Nêu giá trị nội dung và giá trị nghệ thuật của văn bản bánh trôi nước
Bằng cách nhấp vào Đăng nhập, bạn đồng ý Chính sách bảo mật và Điều khoản sử dụng của chúng tôi. Nếu đây không phải máy tính của bạn, để đảm bảo an toàn, hãy sử dụng Cửa sổ riêng tư (Tab ẩn danh) để đăng nhập (New Private Window / New Incognito Window).
Người yêu thơ Hồ Xuân Hương ít ai không biết đến bài thơ “Bánh trôi nước”, một bài thơ tứ tuyệt giản dị mà ý tứ sâu xa. Bài thơ là lời ngợi ca trân trọng vẻ đẹp và phẩm chất trắng trong, son sắt của người phụ nữ Việt Nam, đồng thời cũng cảm thông với số phận nổi chìm của họ:
Thân em vừa trắng lại vừa tròn
Bảy nổi ba chìm với nước non
Rắn nát mặc dầu tay kẻ nặn
Mà em vần giữ tấm lòng son
Hồ Xuân Hương là một nhà thơ trữ tình mà phong cách mang một chút ngông nghênh táo bạo. Thơ của bà thường là lời ngợi ca, nâng đỡ và bảo vệ người phụ nữ – những người thường phải gánh chịu trăm ngàn cay cực trong xã hội ngày xưa. Bài thơ Bánh trôi nước này là một bài thơ như thế.
Bài thơ mở để bằng một câu thơ trong trẻo:
Thân em vừa trắng lụi vừa tròn
Xin chớ vội hiểu thân em là hai từ đùng để chỉ một người nào. Thân em ở đây là chỉ chiếc bánh trôi, một thứ bánh làm từ bột nếp, được nhào năn thành những viên tròn, có nhân đường phên ở giữa và thường được luộc chín bằng cách cho vào nồi nước đun sôi. Bột nếp màu rất trắng, khi làm bánh, chiếc bánh lại được nặn tròn vì thế mà câu thơ đầu này trước hết là một câu tả thực. Nó nói đến chất liệu và cách thức làm một chiếc bánh trôi.
Câu thơ thứ hai lại là một kinh nghiệm khác của người làm bánh. Đã là cách luộc những chiếc bánh trôi:
Bảy nổi ba chìm với nước non
Bánh được cho vào nồi nước-nóng hoặc nước đang sôi. Người luộc bánh phải chờ khi những chiếc bánh nổi thật trên mặt nước thì mới được coi là chín và mới vớt ra ngoài nước.
Hai câu thơ những tưởng chẳng mang ẩn ý gì. Thế nhưng đằng sau hai câu thơ ấy là phẩm chất và cả thân phận nổi chìm của những người phụ nữ ngày xưa. Chiếc bánh trắng trong với nhân đường son đỏ kia là phẩm chất, là cuộc đời của họ. Nó lênh đênh, nó nổi chìm giữa biển đời trong đục đa đoan. Hai câu thơ sau càng cụ thể hơn điều đó:
Rắn nát mặc dầu tay kẻ nặn
Mà em vẫn giữ tấm lòng son
Chiếc bánh rắn nát mặc dầu tay kẻ nặn, còn người phụ nữ cũng đâu có tự quyết định được số phận của bản thân. Sống giữa cuộc đời, họ bị kèm nén giữa bao nhiêu ràng buộc. Ca dao cũng đã từng có nhiều câu như thế. Ví như:
Thân em như tấm lụa đào
Phất phơ giữa chợ biết vao tay ai
Thế nhưng dẫu có bị rắn nát, dẫu có phải lênh đênh trôi nổi “bảy nổi ba chìm” thì chiếc bánh kia vẫn giữ tấm lòng son đỏ. Và cũng thế, người phụ nữ cũng luôn son sắt thủy chung.
Bánh trôi nước là một bài thơ đa nghĩa. Nó là bài thơ rất đặc trưng cho phong cách của nữ sĩ Hồ Xuân Hương: một lối thơ hóm hỉnh, rất trữ tình nhưng cũng rất thâm thúy, mạnh mẽ, sâu cay..
Tham gia Cộng đồng Lazi trên các mạng xã hội | |
Fanpage: | https://www.fb.com/lazi.vn |
Group: | https://www.fb.com/groups/lazi.vn |
Kênh FB: | https://m.me/j/AbY8WMG2VhCvgIcB |
LaziGo: | https://go.lazi.vn/join/lazigo |
Discord: | https://discord.gg/4vkBe6wJuU |
Youtube: | https://www.youtube.com/@lazi-vn |
Tiktok: | https://www.tiktok.com/@lazi.vn |
Hôm nay bạn thế nào? Hãy nhấp vào một lựa chọn, nếu may mắn bạn sẽ được tặng 50.000 xu từ Lazi
Vui | Buồn | Bình thường |