Bài tập  /  Bài đang cần trả lời

Soạn bài: " Quan hệ từ "

Soạn bài:"quan hệ từ" -ngữ văn 7
1 Xem trả lời
Hỏi chi tiết
118
1
0

Câu 1 (trang 96 sgk Ngữ Văn 7 Tập 1): Xác định quan hệ từ :

   a. của

   b. như

   c. Bởi … và … nên

   d. nhưng

Câu 2 (trang 97 sgk Ngữ Văn 7 Tập 1):

CâuLiên kết các câu hoặc từ ngữÝ nghĩa quan hệ
ađồ chơi – chúng tôisở hữu
bngười – hoaso sánh
căn uống điều độ, làm việc có chừng mực – chóng lớnnguyên nhân – kết quả
ăn uống điều độ - làm việc có chừng mựcliên hợp
dMẹ thường … và hôm nay …đối nghịch
Sử dụng quan hệ từ

Câu 1(trang 97 sgk Ngữ Văn 7 Tập 1):

   Các trường hợp không bắt buộc phải có quan hệ từ là: (a), (c), (e), (i). Còn lại đều buộc phải có quan hệ từ

Câu 2 + 3 (trang 97 sgk Ngữ Văn 7 Tập 1): Các quan hệ từ cùng cặp và đặt câu :

Các cặp quan hệ từĐặt câu
Nếu ... thì ...Nếu trời mưa thì đường trơn.
Vì ... nên ...Vì xe hỏng nên em phải đi bộ đến trường.
Tuy ... nhưng ...Tuy cuộc sống rất khó khăn nhưng An vẫn luôn học rất giỏi.
Hễ ... thì ...Hễ tôi học toán thì nó học văn.
Sở dĩ ... vì ...Sở dĩ anh ấy tiêu nhiều tiền vì anh ấy muốn mua tặng chị một món quà bất ngờ.
Luyện tập

Câu 1 (trang 98 sgk Ngữ Văn 7 Tập 1):

   Các quan hệ từ trong đoạn đầu của văn bản Cổng trường mở ra theo thứ tự lần lượt sẽ là : của, còn, còn, với, của, và, như, những, như, của, như, cho.

Câu 2 (trang 98 sgk Ngữ Văn 7 Tập 1): Điền quan hệ từ thích hợp vào chỗ trống.

   Lâu lắm rồi nó mới cởi mở với tôi như vậy. Thực ra, tôi và nó ít khi gặp nhau. Tôi đi làm, nó đi học. Buổi chiều, thỉnh thoảng tôi ăn cơm với nó. Buổi tối tôi thường vắng nhà. Nó có khuôn mặt đợi chờ. Nó hay nhìn tôi với cái vẻ mặt đợi chờ đó. Nếu tôi lạnh lùng thì nó lảng đi. Tôi vui vẻ và tỏ ý muốn gần nó, cái vẻ mặt ấy thoắt biến đi thay vào khuôn mặt tràn trề hạnh phúc.

Câu 3 (trang 98 sgk Ngữ Văn 7 Tập 1):

   Các câu mắc lỗi về quan hệ từ là: (a), (c), (e), (h). Riêng câu (k) và (l), không câu nào sai nhưng câu (l) nên bỏ từ cho để tránh nặng nề.

Câu 4 (trang 99 sgk Ngữ Văn 7 Tập 1): Viết đoạn văn có sử dụng các quan hệ từ.

   Tham khảo : Bài văn viết về người bạn thân

   Em có một người bạn thân tên là Nga. Tuy em và bạn ấy không học cùng lớp nhưng chúng em vẫn chơi rất thân với nhau. Nhà em  bạn ấy gần nhau, vì thế chúng em hay sang nhà nhau chơi. Nga là một bạn nữ xinh xắn, dễ thương, đặc biệt bạn học rất giỏi.  tính nết vui vẻ, hòa đồng nên em rất yêu quý bạn ấy.

Câu 5 (trang 99 sgk Ngữ Văn 7 Tập 1):

   Lưu ý phân biệt sắc thái biểu cảm giữa hai câu. Việc thay đổi trật tự các từ ngữ trước và sau quan hệ từ nhưng đã làm thay đổi sắc thái biểu cảm của câu: câu (1) tỏ ý khen ngợi, câu (2) tỏ ý chê.

Mở khóa để xem toàn bộ nội dung trả lời

(?)
Bạn đã đạt đến giới hạn của mình. Bằng cách Đăng ký tài khoản, bạn có thể xem toàn bộ nội dung trả lời
Cải thiện điểm số của bạn bằng cách đăng ký tài khoản Lazi.
Xem toàn bộ các câu trả lời, chat trực tiếp 1:1 với đội ngũ Gia sư Lazi bằng cách Đăng nhập tài khoản ngay bây giờ
Tôi đã có tài khoản? Đăng nhập

Bạn hỏi - Lazi trả lời

Bạn muốn biết điều gì?

GỬI CÂU HỎI
Học tập không giới hạn cùng học sinh cả nước và AI, sôi động, tích cực, trải nghiệm

Hôm nay bạn thế nào? Hãy nhấp vào một lựa chọn, nếu may mắn bạn sẽ được tặng 50.000 xu từ Lazi

Vui Buồn Bình thường
×
Trợ lý ảo Trợ lý ảo
×
Đấu trường tri thức | Lazi Quiz Challenge +500k
Gửi câu hỏi
×