Mối quan hệ giữa Việt Nam và Liên hợp quốc:
Ngày 20/9/1977, Việt Nam chính thức trở thành thành viên thứ 149 của tổ chức Liên hợp quốc. Hơn 30 năm qua, mối quan hệ giữa Việt Nam và Liên hợp quốc ngày càng được mở rộng và phát triển tốt đẹp.
*Đóng góp của Việt Nam với Liên hợp quốc:
_Ngay từ ngày đầu tham gia tổ chức, Việt Nam cam kết mạnh mẽ, tôn trọng các tôn chỉ, mục đích của Hiến chương Liên hợp quốc, luật pháp quốc tế và tin tưởng vào vai trò trung tâm của Liên hợp quốc trong việc duy trì hoà bình và an ninh quốc tế. Việt Nam đã đóng góp tích cực, tham gia xây dựng và có trách nhiệm với công việc của Liên hợp quốc:
+Từ năm 1996, Việt Nam bắt đầu tham gia đóng góp vào ngân sách Liên hợp quốc cho lực lượng gìn giữ hoà bình.
+Việt Nam chủ động, tích cực phối hợp với các nước trong Phong trào không liên kết và các nước đang phát triển, đấu tranh bảo vệ các nguyên tắc của Hiến chương Liên hợp quốc, đồng thời bảo vệ lợi ích các nước đang phát triển (trong đó có Việt Nam).
+Việt Nam đã đóng góp tích cực, với tinh thần trách nhiệm cao làm giảm căng thẳng và hỗ trợ giải quyết các vấn đề hoà bình, an ninh tại nhiều khu vực trên thế giới: vấn đề Nêpan và Đôngtimo; tái thiết lại Trung Đông và Ápganixtan, các nước châu Phi; vấn đè Huiti;...
+Ngày 16/10/2007, Việt Nam được tín nhiệm bầu làm Uỷ viên không thường trực Hội đồng Bảo an, nhiệm kì 2008-2009. Với vai trò là Chủ tịch Hội đồng Bảo an không thường trực, trong tháng 7/2008, mặc dù là tháng có chương trình dày đặc và nhiều nội dung phức tạp nhưng Việt Nam đã hoàn thành tốt các "chức năng" của mình, đồng thời có nhiều đóng góp thực chất về nội dung: thúc đẩy tổ chức và chủ trì cuộc thảo luận mở về"Trẻ em và xung đột vũ trang"; thảo luận mở về "Tình hình Trung Đông"; sáng kiến "Một Liên hợp quốc tại Việt Nam".
*Đóng góp của Liên hợp quốc với sự phát triển của Việt Nam:
_Ngay sau chiến tranh, khi Việt Nam đứng trước bao khó khăn, thách thức, Liên hợp quốc đã hỗ trợ cho các dự án phát triển tại Việt anm, giúp Việt Nam khắc phục 1 phần khó khăn về kinh tế-xã hội, tái thiết cơ sở hạ tầng sau chiến tranh.
_Các tổ chức Liên hợp quốc không những hỗ trợ về kĩ thuật mà còn viện trợ không hoàn lại cho các dự án ở Việt Nam nhằm giải quyết hậu quả của chiến trang, thiên tai và những khó khăn về kinh tế-xã hội, nhất là trong các lĩnh vực: giáo dục, y tế, chăm sóc và bảo vệ phụ nữ, trẻ em,...tạo ra những cơ sở quan trọng về năng lực thể chế, khoa học-kĩ thuật cho những năm đổi mới sau này của Việt Nam.
+Hiện nay, hệ thống phát triển của Liên hợp quốc vẫn tiếp tục hỗ trợ Việt Nam trên nhiều lĩnh vực cấp thiếp trong thời kì đổi mới, công nghiệp hoá, hiện đại hoá như: đảm bảo phát triển bền vững và tăng cường khả năng hội nhập quốc tế của Việt Nam, giúp nâng cao năng lực, thể chế luật pháp, cải cách hành chính, xoá đói giảm nghèo, bảo vệ môi trường,...cũng như đối phó với nhiều vấn đề xã hội phức tạp khác như: phòng chống ma tuý, HIV/AIDS, dịch bệnh, thiên tai,...