LH Quảng cáo: lazijsc@gmail.com

Bài tập  /  Bài đang cần trả lời

Câu hỏi ôn tập Lịch sử 9

11 trả lời
Hỏi chi tiết
1.053
2
0
Nhi Wannable
17/12/2019 12:49:54
1/ Người đề ra đường lối và tiến hành công cuộc cải tổ ở Liên Xô là Goóc-ba-chốp

Mở khóa để xem toàn bộ nội dung trả lời

(?)
Bạn đã đạt đến giới hạn của mình. Bằng cách Đăng ký tài khoản, bạn có thể xem toàn bộ nội dung trả lời
Cải thiện điểm số của bạn bằng cách đăng ký tài khoản Lazi.
Xem toàn bộ các câu trả lời, chat trực tiếp 1:1 với đội ngũ Gia sư Lazi bằng cách Đăng nhập tài khoản ngay bây giờ
Tôi đã có tài khoản? Đăng nhập
1
0
Nhi Wannable
17/12/2019 12:52:19
2/Quốc gia ở Đông Nam Á đã trở thành "con rồng " kinh tế ở Châu Á là Singapore
1
0
Nhi Wannable
17/12/2019 12:54:11
3/Liên minh châu Âu là tổ chức liên minh về kinh tế,chính trị
1
0
Nhi Wannable
17/12/2019 12:55:24
4/ Xu thế chung của thế giới hiện nay là hòa bình ổn định và hợp tác phát triển kinh tế.
1
0
Nhi Wannable
17/12/2019 12:57:47
5/ Tình hình Tây Âu sau chiến tranh thế giới thứ 2
Sau năm chiến tranh thế giới thứ 2 , nhiều nước Tây Âu bị chiến tranh tàn phá nặng nề, bị quân đội phát xít chiếm đóng.
- Về kinh tế:
+ Năm 1948 16 nước Tây Âu đã nhận viện trợ kinh tế của Mĩ theo kế hoạch Mác-san với tổng số tiền là 17 tỉ USD.
+ Kinh tế Tây Âu được phục hồi nhanh chóng.
- Về chính trị:
+ Giai cấp tư sản cầm quyền các nước Tây Âu đều thực hiện chính sách thu hẹp các quyền tự do dân chủ, xoá bỏ các cải cách tiến bộ đã thực hiện trước đây.
+ Ngăn cản phong trào đấu tranh của quần chúng,...
- Về quân sự: Các nước Tây Âu tham gia vào khối quân sự NATO do Mĩ lập ra để chống lại Liên Xô và các nước XHCN, làm cho tình hình châu Âu trở nên căng thẳng.
- Về đối ngoại: nhiều nước Tây Âu quay trở lại xâm lược các thuộc địa cũ (Hà Lan quay trở lại xâm lược In-đô-nê-xia, Pháp quay trở lại xâm lược Việt Nam...).
1
0
Nhi Wannable
17/12/2019 12:59:36
6.
Ý nghĩa và tác động của cuộc cách mạng khoa học - kĩ thuật lần thứ 2 đối với cuộc sống con người

Cuộc cách mạng khoa học - kĩ thuật có ý nghĩa vô cùng to lớn. * Tích cực:
- Mang đến những tiến bộ phi thường, những thành tựu kì diệu làm nâng cao đời sống vật chất và tinh thần của con người.
- Cho phép con người thực hiện những bước nhảy vọt chưa từng thấy về năng suất lao động.
- Thay đổi cơ cấu dân cư lao động với xu hướng tỉ lệ dân cư lao động trong nông nghiệp và công nghiệp giảm dần, tỉ lệ dân cư trong các ngành dịch vụ tăng dần.
- Đưa loài người sang nền văn minh thứ ba, nền văn minh sau thời kì công nghiệp hoá.
- Làm cho sự giao lưu kinh tế, văn hóa. khoa học kĩ thuật... ngày càng được quốc tế hoá cao.
* Tiêu cực:
- Chế tạo các loại vũ khí và các phương tiện quân sự có sức tàn phá và hủy diệt sự sống hàng loạt.
- Nạn ô nhiễm môi trường (ô nhiễm khí quyển, đại dương, sông hồ...).
- Nhiễm phóng xạ nguyên tử, tai nạn lao động, tai nạn giao thông gắn liền với kĩ thuật mới, dịch bệnh và tệ nạn xã hội.
 
1
0
Nhi Wannable
17/12/2019 13:02:09
7.
“Hòa bình, ổn định và hợp tác phát triển" vừa là thời cơ, vừa là thách thức đối với các dân tộc
1. Thời cơ:
- Các nước có điều kiện để hội nhập vào nền kinh tế của thế giới và khu vực, có điều kiện rút ngắn khoảng cách với các nước phát triển, áp dụng thành tựu khoa học kĩ thuật vào sản xuất.
2. Thách thức:
- Nếu không chớp thời cơ để phát triển sẽ tụt hậu.
- Hội nhập với thế giới nhưng các nước cần giữ gìn, bảo vệ bản sắc văn hóa dân tộc.
⟹ Trong những năm qua, Đảng và Nhà nước đã có những chính sách, đường lối phù hợp đưa đất nước từng bước phát triển hoà nhập dần vào đời sống khu vực và thế giới.
1
0
Nhi Wannable
17/12/2019 13:06:03
8.
Nội dung của chương trình khai thác thuộc địa lần thứ 2 của thực dân Pháp

Pháp tăng cường đầu tư vào Việt Nam, bỏ vốn nhiều nhất vào nông nghiệp và khai mỏ.
- Nông nghiệp: tiến hành cướp ruộng đất để phát triển các đồn điền cao su.
- Công nghiệp:
+ Chú trọng khai mỏ. Các công ti than có từ trước đều được bỏ vốn thêm và hoạt động mạnh hơn. Nhiều công ti than mới nối tiếp nhau ra đời.
+ Chú ý tới công nghiệp chế biến: Mở thêm một số cơ sở công nghiệp như các nhà máy sợi, nhà máy rượu, diêm, xay xát gạo,...
- Thương nghiệp: tư bản Pháp đánh thuế nặng hàng hoá các nước nhập vào nước ta, chủ yếu là của Trung Quốc và Nhật Bản. Nhờ đó, hàng hoá của Pháp nhập vào Việt Nam tăng lên rất nhanh.
- Giao thông vận tải: được đầu tư để phát triển thêm. Đường sắt xuyên Đông Dương được nối liền nhiều đoạn.
- Tài chính: Ngân hàng Đông Dương, đại diện thế lực của tư bản tài chính Pháp, có cổ phần trong hầu hết các công ti và xí nghiệp lớn, đã nắm quyền chỉ huy các ngành kinh tế ở Đông Dương.
=> Chính sách khai thác thuộc địa của thực dân Pháp không thay đổi: hạn chế công nghiệp phát triển, đặc biệt là công nghiệp nặng; tăng cường thủ đoạn bóc lột, vơ vét tiền của của nhân dân ta bằng cách đánh thuế nặng: thuế ruộng đất, thuế thân, thuế rượu, thuế muối, thuế thuốc phiện và hàng trăm thứ thuế khác.
1
0
Nhi Wannable
17/12/2019 13:07:30
9.
* Hoàn cảnh ra đời của ASEAN

- Sau khi giành được độc lập và đứng trước yêu cầu phát triển kinh tế, xã hội của đất nước.
- Nhiều nước Đông Nam Á chủ trương thành lập một tổ chức liên minh khu vực nhằm: Hợp tác phát triển kinh tế, hạn chế sự ảnh hưởng của các cường quốc bên ngoài đối với khu vực.
⟹ Ngày 8/8/1967, Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (viết tắt là ASEAN) được thành lập tại Băng Cốc (Thái Lan) gồm 5 nước thành viên: Inđônêxia, Malaixia, Philipin, Xingapo, Thái Lan.
* Mục tiêu họat động:
Phát triển kinh tế và văn hóa thông qua những nỗ lực hợp tác chung giữa các nước thành viên, trên tinh thần duy trì hoà bình và ổn định khu vự
 
1
0
Nhi Wannable
17/12/2019 13:09:44
10.
* Vai trò của Liên hợp quốc từ khi thành lập đến nay

- Trong hơn nửa thế kỉ qua, Liên hợp quốc đã có vai trò quan trọng trong việc:
+ Duy trì hòa bình an ninh thế giới;
+ Đấu tranh xóa bỏ chủ nghĩa thực dân và chủ nghĩa phân biệt chủng tộc;
+ Giúp đỡ các nước phát triển kinh tế, văn hóa, nhất là đối với các nước Á, Phi và Mĩ La-tinh.
- Việt Nam gia nhập Liên hợp quốc từ tháng 9 - 1977.
1
0
NguyễnNhư
05/01 22:50:51
2. Singapore
3/ 

-   Ngày 8/8/1967 năm thàh viên sáng lập tổ chức ASEAN: indonexia, malaixia, philippin, thái lan, Xin-ga-po
- năm 1984 sau khi giành được độc lập, bru-nay đã gia nhập tổ chức ASEAN và trở thành thành viên thứ 6 
- từ đầu những năm 90 của thé kỉ XX, xu hướng nổi bật của ASEAN là sự mở rộng các thành viên. Ngày 28/7/1995, Việt Nam gia nhập tổ chức ASEAN và trở thành thành viên thứ 7. Năm 1997, Lào và Mi - an- ma cũng tham gia ASEAN . năm 1999, Cam-pu-chia trở thành thành viên thứ 10 của ASEAN
=> Như vậy, cuối những năm 90 của TK xx ASEAN từ 6 nước thành 10 nước thành viên
Lần đầu tiên trong lịch sử khu vực, 10 nước ĐNÁ cùng đứng trong 1 tổ chức thống nhất. Trên cơ sở đó ASEAN đã chuyển trọng tâm hoạt động sang hợp tác kinh tế, đồng thời xây dựng khu vực Đông Nam Á hoà bình, ổn định để cùng nhau phát triển


 

Bạn hỏi - Lazi trả lời

Bạn muốn biết điều gì?

GỬI CÂU HỎI
Học tập không giới hạn cùng học sinh cả nước và AI, sôi động, tích cực, trải nghiệm
Bài tập Lịch sử Lớp 9 mới nhất

Hôm nay bạn thế nào? Hãy nhấp vào một lựa chọn, nếu may mắn bạn sẽ được tặng 50.000 xu từ Lazi

Vui Buồn Bình thường

Học ngoại ngữ với Flashcard

×
Trợ lý ảo Trợ lý ảo
×
Gia sư Lazi Gia sư