹp.
Bếp lửa còn là tình bà nồng ấm, bếp lửa gắn với những gian khổ, gian lao đời bà. Ngày ngày bà nhóm bếp lên, cũng giống như bà nhóm niềm vui niềm yêu thương giành cho tôi và mọi người. Bà không những là người nhóm lửa, mà còn là người truyền lửa truyền niềm tin cho mọi người.
Giờ đây tôi đã trưởng thành sống với những nơi có bếp gas, bếp điện. “Có ngọn khói trăm tàu, có lửa trăm nhà, niềm vui trăm ngả “luôn hiện hữu trong tâm trí tôi với câu hỏi: “Mai này bà nhóm lửa lên chưa”. Ôi bếp lửa tình bà sao ấm áp đến như vậy! Bếp lửa đã nuôi lớn tôi, giúp tôi trưởng thành như ngày hôm nay. Bây giờ tôi chỉ muốn về với bên bà, được bà kể chuyện, được bà chăm sóc yêu thương. Mỗi con người ai cũng đều có cội nguồn để trưởng thành. Vì thế mà tôi sẽ không bao giờ quên được cái hình ảnh người bà và bếp lửa đã nuôi dạy tôi trưởng thành như ngày hôm nay.

Mở khóa để xem toàn bộ nội dung trả lời

(?)
Bạn đã đạt đến giới hạn của mình. Bằng cách Đăng ký tài khoản, bạn có thể xem toàn bộ nội dung trả lời
Cải thiện điểm số của bạn bằng cách đăng ký tài khoản Lazi.
Xem toàn bộ các câu trả lời, chat trực tiếp 1:1 với đội ngũ Gia sư Lazi bằng cách Đăng nhập tài khoản ngay bây giờ
Tôi đã có tài khoản? Đăng nhập
0
0
Kilala Trương
28/11/2019 20:17:06
“Đôi mắt càng già càng thấm thía yêu thương
Da dẻ dù khô đi tấm lòng không hẹp lại
Giàu kiên nhẫn bà còn hi vọng mãi
Chỉ mỗi ngày rắn lại ít lời thêm”
Đó là những vần thơ mà tôi muốn tặng cho người bà kính yêu của mình. Tôi đang là sinh viên ngành Luật ở nước Nga. Bây giờ đã là tháng 9, trời bắt đầu trở lạnh làm tôi nhớ những kí ức về bà, bếp lửa mà ngày xưa tôi cùng bà nhóm bếp, cũng là một phần đã tạo nên tuổi thơ của tôi.
Tuổi thơ của tôi được sống bên bà, lúc đó nhóm lửa cùng bà vô cùng cực khổ và nhọc nhằn. Lên năm bốn tuổi, tôi đã quen với mùi khói. Tôi vẫn nhớ lúc ấy vào năm 1945, nạn đói xảy ra khủng khiếp đối với gia đình tôi cũng như bao gia đình ở Việt Nam. Cái cảnh mọi người làm việc kiếm miếng ăn thấy mà đau lòng. Số người chết vì đói cũng ngày càng tăng. Ba tôi đi đánh xe ngựa cực khổ con ngựa cũng gầy gò mà cái đói vẫn bám riết không tha, người dân cực khổ vô cùng.
Rồi vào những năm kháng chiến chống thực dân Pháp xảy ra, ba và mẹ tôi tham gia công tác kháng chiến nên tôi ở cùng bà. Tám năm tôi cùng bà nhóm lửa, hẳn là tuổi thơ tôi đã gắn liền với bếp lửa đó. Cái mùi bếp lửa cay cay, khiến mỗi lần tôi nhóm lửa nước mắt, nước mũi đều chảy. Bà đã thay ba mẹ tôi nuôi dạy tôi nên người. Bà dạy tôi làm việc nhà, dạy tôi học, chăm sóc tôi với tình yêu thương vô vàn như một người mẹ .
Mỗi buổi sáng, bà đều làm đồ ăn để tôi dậy ăn. Bà làm việc này tới việc khác không nghỉ ngơi mà cũng không than phiền hay trách móc gì cả. Cuộc đời bà đã đi qua bao nhiêu sóng gió nắng mưa, đã chịu nhiều cực khổ nên tôi không muốn phiền lòng bà nữa. Tôi đã lớn lên trong vòng tay yêu thương và bảo bọc của bà. Đôi lúc những khi rãnh rỗi bà còn thường kể chuyên tôi nghe rồi nhắn nhủ với tôi rằng: “Con phải ráng học để xây dựng đất nước, nếu không thì đất nước mình chỉ mãi nghèo khổ thôi”.
Có những khi trời mưa làm cho củi ướt, lúc đó nhóm bếp khổ vô cùng. Mỗi khi tu hú kêu trên những cánh đồng, bà thường kể cho tôi nghe những chuyện ở Huế. Bà kể giọng rất truyền cảm, từng chữ từng lời nói của bà đều khác sâu trong lòng tôi. Tiếng tu hú kêu làm tôi và bà đều nhớ ba mẹ tôi ở chiến khu da diết. Càng lớn tôi càng cảm thấy thương bà, càng không muốn xa quê hương để bà khó nhọc.
Năm đó là nạn giặc tàn phá xóm làng, thiêu rụi nhà cửa, tài sản. Hàng xóm và bà cháu tôi đều chịu nhiều khổ cực, mất mát và đau thương. Cái hình ảnh đó đã ám ảnh hết một phần của tuổi thơ tôi. Sau những ngày rời khỏi quê nhà, thì hàng xóm và bà cháu tôi trở về lậm lụi. Tôi đỡ đần bà dựng lại túp lều tranh nhỏ để sống qua ngày. Tôi thấy bây giờ cuộc sống cực khổ nên nói với bà: “Bà ơi hay là cháu viết thư cho ba mẹ nhé, để ba mẹ trở về để phụ bà”. Nhưng bà không chịu và nói nhỏ nhẹ với tôi rằng: “Ba mẹ ở chiến khu còn rất nhiều việc, nên mày có viết thư chớ kể này kể nọ, cứ bảo là gia đình vẫn bình yên là được rồi.
Tôi hiểu lòng bà nên chỉ vâng lời thôi, và tôi càng thấy thương bà hơn, một mình bà gánh vác hết mọi công việc còn lo cho con ở chiến khu, tôi cảm thấy bà như một vị anh hùng giàu tình yêu thương và đức hi sinh. Nên mọi việc gì trong nhà tôi có thể làm được thì tôi liền giúp bà như: cho gà ăn, lấy củi, hái rau,… dù những công việc đó nhỏ nhưng cũng giúp bà đỡ được phần nào. Những ngày mà bà làm việc nặng, tới tối tay chân bà mỏi thì đôi đấm bóp cho bà, cho bà dễ chịu.
Ngày qua ngày tôi cùng bà nhóm bếp lửa. Một ngọn lửa chứa niềm tin và hình ảnh của bà. Mấy chục năm rồi mà bà vẫn thức khuya dậy sớm trải qua mưa nắng cuộc đời, tảo tần chăm sóc tôi. Công việc của bà giản dị nhưng tôi vẫn biết ơn vô cùng như: bà nấu khoai, bà san sẻ tình làng nghĩa xóm. Bếp lửa đã cùng bà trải qua nắng mưa trong cuộc đời bà. Ôi bếp lửa giản dị nhưng riêng tôi cảm thấy đó là điều kì lạ thiêng liêng cao đẹp.
Bếp lửa còn là tình bà nồng ấm, bếp lửa gắn với những gian khổ, gian lao đời bà. Ngày ngày bà nhóm bếp lên, cũng giống như bà nhóm niềm vui niềm yêu thương giành cho tôi và mọi người. Bà không những là người nhóm lửa, mà còn là người truyền lửa truyền niềm tin cho mọi người.
Giờ đây tôi đã trưởng thành sống với những nơi có bếp gas, bếp điện. “Có ngọn khói trăm tàu, có lửa trăm nhà, niềm vui trăm ngả “luôn hiện hữu trong tâm trí tôi với câu hỏi: “Mai này bà nhóm lửa lên chưa”. Ôi bếp lửa tình bà sao ấm áp đến như vậy! Bếp lửa đã nuôi lớn tôi, giúp tôi trưởng thành như ngày hôm nay. Bây giờ tôi chỉ muốn về với bên bà, được bà kể chuyện, được bà chăm sóc yêu thương. Mỗi con người ai cũng đều có cội nguồn để trưởng thành. Vì thế mà tôi sẽ không bao giờ quên được cái hình ảnh người bà và bếp lửa đã nuôi dạy tôi trưởng thành như ngày hôm nay.

Bạn hỏi - Lazi trả lời

Bạn muốn biết điều gì?

GỬI CÂU HỎI
Học tập không giới hạn cùng học sinh cả nước và AI, sôi động, tích cực, trải nghiệm
Bài tập liên quan

Hôm nay bạn thế nào? Hãy nhấp vào một lựa chọn, nếu may mắn bạn sẽ được tặng 50.000 xu từ Lazi

Vui Buồn Bình thường

Học ngoại ngữ với Flashcard

×
Trợ lý ảo Trợ lý ảo
×
Gia sư Lazi Gia sư