LH Quảng cáo: lazijsc@gmail.com

Bài tập  /  Bài đang cần trả lời

Tác động của cuộc khủng hoảng kinh tế thế giới năm 1929-1933 đối với nước Mỹ

1. Tác động của cuộc khủng hoảng kinh tế thế giới năm 1929-1933 đối với nước Mỹ .Vì sao các cuộc biểu tình ở Mĩ lôi cuốn hàng triệu người tham gia ?
2.Trình bày phong trào đấu tranh giải phóng dân tộc của các nước Đông Nam Á .Phát biểu suy nghĩ của em và nhận xét về cuộc đấu tranh giành độc lập của các nước Đông Nam Á 
2 trả lời
Hỏi chi tiết
479
1
0
Dương Anh Anh
14/12/2019 17:43:31
1. Hậu quả của cuộc khủng hoảng kinh tế thế giới(1929 – 1933) đối với nước Mĩ rất nghiêm trọng:
* Kinh tế :
- Ảnh hưởng nghiêm trọng các ngành sản xuất công nông và thương nghiệp:
+ sản lượng công nghiệp chỉ còn 53,8% so với năm 1929
+ 40% tổng số ngân hàng phải đóng cửa (10 vạn)
+ 11,5 công ti thương nghiệp, 58 công ti đường sắt bị phá sản
* Chính trị- xã hội:
+ Nạn thất nghiệp, nghèo đói tràn lan, đời sống xã hội gặp nhiều khó khăn
+ Phong trào đấu tranh của các tầng lớp nhân dân lan rộng toàn nước Mĩ

Mở khóa để xem toàn bộ nội dung trả lời

(?)
Bạn đã đạt đến giới hạn của mình. Bằng cách Đăng ký tài khoản, bạn có thể xem toàn bộ nội dung trả lời
Cải thiện điểm số của bạn bằng cách đăng ký tài khoản Lazi.
Xem toàn bộ các câu trả lời, chat trực tiếp 1:1 với đội ngũ Gia sư Lazi bằng cách Đăng nhập tài khoản ngay bây giờ
Tôi đã có tài khoản? Đăng nhập
1
0
Dương Anh Anh
14/12/2019 17:46:36
2.
- Chính sách cai trị của chính quyền thực dân càng làm cho mâu thuẫn dân tộc ở các nước Đông Nam Á thêm gay gắt, hàng loạt phong trào đấu tranh nổ ra:
* Ở In-đô-nê-xi-a:
- Cuối thế kỉ XIX, nhiều tổ chức yêu nước của trí thức tư sản tiến bộ ra đời.
- Năm 1905, các tổ chức công đoàn thành lập và bắt đầu quá trình truyền bá chủ nghĩa Mác, chuẩn bị cho sự ra đời của Đảng Cộng sản (1920).
* Ở Phi-líp-pin:
- Từ năm 1896 đến năm 1898, cách mạng do giai cấp tư sản lãnh đạo chống lại thực dân Tây Ban Nha giành thắng lợi, dẫn tới sự thành lập nước Cộng hòa Phi-líp-pin, nhưng ngay sau đó lại bị đế quốc Mĩ thôn tính.
* Ở Cam-pu-chia:
- 1863 - 1866, cuộc khởi nghĩa của A-cha Xoa lãnh đạo ở Ta-keo.
- 1866 - 1867, khởi nghĩa của nhà sư Pu-côm-bô, có liên kết với nhân dân Việt Nam gây cho Pháp nhiều khó khăn.
* Ở Lào:
- Năm 1901, Pha-ca-đuốc lãnh đạo nhân dân Xa-van-na-khét tiến hành cuộc đấu tranh vũ trang.
- 1901 - 1907, khởi nghĩa ở cao nguyên Bô-lô-ven bùng nổ, lan sang cả Việt Nam, gây khó khăn cho thực dân Pháp trong quá trình cai trị, đến năm 1907 mới bị dập tắt.
* Ở Việt Nam:
- 1885 - 1896, phong trào Cần vương nổ ra và quy tụ thành nhiều cuộc khởi nghĩa lớn.
- 1884 - 1913, phong trào nông dân Yên Thế do Hoàng Hoa Thám lãnh đạo, kéo dài tới 30 năm gây nhiều khó khăn cho thực dân Pháp.
#Nhận xét
Cuối thế kỉ XX phong trào giải phóng dân tộc ở Đông Nam Á bùng nổ mạnh mẽ nhưng đều thất bại,vì còn mang tính tự phát, nổ ra lẻ tẻ chưa có sự đoàn kết giửa các dân tộc, song sẽ tạo điều kiện tiền đề cho những giai đoạn sau.

Bạn hỏi - Lazi trả lời

Bạn muốn biết điều gì?

GỬI CÂU HỎI
Học tập không giới hạn cùng học sinh cả nước và AI, sôi động, tích cực, trải nghiệm
Bài tập liên quan

Hôm nay bạn thế nào? Hãy nhấp vào một lựa chọn, nếu may mắn bạn sẽ được tặng 50.000 xu từ Lazi

Vui Buồn Bình thường

Học ngoại ngữ với Flashcard

×
Trợ lý ảo Trợ lý ảo
×
Gia sư Lazi Gia sư