Bài tập  /  Bài đang cần trả lời

Hãy cho biết tình hình Nhật Bản nửa đầu thế kỉ XIX có điểm gì nổi bật? Tình hình đó đặt ra cho Nhật Bản sự lựa chọn ra sao? Hãy liên hệ với tình hình chung các nước trong khu vực (châu Á) và cả Việt Nam trong cùng thời kì lịch sử này

1. (4đ). Hãy cho biết tình hình Nhật Bản nửa đầu thế kỉ XIX có điểm gì nổi bật ? Tinh hình đó đặt ra cho Nhật Bản sự lựa chọn ra sao ? Hãy liên hệ với tình hình chung các nước trong khu vực (châu Á) và cả Việt Nam trong cùng thời kì lịch sử này.

2. (4đ). Nêu nhận xét về phong trào giải phóng dân tộc ở các nước Đông Nam Á cuối thế kỉ XIX – đầu thế kỉ XX.

3. (2đ). Nêu những hậu quả nặng nề mà Chiến tranh thế giới thứ nhất gây ra cho nhân loại.

 

 

1. (4đ). Trình bày nguyên nhân, diễn biến của Cách mạng Tân Hợi.

2. (3đ). Phân tích ý nghĩa cuộc Duy tân Minh Trị ở Nhật Bản.

3. (3đ). Tại sao phong trào đấu tranh giải phóng dân tộc ở các nước Đông Nam Á cuối thế kỉ XIX – đầu thế kỉ XX đều thất bại?

 

1. (3đ). Phân tích ý nghĩa lịch sử của Cách mạng 1905 – 1907 ở Nga.

2. (4đ). Trình bày diễn biến chính phong trào đấu tranh giải phóng dân tộc của nhân dân Ấn Độ nửa cuối thế kỉ XIX – đầu thế kỉ XX.

3. (3đ). Hãy cho biết những tiến bộ tiêu biểu về khoa học tự nhiên và khoa học xã hội thế kỉ XVIII – XIX.

 

1. (3đ). Cách mạng tư sản Anh thế kỉ XVII diễn ra như thế nào ? Vì sao nói Cách mạng tư sản Anh là cuộc cách mạng tư sản không triệt để ?

2. (4đ). Trình bày những phát minh lớn trong cách mạns công nghiệp ở Anh.

3. (3đ). Hãy phân tích ý nghĩa, tính chất và những hạn chế của Cách mạng Tân Hợi.

Đây là tổng hợp những đề . các bạn giải giúp mik nhé

16 trả lời
Hỏi chi tiết
1.085
2
0
BTS is the best
22/12/2019 08:07:33

1. (4đ). Hãy cho biết tình hình Nhật Bản nửa đầu thế kỉ XIX có điểm gì nổi bật ? Tinh hình đó đặt ra cho Nhật Bản sự lựa chọn ra sao ? Hãy liên hệ với tình hình chung các nước trong khu vực (châu Á) và cả Việt Nam trong cùng thời kì lịch sử này. 

– Tinh hình Nhật Bản nửa đầu thế kỉ XIX :
Chế độ phong kiến lâm vào tình trạng khủng hoảng, bế tắc. Các nước tư bản phương Tây tăng cường can thiệp vào Nhật Bản, âm mưu xâm lược nước này.

– Tinh hình đó đặt ra cho Nhật Bản đứng trước sự lựa chọn :
Hoặc tiếp tục duy trì chế độ phong kiến mục nát để trở thành miếng mồi cho thực dân phương Tây, hoặc canh tân để phát triển đất nước.

– Đây là tình trạng chung của hầu hết các quốc gia châu Á, trong đó có cả Viột Nam.
Nếu triều đình nhà Nguyễn vào thời điểm đó tiến hành cải cách duy tân đất nước, phát triển kinh tế, làm cho đất nước giàu mạnh thì có khả năng thoát khỏi sự xâm lược của thực dân Pháp.

Mở khóa để xem toàn bộ nội dung trả lời

(?)
Bạn đã đạt đến giới hạn của mình. Bằng cách Đăng ký tài khoản, bạn có thể xem toàn bộ nội dung trả lời
Cải thiện điểm số của bạn bằng cách đăng ký tài khoản Lazi.
Xem toàn bộ các câu trả lời, chat trực tiếp 1:1 với đội ngũ Gia sư Lazi bằng cách Đăng nhập tài khoản ngay bây giờ
Tôi đã có tài khoản? Đăng nhập
1
0
BTS is the best
22/12/2019 08:09:16

2. (4đ). Nêu nhận xét về phong trào giải phóng dân tộc ở các nước Đông Nam Á cuối thế kỉ XIX – đầu thế kỉ XX.

Yêu cầu nhận xét về phong trào giải phóng dân tộc ở các nước Đông Nam Á cuối thế kỉ XIX – đầu thế kỉ XX theo các ý sau :

– Từ khi bị thực dân phương Tây xâm lược, phong trào đấu tranh của nhân dân Đông Nam Á đã bùng nổ mạnh mẽ, liên tục và rộng khắp.

+ Ở In-đô-nê-xi-a, nhiều tổ chức yêu nước của trí thức tư sản tiến bộ ra đời. Từ sau năm 1905, nhiều tổ chức công đoàn được thành lập và bước đầu truyền bá chủ nghĩa Mác vào In-đô-nê-xi-a. Năm 1905, công đoàn đầu tiên của công nhân xe lửa được thành lập. Năm 1908, Hội liên hiệp công nhân In-đô-nê-xi-a ra đời. Tháng 5-1920, Đảng Cộng sản ra đời.

+ Ở Phi-líp-pin, phong trào đấu tranh giải phóng dân tộc khỏi ách thống trị của Tây Ban Nha diễn ra quyết liệt. Cuộc Cách mạng 1896 – 1898 bùng nổ dẫn tới sự ra đời nước Cộng hoà Phi-líp-pin, nhưng sau đó lại bị Mĩ thôn tính.

+ Ở Cam-pu-chia, ngay sau khi vua Nô-rô-đôm kí hiộp ước thừa nhận nền đô hộ của Pháp năm 1863, nhiều cuộc khởi nghĩa của nhân dân đã nổ ra. Điển hình là cuộc khởi nghĩa do A-cha Xoa lãnh đạo ở Ta Keo (1863 – 1866) và cuộc khởi nghĩa dưới sự chỉ huy của nhà sư Pu-côm-bô ở Cra-chê (1866 – 1867).

+ Ở Lào, năm 1901 nhân dân Xa-van-na-khét tiến hành cuộc đấu tranh dưới sự lãnh đạo của Pha-ca-đuốc. Cũng năm đó, một cuộc khởi nghĩa khác đã nổ ra ở cao nguyên Bô-lô-ven, lan sang cả Việt Nam và kéo dài đến năm 1907 mới bị dập tắt.

+ Ở Việt Nam, phong trào đấu tranh giải phóng dân tộc diễn ra liên tục và quyết liệt. Bên cạnh phong trào Cần vương, làn sóng đấu tranh chống Pháp diễn ra ở khắp nơi, mà tiêu biểu là phong trào nông dân Yên Thế (1884 – 1913).

– Các phong trào giải phóng dân tộc lần lượt thất bại vì lực lượng của bọn xâm lược mạnh, chính quyền phong kiến ở nhiều nước đầu hàng làm tay sai cho đế quốc ; các cuộc đấu tranh lại thiếu tổ chức và thiếu sự lãnh đạo chặt chẽ, không có đường lối đấu tranh…

2
0
BTS is the best
22/12/2019 08:11:31

3. (2đ). Nêu những hậu quả nặng nề mà Chiến tranh thế giới thứ nhất gây ra cho nhân loại.

 

Hậu quả của cuộc Chiến tranh thế giới thứ nhất:

– Khoảng 10 triệu người chết

- Trên 20 triệu người bị thương

- Nền kinh tế châu Âu bị kiệt quệ.

– Nhiều thành phố, làng mạc, đường sá, cầu cống, nhà máy bị phá huỷ.

– Số tiền các nước tham chiến chi phí cho chiến tranh lên tới 85 tỉ đô la.

1
0
BTS is the best
22/12/2019 08:12:17
Xong đề 1 nha bạn
1
0
BTS is the best
22/12/2019 08:14:17

1. (4đ). Trình bày nguyên nhân, diễn biến của Cách mạng Tân Hợi.


* Nguyên nhân:

Ngày 9-5-1911, chính quyền Mãn Thanh ra sắc lệnh “Quốc hữu hoá” đường sắt, thực chất là trao quyển kinh doanh đường sắt cho các nước đế quốc, bán rẻ quyền lợi dân tộc. Sự kiện này đã châm ngòi cho Cách mạng Tân Hợi bùng nổ.

* Diễn biến:

– Ngày 10-10-1911, Cách mạng Tân Hợi bùng nổ và giành thắng lợi ở Vũ Xương, sau đó lan sang tất cả các tỉnh miền Nam và miền Trung Trung Quốc.

– Ngày 29-12-1911, Chính phủ lâm thời tuyên bố thành lập Trung Hoa Dân quốc và bầu Tôn Trung Sơn làm Đại Tổng thống.

– Tôn Trung Sơn đã mắc sai lầm là thương lượng với Viên Thế Khải (quan đại thần của nhà Thanh), đồng ý nhường cho ông ta lên làm Tổng thống (2-1912), cách mạng coi như chấm dứt.

1
0
BTS is the best
22/12/2019 08:16:20

2. (3đ). Phân tích ý nghĩa cuộc Duy tân Minh Trị ở Nhật Bản.
– Cuộc Duy tân Minh Trị có ý nghĩa như một cuộc cách mạng tư sản, mở đường cho chủ nghĩa tư bản phát triển.
– Giúp Nhật Bản trở thành một nước có nền kinh tế công thương nghiệp phát triển nhất châu Á
=> nhờ đó giữ vững được độc lập, chủ quyển dân tộc trước âm mưu xâm lược của đế quốc Âu – Mĩ.
 

1
0
BTS is the best
22/12/2019 08:17:11

3. (3đ). Tại sao phong trào đấu tranh giải phóng dân tộc ở các nước Đông Nam Á cuối thế kỉ XIX – đầu thế kỉ XX đều thất bại?
Phong trào đấu tranh giải phóng dân tộc ở các nước Đông Nam Á đều thất bại vì:
– Thiếu tổ chức, hoạt động phân tán, chưa kết hợp thành phong trào chung trong cả nước…
– Chưa có đường lối cứu nước đúng đắn.
– Kẻ thù còn mạnh…
 

1
0
1
0
BTS is the best
22/12/2019 08:19:40
1. (3đ). Phân tích ý nghĩa lịch sử của Cách mạng 1905 – 1907 ở Nga.

ý nghĩa lịch sử của Cách mạng 1905 – 1907 ở Nga.


– Cách mạng Nga 1905 – 1907 tuy thất bại nhưng đã làm lung lay nén thống trị của địa chủ và tư sản, làm suy yếu chế độ Nga hoàng.

– Là bước chuẩn bị cần thiết cho cuộc cách mạng xã hội chủ nghĩa sẽ diễn ra 10 năm sau đó. Đồng thời, Cách mạng Nga 1905 – 1907 cổ vũ mạnh mẽ phong trào giải phóng dân tộc ở các nước thuộc địa và phụ thuộc trên thế giới.


 

1
0
BTS is the best
22/12/2019 08:21:44

2. (4đ). Trình bày diễn biến chính phong trào đấu tranh giải phóng dân tộc của nhân dân Ấn Độ nửa cuối thế kỉ XIX – đầu thế kỉ XX.

* Khởi nghĩa Xi-pay:

– Nãm 1857, 60 000 binh lính và nhân dân nổi dậy vũ trang khởi nghĩa. Phong trào lan rộng khắp miền Bắc và một phần miền Trung Ấn Độ. Nghĩa quân đã lập chính quyền ở ba thành phố lớn.

– Thực dân Anh phải dốc toàn lực để đàn áp. Năm 1859, khởi nghĩa thất bại.

– Đây là cuộc khởi nghĩa tiêu biểu cho tinh thần đấu tranh bất khuất của nhân dân Ân Độ, mở đầu cho phong trào đấu tranh rộng lớn sau này.

* Đảng Quốc đại ra đời và hoạt động:

– Nãm 1885, Đảng Ọuốc đại được thành lập. Đây là chính đảng của giai cấp tư sản dân tộc.

– Hoạt động : lúc đầu đi theo đường lối ôn hoà, về sau phân hoá một bộ phận theo đường lối cấp tiến chủ trương đòi lật đổ ách thống trị thực dân, đứng đầu là Ti-lắc.

* Cao trào cách mạng  1905 -1908:

– Năm 1905, nhân dân Ấn Độ biểu tình rầm rộ chống chính sách “chia để trị” của thực dân Anh đối với xứ Ben-gan.

– Tháng 7-1908, công nhân Bom-bay bãi công, thành lập các đom vị chiến đấu chống lại quân đội Anh.

– Phong trào bị thực dân Anh đàn áp rất dã man nên lần lượt thất bại, song đã đặt cơ sở cho những thắng lợi của nhân dân Ấn Độ sau này.

1
1
BTS is the best
22/12/2019 08:23:03

3. (3đ). Hãy cho biết những tiến bộ tiêu biểu về khoa học tự nhiên và khoa học xã hội thế kỉ XVIII – XIX.
 

 Khoa học tự nhiên:

– Đầu thế kỉ XVIII, Niu-tơn (người Anh) đã tìm ra thuyết vạn vật hấp dẫn.

– Giữa thế kỉ XVIII, Lô-mô-nô-xốp (người Nga) tìm ra định luật bảo toàn vật chất và năng lượng, cùng nhiều phát minh lớn về vật lí, hoá học.

– Năm 1837, Puốc-kin-giơ (người Séc) khám phá ra bí mật về sự phát triển của thực vật và đời sống của các mô động vật. Ông trở thành người đầu tiên chứng minh rằng đời sống của mô sinh vật là sự phát triển của tế bào và sự phân bào.

– Năm 1859, Đác-uyn (người Anh) nêu lên thuyết tiến hoá và di truyền, đập tan quan niệm về nguồn gốc thần thánh của sinh vật và tính chất bất biến của các loài.

* Khoa học xã hội:

– Về triết học, xuất hiện chủ nghĩa duy vật của Phoi-ơ-bách và phép biện chứng của Hê-ghen (người Đức).

– Về kinh tế học, A-đam Xmít và Ri-các-đô (người Anh) đã xây dựng học thuyết chính trị – kinh tế học tư sản.

– Về tư tưởng, xuất hiện chủ nghĩa xã hội không tưởng, gắn liền với tên tuổi của Xanh Xi-mông, Phu-ri-ê và Ô-oen.

– Đặc biệt là sự ra đời của học thuyết chủ nghĩa xã hội khoa học do Mác và Ăng-ghen sáng lập, được coi là cuộc cách mạng trong lịch sử tư tưởng của loài người.

1
0
1
0
BTS is the best
22/12/2019 08:26:49
1. (3đ). Cách mạng tư sản Anh thế kỉ XVII diễn ra như thế nào ? Vì sao nói Cách mạng tư sản Anh là cuộc cách mạng tư sản không triệt để ?
 

– Cách mạng tư sản Anh diễn ra qua 2 giai đoạn.

+ Giai đoạn 1 (1642 – 1648)

Năm 1640, vua Sác-lơ I triệu tập Quốc hội nhằm đặt ra thuế mới, thực hiện chính sách cai trị độc đoán của mình. Quốc hội được sự ủng hộ của nhân dân đã phản đối kịch liệt…

Tháng 8-1642, cuộc nội chiến bùng nổ, bước đầu thắng lợi nghiêng về phía quân đội nhà vua. Sau đó, quân đội của Quốc hội, do Ô-li-vơ Crôm-oen chỉ huy, đã liên tiếp đánh bại quân đội nhà vua. Sác-lơ I bị bắt.

Đến năm 1648, giai đoạn 1 của cuộc nội chiến chấm dứt.
+ Giai đoạn 2(1649- 1688)
Ngày 31-1-1649, Sác-lơ I bị xử tử, nước Anh trở thành nước cộng hoà và cách mạng đạt tới đỉnh cao.

Mọi quyền hành thuộc về tư sản và quý tộc mới. Nông dân, binh lính không được hưởng chút quyền lợi gì. Vì vậy, họ tiếp tục nổi dậy đấu tranh. Crôm-oen đã thiết lập chế độ độc tài quân sự.

Để đối phó với cuộc đấu tranh của quần chúng, quý tộc mới và tư sản lại thoả hiệp với phong kiến, đưa Vin-hem Ô-ran-giơ (Quốc trưởng Hà Lan và là con rể vua Giêm II) lên ngôi, thiết lập chế độ quân chủ lập hiến. Cách mạng tư sản Anh kết thúc.

– Cách mạng tư sản Anh là cuộc cách mạng tư sản không triệt để vì:

+ Lãnh đạo là giai cấp tư sản liên minh với quý tộc mới, nên nhiều tàn dư phong kiến không bị xoá bỏ.

+ Nông dân không được hưởng quyền lợi gì mà họ còn bị chiếm ruộng đất và bị đẩy tới chỗ phá sản hoàn toàn…

1
0
BTS is the best
22/12/2019 08:28:17

 2. (4đ). Trình bày những phát minh lớn trong cách mạng công nghiệp ở Anh.

Những phát minh lớn trong cách mạng công nghiệp ở Anh :

– Từ những năm 60 của thế kỉ XVIII, Anh là nước đầu tiên trên thế giới tiến hành cách mạng công nghiệp với việc phát minh ra máy móc trong ngành dệt.

– Năm 1764, Giêm Ha-gri-vơ sáng chế ra máy kéo sợi Gien-ni, làm tăng năng suất gấp 8 lần. Năm 1769, Ác-crai-tơ phát minh ra máy kéo sợi chạy bằng sức nước.

– Năm 1785, Ét-mơn Các-rai chế tạo thành công máy dệt đầu tiên ở Anh chạy bằng sức nước, nâng cao năng suất lao động tới 40 lần so với dệt vải bằng tay, nhưng có hạn chế là phải xây dựng nhà máy gần những khúc sông chảy xiết, về mùa đông nước đóng băng nên nhà máy không hoạt động được.

– Đặc biệt năm 1784, Giêm Oát đã phát minh ra máy hơi nước, khắc phục được tất cả những nhược điểm của các máy móc trước đây, thúc đẩy nhiều ngành kinh tế khác ra đời và phát triển như ngành dệt, luyện kim, khai thác mỏ, tiêu biểu là ngành giao thông vận tải có tàu thuỷ, tàu hoả sử dụng đầu máy chạy bằng hơi nước.

Nhờ cách mạng công nghiệp, Anh sớm diễn ra quá trình chuyển biến từ sản xuất nhỏ, thủ công sang sản xuất lớn bằng máy móc, là nước đầu tiên tiến hành công nghiệp hoá. Từ một nước nông nghiệp, Anh đã trở thành nước công nghiệp phát triển nhất thế giới, được coi là “công xưởng” của thế giới.

1
0
BTS is the best
22/12/2019 08:31:13

3. (3đ). Hãy phân tích ý nghĩa, tính chất và những hạn chế của Cách mạng Tân Hợi.


– Ý nghĩa :
Lật đổ chế độ quân chủ chuyên chế, đưa đến sự thành lập chế độ cộng hoà ở Trung Quốc ; tạo điều kiện thuận lợi cho sự phát triển của chủ nghĩa tư bản ở Trung Quốc ; có ảnh hưởng đáng kể đến phong trào giải phóng dân tộc ở một số nước châu Á.

Tính chất:
Mang tính chất của một cuộc cách mạng tư sản.

Hạn chế :
Là cuộc cách mạng tư sản không triệt để, không nêu vấn đề đánh đuổi đế quốc và không tích cực chống phong kiến (mới chỉ lật đổ chế độ quân chủ chuyên chế của nhà Thanh mà chưa đụng chạm đến giai cấp địa chủ phong kiến), không giải quyết được vấn đề ruộng đất cho nông dân.

1
0
BTS is the best
22/12/2019 08:31:50
Xong hết r mong bạn tick

Bạn hỏi - Lazi trả lời

Bạn muốn biết điều gì?

GỬI CÂU HỎI
Học tập không giới hạn cùng học sinh cả nước và AI, sôi động, tích cực, trải nghiệm
Bài tập Lịch sử Lớp 8 mới nhất

Hôm nay bạn thế nào? Hãy nhấp vào một lựa chọn, nếu may mắn bạn sẽ được tặng 50.000 xu từ Lazi

Vui Buồn Bình thường

Học ngoại ngữ với Flashcard

×
Gia sư Lazi Gia sư
×
Trợ lý ảo Trợ lý ảo