Bài tập  /  Bài đang cần trả lời

Thuyết minh về mâm cỗ ngày Tết cổ truyền

Thuyết minh về mâm cỗ ngày Tết cổ truyền

1 Xem trả lời
Hỏi chi tiết
588
2
0
Ngọc :)
01/02/2020 13:40:39
Dàn ý thuyết minh về Tết cổ truyền

I. Mở bài: Giới thiệu về ngày tết cổ truyền

- Ngày tết là ngày lễ quan trọng nhất của con người và dân tộc Việt Nam. 

- Là thời gian nghỉ ngơi của con người sau 1 năm làm việc mệt mỏi.

- Thời điểm gia đình sum họp

- Để cầu mong một năm mới ăn khang thịnh vượng, làm ăn phát đạt.

II. Thân bài:

1. Nguồn gốc

– Tết Nguyên đán gốc gác xa xưa bắt nguồn ở Trung Quốc.

– Du nhập vào nước ta từ hàng ngàn năm trước.

– Nhiều người châu Á theo âm lịch đều ăn mừng Tết Nguyên đán để chào đón một năm mới.

2. Từng công việc và giai đoạn chính trong ngày tết

- Cuối năm: đi sắm sửa đồ đạc cho năm mới, trẻ con được bố mẹ mua sắm quần áo, đồ dùng mới.

- Tất niên: Chuẩn bị mâm ngũ quả, hoa, bánh kẹo, mâm cỗ thờ cúng tổ tiên. 

- Giao thừa: Mỗi địa phương có một tục lệ đón giao thừa khác nhau: nhà thắp hương thờ cúng ông bà, người làm mâm cỗ, người đi hái lộc đầu năm.

- Xông đất: tục lệ xông nhà vào năm mới

- Chúc tết: Sáng mùng 1 con cháu sẽ đi chúc Tết ông bà, cha mẹ nhiều sức khỏe, tài lộc.

- Thăm viếng: Thăm những người lớn tuổi trong gia đình, đi tảo mộ đầu năm

- Mừng tuổi: Con cháu mừng tuổi ông bà, còn ông bà sẽ lì xì lại với ý nghĩa may mắn, thành công trong năm mới.

3. Ba ngày tết: (Có thể phân tích thêm nếu muốn)

- Ngày thứ nhất: "Ngày mồng Một tháng Giêng"

+ Đây là ngày đầu tiên của một năm

+ Là một ngày rất quan trọng

+ Vào ngày này, mọi người thường không ra khỏi nhà khi chưa có người xông đất

+ Mọi người thường cúng vào ngày này để gia đình cùng sum họp

+ Tục lệ “ mùng một tết cha” thì những người trong gia đình về thăm gia đình

- Ngày thứ 2: "Ngày mồng Hai tháng Giêng"

+ Vào ngày này thường có những lễ cúng tại gia

+ Tục lệ “mùng hai tết mẹ”

- Ngày thứ 3: "Ngày mồng Ba tháng Giêng"

Theo tục “mùng ba tết thầy” thì học trò sẽ đến thăm thầy cô của mình.

4. Ý nghĩa ngày Tết Nguyên đán

– Ngày lễ cổ truyền của dân tộc, ngày tụ họp của nhiều thành viên trong gia đình.

– Tôn vinh những giá trị truyền thống, giá trị văn hóa gia đình.

III. Kết bài: Nêu cảm nghĩ của em về ngày tết

- Khẳng định đây là một lễ rất có ý nghĩa, không thể thiếu của dân tộc Việt Nam.
Thuyết minh Tết Nguyên đán - Bài số 1

Nước ta là một trong những nước nổi tiếng với những nét văn hóa độc đáo và sâu sắc. Du khách đến với Việt Nam rất mong muốn được thưởng thức những bề dày văn hóa lịch sử lâu đời ấy. Đặc sắc nhất có lẽ phải kể tới các ngày Tết cổ truyền và lễ hội ở Việt Nam. Nhưng không có ngày nào quan trọng bằng ngày Tết cổ truyền của dân tộc.

Tết cổ truyền là một trong những lễ hội quan trọng nhất của Việt Nam. Cũng giống như các nước phương tây theo đạo Thiên chúa thì lễ giáng sinh là ngày lễ thiêng liêng và quan trọng thì ngày tết cổ truyền cũng tương tự như vậy. Ngày Tết cổ truyền gọi là Tết Nguyên đán hay tết âm lịch, và được coi là thời khắc quan trọng nhất của một năm. 

Thời gian bắt đầu vào ngày mùng 1 tháng 1 âm lịch của năm mới. Tết Nguyên đán thường rơi vào khoảng cuối tháng Một đến giữa tháng Hai dương lịch của một năm. Thông thường ở Việt Nam, mỗi dịp chuẩn bị đến Tết Nguyên đán thì mọi người dù làm việc hay đi học đều có lịch nghỉ lễ. Thông thường thời gian được nghỉ là từ một tuần làm việc trở lên (đối với người đi làm) và được nghỉ trước ngày 30 tháng chạp từ hai đến ba ngày.

Để chuẩn bị cho ngày Tết quan trọng của năm này thì mọi nhà thường sắm sửa rất nhiều đồ mới, dọn dẹp nhà cửa, chuẩn bị mâm cơm thờ cúng ông bà tổ tiên. Mâm cơm ngày Tết có lẽ là việc làm được chuẩn bị kỹ càng nhất ở mỗi địa phương, và ở mỗi nơi lại có những nét đặc sắc riêng. Điểm chung nhất không thể thiếu đó là gà, bánh chưng và các món mặn ăn chung với cơm. Khác với mâm cơm thường ngày, mâm cơm ngày Tết thịnh soạn và đặc sắc hơn. Mâm cơm do các bà, các mẹ, các chị chuẩn bị rất kỹ lưỡng trước ngày Tết. Tùy từng phong tục của mỗi nơi mà gia đình Việt sẽ cúng ông bà tổ tiên vào thời khắc thiêng liêng nhất của một năm đó là lúc đồng hồ điểm 00h đêm ngày 30 Tết (sang mùng 1) hoặc là vào đêm 30 trong mâm cơm sum họp gia đình. Sau đó sẽ cúng cả ngày mùng 1, 2, 3 Tết.

Trên bàn thờ gia tiên ngoài mâm cơm còn có mâm ngũ quả, bánh kẹo, nước ngọt, bia lon, hoa cắm lọ. Hoa cắm lọ cũng được lựa chọn rất khắt khe, thường có màu sắc rực rỡ để đem lại may mắn cho năm mới. Ngoài ra, cắm cành đào cành mai trên bàn thờ gia tiên cũng là cách mà nhiều gia đình lựa chọn. Cũng tương tự như lọ hoa cắm thờ, màu sắc của những vật khác trên bàn thờ gia tiên cũng rực rỡ, tươi sáng, được bày biện đẹp mắt. Người miền Bắc đến nhà nhau vào dịp tết thường quan sát bàn thờ của gia chủ. Bàn thờ sẽ phản ánh sự sung túc đủ đầy của gia chủ trong năm vừa qua. Đó là về phong tục thờ cúng.

Chưa hết, ngày Tết cổ truyền còn có một phong tục thăm hỏi người lớn tuổi, người thân trong gia đình, bạn bè, hàng xóm mỗi khi Tết đến xuân về. Khi đó gia chủ hoặc người lớn sẽ lì xì cho trẻ con và người lớn tuổi cùng những lời chúc vào đầu năm mới an khang thịnh vượng, vạn sự như ý. Đây không chỉ là phong tục mà còn là nét đẹp văn hóa của người Việt, để thể hiện quan tâm, hy vọng có một cuộc sống đủ đầy và bình an cho mọi người.

Nhắc đến Tết, cũng không thể thiếu các hoạt động được tổ chức xung quanh ngày như các trò chơi dân gian, những phiên chợ Tết, phiên chợ hoa. Các trò chơi dân gian được tổ chức chủ yếu như là đập niêu, nhảy bao bố, kéo co, nhảy dây, cờ người. Chúng được tổ chức tại đình làng, nhà văn hóa nhằm khuấy động không khí ngày Tết thêm rộn ràng hơn. Các phiên chợ Tết, chợ hoa cũng được tổ chức ra hàng năm để tăng thêm sắc xuân của ngày Tết. Thêm vào đó là sự đông đúc từng lớp người lên đình chùa để cầu mong một năm mới với hy vọng mới và niềm vui mới. Đây là điều thể hiện sự tâm linh của người Việt. Từ người già đến người trẻ cùng nhau lên chùa để mong có một năm mới thuận lợi hơn. Và đó là những hình ảnh không thể nào quên của ngày Tết.

Tết còn được coi là ngày sum vầy đoàn tụ, là món ăn tinh thần không thể thiếu của người dân Việt Nam. Những người xa quê ngày Tết là cơ hội hiếm có để cùng ăn bữa cơm đoàn viên cùng gia đình. Cùng nhau dán vài ba câu đối đỏ ngoài cửa đã trở thành hình ảnh quen thuộc của ngày Tết quê hương.

Không biết bạn thế nào nhưng tôi vẫn thích nhất là cảnh gói bánh chưng, trông nồi luộc bánh chưng, cùng hát hò quây quần bên bếp lửa nóng hổi. Những chiếc bánh chưng vuông vắn dưới bàn tay khéo léo của các bà, các mẹ, các chị chắc chắn là hình ảnh khó quên nhất trong tuổi thơ của mỗi người. Mấy đứa trẻ con cũng nhao nhao đòi gói đòi buộc làm cho không khí Tết ở mỗi nhà cũng rộn ràng hơn. 

Vậy đó, ngày Tết cổ truyền đã là biểu tượng văn hóa, ngày lễ quan trọng nhất trong năm của người Việt ta, là dịp để con cháu quây quần bên gia đình, đoàn tụ với người thân, hiếu kính với ông bà, cha mẹ.

Thuyết minh Tết cổ truyền Việt Nam - Bài số 2

Trong tất cả các ngày lễ Tết, Tết Nguyên đán được coi là ngày Tết quan trọng và đặc biệt nhất của người dân Việt Nam. Dù ngày Tết có bận rộn, có nhiều thứ để lo toan đến đâu thì người Việt cứ mỗi hàng năm đều mong Tết đến. Trải qua hàng ngàn năm, cuộc sống đã có bao điều biến đổi, những phong tục, tập quán cũng đổi thay quá nhiều nhưng phong tục đón Tết Nguyên đán truyền thống của người Việt vẫn được lưu giữ trọn vẹn nhất.

Sau khi tiễn ông Công, ông Táo về trời vào 23 tháng Chạp thì mọi nhà lại bắt tay vào chuẩn bị đầy đủ mọi thứ cho đến ngày 29 hoặc 30 tháng Chạp để chuẩn bị đón Tết tốt nhất. Ngày Tết đến còn được gọi là ngày sum họp, đoàn viên của mọi gia đình. Một năm mải miết làm ăn đã kết thúc, các thành viên mới có dịp quây quần, đoàn tụ bên nhau để tâm sự, sẻ chia những buồn vui trong suốt một năm qua.

Tết là để trở về, để sum họp, để đoàn viên. Suy nghĩ đó đã ăn sâu vào tiềm thức của người Việt, để ai dù có đi xa đến đâu, thì cứ mỗi dịp Tết đến xuân về là cũng cố gắng trở về bên gia đình, để đón Tết cùng với ông bà, cha mẹ, người thân của mình. Trở về để cùng ăn với nhau bữa cơm đoàn tụ, để tỏ lòng thành kính tổ tiên, ông bà, để gìn giữ truyền thống uống nước nhớ nguồn của dân tộc.

Ta vẫn thường nghe câu:

“Thịt mỡ, dưa hành, câu đối đỏ

Cây nêu tràng pháo bánh chưng xanh”

Từ thời vua Hùng dựng nước đến nay, đã qua lịch sử hơn 4 ngàn năm dựng nước, cũng qua bốn ngàn năm dân tộc Việt lưu truyền tục gói bánh chưng vào dịp Tết. Sau này, miền đất phía Nam được mở rộng ra, người dân nơi đây lại có tục gói bánh Tét, nguyên liệu cũng không khác gì bánh chưng nhưng hình dáng thì dài hình trụ chứ không vuông giống bánh chưng.

Chiếc bánh chưng, bánh tét xanh được làm nên từ những vật phẩm thân quen của nền văn minh lúa nước như gạo nếp, đậu xanh, thịt lợn, lá dong, lá chuối, … Ở khắp mọi nhà, trên mọi miền quê của đất Việt, dù là giàu sang hay nghèo khó, thiếu thốn hay đủ đầy, đô thị hay nông thôn thì cứ đến Tết là phải có bánh chưng, bánh Tét trong nhà.

Bên nồi bánh chưng đỏ lửa, ông bà cha mẹ lại kể cho con cháu nghe về truyền thuyết Lang Liêu gói bánh chưng bánh giầy dâng vua Hùng, kể về truyền thống gia đình, về ân đức tổ tiên, qua đó mà giáo dục con cháu về đạo lý uống nước nhớ nguồn, về lễ hiếu và cách gìn giữ trân trọng truyền thống.

Gói bánh chưng cũng cần sự tỉ mỉ và khéo léo, làm sao để chiếc bánh chưng vuông vắn, chiếc bánh tét được tròn đầy, để dâng cúng tổ tiên được chiếc bánh đẹp nhất. Cùng với bánh cặp bánh chưng hay đôi đòn bánh tét, trên bàn thờ tiên tổ còn bày biện nào mâm ngũ quả (mỗi miền 5 loại quả khác nhau), nào bánh mứt, nào hoa tươi, rượu,… Tất cả tạo nên một Tết Việt rất đậm đà, rất riêng biệt, không hề giống với bất cứ một đất nước nào.

Tất nhiên vào năm mới thì ta không thể quên tục xông đất (hay xông nhà) vào ngày mùng 1 Tết. Theo quan niệm dân gian của người Việt, nếu ngày mồng Một mà mọi việc suôn sẻ, thuận lợi, may mắn thì cả năm cũng được tốt lành, thuận lợi. Chính vì thế người khách đến thăm nhà đầu tiên trong năm cũng rất quan trọng đối với gia chủ.

Gia đình thường để ý những người thân, họ hàng, bạn bè mình có ai có tuổi “tam hợp” để nhờ xông đất đầu năm. Chính vì thế mà người được nhờ xông đất cũng cảm thấy được vui vẻ, tự hào.

Khi tới xông nhà ta cũng không thể quên tục chúc Tết, mừng tuổi đầu năm. Ngày mồng Một Tết, các thành viên trong gia đình thường sum vầy, tụ họp đầy đủ tại nhà ông bà, cha mẹ để làm lễ cúng lạy tổ tiên, mừng tuổi người lớn và trẻ con. Cùng chúc nhau những điều may mắn, tốt lành nhất sẽ đến trong năm mới, chúc cho ông bà, cha mẹ mạnh khỏe, sống lâu trăm tuổi, như cây cao bóng cả tỏa bóng mát che chở cho con cháu. Người lớn thì mừng tuổi cho trẻ em những phong bao lì xì đỏ tươi cùng những lời chúc để ngoan ngoãn, hay ăn chóng lớn…

Việc xuất hành, du xuân đầu năm cũng vô cùng quan trọng. Người ta quan niệm rằng hướng đi đầu tiên trong năm cũng rất quan trọng, hướng đi này sẽ ảnh hưởng tới tương lai của người đó trong cả năm sắp tới. Có người còn nhờ vào sách vở, học theo kinh nghiệm dân gian rồi xem lịch để chọn ra hướng xuất hành cho mình để năm mới mọi việc được may mắn, thuận lợi nhất.

Tục đi lễ chùa để cầu bình an, cầu tài, cầu lộc, cầu may mắn cho một năm mới là phong tục không thể thiếu vào dịp Tết cổ truyền. Có người chọn sáng mùng 1 Tết vừa xuất hành vừa đi lễ chùa khấn cầu những điều may mắn cho gia đình, cầu mong một năm mới bình yên, sức khỏe dồi dào, làm ăn phát đạt. 

Ngày nay, những chuyến du xuân xa nhà càng phổ biến hơn, có nhiều gia đình lựa chọn các chuyến du lịch trong và ngoài nước để bù vào khoảng thời gian bận rộn trong năm cũ. 

Dù có bao lâu đi chăng nữa, Tết Việt vẫn giữ được hồn riêng, vẫn là ngày lễ quan trọng nhất, ấm áp nhất, đủ đầy nhất của cả dân tộc. Mỗi mùa xuân về, mỗi dịp Tết đến là mỗi lần truyền thống được khơi dậy, tôn vinh và lan tỏa tới tất cả mọi thế hệ cũng là dịp tuyệt vời nhất để ngày Tết cổ truyền được lưu truyền cho tới mãi mai sau.
Xem thêm tại: https://doctailieu.com/thuyet-minh-ve-tet-nguyen-dan-co-truyen-viet-nam

Mở khóa để xem toàn bộ nội dung trả lời

(?)
Bạn đã đạt đến giới hạn của mình. Bằng cách Đăng ký tài khoản, bạn có thể xem toàn bộ nội dung trả lời
Cải thiện điểm số của bạn bằng cách đăng ký tài khoản Lazi.
Xem toàn bộ các câu trả lời, chat trực tiếp 1:1 với đội ngũ Gia sư Lazi bằng cách Đăng nhập tài khoản ngay bây giờ
Tôi đã có tài khoản? Đăng nhập

Bạn hỏi - Lazi trả lời

Bạn muốn biết điều gì?

GỬI CÂU HỎI
Học tập không giới hạn cùng học sinh cả nước và AI, sôi động, tích cực, trải nghiệm

Hôm nay bạn thế nào? Hãy nhấp vào một lựa chọn, nếu may mắn bạn sẽ được tặng 50.000 xu từ Lazi

Vui Buồn Bình thường
×
Trợ lý ảo Trợ lý ảo
×
Đấu trường tri thức | Lazi Quiz Challenge +500k
Gửi câu hỏi
×