Câu 4:
- Mưa axit còn được gọi là hiện tượng lắng đọng của axit. Hiểu theo cách khác, mưa axit là hiện tượng nước mưa có axit hay có độ chua. Hiện nay độ axit hiện nay được đo bằng thang pH. Trong đó, dung dịch có pH = 7 được gọi là các dung dịch trung tính. Khi độ pH trong nước mưa đo được nhỏ hơn 5,6, người ta gọi đó là mưa axit
- Có nhiều nguyên nhân gây ra mưa axit như do các đám mây hoặc do sự phun trào núi lửa, nhưng nguyên nhân sâu sa phải kể đến đó là do con người. Nó được bắt nguồn từ việc con người tiêu thụ nhiều nguyên liệu từ dầu mỏ, than đá… cho quá trình sống và lao động sản xuất. Việc tiêu thụ than đá, dầu mỏ sẽ thải ra môi trường một lượng lớn khí độc hại như SO2, NO2. Các khí này khi thải vào môi trường đã bị hòa tan với hơi nước trong không khí từ đó tạo thành axit sunfuaric và axit nitric. Khi trời mưa, các hạt axit lẫn vào nước mưa là cho độ pH có trong nước mưa bị giảm. Nó có thể hòa tan một số loại bụi kim loại bay lơ lửng trong không khí và trở nên độc hại với con người, vật nuôi và cây cối.
Câu 5:
- Hiện tượng mưa axit do sự tích tụ nhiều của loại khí N2 và S
- Ảnh hưởng đến con người: con người sẽ dễ mắc các bệnh về đường hô hấp như hen suyễn, ho gà hay một số chững bệnh khác như đau mắt, nhức đầu, đau họng,… Ngoài ra nó còn gây ra hiện tượng tích tụ sinh học các kim loại trong cơ thể con người từ các nguồn thực phẩm bị nhiễm những kim loại này do mưa axit.
- Ảnh hưởng đến thực vật : mưa axit ảnh hưởng nghiêm trọng đến thực vật và đất. Mưa axit sẽ ngấm xuống đất và làm tăng độ chua của đất. Khi mưa, các chất dinh dưỡng trong đất sẽ bị rửa trôi đồng thời hợp chất nhôm có trong đất sẽ phóng ra các ion nhôm, rễ cây có thể hấp thụ các ion này và bị nhiễm độc. Khi đó hệ thực vật sẽ bị tổn hại rất lớn và nếu rừng bị tổn hại thì sẽ ảnh hưởng nghiêm trọng đến thu nhập và việc làm của con người không những thế nó còn làm mất cân bằng hệ sinh thái nữa.