Bài tập  /  Bài đang cần trả lời

Việt Nam tiếp thu ảnh hưởng văn hóa Ấn Độ như thế nào, ví dụ

viet nam tiep thu anh huong cua van hoa an do nhu the nao . lay vi du 
1 trả lời
Hỏi chi tiết
266
1
0
光藤本
01/12/2019 15:10:52
Việt Nam và Ấn Độ là hai nước sớm đã có sự giao lưu về văn hóa, vì vậy, trong kho tàng văn học dân gian nước ta, bên cạnh những câu chuyện bị ảnh hưởng của phương Bắc còn có nhiều câu chuyện có nguồn gốc hoặc ảnh hưởng của phương Nam như Sọ Dừa, Tấm Cám,… Trong Lĩnh Nam chích quái, chúng tôi thấy có những câu liên quan đến Phật giáo, liên quan đến văn hóa Ấn Độ.
Lĩnh Nam chích quái là một tập sách ghi chép những câu chuyện truyền thuyết và cổ tích của nước ta. Tác phẩm này viết bằng chữ Hán, xuất hiện sớm nhất, có lẽ, vào thời nhà Trần. Tác giả của Lĩnh Nam chích quái là Trần Thế Pháp, nhưng hiện nay, chúng ta chưa biết một thông tin nào về ông. Tác phẩm này, về sau, còn được các nhà Nho đời sau bổ sung và hiệu đính lại. Chính Vũ Quỳnh đã viết: “Hồng Đức, mùa xuân, tháng hai, năm Nhâm Tý, kẻ ngu này mới chép được truyện cũ, ôm lấy mà đọc, nghĩ không tránh khỏi chữ nọ xọ chữ kia, cho nên quên mình dốt nát, đem ra hiệu chính xếp thành hai quyển, đặt tên là “Lĩnh Nam chích quái liệt truyện”, cất trong nhà để tiện quan lãm. Còn như việc khảo chính nhuận sắc, làm sáng truyện, gọt văn chắp lời rữa ý thì chư vị quân tử hiểu cổ lại không có ai hay sao?”. Nếu như Vũ Quỳnh chỉ dám sửa chữa một ít thì Kiều Phú lại sửa chữa nhiều hơn: “…Cho nên kẻ ngu này tham khảo thêm sách khác thêm ý riêng của mình chữa lại cho đúng, biện chính những điều sai lầm của thuở trước, cho khỏi tiếng chê cười của đời sau, lại gọt bớt chỗ rườm rà theo chỗ giản dị để tiện mang cất, coi xem…”. Sang đời nhà Mạc, một nhà Nho họ Đoàn lại thêm một quyển thứ ba. Đến thế kỷ XVIII, Vũ Khâm Lâm cũng tham gia vào việc thêm truyện mới cho Lĩnh Nam chích quái. Bởi vậy, trong Lĩnh Nam chích quái chúng ta thấy có nhiều câu chuyện do đời sau thêm vào và hiện nay có nhiều dị bản khác nhau. Nhưng nói đến Lĩnh Nam chích quái là chúng ta lại nhắc đến tên tuổi Trần Thế Pháp, Vũ Quỳnh và Kiều Phú.
Khi phiên dịch, chú thích và giới thiệu truyện Lĩnh Nam chích quái, giáo sư Đinh Gia Khánh nhận xét về ảnh hưởng của sử thi Ấn Độ đối với Đại Việt: “Lại có truyện như Dạ thoa thì rõ ràng là một truyện Chiêm Thành có nguồn gốc Ấn Độ (thần thoại Ramayana). Trong truyện của Chiêm Thành thì nhân vật Ravana lại có tên là “Mười đầu”, trong truyện Dạ thoa thì Dạ Thoa vương còn gọi là Thập đầu vương; trong truyện của Chiêm Thành thì nhân vật Dacaratha lại có tên là “mười xe”, trong truyện Dạ Thoa thì vua nước Hồ tôn tinh có tên là Thập xa vương”.

Mở khóa để xem toàn bộ nội dung trả lời

(?)
Bạn đã đạt đến giới hạn của mình. Bằng cách Đăng ký tài khoản, bạn có thể xem toàn bộ nội dung trả lời
Cải thiện điểm số của bạn bằng cách đăng ký tài khoản Lazi.
Xem toàn bộ các câu trả lời, chat trực tiếp 1:1 với đội ngũ Gia sư Lazi bằng cách Đăng nhập tài khoản ngay bây giờ
Tôi đã có tài khoản? Đăng nhập

Bạn hỏi - Lazi trả lời

Bạn muốn biết điều gì?

GỬI CÂU HỎI
Học tập không giới hạn cùng học sinh cả nước và AI, sôi động, tích cực, trải nghiệm
Bài tập liên quan
Bài tập Lịch sử Lớp 10 mới nhất

Hôm nay bạn thế nào? Hãy nhấp vào một lựa chọn, nếu may mắn bạn sẽ được tặng 50.000 xu từ Lazi

Vui Buồn Bình thường

Học ngoại ngữ với Flashcard

×
Gia sư Lazi Gia sư
×
Trợ lý ảo Trợ lý ảo