Bài tập  /  Bài đang cần trả lời

Phân tích bài thơ vào nhà ngục Quảng Đông cảm tác của Phan Bội Châu

phân tích bài thơ vào nhà ngục uảng đông cảm tác của phan bội châu
biểu cảm về mái trường
phát biểu cảm nghĩ về nhân vật người mẹ trong văn bản mẹ tôi
vào vai nhân vật trữ tình kể  lại lời thơ bếp lửa bằng văn xuôi
vào vai nhân vật trữ tình kể lại lời thơ ánh trăng bằng văn xuôi
kể lại truyện thạch sanh bằng lời văn của em

22 Xem trả lời
Hỏi chi tiết
473
1
2
光藤本
04/01/2020 19:45:06

Cuối thế kỷ XIX, khi các phong trào đấu tranh chống Pháp lần lượt bị thất bại, đất nước chìm ngập trong đau thương. Bước sang đầu thế kỷ XX, hưởng ứng luồng gió mới từ phương Tây thổi tới, những con người yêu nước, quyết chí dành tự do cho dân tộc lại náo nức bước vào một cuộc đấu tranh mới, theo khuynh hướng dân chủ tư sản.

Phan Bội Châu xuất thân nho học song lại là người sớm có tinh thần tiên tiến, bắt nhịp với thời đại mới. Cái chí khí "phú quý bất năng dâm, bần tiện bất năng di, uy vũ bất năng khuất" (giàu sang không thể làm cho mê đắm, nghèo khó không thể làm cho thay lòng đổi dạ, uy vũ không thể làm cho khuất phục) của một nho gia đã biến thành bản lĩnh vững vàng, thành cốt cách anh hùng trước cơn tai biến nguy nan của một chí sĩ cách mạng. Ngày 19-1-1914, Phan Bội Châu bị bắt giam vào ngục Quảng Đông. Trước đó, thực dân Pháp đã kết án tử hình vắng mặt đối với ông. Bài thơ Cảm tác vào nhà ngục Quảng Đông nằm trong Ngục trung thư - một huyết tâm thư tuyệt mệnh. Ngay từ đêm đầu tiên vào ngục Phan đã làm hai bài thơ Nôm (Cảm tác vào nhà ngục Quảng Đông là một trong hai bài ấy): "Làm xong hai bài thơ tôi ngâm nga lớn tiếng rồi cả cười, vang động cả bốn vành, hầu như không biết thân mình đang bị nhốt trong ngục". Xem ra, tù ngục cũng chẳng mảy may khiến bậc trượng phu nao núng.

Đây là bài thơ thất ngôn bát cú Đường luật. Hai câu vào bài thể hiện ngay khẩu khí của bậc anh hùng:

"Vẫn là hào kiệt, vẫn phong lưu
Chạy mỏi chân thì hãy ở tù".

Nhân vật trữ tình hiện ra với một phong thái đường hoàng, tự tin đến ngang tàng, ngạo mạn. Giọng đùa vui, tự trào làm tan biến đi cảm giác của một người tù, chỉ thấy một tư thế cao ngạo, xem thường hiểm nguy, cổ nhân nói: Trí hơn vạn người gọi là "anh", trí hơn nghìn người gọi là "tuấn", trí hơn trăm người gọi là "hào", trí hơn mười người gọi là "kiệt". Kẻ tài trí hơn người, phong thái ung dung, đường hoàng (phong lưu) đang ngân nga tỏ chí. Hai từ vẫn trong câu thơ đầu mang đậm tính khẩu ngữ. Một sự việc nghiêm trọng (tù) được nói đến bằng một thái độ cười, cợt, xem thường. Bị giam hãm trong tù ngục (lại là tử tù!) mà cứ như khách tài tử tạm dừng chân trên chặng đường dài dặc. Hoàn cảnh dù có đổi thay, tai biến có thể đến bất cứ lúc hào nhưng chí khí thì chẳng khi nào dời đổi.

Hai câu tiếp, giọng thơ chợt chuyển:

Đã khách không nhà trong bốn biển,
Lại người có tội giữa năm châu

Tác giả tự nghiệm về thân thế của mình. Một cuộc đời bôn ba đầy sóng gió. Phan Bội Châu từng phiêu bạt khắp nơi (khi Trung Quốc, khi thì Nhật Bàn, Thái Lan). Trên hành trình lưu lạc ấy ông đã phải trải qua biết bao cay đắng, cực khổ.

Chỉ vì hết lòng muốn tìm đường cứu nước, chỉ vì yêu đất nước, dân tộc mình mà người chí sĩ bị xem như một tội nhân, bị truy nã khắp nơi. Phiêu bạt, lênh đênh, chẳng được yên ổn bao giờ, con người ấy cất tiếng than cho mình cũng là đau cho nỗi đau chung của một đất nước đang mất chủ quyền. Tiếng thở dài ấy là của bậc anh hùng. Cái buồn ấy là cái buồn của một người tù yêu nước, của một nhân cách phi thường. Một phút ngẫm ngợi về mình để rồi lại sang sảng ca lên âm giai lãng mạn:

Bủa tay ôm chặt bồ kinh tế
Mở miệng cười tan cuộc oán thù.

Kinh tế - kinh bang tế thế, người chí sĩ chẳng lúc nào thôi ôm ấp hoài bão trị nước cứu đời. Đây là con đường Phan đã chọn, nguyện dấn thân, vẫn là cái khẩu khí hơn người, tiếng "cười" của một người tù sao mà khoáng đạt đến thế. Đến độ ta chỉ còn thấy âm hưởng hào hùng bao trùm tất cả, lấn át tất cả như cánh buồm thênh thênh lướt sóng đại dương. Lối nói khoa trương đã được sử dụng để biểu đạt cái chí lớn lao, khát vọng xoay chuyển càn khôn. Như trong bài thơ Chơi xuân, Phan viết:

Phùng xuân hội, may ra, ừ cũng dễ,
Nắm địa cầu vừa một tí con con.
Đạp toang hai cánh càn khôn,
Đem xuân vẽ lại trong non nước nhà...

Hai liên giữa câu 3 - 4 và câu 5-6 của bài thơ Cảm tác vào nhà ngục Quảng Đông đã tuân thủ khuôn mẫu của một bài thơ thất ngôn bát cú luật Đường trong đối ý, đối lời. Sự đăng đối, hài hòa ở những câu thơ này góp phần tạo ra ấn tượng về cái vững vàng. Các cặp từ đối: bốn biển - năm châu, bủa tay - mở miệng, bồ kinh tế - cuộc oán thù khiến cho tầm vóc của người chi sĩ trở nên phi thường phù hợp với âm hưởng chủ đạo của bài thơ.

Bản lĩnh và tư thế khác người của người anh hùng yêu nước được khẳng định dứt khoát trong hai câu thơ kết bài:

Thân ấy hãy còn, còn sự nghiệp,
Bao nhiêu nguy hiểm sợ gì đâu!

Con người ấy còn sống là còn tranh đấu đến cùng cho lý tưởng chính nghĩa của mình. Hai chữ còn ngắt ra, điệp lại càng tăng thêm sắc thái mạnh mẽ, dứt khoát cho câu thơ. Ý chí thép sẽ chiến thắng hiểm nguy.

Cả bài thơ toát lên một tinh thần bất khuất, một tư thế vững vàng của bậc trượng phu trong cơn sóng gió. Truyền thống yêu nước, chí khí anh dũng của dân tộc đang tiếp tục mạch chảy bất tận trong tâm huyết chí sĩ Phan Bội Châu. Hình ảnh người anh hùng đã tạc vào lịch sử như một minh chứng cho tinh thần yêu nước, xả thân vì lý tưởng chính nghĩa.

Mở khóa để xem toàn bộ nội dung trả lời

(?)
Bạn đã đạt đến giới hạn của mình. Bằng cách Đăng ký tài khoản, bạn có thể xem toàn bộ nội dung trả lời
Cải thiện điểm số của bạn bằng cách đăng ký tài khoản Lazi.
Xem toàn bộ các câu trả lời, chat trực tiếp 1:1 với đội ngũ Gia sư Lazi bằng cách Đăng nhập tài khoản ngay bây giờ
Tôi đã có tài khoản? Đăng nhập
1
2
Hôm nay tôi buồn
04/01/2020 19:45:14
1.

Cuối thế kỷ XIX, khi các phong trào đấu tranh chống Pháp lần lượt bị thất bại, đất nước chìm ngập trong đau thương. Bước sang đầu thế kỷ XX, hưởng ứng luồng gió mới từ phương Tây thổi tới, những con người yêu nước, quyết chí dành tự do cho dân tộc lại náo nức bước vào một cuộc đấu tranh mới, theo khuynh hướng dân chủ tư sản.

Phan Bội Châu xuất thân nho học song lại là người sớm có tinh thần tiên tiến, bắt nhịp với thời đại mới. Cái chí khí "phú quý bất năng dâm, bần tiện bất năng di, uy vũ bất năng khuất" (giàu sang không thể làm cho mê đắm, nghèo khó không thể làm cho thay lòng đổi dạ, uy vũ không thể làm cho khuất phục) của một nho gia đã biến thành bản lĩnh vững vàng, thành cốt cách anh hùng trước cơn tai biến nguy nan của một chí sĩ cách mạng. Ngày 19-1-1914, Phan Bội Châu bị bắt giam vào ngục Quảng Đông. Trước đó, thực dân Pháp đã kết án tử hình vắng mặt đối với ông. Bài thơ Cảm tác vào nhà ngục Quảng Đông nằm trong Ngục trung thư - một huyết tâm thư tuyệt mệnh. Ngay từ đêm đầu tiên vào ngục Phan đã làm hai bài thơ Nôm (Cảm tác vào nhà ngục Quảng Đông là một trong hai bài ấy): "Làm xong hai bài thơ tôi ngâm nga lớn tiếng rồi cả cười, vang động cả bốn vành, hầu như không biết thân mình đang bị nhốt trong ngục". Xem ra, tù ngục cũng chẳng mảy may khiến bậc trượng phu nao núng.

Đây là bài thơ thất ngôn bát cú Đường luật. Hai câu vào bài thể hiện ngay khẩu khí của bậc anh hùng:

"Vẫn là hào kiệt, vẫn phong lưu
Chạy mỏi chân thì hãy ở tù".

Nhân vật trữ tình hiện ra với một phong thái đường hoàng, tự tin đến ngang tàng, ngạo mạn. Giọng đùa vui, tự trào làm tan biến đi cảm giác của một người tù, chỉ thấy một tư thế cao ngạo, xem thường hiểm nguy, cổ nhân nói: Trí hơn vạn người gọi là "anh", trí hơn nghìn người gọi là "tuấn", trí hơn trăm người gọi là "hào", trí hơn mười người gọi là "kiệt". Kẻ tài trí hơn người, phong thái ung dung, đường hoàng (phong lưu) đang ngân nga tỏ chí. Hai từ vẫn trong câu thơ đầu mang đậm tính khẩu ngữ. Một sự việc nghiêm trọng (tù) được nói đến bằng một thái độ cười, cợt, xem thường. Bị giam hãm trong tù ngục (lại là tử tù!) mà cứ như khách tài tử tạm dừng chân trên chặng đường dài dặc. Hoàn cảnh dù có đổi thay, tai biến có thể đến bất cứ lúc hào nhưng chí khí thì chẳng khi nào dời đổi.

Hai câu tiếp, giọng thơ chợt chuyển:

Đã khách không nhà trong bốn biển,
Lại người có tội giữa năm châu

Tác giả tự nghiệm về thân thế của mình. Một cuộc đời bôn ba đầy sóng gió. Phan Bội Châu từng phiêu bạt khắp nơi (khi Trung Quốc, khi thì Nhật Bàn, Thái Lan). Trên hành trình lưu lạc ấy ông đã phải trải qua biết bao cay đắng, cực khổ.

Chỉ vì hết lòng muốn tìm đường cứu nước, chỉ vì yêu đất nước, dân tộc mình mà người chí sĩ bị xem như một tội nhân, bị truy nã khắp nơi. Phiêu bạt, lênh đênh, chẳng được yên ổn bao giờ, con người ấy cất tiếng than cho mình cũng là đau cho nỗi đau chung của một đất nước đang mất chủ quyền. Tiếng thở dài ấy là của bậc anh hùng. Cái buồn ấy là cái buồn của một người tù yêu nước, của một nhân cách phi thường. Một phút ngẫm ngợi về mình để rồi lại sang sảng ca lên âm giai lãng mạn:

Bủa tay ôm chặt bồ kinh tế
Mở miệng cười tan cuộc oán thù.

Kinh tế - kinh bang tế thế, người chí sĩ chẳng lúc nào thôi ôm ấp hoài bão trị nước cứu đời. Đây là con đường Phan đã chọn, nguyện dấn thân, vẫn là cái khẩu khí hơn người, tiếng "cười" của một người tù sao mà khoáng đạt đến thế. Đến độ ta chỉ còn thấy âm hưởng hào hùng bao trùm tất cả, lấn át tất cả như cánh buồm thênh thênh lướt sóng đại dương. Lối nói khoa trương đã được sử dụng để biểu đạt cái chí lớn lao, khát vọng xoay chuyển càn khôn. Như trong bài thơ Chơi xuân, Phan viết:

Phùng xuân hội, may ra, ừ cũng dễ,
Nắm địa cầu vừa một tí con con.
Đạp toang hai cánh càn khôn,
Đem xuân vẽ lại trong non nước nhà...

Hai liên giữa câu 3 - 4 và câu 5-6 của bài thơ Cảm tác vào nhà ngục Quảng Đông đã tuân thủ khuôn mẫu của một bài thơ thất ngôn bát cú luật Đường trong đối ý, đối lời. Sự đăng đối, hài hòa ở những câu thơ này góp phần tạo ra ấn tượng về cái vững vàng. Các cặp từ đối: bốn biển - năm châu, bủa tay - mở miệng, bồ kinh tế - cuộc oán thù khiến cho tầm vóc của người chi sĩ trở nên phi thường phù hợp với âm hưởng chủ đạo của bài thơ.

Bản lĩnh và tư thế khác người của người anh hùng yêu nước được khẳng định dứt khoát trong hai câu thơ kết bài:

Thân ấy hãy còn, còn sự nghiệp,
Bao nhiêu nguy hiểm sợ gì đâu!

Con người ấy còn sống là còn tranh đấu đến cùng cho lý tưởng chính nghĩa của mình. Hai chữ còn ngắt ra, điệp lại càng tăng thêm sắc thái mạnh mẽ, dứt khoát cho câu thơ. Ý chí thép sẽ chiến thắng hiểm nguy.

Cả bài thơ toát lên một tinh thần bất khuất, một tư thế vững vàng của bậc trượng phu trong cơn sóng gió. Truyền thống yêu nước, chí khí anh dũng của dân tộc đang tiếp tục mạch chảy bất tận trong tâm huyết chí sĩ Phan Bội Châu. Hình ảnh người anh hùng đã tạc vào lịch sử như một minh chứng cho tinh thần yêu nước, xả thân vì lý tưởng chính nghĩa.

1
2
Hôm nay tôi buồn
04/01/2020 19:45:30
1.

Trong cuốn Văn thơ Phan Bội Châu, giáo sư Đặng Thai Mai có nhận xét: "Phan Bội Châu là một người can đảm, vui vẻ trong những giờ phút nguy hiểm và hoạn nạn". Đúng vậy, những ngày bị cầm tù ở Quảng Đông, đối diện với cái chết, Phan vẫn ung dung, lạc quan. Đọc bài thơ Vào nhà ngục Quãng Đông cảm tác ta sẽ bắt gặp được cái tư thế tuyệt đẹp của nhà chí sĩ cách mạng:

Vẫn là hào kiệt, vẫn phong lưu,
Chạy mỏi chân thì hãy ở tù.
Đã khách không nhà trong bốn biển,
Lại người có tội giữa năm châu.
Bủa tay ôm chặt bồ kinh tế,
Mở mìệng cười tun cuộc oán thù.
Thân ấy vẫn còn, còn sự nghiệp,
Bao nhiêu nguy hiểm sự thật đâu.

Năm 1912, Phan bị chính quyền thực dân Pháp ở Đông Dương tuyên án tử hình vắng mặt và năm 1913 ông bị bắt ở Quảng Đông. Bọn quân phiệt Quảng Đông hí hửng định dùng tính mạng của nhà chí sĩ cách mạng Việt Nam làm cuộc trao đổi với bọn thực dân Pháp ở Đông Dương để mượn đường xe lửa xuyên Việt. Cuộc mặc cả giữa bọn chúng không thành, Phan bị cầm tù đến năm 1917 mới được trả tự do.

Tuy bị sa cơ thất thế, bị kẻ thù giam hãm nhưng Phan vẫn không xem mình là kẻ thất bại. Ông thản nhiên nói:

Vẫn là hào kiệt, vẫn phong lưu,
Chạy mỏi chân thì hãy ở tù.

Nhà tù chỉ là nơi tạm dừng chân nghĩ ngơi trên con đường quanh đâu đầy cam go. Một thái độ bình thản, một giọng điệu bông đùa, cười cợt của một người coi khinh tù đày, nguy hiểm. "Có thể nói lạc quan chủ nghĩa đó cũng là một đặc tính của người dân xứ Nghệ" (Đặng Thai Mai). Ba mươi năm sau, trong nhà lao của bọn quân phiệt Tưởng Giới Thạch ta lại bắt đầu gặp một con người của xứ Nghệ cũng có cái cách "pha trò" hóm hỉnh ấy:

Ăn cơm nhà nước ở nhà công,
Lính tráng thay phiên đến hộ tòng;
Non nước dạo chơi tùy sở thích,
Làm trai như thế cũng hào hùng!

(Pha trò - Nhật kí trong tù của Hồ Chí Minh)

Phan Bội Châu và Hồ Chí Minh, hai nhà thơ yêu nước vĩ đại của dân tộc có những nét tương đồng thật thú vị.

Vào tù, sống trong sự kiềm kẹp của kẻ thù nhưng Phan vẫn ung dung thanh thản, vẫn giữ cái cối cách của con người có tài cao chí lớn, hơn người, vẫn giữ cái vẻ trang nhã lịch sự.

Vẫn là hào kiệt, vẫn phong lưu.

Câu thơ mở đầu bài thơ bằng điệp từ "Vẫn" để khẳng định một thái độ vững vàng không hề nao núng, ngả lòng trước hoàn cảnh thách thức nghiệt ngã.

Phan là con người có chí lớn, tung hoành dọc ngang không ràng buộc bởi cuộc sống gia đình cá nhân chật hẹp. Năm châu, bốn bể với cụ là nhà:

Đã khách không nhà trong bổn biển,
Lại người có tội giữa năm châu.

Con đường cách mạng còn dang dở, sự nghiệp chưa thành, nay làm thân tù tội, cụ tự coi mình là "người có tội giữa năm châu". Đây là một thái độ "tự phê phán" nghiêm khắc, thẳng thắn và cảm động. Cho đến cuối đời, Phan vẫn canh cánh bên lòng nợ nước chưa báo đền, vẫn mặc cảm về cái "tội" của mình với đất nước non sông. Phan là người của "bốn bể", "năm châu", một chân dung khoáng đạt của một người anh hùng thời đại khác hẳn với bọn người cá chậu, chim lồng nhỏ nhen.

Vì vậy, cho dù thân bị tù đày nhưng khí tiết sắt đá của người anh hùng không gì có thể chuyển lay được:

Bùa tay ôm chặt bồ kinh tế,
Mở miệng cười tan cuộc oán thù.

Mộng "kinh bang tế thế", giúp nước, cứu đời vẫn còn đây và quyết chí thực hiện đến cùng. Lí tưởng đó đã được nhen nhóm trong Phan từ khi dấn thân vào con đường cách mạng, ngay từ những ngày đầu trên đường "xuất dương lưu biệt". Cụ hăm hở:

Muốn vượt bể Đông theo cánh gió
Muôn trùng sóng bạc tiễn ra khơi.

(Xuất dương lưu biệt)

Con người có hoài bão lớn lao như vậy, cho dù có sa cơ thất thế vẫn ung dung, ngạo nghễ. Tiếng cười sảng khoái cất lên trong hoàn cảnh lao lung đối diện với gian nguy thử thách chính là thái độ thách thức và chiến thắng của tinh thần cách mạng.

Bài thơ được kết thúc bằng một niềm tin mãnh liệt:

Thân ấy vẫn còn, còn sự nghiệp,
Bao nhiêu nguy hiểm sự gì đâu.

Hai từ "còn" đi liền nhau giữa hai nhịp thơ tạo nên một âm hưởng mạnh mẽ. khẳng định ý chí sắt đá, niềm tin tưởng lạc quan sáng ngời. Bị sa vào tay giặc, có nguy cơ bị trao cho thực dân Pháp ở Đông Dương để thi hành bản án tử hình, nhưng người chiến sĩ cách mạng tuyệt nhiên không một thoáng nao núng bi quan. Toàn bộ bài thơ toát lên một phong thái ung dung tự tại, một niềm tin sáng ngời.

Không có chủ định lập nghiệp bằng con đường văn chương, văn chương với Cụ chỉ là một phương tiện để tuyên truyền, vận động cách mạng. Nhưng những lời viết ra từ tâm huyết của một con người nguyện cả cuộc đời dâng hiến vì sự nghiệp cứu dân, cứu nước lại có sức truyền cảm mạnh mẽ. Văn chương của Cụ đi vào lòng người khơi dậy nhiệt tình yêu nước và niềm tin. Phan Bội Châu không những là một nhà cách mạng lỗi lạc mà còn là nhà thơ lớn của dân tộc.

1
2
光藤本
04/01/2020 19:45:34
Biểu cảm về mái trường

Thời thơ ấu, ta được ở bên mẹ, được mẹ yêu thương và che chở. Khi lớn hơn một chút thì mái trường chính là ngôi nhà thứ hai bao bọc chúng ta suốt những năm tháng học trò.

Em hiện là học sinh lớp 7, trường em học ở cách nhà không xa. Em từng nghe mẹ kể, ngôi trường ấy mẹ cũng đã từng học khi xưa và ngôi trường em có từ rất lâu rồi. Dù bây giờ, trường được tu sửa lại rất nhiều nhưng nó vẫn ẩn chứa một sự cổ kính và trang nghiêm. Trường em rất rộng, khi đi từ cổng màu ghi nhạt vào sẽ thấy bác bằng lăng tím đứng đó như người bảo vệ lặng lẽ. Cứ đến mùa hoa nở, bằng lăng rụng tím một góc cổng trường trông rất thơ mộng. Lớp em nằm ngay giữa, đối diện với cổng trường. Tuy mới học ở đây 2 năm thôi nhưng mọi thứ dường như trở nên rất thân thuộc, em đã quen với màu tường vàng , bảng đen, và những cây bàng được trồng quanh sân trường. Dường như tất cả đều lưu giữ bao hoài niệm, kí ức của thế hệ học sinh đã từng học ở nơi đây. Cây bàng luôn trầm ổn, bình lặng như thế, cây cao, tán rộng, thu đến cây khoác màu áo đỏ tía, vài chiếc lá lìa cành chậm rãi đáp xuống như vừa chút đi một dấu ấn thời gian, đánh dấu sự chuyển mùa. Các bạn học sinh trường em ai cũng thích cây bàng, tuy nó không tươi mới như cây xoan, không mộng mơ như bằng lăng tím, không rực rỡ như cây phượng vỹ nhưng cây bàng lại mang màu sắc của thời gian, của tháng năm học trò.

Sau những ngày tháng bỡ ngỡ, em đã quen dần với không gian trường học, ngày ngày đi đến trường trên con đường quen thuộc với hàng phượng vỹ xanh ngát và mấy cây vú sữa ven đường, cùng các bạn khoác tay nhau ríu rít truyện trò là những lúc vui vẻ nhất, tiếng cười vang khắp không gian. Mái trường là nơi em gắn bó, học những điều hay lẽ phải, rèn luyện bản thân. Rồi sau những giờ học mệt mỏi, tiếng trống vang lên là lúc em được vui chơi cùng các bạn, nào là ô ăn quan, nào là nhảy dây, đá cầu,.. Hàng ngày chăm chú nghe thầy cô giảng những bài toán khó, những bài văn hay, từ đó bồi đắp tích lũy tri thức, biến lời cô, lời thầy thành hành trang của chính mình. Nơi đây như mái nhà thứ hai, chất chứa bao cảm xúc buồn vui tuổi học trò, em đã từng cười, từng khóc, từng hân hoan cùng các bạn trong những khoảnh khắc đáng nhớ. Nó giống như một thước phim tuyệt đẹp, tua lại mới cảm nhận được chúng ta đang trưởng thành từ những cảm xúc , những điều giản dị nhất mà không gian trong thước phim chính là mái trường thân yêu. Nơi đây, em quen được nhiều bạn tốt, cùng nhau làm những điều mình thích, cùng nhau vượt qua các kì thi tuy mệt nhoài mà vẫn cảm thấy thật mãn nguyện.

Trường em đẹp nhất có lẽ khi hè sang, những cây bàng xanh ngát, cây phượng vỹ đỏ rực một góc trời như đốm lửa thắp sáng tâm hồn cô học trò nhỏ. Đừng từ khoảng sân trường, nhìn bầu trời trong xanh và đẹp đến lạ kì với những đám mây trắng bồng bềnh trôi. Đám mây trắng như đi từ hiện tại vào những trang thơ em đã từng được học, vỗ về tâm hồn, khơi gợi trong em bao xúc cảm êm đềm. Và thế là hè đã về, học sinh chuẩn bị được nghỉ hè sau khi kì thi kết thúc, tiếng trống trường vang lên từng hồi như lưu luyến "tùng, tùng, tùng". Em nghe tiếng trống, nghe tiếng ve sầu kêu trên những cành phượng vỹ, vừa buồn vừa vui, buồn vì phải xa các bạn, xa mái trường, vui vì em sắp có một kì nghỉ hè thú vị. Có lẽ đó là cảm xúc mà ai ai cũng đã từng có trong cuộc đời học sinh, trong những năm tháng học trò. Dường như, sau này khi ta lớn lên và trưởng thành, mỗi khi nghe tiếng trống vang lên, tim ta lại đập rộn ràng.

Mái trường thân yêu đi vào trong tâm thức của mỗi người học sinh một cách dịu dàng, dịu dàng đến nỗi làm ta lưu luyến mãi không thôi.

1
2
Hôm nay tôi buồn
04/01/2020 19:45:58
2.

Thời thơ ấu, ta được ở bên mẹ, được mẹ yêu thương và che chở. Khi lớn hơn một chút thì mái trường chính là ngôi nhà thứ hai bao bọc chúng ta suốt những năm tháng học trò.

Em hiện là học sinh lớp 7, trường em học ở cách nhà không xa. Em từng nghe mẹ kể, ngôi trường ấy mẹ cũng đã từng học khi xưa và ngôi trường em có từ rất lâu rồi. Dù bây giờ, trường được tu sửa lại rất nhiều nhưng nó vẫn ẩn chứa một sự cổ kính và trang nghiêm. Trường em rất rộng, khi đi từ cổng màu ghi nhạt vào sẽ thấy bác bằng lăng tím đứng đó như người bảo vệ lặng lẽ. Cứ đến mùa hoa nở, bằng lăng rụng tím một góc cổng trường trông rất thơ mộng. Lớp em nằm ngay giữa, đối diện với cổng trường. Tuy mới học ở đây 2 năm thôi nhưng mọi thứ dường như trở nên rất thân thuộc, em đã quen với màu tường vàng , bảng đen, và những cây bàng được trồng quanh sân trường. Dường như tất cả đều lưu giữ bao hoài niệm, kí ức của thế hệ học sinh đã từng học ở nơi đây. Cây bàng luôn trầm ổn, bình lặng như thế, cây cao, tán rộng, thu đến cây khoác màu áo đỏ tía, vài chiếc lá lìa cành chậm rãi đáp xuống như vừa chút đi một dấu ấn thời gian, đánh dấu sự chuyển mùa. Các bạn học sinh trường em ai cũng thích cây bàng, tuy nó không tươi mới như cây xoan, không mộng mơ như bằng lăng tím, không rực rỡ như cây phượng vỹ nhưng cây bàng lại mang màu sắc của thời gian, của tháng năm học trò.

Sau những ngày tháng bỡ ngỡ, em đã quen dần với không gian trường học, ngày ngày đi đến trường trên con đường quen thuộc với hàng phượng vỹ xanh ngát và mấy cây vú sữa ven đường, cùng các bạn khoác tay nhau ríu rít truyện trò là những lúc vui vẻ nhất, tiếng cười vang khắp không gian. Mái trường là nơi em gắn bó, học những điều hay lẽ phải, rèn luyện bản thân. Rồi sau những giờ học mệt mỏi, tiếng trống vang lên là lúc em được vui chơi cùng các bạn, nào là ô ăn quan, nào là nhảy dây, đá cầu,.. Hàng ngày chăm chú nghe thầy cô giảng những bài toán khó, những bài văn hay, từ đó bồi đắp tích lũy tri thức, biến lời cô, lời thầy thành hành trang của chính mình. Nơi đây như mái nhà thứ hai, chất chứa bao cảm xúc buồn vui tuổi học trò, em đã từng cười, từng khóc, từng hân hoan cùng các bạn trong những khoảnh khắc đáng nhớ. Nó giống như một thước phim tuyệt đẹp, tua lại mới cảm nhận được chúng ta đang trưởng thành từ những cảm xúc , những điều giản dị nhất mà không gian trong thước phim chính là mái trường thân yêu. Nơi đây, em quen được nhiều bạn tốt, cùng nhau làm những điều mình thích, cùng nhau vượt qua các kì thi tuy mệt nhoài mà vẫn cảm thấy thật mãn nguyện.

Trường em đẹp nhất có lẽ khi hè sang, những cây bàng xanh ngát, cây phượng vỹ đỏ rực một góc trời như đốm lửa thắp sáng tâm hồn cô học trò nhỏ. Đừng từ khoảng sân trường, nhìn bầu trời trong xanh và đẹp đến lạ kì với những đám mây trắng bồng bềnh trôi. Đám mây trắng như đi từ hiện tại vào những trang thơ em đã từng được học, vỗ về tâm hồn, khơi gợi trong em bao xúc cảm êm đềm. Và thế là hè đã về, học sinh chuẩn bị được nghỉ hè sau khi kì thi kết thúc, tiếng trống trường vang lên từng hồi như lưu luyến "tùng, tùng, tùng". Em nghe tiếng trống, nghe tiếng ve sầu kêu trên những cành phượng vỹ, vừa buồn vừa vui, buồn vì phải xa các bạn, xa mái trường, vui vì em sắp có một kì nghỉ hè thú vị. Có lẽ đó là cảm xúc mà ai ai cũng đã từng có trong cuộc đời học sinh, trong những năm tháng học trò. Dường như, sau này khi ta lớn lên và trưởng thành, mỗi khi nghe tiếng trống vang lên, tim ta lại đập rộn ràng.

Mái trường thân yêu đi vào trong tâm thức của mỗi người học sinh một cách dịu dàng, dịu dàng đến nỗi làm ta lưu luyến mãi không thôi.

1
2
Hôm nay tôi buồn
04/01/2020 19:46:10
2.

Với cuộc đời mỗi người, quãng đời học sinh là tuyệt vời, trong sáng và đẹp đẽ nhất. Quãng thời gian quý báu ấy của chúng ta gắn bó với biết bao ngôi trường yêu dấu. Có người yêu ngôi trường tiểu học, có người lại nhớ mái trường mầm non. Nhưng với tôi, hơn tất cả, tôi yêu nhất mái trường cấp hai - nơi tôi đang học - đơn giản bởi chính nơi đây tôi đã và đang lưu giữ được nhiều cảm xúc thiêng liêng nhất.

Ngôi trường của tôi là một ngôi trường mới, khang trang và đẹp đẽ với những dãy nhà cao tầng được sơn màu vàng, được lợp mái tôn đỏ tươi. Từng phòng học lúc nào cũng vang lên lời giảng bài ân cần của thầy cô, tiếng phát biểu dõng dạc hay tiếng cười nói hồn nhiên, vô tư, trong sáng của những bạn học sinh. Sân trường rộng rãi, thoáng mát nhờ những hàng cây xanh tươi xào xạc lá và những cơn gió nhè nhẹ. Đây thật là nơi lí tưởng chúng tôi chơi đùa.

Tôi yêu lắm sân trường này. Mỗi khoảng đất, mỗi chiếc ghế đá đều in dấu những kỉ niệm của tôi về những lần đi học hay chơi đùa cùng bạn bè hay cũng có thể là những buổi dọn vệ sinh vất vả mà vui không kể xiết. Cây vẫn đứng đó, lá vẫn reo vui như ngày tôi vào lớp sáu, ngỡ ngàng nhìn khoảng sân đẹp đẽ - thứ tài sản quý báu mà bắt đầu từ ngày ấy tôi cũng được "chia phần"!. Vâng, mọi thứ vẫn vẹn nguyện chỉ có chúng tôi là đang lớn lên. Thấm thoát hơn một năm đã trôi qua, giờ tôi đã là học sinh lớp bảy. Thời gian ơi, xin hãy ngừng trôi để tôi mãi là cô học sinh trung học cơ sở để tôi được sống mãi dưới mái trường này!

Và nơi đây cũng lưu giữ bao kỉ niệm đẹp đẽ về những người thầy cô, những đứa bạn bè mà tôi yêu quý. Thầy cô của tôi luôn dịu dàng mà nghiêm khắc, hết lòng truyền lại cho tôi bao bài học quý giá. Với tôi, thầy cô như những người cha, người mẹ thứ hai dạy dỗ chúng tôi thành người. Những người bạn lại là những người đồng hành tuyệt vời luôn sát cánh bên tôi trên con đường học tập. Tất cả là những người anh, người chị, người em thân thiết và gắn bó với nhau trong một đại gia đình rộng lớn. Mỗi khi buồn bã hay thất vọng, chỉ cần nghĩ tới ánh mắt trìu mến của thầy cô, nụ cười hồn nhiên của bạn bè, tôi lại thấy lòng như ấm áp hơn. Và tôi hiểu rằng, tuy không nói ra nhưng các bạn của tôi mọi người cũng cùng chung suy nghĩ ấy.

Ngôi trường còn ghi dấu không thể nào phai trong tôi vì những ngày kỉ niệm tưng bừng, rộn rã; những buổi liên hoan vui vẻ, ồn ào. Ngày khai trường, tết Trung thu, ngày hai mươi tháng mười một... những ngày tháng tuyệt vời lần lượt trôi đi để lại trong tôi bao nuôi tiếc về hôm qua và hi vọng về những ngày phía trước. Tôi bỗng cảm thấy lòng buồn man mác. Chỉ còn hai năm nữa là tôi sẽ phải rời xa mái trường này. Tôi sẽ lại học ở những ngôi trường mới, có những thầy cô bạn bè mới... liệu những tháng ngày đẹp đẽ có được kéo dài lâu?

Có nhạc sĩ nào đã viết: "Tuổi thơ như áng mây, rồi sẽ mãi bay về cuối trời. Thời gian xoá những kỉ niệm dấu yêu". Vậy thì tôi mong có thể gửi lòng mình vào nơi cuối trời ấy để mãi được sống bên mái trường cấp hai thân yêu của mình.

Thời gian trôi đi, tuổi thơ trôi đi như những làn sóng dập dềnh ra khơi không thể trở lại. Nhưng có một thứ mãi ở lại cùng tôi, đó chính là hình bóng mái trường cấp hai yêu dấu.

1
2
光藤本
04/01/2020 19:46:14
Phát biểu cảm nghĩ về nhân vật người mẹ trong văn bản mẹ tôi
 

 Mẹ tôi là văn bản được trích trong cuốn truyện dành cho thiếu nhi Những tấm lòng cao cả của Ét-môm-đô đơ A-mi-xi, đây đồng thời cũng là tác phẩm nổi tiếng nhất của ông. Văn bản thể hiện tấm lòng cao cả của ngưởi mẹ đối với đứa con thân yêu của mình.

   Bức thư do bố En-ri-cô viết trong hoàn cảnh En-ri-cô đã có thái độ vô lễ với mẹ, người bố viết thư này giúp En-ri-cô suy nghĩ, nhận ra và sửa chữa lỗi lầm của mình.

   Để En-ri-cô nhận ra lỗi lầm của mình trước hết người cha thể hiện thái độ đau buồn, giận dữ và có phần thất vọng. Thái độ đó được thể hiện rõ qua những lời văn gay gắt, từ ngữ mạnh mẽ: “con đã thiếu lễ độ với mẹ” “bố không thể nén cơn tức giận” . Trong đoạn đầu bức thư ông đã hết sức nghiêm khắc trước những lỗi lầm của con, thậm chí ông còn cảnh cáo: “Việc như thế con không bao giờ được tái phạm nữa”. Lời lẽ nghiêm khắc, thái độ dứt khoát dù có đôi chút nặng nề nhưng đã tác động phần nào đến nhận thức của En-ri-cô.

   Để En-ri-cô nhận ra sự thiếu lễ độ với mẹ là hoàn toàn sai trái, bức thư đã gợi lên hình ảnh dịu dàng, hiền hậu của mẹ, một hình ảnh bình dị mà vô cùng lớn lao.

   Trước hết, mẹ của En-ri-cô có tình yêu thương con sâu sắc, cao cả. Bà tận tụy, lo lắng cho En-ri-cô suốt ngày đêm trong những ngày cậu ốm: “thức suốt đêm, cúi mình trên chiếc nôi trông chừng hơi thở hổn hển của con, quằn quại vì nỗi lo sợ, khóc nức nở khi nghĩ rằng có thể mất con” bà cũng giống như bao bà mẹ khác, luôn quan tâm, săn sóc và hết mình vì con. Thậm chí bà còn có thể hi sinh vì con “bỏ hết một năm hạnh phúc” để“tránh cho con một giờ đau đớn” hình ảnh tương phản kết hợp với “mẹ có thể đi ăn xin để nuôi con, có thể hi sinh tính mạng để cứu sống con” càng làm nổi bật rõ hơn sự hi sinh, tình yêu thương của bà dành cho đứa con yêu quý của mình.

   Không chỉ yêu thương con, mẹ còn có vị trí vô cùng quan trọng với con. Mẹ là điểm tựa, là sự cưu mang, che chở trong suốt cuộc đời con: “mong ước thiết tha được nghe lại tiếng nói của mẹ, được mẹ dang tay đón vào lòng”, dù có khôn lớn trưởng thành thì cũng sẽ cảm thấy yếu đuối nếu không có mẹ ở bên che chở. Nỗi bất hạnh, đau đớn nhất đối với con là không còn mẹ: “ngày buồn thảm nhất tất sẽ là ngày mà con mất mẹ”. Bằng những lời lẽ vừa tha thiết, xúc động vừa nghiêm khắc, cảnh tỉnh người cha đã cho thấy vai trò to lớn của mẹ trong cuộc đời mỗi con người và “thật đáng xấu hổ và nhục nhã cho kẻ nào chà đạp lên tình yêu thương đó” .

   Văn bản đã cho thấy chân dung của một người mẹ có tình yêu thương con tha thiết, sâu nặng. Qua hình ảnh người mẹ của En-ri-cô, ta thấy người mẹ với tình yêu thương bao la, cao cả có vai trò quan trọng trong cuộc đời mỗi con người. Bởi vậy, mỗi chúng ta cần phải yêu quý, kính trọng cha mẹ, đền đáp công ơn sinh thành và dưỡng dục của cha mẹ đối với mình.

1
2
Hôm nay tôi buồn
04/01/2020 19:46:51
3.

Đọc nhiều câu ca dao tục ngữ nói về tình cảm của cha mẹ dành cho con cái như "Đi khắp thế gian không ai tốt bằng mẹ, gian khổ cuộc đời không nặng gánh bằng cha" hay "Công cha như núi thái sơn, nghĩa mẹ như nước trong nguồn chảy ra" ta luôn nhận thấy một điều rằng tình mẫu tử hay tình phụ tử đều vô cùng thiêng liêng cao quý, mà dường như chẳng có một thứ gì trên đời có thể đong đếm cho hết được. Nếu như hình ảnh người cha luôn gắn liền với sự kiên cường, mạnh mẽ thì tình cảm của người mẹ lại luôn được thể hiện ở những phương diện dịu dàng mềm mại, mẹ mang tất cả lòng bao dung, tình yêu thương sâu sắc gói trọn dành cho con, vì con mẹ có thể hy sinh tất cả mà không hề hối tiếc một điều gì. Thế nhưng có phải đứa trẻ nào cũng thấu hiểu được nỗi khó nhọc vất vả, những nỗi đau đớn, những lo lắng mà mẹ phải gánh chịu trong quá trình nuôi con trưởng thành. Đoạn trích Mẹ tôi trích từ cuốn tiểu thuyết nổi tiếng Những tấm lòng cao cả của nhà văn thiên tài người Ý Ét-môn-đô đơ A-mi-xi, đã cho độc giả thấy được hình ảnh một người mẹ rất đỗi hiền từ, yêu thương con vô bờ bến, đại diện cho tất cả các bà mẹ trên thế giới này, thông qua lời của người bố, một người đàn ông từng trải. Với một tấm lòng yêu thương trân trọng ông đã để cho cậu con trai nhận ra rằng mẹ đã yêu thương cậu đến nhường nào, rằng bản thân cậu bé đã sai lầm thế nào khi cãi lại mẹ.

Một điều đặc biệt rằng hình ảnh người mẹ trong đoạn trích không phải hiện lên thông qua lời người con, hay lời của tác giả mà lại hiện lên thông qua ánh nhìn và cảm nhận của người bố. Đó là một điều rất hay và đặc sắc, bởi trước hết bố cũng đã từng là một người con, sau bố lại trở thành người chồng và cũng đã trở thành một người cha, hơn ai ai hết bố của En-ri-cô là người thấu hiểu sâu sắc những nỗi vất vả, cùng với những tình cảm sâu nặng mà mẹ En-ri-cô đã dành cho đứa con của mình. Ông từng ở bên vợ lúc cô ấy sinh con, cũng từng nhìn thấy vợ mình thức hằng đêm để chăm con ốm, ông hiểu hết, bằng đôi mắt từng trải và tấm lòng yêu thương gia đình tha thiết ông nhìn rõ tất cả. Mẹ của En-ri-cô không hề được miêu tả kỹ càng, có lẽ bà cũng giống như bao người phụ nữ ngoài kia, có một diện mạo bình thường, một gia cảnh bình thường. Thế nhưng nổi bật và tô vẽ cho hình ảnh của bà lại chính là tình mẫu tử sâu nặng mà bà đã dành cho con của mình. Trong thư bố En-ri-cô đã nhắc về kỷ niệm cách đó mấy năm, trong một lần mà cậu bị bệnh với lời lẽ rất thiết tha "mẹ đã phải thức suốt đêm, cúi mình trên chiếc nôi trông chừng hơi thở hổn hển của con, quằn quại vì nỗi lo sợ, khóc nức nở khi nghĩ rằng có thể mất con,...". Hình ảnh người mẹ hiện lên thật thật tội nghiệp, đó là một người mẹ đang đau khổ, đang trằn trọc lo lắng đến mất ăn mất ngủ cho đứa con bé bỏng, và có lẽ rằng con đau một nhưng có khi mẹ còn đau gấp trăm lần con. Người ta thường ví von rằng con là cục thịt trong tim mẹ, con đau một chút thôi là mẹ đã chẳng thể nào chịu nổi, huống chi nhìn con vật vã với bệnh tật, có mẹ nào không lo lắng, khổ sở. Mẹ của En-ri-cô không ngủ được bởi bà không dám ngủ, bà sợ rằng một khi nhắm mắt lại thì con sẽ vụt mất, đó là một cơn ác mộng khủng khiếp. Người phụ nữ ấy nơm nớp lo sợ, khóc cạn nước mắt vì nghĩ rằng đứa con bé bỏng có thể sẽ rời xa mình dù đó chỉ là trong suy nghĩ, thì có thể hiểu được rằng mẹ En-ri-cô yêu thương cậu đến nhường nào, đến mức ông bố phải thốt lên rằng "Sự hỗn láo của con như một nhát dao đâm vào tim bố vậy". Có một câu nói rất cảm động "người vợ mất chồng thì gọi là góa bụa, người con mất cha mẹ thì gọi là mồ côi, thế nhưng người mẹ mất con thì không gọi là gì cả, bởi nỗi đau ấy quá lớn, quá khủng khiếp để có thể thốt thành lời, đó là nỗi đau không tên, sâu sắc và dai dẳng vô cùng...", tình mẫu tử vĩnh viễn thiêng liêng như thế, có lẽ rằng trên đời này chẳng có ai yêu thương con bằng mẹ, cũng chẳng có vòng tay nào ấm áp hơn vòng tay của mẹ nữa.

Mẹ En-ri-cô không chỉ hiện lên với lòng yêu thương con nồng nàn, tha thiết mà còn hiện lên với một tấm lòng hy sinh cao cả mà tiền đề xuất phát từ lòng yêu con. Bố En-ri-cô viết trong thư rằng "Người mẹ sẵn sàng bỏ một năm hạnh phúc để tránh cho con một giờ đau đớn, người mẹ có thể đi ăn xin để nuôi con, có thể hy sinh tính mạng để cứu sống con", thiên chức làm mẹ mà thượng đế ban cho người phụ nữ quả thật vô cùng vĩ đại, suy cho cùng con người có ai mà không ích kỷ, ai không mong hạnh phúc, ai không mong được sống, thế nhưng so với con dường như những thứ đó chẳng còn quan trọng, bởi con chính là hạnh phúc của mẹ, mất đi con thế giới dường như tối lại. Bố của En-ri-cô đã rất buồn lòng và "không thể nén lại nỗi tức giận đối với con" chỉ đơn giản rằng mẹ En-ri-cô, vợ ông đáng lý phải nhận được sự đáp đền cho những hy sinh mà bà đã bỏ ra cho cậu, chứ không phải là những lời lẽ thiếu lễ độ của cậu bé. Hơn ai hết ông thấu hiểu những nỗi vất vả của vợ và ông cũng lo lắng rằng rồi mai sau con trai của mình sẽ phải hối hận về những gì cậu đã đối xử với mẹ ngày hôm nay.

Lá thư là một bài học cảm động của người cha dành cho con, đó không phải là lời đe dọa, chỉ trích mà đó chính là những lời tâm huyết từ tận đáy lòng của một người cha hết mực yêu thương gia đình, của một người đàn ông từng trải. Ông nhận ra rằng mình phải có trách nhiệm khiến En-ri-cô hiểu những gì mẹ đã hi sinh cho cậu, để khiến cậu càng thêm yêu thương và trân trọng người phụ nữ vĩ đại ấy trong những ngày tháng sau này. Lá thư không đề cập nhiều đến người mẹ, thế nhưng chỉ bằng vài dòng thư đầy cảm xúc khi nhắc về mẹ En-ri-cô của người bố, ta cũng nhận thấy được hình ảnh một người mẹ bao dung, yêu thương con vô bờ bến, thậm chí có thể hy sinh tất cả vì con hiện lên thật sâu sắc và cảm động.

Qua câu chuyện của cha trong văn bản "Mẹ tôi", hình ảnh người mẹ hiện lên cảm động với tình thương và đức hi sinh cao cả dành cho con. 

1
2
光藤本
04/01/2020 19:46:52
Kể lại truyện thạch sanh bằng lời văn của em

Ở một làng nọ, có đôi vợ chồng nông dân già, tuy nghèo khó nhưng sống rất nhân hậu mà mãi vẫn chưa có con. Ngọc Hoàng thương tình bèn phái Thái tử xuống đầu thai làm con của ho. Và họ đặt tên con là Thạch Sanh. Hai vợ chồng già sớm qua đời, Thạch Sanh sống một mình ở gốc đa và kiếm sống bằng nghề hái củi.

Lí Thông ngồi hàng rượu thấy Thạch Sanh khỏe mạnh nên dỗ dành giả vờ kết nghĩa anh em để lợi dụng Thạch Sanh. Vì là người tốt bụng nên Thạch Sanh không mảy may nghi ngờ mà đồng ý làm em Lý Thông. Hắn đã lừa Thạch Sanh thay mình đi cúng mạng cho chằn tinh tại miếu thờ. Thạch Sanh đã giết chết chằn tinh, sau đó chàng đốt xác đó thì nhận được cây cung vàng. Nhưng lại một lần nữa, Lý Thông lại lừa Thạch Sanh, cướp công của chàng và được vua ban thưởng đồng thời phong làm Quận Công. Còn Thạch Sanh lại về sống ở gốc đa.

Công chúa bị đại bàng khổng lồ bắt, Thạch Sanh thấy được, lấy cung bắn đại bàng và chàng theo dấu máu, biết được nơi cư trú của đại bàng. Nhà vua sai Lý Thông đi cứu công chúa. Lý Thông lại nhờ Thạch Sanh giết đại bàng và cứu được công chúa, và khi công chúa lên khỏi hang, hắn sai người lấp hang để giết Thạch Sanh. Và được nhà vua gả công chúa cho. Tại hang, Thạch Sanh lại cứu được con vua Thủy Tề và được vua tặng cho cây đàn thần.

Khi công chúa trở về cung, nàng chẳng nói năng gì, nhà vua rất lo lắng. Còn Thạch Sanh bị chằn tinh và đại bàng trả thù vu oan nên bị bắt giam vào ngục. Chàng bèn lấy đàn ra gảy, thì công chúa khỏi bệnh và đem mọi chuyện kể cho vua cha nghe, Thạch Sanh được minh oan, mẹ con Lý Thông tuy được tha nhưng vì độc ác nên trên đường về bị sét đánh chết hóa thành thạch sùng.

Thạch Sanh được vua gả công chúa và trở thành phò mã. Các thái tử nước chư hầu vì không được gả công chúa nên đã đem quân sang đánh. Thạch Sanh đem đàn ra đánh, đẩy lùi được quân 18 nước và thết đãi họ cơm trong niêu thần ăn rồi lại đầy.

Nhà vua nhường ngôi báu cho Thạch Sanh.

1
2
Hôm nay tôi buồn
04/01/2020 19:47:13
3.

Khác với tựa đề là "Mẹ tôi", văn bản của A-mi-xi lại tập trung khắc họa hình ảnh và tính cách của người bố - một con người đáng kính trọng. Qua bức thư của người bố gửi cho đứa con của mình, ta hiểu thêm về tấm lòng của những người làm cha, làm mẹ.

Người bố trong văn bản "Mẹ tôi" của A-mi-xi là một người bố yêu thương con tha thiết. Điều đó được thể hiện qua những lời nói mà ông viết trong bức thư của mình. Mặc dù là một bức thư răn đe và có phần trách móc nhưng người bố cũng không giấu đi tình yêu thương của mình đối với En-ri-cô. Ông âu yếm gọi con bằng những từ ngữ thể hiện tình yêu: "En-ri-cô ạ!", "Hãy nghĩ xem En-ri-cô của bố à", hay những câu như là "Bố rất yêu con, En-ri-cô ạ, con là niềm hy vọng tha thiết nhất của đời bố". Những lời nói ấy khiến cho người con cảm thấy xúc động và yêu bố nhiều hơn.

Mặc dù yêu thương con là thế nhưng đó là một tình yêu tỉnh táo và không hề mù quáng. Người bố không hề dung túng cho những hành vi sai trái của con mình đối với mẹ. Điều đó được thể hiện trong những câu như: "Trước mặt cô giáo con đã thiếu lễ độ với mẹ", "sự hỗn láo của con như nhát dao đâm vào tim bố vậy!". Chính vì rất yêu thương con nên người bố không muốn con mình mắc sai lầm hay làm những điều không phải khiến cho mẹ đau lòng. Cũng chính vì yêu con nên ông phải trở nên nghiêm khắc với con và với chính bản thân mình. Bởi vậy, dù biết rất đau lòng nhưng người bố vẫn nói với En-ri-cô rằng: "Con là niềm hy vọng tha thiết nhất của đời bố, nhưng thà rằng bố không có con còn hơn là thấy con bội bạc với mẹ".

Bố và mẹ là những đấng sinh thành, đã sinh ra và nuôi nấng con cái trưởng thành. Bởi vậy, bố En-ri-cô nghĩ rằng cần phải giáo dục con một cách phù hợp, để con hiểu được công lao to lớn ấy của bố mẹ, đặc biệt là mẹ - người đã sinh ra con. Ông nói với con rằng: "Trong đời, con có thể trải qua rất nhiều ngày buồn thảm, nhưng ngày buồn thảm nhất sẽ là ngày mà con mất mẹ". Câu nói đó thật đau lòng mà cũng thật xúc động. Bởi đi khắp thế gian này, không ai có thể yêu thương và chăm sóc chúng ta vô điều kiện như mẹ. Và phải chăng, vì Thượng đế không thể xuất hiện cùng lúc nhiều lần để che chở cho con người nên họ đã tạo ra Mẹ? Mẹ là hiện thân của tất cả những gì tuyệt vời nhất. Vậy nên ông bố muốn đứa con của mình phải luôn nhớ lấy điều đó.

Tới cuối bức thư, người bố kiên quyết thể hiện thái độ nghiêm khắc với người con của mình. Ông viết: "Thôi, trong một thời gian con đừng hôn bố: Bố sẽ không thể vui lòng đáp lại cái hôn của con được". Với thái độ ấy, bố muốn En-ri-cô nghiêm túc suy nghĩ về sai lầm nghiêm trọng của mình và không tái phạm trong những lần sau nữa. Có thể cậu bé không biết, nhưng mỗi lời nói thiếu lễ độ của cậu như một nhát dao đâm vào tim bố. Bởi bố biết rằng, nếu mẹ nghe được những lời nói ấy thì con đau lòng hơn biết nhường nào.

Bức thư của bố gửi cho En - ri -cô là bức tâm thư vô cùng xúc động. Nó không chỉ chạm đến trái tim cậu bé mà còn chạm đến tâm hồn của độc giả. Bởi ai cũng đã từng làm cho mẹ buồn, ai cũng có những lần sai trái. Và đặc biệt, ai cũng đã từng có một người bố tuyệt vời đến vậy.

1
2
光藤本
04/01/2020 19:47:31
Vào vai nhân vật trữ tình kể lại lời thơ ánh trăng bằng văn xuôi

Hai mươi hai giờ đêm, bỗng cả một vùng của thành phố mất điện. Tôi vội vàng bật tung cửa sổ. Đột ngột vầng trăng tròn vành vạnh xuất hiện. Ánh trăng ùa vào căn phòng soi sáng không gian. Thảng thốt nhận ra cố nhân, tôi áp sát song cửa, ngửa mặt lên nhìn trăng, trăng cũng soi ngắm tôi. Xúc động trào dâng, tôi thấy rưng rưng trong lòng, rưng rưng khóe mắt…

Cuộc chiến tranh dai dẳng, khốc liệt đã lùi xa, thấm thoắt đã ba năm rồi. Tôi về thành phố, sống trong điều kiện đất nước đã thống nhất, độc lập, hòa bình, đời sống đã khác xưa. Nhà cao cửa rộng, tiện nghị hiện dại, khác xa vói những năm tháng gian lao sống cùng đồng, cùng sông, cùng bể, cùng trăng. Có lẽ giờ đây tôi đã quen với ánh điện, cửa gương trong đời sống hiện đại đủ đầy, giàu sang mà lãng quên, vô tình với trăng. Trăng vẫn đi qua ngõ, vậy mà tôi như không thấy, vô tình, bạc bẽo, dửng dưng như người khách lạ qua đường. Đêm nay thình lình đèn điện tắt, nổi bật trong không gian bao la kiêu hãnh chỉ có mình trăng. Trăng vẫn nhẫn nại tỏa sáng cho bầu trời, mặt đất, nhân gian mà không giận hờn, trách móc.

 

Đối diện với trăng trong tình huống bất ngờ, trăng đã gợi cho tôi biết bao kỉ niệm ấu thơ sống với đồng, sông, rừng, bể, hòa nhập gắn bó vói thiên nhiên. Trăng gợi cho tôi nhớ về tuổi thơ, nơi chôn rau cắt rổn của mình, yêu trăng yêu cả chú Cuội, chị Hằng; về một thời chiến tranh ác liệt ở rừng ở rú được nhân dân che chở, yêu thương,  Ngày ấy không có điện, trăng là bạn cố tri thường cùng tôi đàm tâm độc thoại, là bạn chiến đấu “Đầu súng trăng treo”, là gương mặt mĩ nữ gợi bao khao khát yêu thương, gợi bao cánh thơ bay bổng tâm hồn… Ngày ấy, duy nhất chỉ sống với trăng. Tình yêu thiên nhiên hồn nhiên như cỏ cây hoa lá không hề vụ lợi, ngỡ chẳng bao giò tôi quên… Ấy thế mà, khi cuộc sống đủ đầy, lòng tôi cũng đổi thay… vô tình nhìn trăng như người dưng qua ngõ.

Đối diện với trăng đêm nay, trăng vẫn tròn vành vạnh như đồng, như sông, như bể, như rừng thủy chung, nghĩa tình, bất biến. Lòng tôi rưng rưng hổ thẹn. Giá như trăng cứ lên tiếng trách cứ, mắng mỏ tôi: kẻ vô tâm, vô tình, vô ơn bạc nghĩa… cho tôi thấy nhẹ lòng. Nhưng trăng cứ tròn vành vạnh – nhìn tôi – ánh trăng im phăng phắc. Tôi hiểu trong sự im lặng ấy như nghiêm khắc, lại như chất chứa một tấm lòng. Tấm lòng vị tha, độ lượng “kể chi người vô tình”. Chính sự độ lượng của trăng đã khiến tôi giật mình, trăn trở, suy ngẫm về quá khứ. Những năm tháng gian lao, trăng và nhân dân thật bình dị, dịu hiển bao nhiêu! Kể cả những người đã khuất, đã kể vai sát cánh, gắn bó với nhau, cùng nhau đánh đuổi giặc thù, đem lại cuộc sống an bình hôm nay, sao tôi nỡ vô tình?

Bài làm mẫu: Tưởng tượng mình là nhân vật trữ tình trong ánh trăng

Tuổi thơ của tôi gắn bó với làng quê, với những cánh đồng thơm hương lúa chín, với dòng sông êm đềm nơi tôi tắm mát những ngày thơ dại. Mỗi đêm, trên chiếc chõng tre, bà thường kể tôi nghe bao câu chuyện cổ tích ngọt ngào dưới ánh trăng hiền hòa. Ánh trăng như người bạn thuở thiên thiếu, đã lớn lên cùng tôi nơi làng quê thanh tịnh.

Năm tháng ấy cứ êm đềm trôi qua. Rồi đất nước bỗng lâm cảnh chiến tranh loạn lạc, tôi lên đường chiến đấu theo tiếng gọi của quê hương. Nơi rừng xa thanh vắng, nơi ranh giới mong manh giữa sự sống và cái chết. Tôi nhớ làng quê, nhớ gia đình. Ngước lên ánh trăng trên cao, trăng tỏa sáng dịu hiền như muốn chia sẻ những nỗi buồn cùng tôi. Giữa cuộc sống trần trụi với thiên nhiên, cỏ cây, trăng như người bạn tri âm tri kỉ, đã cùng tôi đi qua những ngay chiến đấu gian khổ. Có lẽ tôi sẽ chẳng bao giờ quên được vầng trăng tình nghĩa, đã luôn đồng hành cùng tôi trong cuộc đời.

 

Vậy mà, chiến tranh kết thúc, hòa bình lập lại. Tôi trở về thành phố, những ngôi nhà ống san sát, những ánh đèn cao áp, cuộc sống đầy đủ tiện nghi vật chất đã lôi cuốn tôi. Những kí ức năm xưa về làng quê với ánh trăng thanh bình, tôi đã dần lãng quên.

Rồi một đêm tối nọ, bỗng ánh đèn khắp thành phố vụt tắt, không khí trở nên ngột ngạt hơn. Tôi đưa tay mở tung cánh cửa sổ. Lạ thay, ánh sáng chiếu vào tôi lúc nào dịu mát làm sao, đó không phải là ánh đèn điện nóng bức ngày hè. Đó là ánh trăng – vầng trăng tròn vành vạnh tỏa sáng trên bầu trời đêm. Tôi với trăng, mặt đối mặt, nhìn nhau, thật lâu. Bỗng, trong lòng tôi có cái gì đó rưng rưng, Bao nhiêu ký ức chợt ùa về. Hình ảnh của những cánh đồng bao la, những dòng sông, những hồ bể, những cánh rừng cứ hiện lên trong đầu tôi. 

Bao năm trôi qua, mái tóc tôi đã điểm hoa râm nhưng trăng vẫn không thay đổi, vẫn tròn vành vạnh như lúc xưa. Trăng vẫn đứng im trên bầu trời trong xanh, tỏa sáng khắp nhân gian. Trăng vẫn như chờ tôi bên ngoài cửa sổ biết bao năm nay. Tôi đã quá thờ ơ với trăng, đã vô tình quên đi những kỷ niệm đẹp đẽ giữa trăng và tôi. Trăng cứ nhìn tôi, im lặng. Tôi bỗng giật mình. Sự im lặng của trăng cứ như một lời trách móc tôi, oán hận tôi vì sao đã quên đi người bạn tri kỷ. 

Phải chăng tôi đã quá vô tình, sống nơi thị thành xa hoa giàu có mà đã lãng quên đi tuổi thơ nghèo khó, quên đi người bạn đã gắn bó thủy chung bên mình, quên đi bao tháng ngày tuổi trẻ. Lòng tôi nghẹn đắng, giọt nước mắt như trực trào ra. Và tôi đã hứa, lời hứa thật lòng, khắc sâu trong đầu tôi, là không bao giờ được quên đi ánh trăng – người bạn ân nghĩa, thủy chung đã gắn bó cùng tôi suốt thời thơ ấu và cả chặng đường chiến đấu gian lao vất vả trong quá khứ.

1
2
Hôm nay tôi buồn
04/01/2020 19:47:50
4.

“Đôi mắt càng già càng thấm thía yêu thương

Da dẻ dù khô đi tấm lòng không hẹp lại

Giàu kiên nhẫn bà còn hi vọng mãi

Chỉ mỗi ngày rắn lại ít lời thêm”

Đó là những vần thơ mà tôi muốn tặng cho người bà kính yêu của mình. Tôi đang là sinh viên ngành Luật ở nước Nga. Bây giờ đã là tháng 9, trời bắt đầu trở lạnh  làm tôi nhớ những kí ức về bà, bếp lửa mà ngày xưa tôi cùng bà nhóm bếp, cũng là một phần đã tạo nên tuổi thơ của tôi.

Tuổi thơ của tôi được sống bên bà, lúc đó nhóm lửa cùng bà vô cùng cực khổ và nhọc nhằn. Lên năm bốn tuổi , tôi đã quen với mùi khói. Tôi vẫn nhớ lúc ấy vào năm 1945, nạn đói xảy ra khủng khiếp đối với gia đình tôi cũng như bao gia đình ở Việt Nam. Cái cảnh mọi người làm việc kiếm miếng ăn thấy mà đau lòng. Số người chết vì đói cũng ngày càng tăng. Ba tôi đi đánh xe ngựa cực khổ con ngựa cũng gầy gò mà cái đói vẫn bám riết không tha, người dân cực khổ vô cùng.

Rồi vào những năm kháng chiến chống thực dân Pháp xảy ra, ba và mẹ tôi tham gia công tác kháng chiến nên tôi ở cùng bà. Tám năm tôi cùng bà nhóm lửa, hẳn là tuổi thơ tôi đã gắn liền với bếp lửa đó. Cái mùi bếp lửa cay cay, khiến mỗi lần tôi nhóm lửa nước mắt, nước mũi đều chảy .  Bà đã thay ba mẹ tôi nuôi dạy tôi nên người. Bà dạy tôi làm việc nhà, dạy tôi học, chăm sóc tôi với tình yêu thương vô vàn như một người mẹ .

Mỗi buổi sáng, bà đều làm đồ ăn để tôi dậy ăn. Bà làm việc này tới việc khác không nghỉ ngơi mà cũng không  than phiền hay trách móc gì cả. Cuộc đời bà đã đi qua bao nhiêu sóng gió nắng mưa, đã chịu nhiều cực khổ nên tôi không muốn phiền lòng bà nữa. Tôi đã lớn lên trong vòng tay yêu thương và bảo bọc của bà. Đôi lúc những khi rảnh rỗi bà còn thường kể chuyện tôi nghe rồi nhắn nhủ với tôi rằng: “ Con phải ráng học để xây dựng đất nước , nếu không thì đất nước mình chỉ mãi nghèo khổ thôi”.

Có những khi trời mưa làm cho củi ướt, lúc đó nhóm bếp khổ vô cùng. Mỗi khi tu hú kêu trên những cánh đồng, bà thường kể cho tôi nghe những chuyện ở Huế. Bà kể giọng rất truyền cảm , từng chữ từng lời nói của bà đều khác sâu trong lòng tôi. Tiếng tu hú kêu làm tôi và bà đều nhớ ba mẹ tôi ở chiến khu da diết. Càng lớn tôi càng cảm thấy thương bà, càng không muốn xa quê hương để bà khó nhọc.

Năm đó là nạn giặc tàn phá xóm làng, thiêu rụi nhà cửa, tài sản. Hàng xóm và bà cháu tôi đều chịu nhiều khổ cực, mất mát và đau thương. Cái hình ảnh đó đã ám ảnh hết một phần của tuổi thơ tôi. Sau những ngày rời khỏi quê nhà, thì hàng xóm và bà cháu tôi trở về lậm lụi. Tôi đỡ đần bà dựng lại túp lều tranh nhỏ để sống qua ngày. Tôi thấy bây giờ cuộc sống cực khổ nên nói với bà: “Bà ơi hay là cháu viết thư cho ba mẹ nhé , để ba mẹ trở về để phụ bà”. Nhưng bà không chịu và nói nhỏ nhẹ với tôi rằng: “Ba mẹ ở chiến khu còn rất nhiều việc, nên mày có viết thư chớ kể này kể nọ , cứ bảo là gia đình vẫn bình yên là được rồi.

Tôi hiểu lòng bà nên chỉ vâng lời thôi ,và tôi càng thấy thương bà hơn, một mình bà gánh vác hết mọi công việc còn lo cho con ở chiến khu, tôi cảm thấy bà như một vị anh hùng giàu tình yêu thương và đức hi sinh. Nên mọi việc gì trong nhà tôi có thể làm được thì tôi liền giúp bà như: cho gà ăn, lấy củi, hái rau ,… dù những công việc đó nhỏ nhưng cũng giúp bà đỡ được phần nào. Những ngày mà bà làm việc nặng, tới tối tay chân bà mỏi thì đôi đấm bóp cho bà, cho bà dễ chịu.

Ngày qua ngày tôi cùng bà nhóm bếp lửa. Một ngọn lửa chứa niềm tin và hình ảnh của bà . Mấy chục năm rồi mà bà vẫn thức khuya dậy sớm trải qua mưa nắng cuộc đời, tảo tần chăm sóc tôi. Công việc của bà giản dị nhưng tôi vẫn biết ơn vô cùng như: bà nấu khoai, bà san sẻ tình làng nghĩa xóm. Bếp lửa đã cùng bà trải qua nắng mưa trong cuộc đời bà. Ôi bếp lửa giản dị nhưng riêng tôi cảm thấy đó là điều kì lạ thiêng liêng cao đẹp.

Bếp lửa còn là tình bà nồng ấm, bếp lửa gắn với những gian khổ, gian lao đời bà. Ngày ngày bà nhóm bếp lên, cũng giống như bà nhóm niềm vui niềm yêu thương dành cho tôi và mọi người . Bà không những là người nhóm lửa, mà còn là người truyền lửa truyền niềm tin cho mọi người .

Giờ đây tôi đã trưởng thành sống với những nơi có bếp gas, bếp điện. “Có ngọn khói trăm tàu, có lửa trăm nhà, niềm vui trăm ngả “luôn hiện hữu trong tâm trí tôi với câu hỏi: “Mai này bà nhóm lửa lên chưa”. Ôi bếp lửa tình bà sao ấm áp đến như vậy ! Bếp lửa đã nuôi lớn tôi, giúp tôi trưởng thành như ngày hôm nay. Bây giờ tôi chỉ muốn về với bên bà, được bà kể chuyện, được bà chăm sóc yêu thương. Mỗi con người ai cũng đều có cội nguồn để trưởng thành. Vì thế mà tôi sẽ không bao giờ quên được cái hình ảnh người bà và bếp lửa đã nuôi dạy tôi trưởng thành như ngày hôm nay.


 
1
2
Quách Trinh
04/01/2020 19:48:13
vào vai nhân vật trữ tình kể lại lời thơ ánh trăng bằng văn xuôi

Hai mươi hai giờ đêm, bỗng cả một vùng của thành phố mất điện. Tôi vội vàng bật tung cửa sổ. Đột ngột vầng trăng tròn vành vạnh xuất hiện. Ánh trăng ùa vào căn phòng soi sáng không gian. Thảng thốt nhận ra cố nhân, tôi áp sát song cửa, ngửa mặt lên nhìn trăng, trăng cũng soi ngắm tôi. Xúc động trào dâng, tôi thấy rưng rưng trong lòng, rưng rưng khóe mắt…
 
Cuộc chiến tranh dai dẳng, khốc liệt đã lùi xa, thấm thoắt đã ba năm rồi. Tôi về thành phố, sống trong điều kiện đất nước đã thống nhất, độc lập, hòa bình, đời sống đã khác xưa. Nhà cao cửa rộng, tiện nghị hiện dại, khác xa vói những năm tháng gian lao sống cùng đồng, cùng sông, cùng bể, cùng trăng. Có lẽ giờ đây tôi đã quen với ánh điện, cửa gương trong đời sống hiện đại đủ đầy, giàu sang mà lãng quên, vô tình với trăng. Trăng vẫn đi qua ngõ, vậy mà tôi như không thấy, vô tình, bạc bẽo, dửng dưng như người khách lạ qua đường. Đêm nay thình lình đèn điện tắt, nổi bật trong không gian bao la kiêu hãnh chỉ có mình trăng. Trăng vẫn nhẫn nại tỏa sáng cho bầu trời, mặt đất, nhân gian mà không giận hờn, trách móc.
 
Đối diện với trăng trong tình huống bất ngờ, trăng đã gợi cho tôi biết bao kỉ niệm ấu thơ sống với đồng, sông, rừng, bể, hòa nhập gắn bó vói thiên nhiên. Trăng gợi cho tôi nhớ về tuổi thơ, nơi chôn rau cắt rổn của mình, yêu trăng yêu cả chú Cuội, chị Hằng; về một thời chiến tranh ác liệt ở rừng ở rú được nhân dân che chở, yêu thương, Ngày ấy không có điện, trăng là bạn cố tri thường cùng tôi đàm tâm độc thoại, là bạn chiến đấu “Đầu súng trăng treo”, là gương mặt mĩ nữ gợi bao khao khát yêu thương, gợi bao cánh thơ bay bổng tâm hồn… Ngày ấy, duy nhất chỉ sống với trăng. Tình yêu thiên nhiên hồn nhiên như cỏ cây hoa lá không hề vụ lợi, ngỡ chẳng bao giò tôi quên… Ấy thế mà, khi cuộc sống đủ đầy, lòng tôi cũng đổi thay… vô tình nhìn trăng như người dưng qua ngõ.
 
Đối diện với trăng đêm nay, trăng vẫn tròn vành vạnh như đồng, như sông, như bể, như rừng thủy chung, nghĩa tình, bất biến. Lòng tôi rưng rưng hổ thẹn. Giá như trăng cứ lên tiếng trách cứ, mắng mỏ tôi: kẻ vô tâm, vô tình, vô ơn bạc nghĩa… cho tôi thấy nhẹ lòng. Nhưng trăng cứ tròn vành vạnh – nhìn tôi – ánh trăng im phăng phắc. Tôi hiểu trong sự im lặng ấy như nghiêm khắc, lại như chất chứa một tấm lòng. Tấm lòng vị tha, độ lượng “kể chi người vô tình”. Chính sự độ lượng của trăng đã khiến tôi giật mình, trăn trở, suy ngẫm về quá khứ. Những năm tháng gian lao, trăng và nhân dân thật bình dị, dịu hiển bao nhiêu! Kể cả những người đã khuất, đã kể vai sát cánh, gắn bó với nhau, cùng nhau đánh đuổi giặc thù, đem lại cuộc sống an bình hôm nay, sao tôi nỡ vô tình?
1
2
Hôm nay tôi buồn
04/01/2020 19:48:27

Tôi đã được sinh ra và lớn lên ở quê hương. Tuổi thơ tôi gắn liền với những cánh đồng bát ngát thẳng cánh cò bay, với những dòng sông hiền hòa chở nặng phù sa, với những hồ bể trong đầy tôm cá. Đối với tôi, đó là những năm tháng tuyệt vời nhất.

Năm tháng cứ trôi đi êm đềm. Rồi một ngày kia, chiến tranh bùng nổ. Để bảo vệ cho Tổ quốc thân yêu, tôi phải rời quê hương để đi lính. Cuộc sống của tôi lúc này đã thay đổi. Tôi dần dần gắn bó với những ngọn núi, với cánh rừng hoang vu sặc mùi bom đạn. Nhưng trong lòng tôi vẫn khắc khoải một nỗi nhớ da diết. Tôi nhớ làng, nhớ gia đình, nhớ lối xóm. Trong những lúc như thế, tôi thường nhìn trăng. Vầng trăng như một người bầu bạn cùng tôi, có thể an ủi, làm nguôi ngoai đi nỗi nhớ quê hương. Trăng chia sẻ cùng tôi biết bao tâm tư tình cảm, bao nỗi nhớ. Trong suốt chặng hành trình gian lao cực khổ, trong cuộc sống trần trụi với thiên nhiên, cây cỏ, vầng trăng mộc mạc như một người bạn tri kỷ, luôn đồng hành và sát cánh bên tôi. Đã có lúc, tôi ngỡ rằng hứa sẽ không và không bao giờ quên cái vầng trăng tình nghĩa ấy.

 

Và chiến tranh kết thúc, hòa bình lặp lại. Thoát khỏi cuộc sống bần cùng, nghèo khổ trong chiến tranh là cái khát vọng lớn nhất của những người lính chúng tôi. Vì vậy, tôi về sống ở thành phố, trong một căn phòng buyn-đinh tiện nghi. Cuộc sống ở thành phố rất hiện đại. Đâu đâu cũng có những ánh điện, cửa gương. Dần dà, tôi đã quen cái cuộc sống của thành thị. Và trong chính sự xa hoa đó, tôi đã quên đi vầng trăng – người bạn tri kỷ của mình. Mỗi tối, trăng đi qua ngõ mà như người dưng qua đường. Xa lạ, không quen, không biết, vầng trăng đã bị tôi – một người bạn thân thiết, gắn bó của một thời – lãng quên.

Rồi một ngày nọ, đèn điện bỗng vụt tắt. Căn phòng trở nên tối om. Theo phản xạ, tôi bèn bật tung cánh cửa sổ để ánh sáng lan vào. Và đập vào mắt tôi là vầng trăng tròn vành vạnh tỏa sáng trên bầu trời đêm. Tôi với trăng, mặt đối mặt, nhìn nhau, thật lâu. Bỗng, trong lòng tôi có cái gì đó rưng rưng, Bao nhiêu ký ức chợt ùa về. Hình ảnh của những cánh đồng bao la, những dòng sông, những hồ bể, những cánh rừng cứ hiện lên trong đầu tôi.

Đã bao nhiêu năm qua, trăng vẫn không thay đổi, vẫn tròn vành vạnh như lúc xưa. Chỉ có tôi là đã thay đổi. Tôi đã quá thờ ơ với trăng, đã vô tình quên đi những kỷ niệm đẹp đẽ giữa trăng và tôi. Trăng cứ nhìn tôi, im lặng. Tôi bỗng giật mình. Sự im lặng của trăng cứ như một lời trách móc tôi, oán hận tôi vì sao đã quên đi người bạn tri kỷ.

Tôi thật sự hối hận vì đã quên trăng. Đối mặt với người bạn cũ, lòng tôi cứ nghẹn ngào, nước ở khóe mắt cứ muốn trào ra. Và tôi đã hứa, lời hứa thật lòng, khắc sâu trong đầu tôi, là không bao giờ được quên trăng – người bạn ân nghĩa, thủy chung đã gắn bó cùng tôi ở suốt chặng đường chiến đấu gian lao vất vả trong quá khứ

1
2
光藤本
04/01/2020 19:48:49
Vào vai nhân vật trữ tình kể lại lời thơ bếp lửa bằng văn xuôi

“Đôi mắt càng già càng thấm thía yêu thương

Da dẻ dù khô đi tấm lòng không hẹp lại

Giàu kiên nhẫn bà còn hi vọng mãi

Chỉ mỗi ngày rắn lại ít lời thêm”

Đó là những vần thơ mà tôi muốn tặng cho người bà kính yêu của mình. Tôi đang là sinh viên ngành Luật ở nước Nga. Bây giờ đã là tháng 9, trời bắt đầu trở lạnh  làm tôi nhớ những kí ức về bà, bếp lửa mà ngày xưa tôi cùng bà nhóm bếp, cũng là một phần đã tạo nên tuổi thơ của tôi.

Tuổi thơ của tôi được sống bên bà, lúc đó nhóm lửa cùng bà vô cùng cực khổ và nhọc nhằn. Lên năm bốn tuổi , tôi đã quen với mùi khói. Tôi vẫn nhớ lúc ấy vào năm 1945, nạn đói xảy ra khủng khiếp đối với gia đình tôi cũng như bao gia đình ở Việt Nam. Cái cảnh mọi người làm việc kiếm miếng ăn thấy mà đau lòng. Số người chết vì đói cũng ngày càng tăng. Ba tôi đi đánh xe ngựa cực khổ con ngựa cũng gầy gò mà cái đói vẫn bám riết không tha, người dân cực khổ vô cùng.

Rồi vào những năm kháng chiến chống thực dân Pháp xảy ra, ba và mẹ tôi tham gia công tác kháng chiến nên tôi ở cùng bà. Tám năm tôi cùng bà nhóm lửa, hẳn là tuổi thơ tôi đã gắn liền với bếp lửa đó. Cái mùi bếp lửa cay cay, khiến mỗi lần tôi nhóm lửa nước mắt, nước mũi đều chảy .  Bà đã thay ba mẹ tôi nuôi dạy tôi nên người. Bà dạy tôi làm việc nhà, dạy tôi học, chăm sóc tôi với tình yêu thương vô vàn như một người mẹ .

Mỗi buổi sáng, bà đều làm đồ ăn để tôi dậy ăn. Bà làm việc này tới việc khác không nghỉ ngơi mà cũng không  than phiền hay trách móc gì cả. Cuộc đời bà đã đi qua bao nhiêu sóng gió nắng mưa, đã chịu nhiều cực khổ nên tôi không muốn phiền lòng bà nữa. Tôi đã lớn lên trong vòng tay yêu thương và bảo bọc của bà. Đôi lúc những khi rảnh rỗi bà còn thường kể chuyện tôi nghe rồi nhắn nhủ với tôi rằng: “ Con phải ráng học để xây dựng đất nước , nếu không thì đất nước mình chỉ mãi nghèo khổ thôi”.

Có những khi trời mưa làm cho củi ướt, lúc đó nhóm bếp khổ vô cùng. Mỗi khi tu hú kêu trên những cánh đồng, bà thường kể cho tôi nghe những chuyện ở Huế. Bà kể giọng rất truyền cảm , từng chữ từng lời nói của bà đều khác sâu trong lòng tôi. Tiếng tu hú kêu làm tôi và bà đều nhớ ba mẹ tôi ở chiến khu da diết. Càng lớn tôi càng cảm thấy thương bà, càng không muốn xa quê hương để bà khó nhọc.

Năm đó là nạn giặc tàn phá xóm làng, thiêu rụi nhà cửa, tài sản. Hàng xóm và bà cháu tôi đều chịu nhiều khổ cực, mất mát và đau thương. Cái hình ảnh đó đã ám ảnh hết một phần của tuổi thơ tôi. Sau những ngày rời khỏi quê nhà, thì hàng xóm và bà cháu tôi trở về lậm lụi. Tôi đỡ đần bà dựng lại túp lều tranh nhỏ để sống qua ngày. Tôi thấy bây giờ cuộc sống cực khổ nên nói với bà: “Bà ơi hay là cháu viết thư cho ba mẹ nhé , để ba mẹ trở về để phụ bà”. Nhưng bà không chịu và nói nhỏ nhẹ với tôi rằng: “Ba mẹ ở chiến khu còn rất nhiều việc, nên mày có viết thư chớ kể này kể nọ , cứ bảo là gia đình vẫn bình yên là được rồi.

Tôi hiểu lòng bà nên chỉ vâng lời thôi ,và tôi càng thấy thương bà hơn, một mình bà gánh vác hết mọi công việc còn lo cho con ở chiến khu, tôi cảm thấy bà như một vị anh hùng giàu tình yêu thương và đức hi sinh. Nên mọi việc gì trong nhà tôi có thể làm được thì tôi liền giúp bà như: cho gà ăn, lấy củi, hái rau ,… dù những công việc đó nhỏ nhưng cũng giúp bà đỡ được phần nào. Những ngày mà bà làm việc nặng, tới tối tay chân bà mỏi thì đôi đấm bóp cho bà, cho bà dễ chịu.

Ngày qua ngày tôi cùng bà nhóm bếp lửa. Một ngọn lửa chứa niềm tin và hình ảnh của bà . Mấy chục năm rồi mà bà vẫn thức khuya dậy sớm trải qua mưa nắng cuộc đời, tảo tần chăm sóc tôi. Công việc của bà giản dị nhưng tôi vẫn biết ơn vô cùng như: bà nấu khoai, bà san sẻ tình làng nghĩa xóm. Bếp lửa đã cùng bà trải qua nắng mưa trong cuộc đời bà. Ôi bếp lửa giản dị nhưng riêng tôi cảm thấy đó là điều kì lạ thiêng liêng cao đẹp.

Bếp lửa còn là tình bà nồng ấm, bếp lửa gắn với những gian khổ, gian lao đời bà. Ngày ngày bà nhóm bếp lên, cũng giống như bà nhóm niềm vui niềm yêu thương dành cho tôi và mọi người . Bà không những là người nhóm lửa, mà còn là người truyền lửa truyền niềm tin cho mọi người .

Giờ đây tôi đã trưởng thành sống với những nơi có bếp gas, bếp điện. “Có ngọn khói trăm tàu, có lửa trăm nhà, niềm vui trăm ngả “luôn hiện hữu trong tâm trí tôi với câu hỏi: “Mai này bà nhóm lửa lên chưa”. Ôi bếp lửa tình bà sao ấm áp đến như vậy ! Bếp lửa đã nuôi lớn tôi, giúp tôi trưởng thành như ngày hôm nay. Bây giờ tôi chỉ muốn về với bên bà, được bà kể chuyện, được bà chăm sóc yêu thương. Mỗi con người ai cũng đều có cội nguồn để trưởng thành. Vì thế mà tôi sẽ không bao giờ quên được cái hình ảnh người bà và bếp lửa đã nuôi dạy tôi trưởng thành như ngày hôm nay.



 
1
1
Hôm nay tôi buồn
04/01/2020 19:49:03

Ở một làng nọ, có đôi vợ chồng nông dân già, tuy nghèo khó nhưng sống rất nhân hậu mà mãi vẫn chưa có con. Ngọc Hoàng thương tình bèn phái Thái tử xuống đầu thai làm con của ho. Và họ đặt tên con là Thạch Sanh. Hai vợ chồng già sớm qua đời, Thạch Sanh sống một mình ở gốc đa và kiếm sống bằng nghề hái củi.

Lí Thông ngồi hàng rượu thấy Thạch Sanh khỏe mạnh nên dỗ dành giả vờ kết nghĩa anh em để lợi dụng Thạch Sanh. Vì là người tốt bụng nên Thạch Sanh không mảy may nghi ngờ mà đồng ý làm em Lý Thông. Hắn đã lừa Thạch Sanh thay mình đi cúng mạng cho chằn tinh tại miếu thờ. Thạch Sanh đã giết chết chằn tinh, sau đó chàng đốt xác đó thì nhận được cây cung vàng. Nhưng lại một lần nữa, Lý Thông lại lừa Thạch Sanh, cướp công của chàng và được vua ban thưởng đồng thời phong làm Quận Công. Còn Thạch Sanh lại về sống ở gốc đa.

Công chúa bị đại bàng khổng lồ bắt, Thạch Sanh thấy được, lấy cung bắn đại bàng và chàng theo dấu máu, biết được nơi cư trú của đại bàng. Nhà vua sai Lý Thông đi cứu công chúa. Lý Thông lại nhờ Thạch Sanh giết đại bàng và cứu được công chúa, và khi công chúa lên khỏi hang, hắn sai người lấp hang để giết Thạch Sanh. Và được nhà vua gả công chúa cho. Tại hang, Thạch Sanh lại cứu được con vua Thủy Tề và được vua tặng cho cây đàn thần.

Khi công chúa trở về cung, nàng chẳng nói năng gì, nhà vua rất lo lắng. Còn Thạch Sanh bị chằn tinh và đại bàng trả thù vu oan nên bị bắt giam vào ngục. Chàng bèn lấy đàn ra gảy, thì công chúa khỏi bệnh và đem mọi chuyện kể cho vua cha nghe, Thạch Sanh được minh oan, mẹ con Lý Thông tuy được tha nhưng vì độc ác nên trên đường về bị sét đánh chết hóa thành thạch sùng.

Thạch Sanh được vua gả công chúa và trở thành phò mã. Các thái tử nước chư hầu vì không được gả công chúa nên đã đem quân sang đánh. Thạch Sanh đem đàn ra đánh, đẩy lùi được quân 18 nước và thết đãi họ cơm trong niêu thần ăn rồi lại đầy.

Nhà vua nhường ngôi báu cho Thạch Sanh.

1
1
Hôm nay tôi buồn
04/01/2020 19:49:14

Ngày xưa, ở quận Cao Bình có vợ chồng làm nghề đốn củi hiền lành, giàu lòng thương người. Ngọc Hoàng thương tình hai vợ chồng hiếm hoi bèn cho Thái tử xuống trần đầu thai. Người vợ mang thai, nhưng đã nhiều năm vẫn chưa sinh nở. Rồi người chồng qua đời… Mãi mấy năm sau, người mẹ già mới sinh được đứa con trai rất khôi ngô, đặt tên là Thạch Sanh. Chẳng bao lâu sau, mẹ hiền cũng qua đời. Thạch Sanh bơ vơ, lấy gốc đa làm nhà, kiếm củi độ thân. Ngọc Hoàng rất thương, bèn sai thiên thần xuống trần dạy Thạch Sanh võ nghệ, các phép thần thông biến hóa, và cho búa thần làm vũ khí.

Gần vùng có tên Lý Thông làm nghề bán rượu. Hắn đã đón Thạch Sanh về nhà kết nghĩa làm anh em. Năm ấy, đến lượt Lý Thông phải nộp mình cho Chằn tinh. Lý Thông đánh lừa Thạch Sanh "đi canh miếu thần" để thế mạng. Nửa đêm, Chằn tinh xông đến vồ mồi, hai bên đánh nhau dữ dội. Chằn tinh tàng hình dùng phép lạ. Thạch Sanh vung búa thần chém chết Chằn tinh, cắt đầu và xả xác quái vật, Thạch Sanh được bộ cung tên thần bằng vàng. Xách đầu Chằn tinh về, Thạch Sanh đập cửa gọi. Hai mẹ con họ Lý hoảng hồn… Nhưng khi mở cửa, Lý Thông nhìn thấy cái đầu khổng lồ của Chằn tinh, hắn bèn dọa Thạch Sanh là đã giết chết vật báu của vua nuôi, phải mau mau trốn đi. Thạch Sanh lại trở về gốc đa chốn cũ. Lý Thông đem đầu Chằn tinh dâng nộp triều đình và hắn được vua phong tước Quận công.

Trong lễ hội kén chọn phò mã, công chúa đã bị đại bàng khổng lồ quắp đi. Thạch Sanh đang nằm nghỉ dưới gốc đa chợt thấy con chim lạ bay qua liền giương cung bắn. Đại bàng bị trúng tên, vẫn cố bay về hang ổ. Nhà vua hứa gả công chúa cho người tài nào cứu được công chúa. Lý Thông tìm gặp "đứa em kết nghĩa". Thạch Sanh theo dấu máu tìm đến hang ổ đại bàng. Ác điểu chống trả quyết liệt chàng dũng sĩ, nhưng nó đã bị chàng dùng cung tên vàng bắn mù cả hai mắt, dùng búa thần chém đứt vuốt sắc, bổ vỡ làm đôi đầu quái vật. Dòng dây đưa nàng công chúa thoát khỏi hang sâu, Lý Thông sai quân lính vần đá lấp cửa hang để hãm hại Thạch Sanh. Chàng đã đi khắp hang lạnh, khám phá. Thạch Sanh lại dùng cung tên thần bắn tan cũi sắt, cứu thoát Thái tử con vua Thủy tề đang bị đại bàng giam hãm. Thạch Sanh được Thái tử mời xuống chơi thủy phủ. Nhà vua hậu đãi chàng dũng sĩ cõi trần. Để đền ơn ân nhân, vua Thủy tề tặng Thạch Sanh nhiều vang ngọc, nhưng chàng khước từ, chỉ xin nhận một cây đàn thần làm kỉ vật. Thạch Sanh lại trở về gốc đa, chốn cũ yêu thương.

Hồn Chằn tinh và đại bàng gặp nhau, lập mưu báo thù Thạch Sanh. Chúng ăn trộm kho báu của nhà vua đem về giấu ở gốc đa. Thạch Sanh bị hạ ngục!

Công chúa sau khi được cứu thoát thì bị câm. Các quan ngự y đều bó tay. Lý Thông vô cùng nóng ruột… Nằm trong ngục, Thạch Sanh lấy đàn thần ra gảy. Tiếng đàn lúc thì ai oán não nùng, lúc thì hờn căm uất hận. Nghe tiếng đàn thần, công chúa tự nhiên nói được, nàng xin vua cha được gặp người đánh đàn. Gặp ân nhân, công chúa vui mừng khôn xiết kể. Lý Thông bị hạ ngục. Nhà vua giao cho Thạch Sanh xét xử. Chàng đã tha tội, cho cả hai mẹ con về quê. Nhưng đến giữa đường, cả hai mẹ con Lý Thông đều bị sét đánh chết, hóa kiếp thành bọ hung.

Vua cho Thạch Sanh làm phò mã. Mười tám nước chư hầu bất bình kéo quân vây đánh kinh đô. Thạch Sanh lại dùng đàn thần đẩy lui giặc. Hàng vạn tướng sĩ chư hầu được Thạch Sanh đãi một niêu cơm thần bé xíu mà họ ăn mãi chẳng hết.

Mấy năm sau, vua già yếu, nhường ngôi báu cho Thạch Sanh.

1
1
Quách Trinh
04/01/2020 19:54:08
Biểu cảm về mái trường

Mái trường luôn chiếm một vị trí đặc biệt trong trái tim mỗi người. Nơi ấy chất chứa bao kỉ niệm với thầy cô, bạn bè, lưu giữ khoảng thời gian đẹp nhất của đời người học sinh. Nhắc đến mái trường, cả bầu trời kí ức dường như lại ùa về trong ta, ta nghe đâu đây thấp thoáng tiếng nói tiếng cười của một thời áo trắng hồn nhiên thuở nào.
 
Mái trường là nơi cho ta kiến thức, nâng đỡ từng bước chân để ta tiến đến tương lai. Mái trường còn là nghĩa thầy trò, là khúc ca tình bạn, là tất cả những gì ngây thơ, hồn nhiên nhất của một thời trẻ thơ. Nhớ ngày còn bé khi ta lần đầu tiên được mẹ dắt tay đến trường, trường học đối với ta là một thế giới mới lạ, bí ẩn và rộng lớn. Rời tay mẹ bước qua cổng trường mà lòng ta tràn đầy băn khoăn và bỡ ngỡ. Và rồi ta cũng nhanh chóng hòa nhập với môi trường ấy khi có sự dìu dắt của các thầy cô, tình cảm chân thành của những người bạn mới. Trường học mang đến cho ta biết bao điều thú vị và bất ngờ. Những bài học vỡ lòng, những phép toán đầu tiên dường như mới chỉ là ngày hôm qua. Từng bước, từng bước một, ta dần tiến đến gần hơn với chân trời tri thức. Thầy cô dạy cho ta những bài học về cách sống, cách làm người: nhân chi sơ, tính bản thiện, ở hiền gặp lành, gieo gió gặt bão... Đầu óc non nớt của trẻ thơ dần được lấp đầy bởi những bài học sinh động và thú vị: những vùng đất xa xôi cách nửa vòng trái đất hay những trận đánh oai hùng của ông cha ta suốt chiều dài lịch sử. Thầy cô chính là những người lái đó tận tụy luôn kề bên, sát cánh và ủng hộ ta trên con đường chinh phục ước mơ. Họ hi sinh trong thầm lặng, làm tất cả mọi việc vì học sinh thân yêu: những đêm thao thức soạn bài, luôn gần gũi, động viên, an ủi hay đôi khi là trách mắng mỗi khi chúng ta phạm lỗi.
Mái trường còn chất chứa biết bao kỉ niệm tươi đẹp về bạn bè- những người đã gắn bó, đồng hành cùng ta trong suốt thời ấu thơ. Bạn bè cùng ta chia sẻ những sở thích, giúp đỡ ta trong học tập. Khi có chuyện buồn hay buồn, ta kể cho bạn nghe, nỗi buồn vơi đi một nửa, niềm vui lại như nhân đôi. Những giờ ra chơi, ta lại cùng bạn vui đùa dưới gốc phượng già tỏa bóng râm mát, nào là bắn bi, đá bóng, nhảy dây, chơi chuyền... Bạn bè trở thành chỗ dựa vững chắc về tinh thần cho ta, cùng ta đi qua những khó khăn thử thách.

Yêu mái trường, ta dường như yêu luôn cả những vật, những ngóc ngách nhỏ nhất. Tiếng trống trường điểm giờ lên lớp, giờ ra chơi sao mà cũng thân thương đến thế. Bác phượng già ở góc sân trường cũng trở thành một phần không thể thiếu trong những năm tháng cắp sách đến trường. Phượng chứng kiến mọi vui buồn của người học sinh, hoa phượng báo hiệu mùa thi đã đến. Dưới gốc phượng, những người học sinh cuối cấp bịn rịn chia tay nhau trong lưu luyến. Phấn trắng, bảng đen, ghế đá cái nào cũng như mang đầy tâm sự, in dấu những kỉ niệm về một thời học sinh tinh nghịch. Những ngày khai trường, ngày hai mươi tháng mười một vẫn còn đọng mãi trong ta cái không khí tưng bừng, náo nức.
 
"Tuổi thơ như áng mây, rồi sẽ mãi bay về cuối trời. Thời gian xoá những kỉ niệm dấu yêu". Thời gian trôi đi mãi mãi không trở lại nhưng có một thứ vẫn sẽ mãi in đậm trong tâm trí tôi, đó là hình bóng về mái trường mến yêu, là khoảng thời gian tươi đẹp được gắn bó bên thầy cô, bạn bè.
1
1
Quách Trinh
04/01/2020 19:56:25
Biểu cảm về mái trường

Mỗi người đều có một tuổi thơ. Tuổi thơ là quãng thời gian đẹp đẽ và quý giá nhất của mỗi người. Trong tuổi thơ luôn có một ngôi nhà rộng lớn, ngôi nhà không chỉ chứa ta mà còn chứa cả thầy cô giáo, bạn bè, kiến thức và tình cảm. Ngôi nhà ấy ai cũng biết, cũng yêu, đó chính là Mái trường thân yêu.
 
Mái trường thật rộng lớn, tất cả đều mở rộng đón ta. Dù có lớn thế nào đi chăng nữa thì mái trường vẫn ấm áp, ngọt ngào và đẹp đến kì lạ. Mái trường là cái nôi của tri thức, bước đường của tương lai, là bài ca của tình bạn, ... là tất cả những gì của ta.
 
Có thể nói mái trường luôn sát cánh bên ta, là con đường rộng, dài, đầy chông gai nhưng cũng thắm đượm tình cảm. Nếu như để định nghĩa về mái trường thì quả thật rất nhiều nhưng nếu ai đó thực sự có mái trường trong trái tim thì mới hiểu được sâu sắc điều đó. Mái trường như một dấu ấn ngọt ngào nhưng cũng đầy nước mắt.
 
Nhớ ngày còn bé khi ta lần đầu tiên cắp sách tới trường. Đối với ta lúc đó mái trường mới xa lạ, bí ẩn làm sao. Mọi thứ đều lạ lẫm, tất cả đều phải thay đổi. Ta đã được vào một thế giới mới, ta phải tự bước trên chính đôi chân nhỏ bé của mình. Nhưng sát cánh bên ta sẽ là bạn bè dìu dắt, dẫn đường chỉ lối cho ta là thầy có. Mái trường sẽ mở ra và tiếp nhận ta, chăm sóc và yêu thương ta không kém gì gia đình. Thời gian trôi qua để lại trong ta biết bao kỉ niệm. Giờ đây ta đã có kỉ niệm về mái trường; mọi thứ thật gần gũi, thân thiết và làm cho ta cảm thấy hạnh phúc. Mái trường đã cho ta quá nhiều, những thứ ấy ta đều phải nhớ, phải trân trọng, coi nó như thứ quý giá. Và thử tưởng tượng xem một ngày kia bạn sẽ rời xa mái trường. Và khi ngày ấy đến, nước mắt ai sẽ rơi, trái tim ai sẽ buồn, lòng ai sẽ đau? Đó chính là ta, bởi vì trong tim ta đã có mái trường, ta yêu thương và quý trọng mái trường.
 
Mai đây, dù có đi đâu xa thì trái tim ta vẫn hướng về mái trường, về tuổi thơ. Mái trường là ngôi nhà thứ hai của ta. Nơi đây đã cho ta nhiêu điều quí giá, luôn cổ vũ, động viên ta dù có thế nào. Cám ơn mái trường, tình yêu tuổi thơ của ta.
1
1
tiểu kk
04/01/2020 20:13:30

Ở một làng nọ, có đôi vợ chồng nông dân già, tuy nghèo khó nhưng sống rất nhân hậu mà mãi vẫn chưa có con. Ngọc Hoàng thương tình bèn phái Thái tử xuống đầu thai làm con của ho. Và họ đặt tên con là Thạch Sanh. Hai vợ chồng già sớm qua đời, Thạch Sanh sống một mình ở gốc đa và kiếm sống bằng nghề hái củi.

Lí Thông ngồi hàng rượu thấy Thạch Sanh khỏe mạnh nên dỗ dành giả vờ kết nghĩa anh em để lợi dụng Thạch Sanh. Vì là người tốt bụng nên Thạch Sanh không mảy may nghi ngờ mà đồng ý làm em Lý Thông. Hắn đã lừa Thạch Sanh thay mình đi cúng mạng cho chằn tinh tại miếu thờ. Thạch Sanh đã giết chết chằn tinh, sau đó chàng đốt xác đó thì nhận được cây cung vàng. Nhưng lại một lần nữa, Lý Thông lại lừa Thạch Sanh, cướp công của chàng và được vua ban thưởng đồng thời phong làm Quận Công. Còn Thạch Sanh lại về sống ở gốc đa.

Công chúa bị đại bàng khổng lồ bắt, Thạch Sanh thấy được, lấy cung bắn đại bàng và chàng theo dấu máu, biết được nơi cư trú của đại bàng. Nhà vua sai Lý Thông đi cứu công chúa. Lý Thông lại nhờ Thạch Sanh giết đại bàng và cứu được công chúa, và khi công chúa lên khỏi hang, hắn sai người lấp hang để giết Thạch Sanh. Và được nhà vua gả công chúa cho. Tại hang, Thạch Sanh lại cứu được con vua Thủy Tề và được vua tặng cho cây đàn thần.

Khi công chúa trở về cung, nàng chẳng nói năng gì, nhà vua rất lo lắng. Còn Thạch Sanh bị chằn tinh và đại bàng trả thù vu oan nên bị bắt giam vào ngục. Chàng bèn lấy đàn ra gảy, thì công chúa khỏi bệnh và đem mọi chuyện kể cho vua cha nghe, Thạch Sanh được minh oan, mẹ con Lý Thông tuy được tha nhưng vì độc ác nên trên đường về bị sét đánh chết hóa thành thạch sùng.

Thạch Sanh được vua gả công chúa và trở thành phò mã. Các thái tử nước chư hầu vì không được gả công chúa nên đã đem quân sang đánh. Thạch Sanh đem đàn ra đánh, đẩy lùi được quân 18 nước và thết đãi họ cơm trong niêu thần ăn rồi lại đầy.

Nhà vua nhường ngôi báu cho Thạch Sanh.

1
1
tiểu kk
04/01/2020 20:15:10
Tưởng tượng mình là nhân vật trữ tình trong Ánh trăng, em hãy diễn tả dòng cảm nghĩ trong bài thơ thành một bài tâm sự ngắn

Hai mươi hai giờ đêm, bỗng cả một vùng của thành phố mất điện. Tôi vội vàng bật tung cửa sổ. Đột ngột vầng trăng tròn vành vạnh xuất hiện. Ánh trăng ùa vào căn phòng soi sáng không gian. Thảng thốt nhận ra cố nhân, tôi áp sát song cửa, ngửa mặt lên nhìn trăng, trăng cũng soi ngắm tôi. Xúc động trào dâng, tôi thấy rưng rưng trong lòng, rưng rưng khóe mắt…

Cuộc chiến tranh dai dẳng, khốc liệt đã lùi xa, thấm thoắt đã ba năm rồi. Tôi về thành phố, sống trong điều kiện đất nước đã thống nhất, độc lập, hòa bình, đời sống đã khác xưa. Nhà cao cửa rộng, tiện nghị hiện dại, khác xa vói những năm tháng gian lao sống cùng đồng, cùng sông, cùng bể, cùng trăng. Có lẽ giờ đây tôi đã quen với ánh điện, cửa gương trong đời sống hiện đại đủ đầy, giàu sang mà lãng quên, vô tình với trăng. Trăng vẫn đi qua ngõ, vậy mà tôi như không thấy, vô tình, bạc bẽo, dửng dưng như người khách lạ qua đường. Đêm nay thình lình đèn điện tắt, nổi bật trong không gian bao la kiêu hãnh chỉ có mình trăng. Trăng vẫn nhẫn nại tỏa sáng cho bầu trời, mặt đất, nhân gian mà không giận hờn, trách móc.

Đối diện với trăng trong tình huống bất ngờ, trăng đã gợi cho tôi biết bao kỉ niệm ấu thơ sống với đồng, sông, rừng, bể, hòa nhập gắn bó vói thiên nhiên. Trăng gợi cho tôi nhớ về tuổi thơ, nơi chôn rau cắt rổn của mình, yêu trăng yêu cả chú Cuội, chị Hằng; về một thời chiến tranh ác liệt ở rừng ở rú được nhân dân che chở, yêu thương,  Ngày ấy không có điện, trăng là bạn cố tri thường cùng tôi đàm tâm độc thoại, là bạn chiến đấu “Đầu súng trăng treo”, là gương mặt mĩ nữ gợi bao khao khát yêu thương, gợi bao cánh thơ bay bổng tâm hồn… Ngày ấy, duy nhất chỉ sống với trăng. Tình yêu thiên nhiên hồn nhiên như cỏ cây hoa lá không hề vụ lợi, ngỡ chẳng bao giò tôi quên… Ấy thế mà, khi cuộc sống đủ đầy, lòng tôi cũng đổi thay… vô tình nhìn trăng như người dưng qua ngõ.

Đối diện với trăng đêm nay, trăng vẫn tròn vành vạnh như đồng, như sông, như bể, như rừng thủy chung, nghĩa tình, bất biến. Lòng tôi rưng rưng hổ thẹn. Giá như trăng cứ lên tiếng trách cứ, mắng mỏ tôi: kẻ vô tâm, vô tình, vô ơn bạc nghĩa… cho tôi thấy nhẹ lòng. Nhưng trăng cứ tròn vành vạnh – nhìn tôi – ánh trăng im phăng phắc. Tôi hiểu trong sự im lặng ấy như nghiêm khắc, lại như chất chứa một tấm lòng. Tấm lòng vị tha, độ lượng “kể chi người vô tình”. Chính sự độ lượng của trăng đã khiến tôi giật mình, trăn trở, suy ngẫm về quá khứ. Những năm tháng gian lao, trăng và nhân dân thật bình dị, dịu hiển bao nhiêu! Kể cả những người đã khuất, đã kể vai sát cánh, gắn bó với nhau, cùng nhau đánh đuổi giặc thù, đem lại cuộc sống an bình hôm nay, sao tôi nỡ vô tình?

1
1
tiểu kk
04/01/2020 20:16:33

Mùa đông nước Nga tuyết phủ trắng xóa. Đêm lạnh như cắt da cắt thịt, ngồi bên lò sưởi, hơ bàn tay ấm, nhìn ánh lửa lắc lử, tôi chợt nhớ đến bà và quê hương da diết.

Tuổi thơ của tôi được sống bên bà, lúc đó nhóm lửa cùng bà vô cùng cực khổ và nhọc nhằn. Lên năm bốn tuổi , tôi đã quen với mùi khói. Tôi vẫn nhớ lúc ấy vào năm 1945, nạn đói xảy ra khủng khiếp đối với gia đình tôi cũng như bao gia đình ở Việt Nam. Cái cảnh mọi người làm việc kiếm miếng ăn thấy mà đau lòng. Số người chết vì đói cũng ngày càng tăng. Ba tôi đi đánh xe ngựa cực khổ con ngựa cũng gầy gò mà cái đói vẫn bám riết không tha, người dân cực khổ vô cùng.

Rồi vào những năm kháng chiến chống thực dân Pháp xảy ra, ba và mẹ tôi tham gia công tác kháng chiến nên tôi ở cùng bà. Tám năm tôi cùng bà nhóm lửa, hẳn là tuổi thơ tôi đã gắn liền với bếp lửa đó. Cái mùi bếp lửa cay cay, khiến mỗi lần tôi nhóm lửa nước mắt, nước mũi đều chảy .  Bà đã thay ba mẹ tôi nuôi dạy tôi nên người. Bà dạy tôi làm việc nhà, dạy tôi học, chăm sóc tôi với tình yêu thương vô vàn như một người mẹ .

Mỗi buổi sáng, bà đều làm đồ ăn để tôi dậy ăn. Bà làm việc này tới việc khác không nghỉ ngơi mà cũng không  than phiền hay trách móc gì cả. Cuộc đời bà đã đi qua bao nhiêu sóng gió nắng mưa, đã chịu nhiều cực khổ nên tôi không muốn phiền lòng bà nữa. Tôi đã lớn lên trong vòng tay yêu thương và bảo bọc của bà. Đôi lúc những khi rãnh rỗi bà còn thường kể chuyên tôi nghe rồi nhắn nhủ với tôi rằng: “ Con phải ráng học để xây dựng đất nước , nếu không thì đất nước mình chỉ mãi nghèo khổ thôi”.

Có những khi trời mưa làm cho củi ướt, lúc đó nhóm bếp khổ vô cùng. Mỗi khi tu hú kêu trên những cánh đồng, bà thường kể cho tôi nghe những chuyện ở Huế. Bà kể giọng rất truyền cảm , từng chữ từng lời nói của bà đều khác sâu trong lòng tôi. Tiếng tu hú kêu làm tôi và bà đều nhớ ba mẹ tôi ở chiến khu da diết. Càng lớn tôi càng cảm thấy thương bà, càng không muốn xa quê hương để bà khó nhọc.

Năm đó là nạn giặc tàn phá xóm làng, thiêu rụi nhà cửa, tài sản. Hàng xóm và bà cháu tôi đều chịu nhiều khổ cực, mất mát và đau thương. Cái hình ảnh đó đã ám ảnh hết một phần của tuổi thơ tôi  . Sau những ngày rời khỏi quê nhà, thì hàng xóm và bà cháu tôi trở về lậm lụi. Tôi đỡ đần bà dựng lại túp lều tranh nhỏ để sống qua ngày. Tôi thấy bây giờ cuộc sống cực khổ nên nói với bà: “Bà ơi hay là cháu viết thư cho ba mẹ nhé , để ba mẹ trở về để phụ bà”. Nhưng bà không chịu và nói nhỏ nhẹ với tôi rằng: “Ba mẹ ở chiến khu còn rất nhiều việc, nên mày có viết thư chớ kể này kể nọ , cứ bảo là gia đình vẫn bình yên là được rồi.

Tôi hiểu lòng bà nên chỉ vâng lời thôi ,và tôi càng thấy thương bà hơn, một mình bà gánh vác hết mọi công việc còn lo cho con ở chiến khu, tôi cảm thấy bà như một vị anh hùng giàu tình yêu thương và đức hi sinh. Nên mọi việc gì trong nhà tôi có thể làm được thì tôi liền giúp bà như: cho gà ăn, lấy củi, hái rau ,… dù những công việc đó nhỏ nhưng cũng giúp bà đỡ được phần nào. Những ngày mà bà làm việc nặng, tới tối tay chân bà mỏi thì đôi đấm bóp cho bà, cho bà dễ chịu.

Ngày qua ngày tôi cùng bà nhóm bếp lửa. Một ngọn lửa chứa niềm tin và hình ảnh của bà . Mấy chục năm rồi mà bà vẫn thức khuya dậy sớm trải qua mưa nắng cuộc đời, tảo tần chăm sóc tôi. Công việc của bà giản dị nhưng tôi vẫn biết ơn vô cùng như: bà nấu khoai, bà san sẻ tình làng nghĩa xóm. Bếp lửa đã cùng bà trải qua nắng mưa trong cuộc đời bà. Ôi bếp lửa giản dị nhưng riêng tôi cảm thấy đó là điều kì lạ thiêng liêng cao đẹp.

Bếp lửa còn là tình bà nồng ấm, bếp lửa gắn với những gian khổ, gian lao đời bà. Ngày ngày bà nhóm bếp lên, cũng giống như bà nhóm niềm vui niềm yêu thương giành cho tôi và mọi người . Bà không những là người nhóm lửa, mà còn là người truyền lửa truyền niềm tin cho mọi người .

Giờ đây tôi đã trưởng thành sống với những nơi có bếp gas, bếp điện. “Có ngọn khói trăm tàu, có lửa trăm nhà, niềm vui trăm ngả “luôn hiện hữu trong tâm trí tôi với câu hỏi: “Mai này bà nhóm lửa lên chưa”. Ôi bếp lửa tình bà sao ấm áp đến như vậy ! Bếp lửa đã nuôi lớn tôi, giúp tôi trưởng thành như ngày hôm nay. Bây giờ tôi chỉ muốn về với bên bà, được bà kể chuyện, được bà chăm sóc yêu thương. Mỗi con người ai cũng đều có cội nguồn để trưởng thành. Vì thế mà tôi sẽ không bao giờ quên được cái hình ảnh người bà và bếp lửa đã nuôi dạy tôi trưởng thành như ngày hôm nay.

Bạn hỏi - Lazi trả lời

Bạn muốn biết điều gì?

GỬI CÂU HỎI
Học tập không giới hạn cùng học sinh cả nước và AI, sôi động, tích cực, trải nghiệm

Hôm nay bạn thế nào? Hãy nhấp vào một lựa chọn, nếu may mắn bạn sẽ được tặng 50.000 xu từ Lazi

Vui Buồn Bình thường
×
Trợ lý ảo Trợ lý ảo
×
Đấu trường tri thức | Lazi Quiz Challenge +500k
Gửi câu hỏi
×