Bài tập  /  Bài đang cần trả lời

Quy luật thống nhất và hoàn chỉnh của lớp vỏ địa l

Quy luật thống nhất và hoàn chỉnh của lớp vỏ địa lí.
• Liên hệ thực tế địa pương lấy ví dụ về nguyên nhân, biểu hiện của quy luật, từ đó đề xuất giải pháp khắc phục.
5 Xem trả lời
Hỏi chi tiết
246
1
0
Cún ♥
29/11/2019 20:18:31
Quy luật thống nhất và hoàn chỉnh của lớp vỏ địa lí là quy luật về mối quan hệ quy định lẫn nhau giữa các thành phần của toàn bộ cũng như của mỗi bộ phận lãnh thổ trong lớp vỏ địa lí.
Nguyên nhân tạo nên quy luật này là do tất cả những thành phần cùa lớp vỏ địa lí đều đồng thời chịu tác động trực tiếp hoặc gián tiếp của ngoại lực và nội lực, thế chúng không tồn tại và phát triển một cách cô lập. Những thành phần này luôn xâm nhập vào nhau, trao đổi vật chất và năng lượng với nhau, khiến chúng có sự gắn bó mật thiết đế tạo nên một thể thống nhất và hoàn chỉnh.

Mở khóa để xem toàn bộ nội dung trả lời

(?)
Bạn đã đạt đến giới hạn của mình. Bằng cách Đăng ký tài khoản, bạn có thể xem toàn bộ nội dung trả lời
Cải thiện điểm số của bạn bằng cách đăng ký tài khoản Lazi.
Xem toàn bộ các câu trả lời, chat trực tiếp 1:1 với đội ngũ Gia sư Lazi bằng cách Đăng nhập tài khoản ngay bây giờ
Tôi đã có tài khoản? Đăng nhập
0
0
Bông
29/11/2019 20:19:02
Quy luật thống nhất và hoàn chỉnh của lớp vỏ địa lí là quy luật về mối quan hệ quy định lẫn nhau giữa các thành phần của toàn bộ cũng như của mỗi bộ phận lãnh thổ trong lớp vỏ địa lí.
1
0
H Vy
29/11/2019 20:19:07
1. Khái niệm
- Khái niệm: Là quy luật về mối quan hệ quy định lẫn nhau giữa các thành phần và của mỗi bộ phận lãnh thổ nhỏ trong lớp vỏ địa lí.
- Nguyên nhân:
+ Mỗi thành phần của lớp vỏ địa lí đều đồng thời chịu tác động trực tiếp hay gián tiếp của nội lực và ngoại lực.
+ Các thành phần tự nhiên luôn có sự tác động qua lại và gắn bó mật thiết với nhau.
2. Biểu hiện
Trong một lãnh thổ:
+ Các thành phần tự nhiên luôn có sự ảnh hưởng phụ thuộc lẫn nhau.
+ Nếu một thành phần thay đổi sự thay đổi của các thành phần còn lại và toàn bộ lãnh thổ.
- Ví dụ:
Ví dụ 1: Khí hậu (lượng mưa tăng):
+ Sông ngòi (lưu lượng nước, dòng chảy tăng).
+ Địa hình (mức độ xói mòn tăng).
+ Thổ nhưỡng (lượng phù sa tăng).
Ví dụ 2: Khí hậu từ khô hạn sang ẩm ướt:
+ Sông ngòi (thay đổi chế độ dòng chảy).
+ Địa hình (xói mòn mạnh, phá hủy đá).
+ Thổ nhưỡng (quá trình hình thành đất nhanh hơn).
+ Thực vật (phát triển mạnh).
Ví dụ 3: Thực vật rừng bị phá hủy:
+ Địa hình (xói mòn).
+ Khí hậu (biến đổi).
+ Thổ nhưỡng (đất biến đổi).
3. Ý nghĩa thực tiễn
Trước khi tiến hành các hoạt động:
- Cần phải nghiên cứu kĩ, toàn diện môi trường tự nhiên.
- Dự báo trước những thay đổi của các thành phần tự nhiên khi tác động vào môi trường để đề xuất các giải pháp tháo gỡ.
Bài 20. Lớp vỏ địa lý. Quy luật thống nhất và hoàn chỉnh của ...
1
0
Nguyễn Thị Bình
30/11/2019 18:44:30
- Khái niệm: Là quy luật về mối quan hệ quy định lẫn nhau giữa các thành phần của toàn bộ cũng như mỗi bộ phận lãnh thổ trong lớp vỏ địa lý.
- Biểu hiện:
+ Các thành phần tự nhiên luôn có sự ảnh hưởng phụ thuộc lẫn nhau
+ Nếu một thành phần thay đổi → sự thay đổi của các thành phần còn lại và toàn bộ lãnh thổ.
- Ý nghĩa thực tiễn:
Trước khi tiến hành các hoạt động:
+ Cần phải nghiên cứu kĩ, toàn diện môi trường tự nhiên
+ Dự báo trước những thay đổi của các thành phần tự nhiên khi tác động vào môi trường để đề xuất các giải pháp tháo gỡ
0
0
mui cao
01/12/2019 22:22:56
CẢM ƠN BẠN ĐÃ TRẢ LỜI

Bạn hỏi - Lazi trả lời

Bạn muốn biết điều gì?

GỬI CÂU HỎI
Học tập không giới hạn cùng học sinh cả nước và AI, sôi động, tích cực, trải nghiệm

Hôm nay bạn thế nào? Hãy nhấp vào một lựa chọn, nếu may mắn bạn sẽ được tặng 50.000 xu từ Lazi

Vui Buồn Bình thường
×
Trợ lý ảo Trợ lý ảo
×
Đấu trường tri thức | Lazi Quiz Challenge +500k
Gửi câu hỏi
×