LH Quảng cáo: lazijsc@gmail.com

Bài tập  /  Bài đang cần trả lời

Nhân dịp Tết Nguyên Đán, trong bữa cơm đầu năm em hãy kể lại cho mọi người nghe chuyện Bánh Chưng, Bánh Giầy

Nhân dịp Tết Nguyên Đán, trong bữa cơm đầu năm em hãy kể lại cho mọi người nghe chuyện Bánh Chưng, Bánh Giầy

3 trả lời
Hỏi chi tiết
675
2
0
phươnganh lê
27/12/2019 20:02:25

Cứ mỗi dịp Tết đến xuân về, khi quây quần bên mâm cỗ, nhìn thấy hai thứ bánh chưng và bánh giầy, em lại nhớ đến câu chuyện Bánh chưng, bánh giầy.
Lang Liêu là người con thứ mười tám của vua Hùng Vương. Tuy là hoàng tử nhưng chàng lại sống cuộc sống gần gũi với những người nông dân, chàng vốn thiệt thòi hơn so với các anh em của mình. Nhưng không lấy điều đó làm buồn, chàng yêu lao động và yêu những con người nông dân hiền lành, chất phác. Chàng suốt ngày ở ngoài đồng ruộng, vui vẻ với công việc đồng áng. Trong nhà chàng chẳng có gì, chỉ có lúa gạo và ngô khoai làm bạn. Sắp đến ngày lễ Tiên vương, vua cha cho gọi tất cả các con trai đến và phán: "Ta tuổi đã cao, muốn truyền ngôi cho người nào có thể nối được chí ta. Nhân lễ Tiên vương, ai làm vừa ý ta, ta sẽ truyền ngôi cho".
Nghe xong yêu cầu của vua cha, các lang ai cũng mừng vì chắc mẩm phần thắng nhất định sẽ thuộc về mình. Bởi thế, các lang đều cho người đi tìm những của ngon vật lạ, sản vật quý hiếm ở khắp mọi nơi trên thế gian này. Đối với Lang Liêu, chàng cũng có ước muốn được nối ngôi vua. Nhưng không phải vì chức tước mà chàng chỉ muốn đem lại cuộc sống ấm no, đầy đủ cho những người nông dân chân lấm, tay bùn. Sống cùng với những người dân nghèo nên Lang Liêu hiểu được nỗi khổ của họ. Về đến nhà, chàng suy nghĩ mãi xem sẽ dâng lễ vật gì cho ngày lễ Tiên vương. Chàng không có điều kiện như các anh mình, chàng chỉ có những thứ dân dã mà có lẽ vua chưa từng ăn. Bởi trong cung, người đã quen với các loại sơn hào hải vị. Chàng suy nghĩ, lo lắng không biết dâng lễ vật gì để tỏ tấm lòng mình. Một đêm, chàng gặp một vị thần râu tóc bạc phơ, cưỡi mây đến và nói với chàng: "Trong trời đất không gì quý bằng hạt gạo. Chỉ có gạo mới nuôi sống con người và ăn không bao giờ chán. Các thứ khác tuy ngon, hiếm nhưng con người không làm ra được, chỉ có lúa gạo thì ta trồng được". Tỉnh dậy, lời thần cứ văng vẳng bên tai, Lang Liêu suy nghĩ cách làm bánh từ những sản vật dân dã hàng ngày. Chàng chọn thứ gạo nếp thật ngon, đem vo sạch, lấy đậu xanh và đồ thịt làm nhân, lấy lá dong bọc ra ngoài cùng, đem nấu thật nhừ. Cũng thứ gạo ấy, chàng đồ lên, giã nhuyễn, nặn thành hình tròn.
Đến ngày lễ Tiên vương, trước bao nhiêu mâm lễ vật chất đầy những sơn hào hải vị, của ngon vật lạ được các lang cho người đi tìm kiếm khắp nơi mang về, mâm lễ vật của Lang Liêu trông thật đơn giản, chỉ có hai thứ bánh. Một thứ bánh màu xanh, hình vuông vắn, và một thứ bánh hình tròn, màu trắng. Nhưng mâm lễ của Lang Liêu khiến cho ai nấy cũng tò mò bởi họ chưa nhìn thấy hai thứ bánh ấy bao giờ. Các anh của Lang Liêu cũng thấy lạ, bao của ngon vật lạ họ đã từng ăn duy chỉ có hai thứ bánh kỳ lạ ấy là chưa từng được nếm thử.
Vua đi một lượt, nhìn các mâm lễ và dừng lại ở mâm của Lang Liêu. Vừa nhìn, nhà vua đã ưng ý ngay. Vua cảm thấy sự gần gũi và thân quen của hương vị quê hương. Vua liền chọn mâm lễ của Lang Liêu dâng lên cúng Tiên vương. Khi lễ xong, vua đem bánh chia cho mọi người, ai ăn cũng thấy lạ miệng và rất ngon. Mọi người đều tấm tắc khen.
Vua vui mừng đặt tên bánh hình vuông là bánh chưng còn bánh hình tròn là bánh giầy. Bánh chưng là tượng trưng cho Đất, bánh giầy là tượng trưng cho Trời. Hai thứ bánh ấy, một tượng Đất, một tượng Trời, thể hiện sự giao hoà giữa Trời, Đất. Trước tất cả mọi người, vua khen Lang Liêu là người đã biết sử dụng những nguyên liệu dân dã, làm ra hai thứ bánh ngon. Hai thứ bánh này nhắc ta luôn nhớ đến sự vất vả, khó nhọc của người dân khi làm ra lúa gạo. Phải luôn biết quý lúa gạo. Lang Liêu xứng đáng là người nối ngôi ta, vua vừa truyền xong, tất cả quần thân và dân chúng đều hò reo và hô vang tên chàng.
Lang Liêu, người con trai thứ mười tám của vua Hùng lên ngôi, xây dựng đất nước ngày càng ấm no, hạnh phúc. Vua chăm lo đến đời sống của người dân, gần gũi với người nông dân. Từ đó, cứ vào dịp Tết, trên bàn thờ nhà nào cũng không thể thiếu hai thứ bánh này. Nó trở thành hương vị không thể thiếu trong ngày Tết cổ truyền của người Việt Nam.
 

Mở khóa để xem toàn bộ nội dung trả lời

(?)
Bạn đã đạt đến giới hạn của mình. Bằng cách Đăng ký tài khoản, bạn có thể xem toàn bộ nội dung trả lời
Cải thiện điểm số của bạn bằng cách đăng ký tài khoản Lazi.
Xem toàn bộ các câu trả lời, chat trực tiếp 1:1 với đội ngũ Gia sư Lazi bằng cách Đăng nhập tài khoản ngay bây giờ
Tôi đã có tài khoản? Đăng nhập
1
0
Thảo
27/12/2019 20:02:26

Bập bùng… Bập bùng…. Ngọn lửa bùng lên bên nồi bánh chưng. Lửa mang hơi xuân khe khẽ len vào từng con ngõ nhỏ. Lửa mang sức xuân bung nở hoa đào, hoa mai. Và ngọn lửa chờn vờn như đang khơi dậy những hồi ức, hồi ức về truyền thuyết Bánh chưng, bánh giầy.

Chuyện xảy ra cũng từ rất lâu rồi. Vua Hùng Vương đời thứ sáu muốn truyền ngôi cho con nhưng ông có hai mươi người con trai, không biết chọn ai cho xứng đáng Vua bèn gọi các con lại và nói:

- Mảnh đất Lạc Việt của chúng ta từ buổi đầu dựng nước đã truyền được sáu đời. Nhiều lần giặc Ân đã xâm lấn bờ cõi của chúng ta. Nhờ phúc ấm của Tiên vương, nhân dân ta đã đánh đuổi được giặc ngoại xâm, thiên hạ hưởng hạnh phúc, bình yên. Nay ta đã già rồi, không thể sống mãi trên đời. Người ta truyền ngôi phải là người nối chí ta, không nhất thiết phải là con trưởng. Năm nay, nhân lễ Tiên vương, ai làm vừa lòng ta, ta sẽ truyền ngôi cho, có Tiên vương chứng giám.

Các lang ai cũng muốn được vua cha truyền ngôi cho nên đều cố công trèo đèo lội suối, lên rừng xuống bể để tìm của ngon vật lạ. Trong các lang, Lang Liêu là người thiệt thòi nhất. Trước đây, mẹ chàng bị cha ghẻ lạnh nên ốm rồi qua đời. Từ khi sinh ra ở riêng, chàng chăm lo việc đồng áng, trồng lúa, trồng khoai. Nhìn lại căn nhà đơn sơ, chỉ có khoai và sắn. Lang liêu lấy làm buồn lắm. Một đêm, chàng nằm ngủ mơ thấy thần nói chuyện với mình:

– Lang Liêu! Trong trời đất, không gì quý bằng hạt gạo. Các thứ khác tuy ngon nhưng quý, hiếm mà người ta không làm ra được. Còn gạo trồng nhiều thì ăn được nhiều, gạo bình dị nhưng rất quý giá. Con hãy sử dụng mà làm bánh lễ Tiên vương.

Chàng tỉnh dậy mới biết được đó là giấc mơ. Chàng lấy làm mừng lắm. Lang Liêu bắt tay ngay vào làm bánh theo lời thần chỉ bảo. Chàng chọn những hạt gạo nếp thơm ngon nhất, trắng tinh, hạt nào hạt nấy mẩy và tròn để làm bánh. Lang Liêu vo gạo với nước sạch, dùng đậu xanh, thịt mỡ làm nhân. Chàng ra vườn lấy lá dong để gói bánh. Để mâm cỗ đa dạng, phong phú hơn, cùng một thứ gạo ấy chàng giã nhuyễn, đồ lên rồi nặn thành hình tròn.

Hôm đó, đến ngày lễ Tiên vương, trước sân cung đình, mọi người háo hức chờ đợi. Các lang lần lượt mang các món ăn vào yết kiến nhà vua. Vua cha xem qua một lượt rồi bỗng dừng lại trước chồng bánh của Lang Liêu và rất ngạc nhiên. Ông cho gọi Lang Liêu lên và chàng đã kể việc được thần báo mộng. Vua cha nói:

– Bánh này hình vuông, tượng trưng cho đất, ta đặt tên là bánh chưng. Thịt mỡ, đậu xanh làm nhân tượng trưng cho cầm thú. Lá dong bao bọc bên ngoài thể hiện sự đoàn kết của nhân dân. Bánh còn lại hình tròn, tượng trưng cho Trời, ta đặt là bánh giầy. Hai thứ bánh này vừa giản dị vừa giàu ý nghĩa. Lang Liêu đã dâng lễ vật vừa ý ta, sẽ được ta truyền ngôi cho, có Tiên vương chứng giám.

Nói xong, vua Hùng đặt bánh lên lễ Tiên vương. Lễ xong, các vua cùng quần thần quây quần xung quanh để thưởng thức. Ai cũng tấm tắc khen ngon. Lang Liêu được truyền ngôi và trở thành ông vùa hiển minh.

Từ đó, nước ta chăm nghề trồng trọt, chăn nuôi. Và cũng từ đấy, thiếu bánh chưng, bánh giầy là thiếu hẳn hương vị ngày Tết. Truyền thuyết Bánh chưng, bánh giầy đã ca ngợi các vua Hùng có công dựng nước và giải thích cho chúng ta về phong tục làm bánh chưng, bánh giầy.

1
0
Phạm Thi Ngọc Hằng
27/12/2019 20:05:34
Bạn có thể tham khảo nhé!

Bập bùng… Bập bùng…. Ngọn lửa bùng lên bên nồi bánh chưng. Lửa mang hơi xuân khe khẽ len vào từng con ngõ nhỏ. Lửa mang sức xuân bung nở hoa đào, hoa mai. Và ngọn lửa chờn vờn như đang khơi dậy những hồi ức, hồi ức về truyền thuyết Bánh chưng, bánh giầy.

Chuyện xảy ra cũng từ rất lâu rồi. Vua Hùng Vương đời thứ sáu muốn truyền ngôi cho con nhưng ông có hai mươi người con trai, không biết chọn ai cho xứng đáng Vua bèn gọi các con lại và nói:

- Mảnh đất Lạc Việt của chúng ta từ buổi đầu dựng nước đã truyền được sáu đời. Nhiều lần giặc Ân đã xâm lấn bờ cõi của chúng ta. Nhờ phúc ấm của Tiên vương, nhân dân ta đã đánh đuổi được giặc ngoại xâm, thiên hạ hưởng hạnh phúc, bình yên. Nay ta đã già rồi, không thể sống mãi trên đời. Người ta truyền ngôi phải là người nối chí ta, không nhất thiết phải là con trưởng. Năm nay, nhân lễ Tiên vương, ai làm vừa lòng ta, ta sẽ truyền ngôi cho, có Tiên vương chứng giám.

Các lang ai cũng muốn được vua cha truyền ngôi cho nên đều cố công trèo đèo lội suối, lên rừng xuống bể để tìm của ngon vật lạ. Trong các lang, Lang Liêu là người thiệt thòi nhất. Trước đây, mẹ chàng bị cha ghẻ lạnh nên ốm rồi qua đời. Từ khi sinh ra ở riêng, chàng chăm lo việc đồng áng, trồng lúa, trồng khoai. Nhìn lại căn nhà đơn sơ, chỉ có khoai và sắn. Lang liêu lấy làm buồn lắm. Một đêm, chàng nằm ngủ mơ thấy thần nói chuyện với mình:

– Lang Liêu! Trong trời đất, không gì quý bằng hạt gạo. Các thứ khác tuy ngon nhưng quý, hiếm mà người ta không làm ra được. Còn gạo trồng nhiều thì ăn được nhiều, gạo bình dị nhưng rất quý giá. Con hãy sử dụng mà làm bánh lễ Tiên vương.

Chàng tỉnh dậy mới biết được đó là giấc mơ. Chàng lấy làm mừng lắm. Lang Liêu bắt tay ngay vào làm bánh theo lời thần chỉ bảo. Chàng chọn những hạt gạo nếp thơm ngon nhất, trắng tinh, hạt nào hạt nấy mẩy và tròn để làm bánh. Lang Liêu vo gạo với nước sạch, dùng đậu xanh, thịt mỡ làm nhân. Chàng ra vườn lấy lá dong để gói bánh. Để mâm cỗ đa dạng, phong phú hơn, cùng một thứ gạo ấy chàng giã nhuyễn, đồ lên rồi nặn thành hình tròn.

Hôm đó, đến ngày lễ Tiên vương, trước sân cung đình, mọi người háo hức chờ đợi. Các lang lần lượt mang các món ăn vào yết kiến nhà vua. Vua cha xem qua một lượt rồi bỗng dừng lại trước chồng bánh của Lang Liêu và rất ngạc nhiên. Ông cho gọi Lang Liêu lên và chàng đã kể việc được thần báo mộng. Vua cha nói:

– Bánh này hình vuông, tượng trưng cho đất, ta đặt tên là bánh chưng. Thịt mỡ, đậu xanh làm nhân tượng trưng cho cầm thú. Lá dong bao bọc bên ngoài thể hiện sự đoàn kết của nhân dân. Bánh còn lại hình tròn, tượng trưng cho Trời, ta đặt là bánh giầy. Hai thứ bánh này vừa giản dị vừa giàu ý nghĩa. Lang Liêu đã dâng lễ vật vừa ý ta, sẽ được ta truyền ngôi cho, có Tiên vương chứng giám.

Nói xong, vua Hùng đặt bánh lên lễ Tiên vương. Lễ xong, các vua cùng quần thần quây quần xung quanh để thưởng thức. Ai cũng tấm tắc khen ngon. Lang Liêu được truyền ngôi và trở thành ông vùa hiển minh.

Từ đó, nước ta chăm nghề trồng trọt, chăn nuôi. Và cũng từ đấy, thiếu bánh chưng, bánh giầy là thiếu hẳn hương vị ngày Tết. Truyền thuyết Bánh chưng, bánh giầy đã ca ngợi các vua Hùng có công dựng nước và giải thích cho chúng ta về phong tục làm bánh chưng, bánh giầy.

Bạn hỏi - Lazi trả lời

Bạn muốn biết điều gì?

GỬI CÂU HỎI
Học tập không giới hạn cùng học sinh cả nước và AI, sôi động, tích cực, trải nghiệm
Trắc nghiệm Ngữ văn Lớp 6 mới nhất

Hôm nay bạn thế nào? Hãy nhấp vào một lựa chọn, nếu may mắn bạn sẽ được tặng 50.000 xu từ Lazi

Vui Buồn Bình thường

Học ngoại ngữ với Flashcard

×
Trợ lý ảo Trợ lý ảo
×
Gia sư Lazi Gia sư