Bài tập  /  Bài đang cần trả lời

Giải thích hiện tượng nhật thực và nguyệt thực

M.N GIÚP E VS AK
  1. BÁC SĨ NHA KHOA CO DC ĐỂ QUAN SÁT PHẦN BỊ CHE KHUẤT CỦA RĂNG.THEO E DC ĐÓ CÓ CẤU TẠO CHÍNH LÀ GÌ ? VÌ SAO NG TA PHẢI SD VẬT ĐÓ ?
  2. GIẢI THÍCH HIÊN TƯƠNG NHẬT THỰC VÀ NGUYỆT THỰC
  3. KINH NGHIỆM CỦA NG CÂU CÁ CHO BÍT,KHI CÓ NG ĐẾN BỜ SÔNG CÁ Ở DƯỚI SÔNG LẬP TỨC 'LẨN TRỐN NGAY'. HÃY GIẢI THÍCH VÌ SAO?
  4. TIẾNG SÉT VÀ TIA CHỚP ĐC TẠO RA CÙNG 1 LÚC,NHƯNG TA LẠI NHÌN THẤY CHỚP TRƯỚC KHI NGHE THẤY TIẾNG SÉT?HÃY GIẢI THÍCH?
2 Xem trả lời
Hỏi chi tiết
656
3
0
Hải Triều
12/12/2019 20:45:04
Để quan sát các phần bị che khuất của răng các nha sĩ thường dùng dụng cụ hình tròn bằng kim loại. Theo em đó là một gương phẳng, gương cầu lồi hay gương cầu lõm? Vì sao?
- Là gương cầu lõm
- Vì gương cầu lõm có tác dụng phóng to hình ảnh của vật sẽ giúp các nha sĩ quan sát được rõ hơn các phần răng bị che khuấ
t .
c2 Nhật thực xảy ra khi Mặt Trăng đi qua giữa Trái Đất và Mặt Trời và quan sát từ Trái Đất, lúc đó Mặt Trăng che khuất hoàn toàn hay một phần Mặt Trời. Điều này chỉ có thể xảy ra tại thời điểm sóc trăng non khi nhìn từ Trái Đất, lúc Mặt Trời bị Mặt Trăng che khuất và bóng của Mặt Trăng phủ lên Trái Đất. Trong lúc nhật thực toàn phần, đĩa Mặt Trời bị che khuất hoàn toàn. Với nhật thực một phần hoặc hình khuyên, đĩa Mặt Trời chỉ bị che khuất một phần.
Nếu Mặt Trăng có quỹ đạo tròn hoàn hảo, gần hơn Trái Đất một chút, và trong cùng mặt phẳng quỹ đạo, sẽ có nhật thực toàn phần xảy ra mỗi lần trong một tháng. Tuy nhiên, quỹ đạo của Mặt Trăng nghiêng hơn 5° so với mặt phẳng quỹ đạo của Trái Đất quanh Mặt Trời (xem mặt phẳng hoàng đạo), do vậy bóng của Mặt Trăng lúc trăng non thường không chiếu lên Trái Đất. Để hiện tượng nhật thực cũng như nguyệt thực xảy ra, Mặt Trăng phải đi qua mặt phẳng quỹ đạo của Trái Đất. Hơn nữa, quỹ đạo của Mặt Trăng có hình elip, và nó thường ở đủ xa Trái Đất khiến cho kích cỡ biểu kiến của nó không đủ lớn để che khuất hoàn toàn Mặt Trời lúc nhật thực. Mặt phẳng quỹ đạo của Mặt Trăng và của Trái Đất mỗi năm cắt nhau tại các điểm nút lên và nút xuống của quỹ đạo; và có ít nhất là 2 và nhiều nhất là 5 lần nhật thực xảy ra trong một năm, cũng không thể có nhiều hơn hai lần nhật thực toàn phần trong cùng một năm. Tuy nhiên, tại một nơi cụ thể trên Trái Đất, hiện tượng nhật thực toàn phần xảy ra là rất hiếm bởi vì bóng của Mặt Trăng trong lúc hiện tượng này xảy ra đổ lên Trái Đất theo một dải hẹp và trong thời gian ngắn, với lần lâu nhất khoảng 7 phút (nhật thực toàn phần ngày 20 tháng 7 năm 1955).
Hiện tượng che khuất là hiện tượng của tự nhiên. Tuy thế, trong lịch sử cổ đại và quan niệm của một số người hiện đại, nhật thực thuộc về hiện tượng siêu nhiên. Hiện tượng nhật thực toàn phần gây ra sự sợ hãi đối với người dân thời cổ đại do thiếu hiểu biết về thiên văn học, khi Mặt Trời dường như biến mất vào ban ngày và bầu trời tối đen trong vài phút.
Rất nguy hiểm cho mắt khi nhìn trực tiếp vào Mặt Trời. Do vậy để quan sát hiện tượng nhật thực trực tiếp cần sử dụng các loại kính bảo vệ mắt hoặc quan sát gián tiếp hình ảnh lúc nhật thực. Nhưng khi xảy ra hiện tượng nhật thực toàn phần, mắt có thể an toàn quan sát hiện tượng này trong lúc Mặt Trăng che khuất hoàn toàn Mặt Trời. Những người ưa thích hiện tượng này thường đi du lịch đến những nơi sắp xảy ra để chứng kiến và chụp ảnh.
Nguyệt thựchiện tượng thiên văn khi Mặt Trăng đi vào hình chóp bóng của Trái Đất, đối diện với Mặt Trời. Điều này chỉ có thể xảy ra khi Mặt Trời, Trái Đất và Mặt Trăng thẳng hàng hoặc xấp xỉ thẳng hàng với nhau, với Trái Đất ở giữa. Do vậy, nguyệt thực chỉ có thể xảy ra vào những ngày trăng tròn.

Mở khóa để xem toàn bộ nội dung trả lời

(?)
Bạn đã đạt đến giới hạn của mình. Bằng cách Đăng ký tài khoản, bạn có thể xem toàn bộ nội dung trả lời
Cải thiện điểm số của bạn bằng cách đăng ký tài khoản Lazi.
Xem toàn bộ các câu trả lời, chat trực tiếp 1:1 với đội ngũ Gia sư Lazi bằng cách Đăng nhập tài khoản ngay bây giờ
Tôi đã có tài khoản? Đăng nhập
1
4
Hải Triều
12/12/2019 20:47:09
c3 Vì cá nghe được tiếng chân người được truyền qua môi trường đất, rồi nước.
c4 Cho tới ngày nay, các nhà khoa học đã giải thích được rằng sấm và sét được tạo ra cùng một lúc. Sét là hiện tượng phóng điện giữa các điện cực trái dấu (đám mây và mặt đất). Không khí xung quanh vụ phóng điện này có sức nóng lên tới 50000 độ F (tức là gấp 5 lần nhiệt độ tại bề mặt của mặt trời). Sức nóng đột ngột này tạo ra một chấn động mạnh trong không khí xung quanh và truyền tới tai chúng ta và cái mà chúng ta gọi là sấm chính là sự lan truyền chấn động này.
Vậy tại sao chúng ta lại nhìn thấy sét trước khi nghe thấy sấm? Đơn giản là do vận tốc của âm thanh nhỏ hơn rất nhiều so với vận tốc ánh sáng. Ánh sáng đi với vận tốc xấp xỉ 300.000 km/s, trong khi đó tốc độ âm thanh trong không khí chuẩn có 344 m/s. Do đó, tuy cùng diễn ra tại một thời điểm và địa điểm nhưng ánh sáng lại đi tới chúng ta nhanh hơn rất nhiều so với âm thanh.

Bạn hỏi - Lazi trả lời

Bạn muốn biết điều gì?

GỬI CÂU HỎI
Học tập không giới hạn cùng học sinh cả nước và AI, sôi động, tích cực, trải nghiệm

Hôm nay bạn thế nào? Hãy nhấp vào một lựa chọn, nếu may mắn bạn sẽ được tặng 50.000 xu từ Lazi

Vui Buồn Bình thường
×
Trợ lý ảo Trợ lý ảo
×
Đấu trường tri thức | Lazi Quiz Challenge +500k
Gửi câu hỏi
×