Bài tập  /  Bài đang cần trả lời

Cảm nhận khổ 1 và khổ 2 bài thơ Đoàn thuyền đánh cá

cảm nhận khổ 1 và khổ 2 bài thơ ĐTĐC 

2 trả lời
Hỏi chi tiết
703
1
0
Thảo
21/12/2019 22:36:06

Huy Cận (1919 -2005) là nhà thơ suất sắc của phong trào thơ mới trước cách mạng, thơ Huy Cận hướng về thiên nhiên vũ trụ với những nét buồn man mác, sau cách mạng thơ ông tập trung ca ngợi thiên nhiên đất nước và niềm vui của con người trước cách mạng với một hồn thơ dạt dào cảm xúc. Tiêu biểu là bài thơ ” đoàn thuyền đánh cá” được sáng tác năm 1958 sau chuyến đi thực tế dài ngày ở vùng mỏ Hạ Long_ Quảng Ninh. Bài thơ là một khúc tráng ca khỏe khoắn, hào hùng về thiên nhiên và con người lao động. Điều này được thể hiện sâu sắc, tinh tế ở khổ 1 và khổ 2 của bài:
Cảm hứng trữ tình của bài thơ được diễn tả theo mạch thời gian. Hoàng hôn, đêm trăng, bình minh, mỗi một cảnh trong từng khổ thơ mang ý nghĩa như một biểu tượng, một thời đại huy hoàng đang mở ra phía trước. Cuộc sống cần lao của nhân dân lao động đang nở hoa.
Đến với khổ thơ đầu là cảnh biển vào đêm và đoàn thuyền ra khỏi đánh cá, trước hết cảnh biển vào đêm được khắc họa bằng đôi mắt quan sát sắc xảo, trí tưởng tượng phong phú và tài năng nghệ thuật điêu luyện của nhà thơ:
“ Mặt trời xuống biển như hòn lửa
Sóng đã cài then đêm sập cửa”
Hình ảnh ” mặt trời xuống biển” được so sánh với ” hòn lửa” đỏ rực, cách so sánh này làm cho hoàng hôn trên biển trở lên rực rỡ tráng lệ và ấm áp, chứ không ảm đạm hắt hiu như thơ cổ, sau lúc hoàng hôn là màn đêm buông xuống” sóng đã cài then đêm sập cửa” câu thơ sử dụng phép tu từ nhân hóa gợi cảm xúc vũ trụ như một ngôi nhà lớn, màn đêm buông xuống là tấm cửa khổng lồ còn là những con sóng là chiếc then cài của ngôi nhà vĩ đại. Thiên nhiên vũ trụ đang chìm vào đêm yên tĩnh và lặng lẽ, đồng thời phép nhân hóa còn gợi lên sự gần gũi giữa tự nhiên và con người lao động: con người đi trong biển đêm mà như đi trong ngôi nhà thân yêu của mình, đối lập với trạng thái nghỉ ngơi của vũ trụ, con người lại bắt đầu công việc của mình:
” Đoàn thuyền đánh cá lại ra khơi”
Ở đây không phải là từng chiếc riêng lẻ mà là cả đoàn thuyền- sức mạnh mới của cuộc đời đổi thay, ” lại ra khơi” diễn tả nhịp lao động của dân chài đã ổn định vào nề nếp trong hòa bình.
Tác giả đã tạo ra một hình ảnh khỏe lạ, chân thực vừa lãng mạng bay bổng, sự gắn kết của 3 sự vật ” cánh buồn, gió khơi, câu hát” của người dân đánh cá. Câu hát thể hiện niềm vui, sự phấn chấn và niềm tin tưởng vào chuyến ra khơi thắng lợi.
Sang khổ thơ thứ hai nói rõ về câu hát để làm nổi bật nét tâm hồn của người dân chài, tiếng hát cầu mong đi biển gặp nhiều may mắn.
“ Hát rằng cá bạc biển đông lặng
Cá thu biển đông như đoàn thoi
Đêm ngày dệt biển muôn luồng sáng
Đến dệt lưới ta đoàn cá ơi”
Trong niềm vui hân hoan lao động, cảnh vật biển, cảnh quan biển dường như đều phát sóng, họ cất lên tiếng hát ngợi ca sự giàu có của biển cả, bởi ” rừng vàng, biển bạc” trong câu thơ thứ nhất từ ” bạc” là một định ngữ nghệ thuật có ý nghĩa số lượng cá nhiều và phải tạo lên sự giàu có quý giá của biển cả. Cái giàu ấy còn được cụ thể hóa ở câu thơ thứ hai với hình ảnh so sánh ” cá thu” với ” đoàn thoi” đã được tác giả xây dựng trên một liên tưởng thực tế ” cá thu mình lấp lánh ánh trăng lướt rất nhanh trên biển như con thoi chạy đi chạy lại trên khung cửa dệt vải. Từ đó ta mới hiểu được hai câu thơ sau là những nhân hóa vô cùng tinh tế của Huy Cận. Trong sự tưởng tượng của những người đánh cá yêu quý biển cả quê hương của mình, cá đi trên biển là cá dệt biển, cá vào lưới là cá dệt lưới, ” đến dệt lưới ta” từ ” ta” vang lên đầy tự hào kiêu hãnh trong suốt bài thơ, không còn là cái tôi nhỏ bé, đơn côi như ngày xưa nữa mà là cái” ta” tập thể đầy sức mạnh. Tuy nhiên, với người dân miền biển lúc này chuyện làm ăn thường có nhiều may rủi nên ra khơi đánh cá họ cầu mong biển lặng sóng êm, gặp luồng cá đánh bắt được nhiều, niềm mong ước ấy phản ánh tấm biển, khổ thơ mang âm hưởng ngọt ngào vang xa, của dòng cảm hứng vũ trụ với sự lãng mạng của tâm hồn, kết hợp với những hình ảnh sáng tạo đã đem đến cho người đọc bao liên tưởng, bao thú vị về vẻ đẹp củ thơ ca viết về lao động.
Tóm lại với việc xây dựng hình ảnh thơ bằng liên tưởng, tưởng tượng, âm hưởng hào hùng, lạc quan, bài thơ đoàn thuyền đánh cá của Huy Cận nói chung và hai khổ thơ đầu nói riêng đã khắc họa cảnh biển đêm vô cùng lung linh và cảnh đoàn thuyền ra khơi đánh cá với niềm say sưa lạc quan tin tưởng của người dân chài, đó là niềm vui, niềm tự hào của nhà thơ trước đất nước và cuộc sống mới, qua đây đã khơi gợi trong lòng người đọc chúng ta sự trân trọng con người lao động mới từ đó hãy góp sức xây dựng đất nước ngày càng thêm giàu đẹp.

Mở khóa để xem toàn bộ nội dung trả lời

(?)
Bạn đã đạt đến giới hạn của mình. Bằng cách Đăng ký tài khoản, bạn có thể xem toàn bộ nội dung trả lời
Cải thiện điểm số của bạn bằng cách đăng ký tài khoản Lazi.
Xem toàn bộ các câu trả lời, chat trực tiếp 1:1 với đội ngũ Gia sư Lazi bằng cách Đăng nhập tài khoản ngay bây giờ
Tôi đã có tài khoản? Đăng nhập
2
0
Kiên
22/12/2019 07:36:35
Huy Cận là nhà thơ tiêu biểu cho nền thơ hiện đại Việt Nam. Trước Cách mạng tháng Tám,thơ ông giàu chất triết lí, thấm thía bao nỗi buồn, tràn ngập cái sầu nhân thế. Sau cách mạng, thơ ông tập trung ca ngợi thiên nhiên đất nước và niềm vui của con người trong cuộc sống mới. Đoàn thuyền đánh cá là thi phẩm tiêu biểu cho hồn thơ Huy Cận sau cách mạng. Bài thơ là một khúc tráng ca khỏe khoắn, hào hùng về thiên nhiên và con người lao động. Điều này được thể hiện sâu sắc, tinh tế ở 2 khổ đầu bài thơ.
Giữa năm 1958, Huy Cận có chuyến đi thực tế dài ngày ở vùng mỏ Quảng Ninh. Chuyến đi này đã khiến hồn thơ Huy Cận nảy nở trở lại và dồi dào cảm hứng về thiên nhiên đất nước, về lao động và niềm vui trước cuộc sống mới. Bài “Đoàn thuyền đánh cá” được sáng tác trong thời gian đó và được in trong tập thơ “Trời mỗi ngày lại sáng”(1958).
Mở đầu bài thơ là cảnh đoàn thuyền ra khơi lúc hoàng hôn:
“Mặt trời xuống biển như hòn lửa
Sóng đã cài then,đêm sập cửa
Đoàn thuyền đánh cá lại ra khơi,
Câu hát căng buồm cùng gió khơi.”

Bốn câu thơ có kết cấu gọn gàng, cân đối như một bài tứ tuyệt: hai câu đầu tả cảnh, hai câu sau nói về con người. Cảnh và người tưởng như đối lập song lại hòa hợp, cảnh làm nền để cho hình ảnh con người nổi bật lên như tâm điểm của một bức tranh – bức tranh lao động khỏe khoắn, vui tươi tràn ngập âm thanh và rực rỡ sắc màu. Hai câu thơ đầu tả cảnh hoàng hôn trên biển, cũng là thời điểm đoàn thuyền đánh cá ra khơi:
“Mặt trời xuống biển như hòn lửa
Sóng đã cài then, đêm sập cửa”.

Phép tu từ so sánh “mặt trời xuống biển – hòn lửa”, mặt trời như một quả cầu lửa– đỏ rực, khổng lồ chìm vào đáy nước đại dương. Bức tranh hoàng hôn mang một vẻ đẹp rực rỡ, tráng lệ, và ấm áp. Phép nhân hóa, ẩn dụ “Sóng đã cài then, đêm sập cửa” khiến người đọc cảm nhận thiên nhiên, vũ trụ,biển cả như đi vào trạng thái tĩnh lặng, nghỉ ngơi, thư giãn. Vũ trụ giờ đây như một ngôi nhà khổng lồ. Những lượn sóng dài như chiếc then cài, còn màn đêm đang buông xuống là cánh cửa. Hình ảnh thơ cho thấy thiên nhiên vũ trụ bao la mà gần gũi với con người – biển cả hay đó cũng chính là ngôi nhà thân thuộc của mỗi ngư dân.
Thiên nhiên vũ trụ là nền cho con người xuất hiện:
“Đoàn thuyền đánh cá lại ra khơi
Câu hát căng buồm cùng gió khơi.

Câu thơ đã làm nổi bật khí thế lao động đầy hăng hái, tươi vui của những con người lao động “Tập làm chủ, tập làm người xây dựng/Dám vươn mình cai quản lại thiên nhiên!”. Hình ảnh hoán dụ “đoàn thuyền đánh cá” và phụ từ “lại” diễn tả nhịp điệu lao động quen thuộc, hàng ngày, thường xuyên, trở thành một nếp sống quen thuộc của những người ngư dân vùng biển. Đoàn thuyền lại ra khơi, tuần tự, nhịp nhàng như cái nhịp sống không bao giờ ngừng nghỉ. Hình ảnh ẩn dụ “câu hát căng buồm” diễn tả tiếng hát khỏe khoắn tiếp sức cho gió làm căng cánh buồm, đẩy con thuyền lao nhanh ra khơi xa. Tiếng hát làm nổi bật khí thế hồ hởi của người lao động trong buổi xuất quân chinh phục biển cả.
Tiếng hát ấy còn thể hiện niềm mong ước của người đánh cá: mong ước một chuyến ra khơi đánh bắt được thật nhiều hải sản, nhiều cá tôm giữa sự giàu đẹp của biển khơi:
“ Hát rằng: cá bạc biển Đông lặng,
Cá thu biển Đông như đoàn thoi
Đêm ngày dệt biển muôn luồng sáng,
Đến dệt lưới ta,đoàn cá ơi!”

Bằng những liên tưởng thực tế kết hợp với phép so sánh “cá thu – đoàn thoi” khiến người đọc hình dung hình ảnh những con cá thu mình lấp lánh ánh trăng lướt rất nhanh trên biển như con thoi chạy đi chạy lại trên khung cửa dệt vải. Trong sự tưởng tượng của những người đánh cá yêu quý biển cả quê hương của mình, cá đi trên biển là cá dệt biển, cá vào lưới là cá dệt lưới, “đến dệt lưới ta”. Từ ” ta” vang lên đầy tự hào kiêu hãnh trong suốt bài thơ, không còn là cái tôi nhỏ bé, đơn côi như ngày xưa nữa mà là cái” ta” tập thể đầy sức mạnh.
Với việc xây dựng hình ảnh thơ bằng liên tưởng, tưởng tượng, âm hưởng hào hùng, lạc quan, cùng những phép so sánh, nhân hóa, hai khổ thơ đầu đã khắc họa cảnh biển đêm vô cùng lung linh và hình ảnh đoàn thuyền ra khơi đánh cá với niềm say sưa lạc quan tin tưởng của người dân chài, đó là niềm vui, niềm tự hào của nhà thơ trước đất nước và cuộc sống mới.
Đoạn thơ là một bài ca lao động hứng khởi, hào hùng. Bài ca ấy dành cho biển hào phóng, cho những con người cần cù, gan góc, đang làm giàu cho đất nước. Những người lao động đã thật sự làm chủ cuộc sống của mình, làm chủ vùng biển thân yêu của Tổ quốc. Đọc những dòng thơ, độc giả như. cùng chia sẻ niềm vui to lớn với nhà thơ, với tất cả những người lao động mới đang kiêu hãnh ngẩng cao đầu trên con đường đi đến tương lai tươi sáng.

Bạn hỏi - Lazi trả lời

Bạn muốn biết điều gì?

GỬI CÂU HỎI
Học tập không giới hạn cùng học sinh cả nước và AI, sôi động, tích cực, trải nghiệm

Hôm nay bạn thế nào? Hãy nhấp vào một lựa chọn, nếu may mắn bạn sẽ được tặng 50.000 xu từ Lazi

Vui Buồn Bình thường

Học ngoại ngữ với Flashcard

×
Trợ lý ảo Trợ lý ảo
×
Gia sư Lazi Gia sư