Bài tập  /  Bài đang cần trả lời

Viết đoạn văn bày tỏ suy nghĩ về câu một dân tộc dốt là một dân tộc yếu

4 Xem trả lời
Hỏi chi tiết
8.254
11
8
English01
04/02/2020 23:25:53
1. Dân tộc dốt Khái niệm dân tộc dốt theo cách hiểu của Hồ Chí Minh. Theo Từ điển tiếng Việt, “dốt” là kém về trí lực, chậm hiểu, chậm tiếp thu, trái với thông minh;hoặc là không hiểu biết gì hoặc hiểu biết rất ít Theo Bác, một dân tộc dốt là dân tộc của những con người thiếu kiến thức và không được học hành, một dân tộc dốt là một dân tộc yếu. Dốt là yếu. Yếu là hèn. 2. Dân tộc yếu Khái niệm dân tộc yếu: Một dân tộc yếu là 1 dân tộc kém về mọi mặt : văn hóa, chính trị, khoa học, kỹ thuật quân sự. Và những yếu tố đó làm kìm hãm sự phát triển của 1 dân tộc. 3. “ Một dân tộc dốt là một dân tộc yếu “ – chân lý thời đại Biểu hiện của một dân tộc dốt Một dân tộc dốt là dân tộc mà ở đó có những người dân không được học hành, thiếu hiểu biết và không được truyền đạt, tiếp thu những kiến thức căn bản cần có. Dân tộc dốt còn là một dân tộc kém phát triển hay không thể phát triển trên mọi mặt của đời sống. Kiến thức cần thiết đối với mỗi con người, không ai có thể hoàn thiện bản thân khi không có kiến thức. Lịch sử đã chứng minh, người không có tri thức thì khó mà thành tài và dân tộc có những con người như vậy thì không thể phát triển.  Dốt là yếu Lịch sử phát triển xã hội loài người đã chứng minh nếu một dân tộc dốt thì dân tộc đó hay đất nước đó không thể phát triển nhanh và bền vững. Từ năm 1442, trên Văn bia ở Quốc Tử Giám , cha ông ta đã khẳng định: ''Hiền tài là nguyên khí quốc gia. Nguyên khí thịnh thì thế nước mạnh mà hưng thịnh. Nguyên khí suy thì thế nước yếu và thấp kém''. Dốt là yếu, đang thách thức cả dân tộc trong đó cốt lõi là nền giáo dục nước nhà. Nền giáo dục đang gồng mình trước vấn nạn đào tạo ra một bộ phận con người giả, kiến thức giả, bằng cấp thật cùng với bệnh “thành tích” hay nói nặng hơn là bệnh “dối trá”. Nếu không chữa được căn bệnh này, thì dù phổ cập đại học bằng cấp cho toàn dân nhưng cả dân tộc vẫn là dân tộc dốt và yếu. Ngược dòng lịch sử V.I.Lênin đã chỉ rõ, ''không có tri thức thì không có chủ nghĩa xã hội'' và mọi người phải luôn luôn ''học, học nữa, học mãi". Nhận thức được tác hại của dốt, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã nhận định: dốt cũng là giặc. Hơn 80 năm thực hiện chế độ nửa phong kiến, nửa thuộc địa, thực dân Pháp đã sử dụng chính sách ngu dân để dễ bề cai trị. Khi Cách mạng Tháng Tám năm 1945 thành công, ở nước ta trên 90% dân số mù chữ. Chủ tịch Hồ Chí Minh chủ trương mở chiến dịch chống nạn mù chữ, tiêu diệt giặc dốt, coi đó là nhiệm vụ cấp bách thứ hai trong 6 nhiệm vụ cấp bách của chính quyền. Hồ Chủ tịch nói "Một dân tộc dốt là một dân tộc yếu" và nhấn mạnh "Dốt thì dại, dại thì hèn”. Lời kêu gọi ''Một dân tộc dốt là một dân tộc yếu'' đã được Đảng và Chủ tịch Hồ Chí Minh vận dụng sáng tạo vào sự nghiệp giáo dục, văn hóa, khoa học kỹ thuật trong từng giai đoạn cách mạng Việt Nam, phục vụ quá trình phát triển của đất nước. Bác đề nghị mở một chiến dịch để chống nạn mù chữ. Nạn dốt đã được Hồ Chí Minh xếp thứ hai, sau nạn đói của năm đó. Để khuyến khích toàn dân học tập, ngày 4-10-1945, Chủ tịch Hồ Chí Minh tiếp tục ra lời kêu gọi ''Chống nạn thất học'' đã chỉ rõ: “Quốc dân Việt Nam! Muốn giữ vững nền độc lập, Muốn làm cho dân mạnh nước giàu, Mọi người Việt Nam phải hiểu biết quyền lợi của mình, bổn phận của mình, phải có kiến thức mới để có thể tham gia vào công cuộc xây dựng nước nhà, và trước hết phải biết đọc, biết viết chữ quốc ngữ... Những người chưa biết chữ hãy gắng sức mà học cho biết đi. Vợ chưa biết thì chồng bảo, em chưa biết thì anh bảo, cha mẹ không biết thì con bảo, người ăn người làm không biết thì chủ nhà bảo, các người giàu có thì mở lớp học ở tư gia dạy cho những người không biết chữ ở hàng xóm làng giềng, các chủ ấp, chủ đồn điền, chủ hầm mỏ, nhà máy thì mở lớp học cho những tá điền, những người làm của mình. Phụ nữ lại càng cần phải học đã lâu chị em bị kìm hãm, đây là lúc chị em phải cố gắng để kịp nam giới, để xứng đáng mình là một phần tử trong nước, có quyền bầu cử và ứng cử .'' Phong trào xóa nạn mù chữ được tiến hành liên tục .Ngay trong thời kỳ trường kỳ kháng chiến chống thực dân Pháp, Đảng và Chủ tịch Hồ Chí Minh, luôn quan tâm và tạo mọi điều kiện cho phát triển văn hóa, giáo dục, các trường lớp trong nước đã được mở để đào tạo bồi dưỡng cán bộ; mặt khác, , nhiều cán bộ khoa học và quân sự được cử đi học tại Liên Xô, Trung Quốc, chuẩn bị lực lượng cán bộ cho giai đoạn cách mạng mới. Sau hòa bình, hệ thống giáo dục phổ thông phát triển mạnh, số học sinh năm 1960 tăng 80 lần so với năm 1957. Nhiều cán bộ, học sinh được cử đi nghiên cứu, học tập ở nước ngoài. Ngay từ năm 1960, Đảng ta đã xác định để xây dựng chủ nghĩa xã hội thì cách mạng khoa học kỹ thuật phải là then chốt.một trong những nhiêm vụ của kế hoạch 5 năm lần 1 là: - Nâng cao trình độ văn hóa của nhân dân, đẩy mạnh công tác đào tạo, bồi dưỡng cán bộ - Nâng cao năng lực quản lý kinh tế của cán bộ, công nhân và nhân dân lao động, tăng cường đào tạo đội ngũ công nhân lành nghề. - Xúc tiến công tác khoa học kỹ thuật, xúc tiến thăm dò tài nguyên thiên nhiên và tiến hành điều tra cơ bản. Chính vì nhận thức rõ vai trò của tri thức và đội ngũ tri thức đối với đất nước mà nhiều cán bộ được đào tạo, trưởng thành và có đóng góp cho sự phát triển của đất nước. Ta đã làm nên những bước nhảy vọt trong lĩnh vực giáo dục, trình độ văn hóa của cán bộ và nhân dân được nâng lên rõ rệt. Số học sinh phổ thông tăng gấp 3,5 lần, số sinh viên đại học và trung học tăng 25 lần so với năm 1960; hầu hết các xã đều có trường tiểu học, phổ thông trung học cơ sở, huyện có trường phổ thông trung học; có 18 trường đại học với 26.100 sinh viên; đã có 21.332 cán bộ tốt nghiệp đại học và 55.000 cán bộ tốt nghiệp trung học chuyên nghiệp. Khi đế quốc Mỹ tiến hành leo thang chiến tranh, đánh phá miền Bắc, các trường học phải sơ tán nhưng sự nghiệp giáo dục, văn hóa không bị ngừng trệ mà còn phát triển từ hệ phổ thông đến đại học và trên đại học. Công tác nghiên cứu khoa học, thăm dò tài nguyên được đẩy mạnh phục vụ cho sự nghiệp phát triển kinh tế ở miền Bắc, chi viện cho miền Nam. Năm 1975, đất nước thống nhất, mục tiêu xây dựng đất nước đã chuyển sang giai đoạn mới, đòi hỏi phải có đội ngũ cán bộ có trình độ chuyên môn cao hơn. Đó là điều kiện cho sự nghiệp giáo dục, đào tạo trong cả nước phát triển. Hệ thống giáo dục, đào tạo được thống nhất, vấn đề phổ cập tiểu học được đặt ra. Hệ thống các trường dạy nghề và đại học, đào tạo trên đại học được mở rộng; hàng năm có nhiều nghiên cứu sinh, thực tập sinh được cử đi nước ngoài học tập trở về cùng với lực lượng được đào tạo trong nước đã góp phần giải quyết thành công những vấn đề khó khăn nảy sinh khi đất nước thống nhất. Lời kêu gọi trên của Chủ tịch Hồ Chí Minh:“Một dân tộc dốt là một dân tộc yếu” đã trở thành chân lý của thời đại. Nó hướng cả dân tộc Việt Nam vươn tới đỉnh cao của văn hóa, văn minh, để sanh vai với các cường quốc năm châu. 4. Liên hệ: Bác Hồ coi con người là vốn quý nhất, là nhân tố quan trọng nhất quyết định mọi thành công. Chính vì thế, con người có nhận thức đúng đắn, có tri thức thì mới có thể thắng lợi. Câu nói của Bác đã nhấn mạnh, đề cao vai trò của giáo dục đối với con người. Trong giai đoạn hiện nay, giáo dục càng phải được đề cao và đầu tư để phát triển. Sự nghiệp "trồng người" luôn là vấn đề được Chủ tịch Hồ Chí Minh quan tâm lúc sinh thời. Nước ta đang trên đà phát triển, cộng với việc phát triển như vũ bão của CNTT thì đòi hỏi đất nước phải có những người tài, người có năng lực thực sự thì mới có thể đưa đất nước phát triển và quan trọng hơn là “sánh vai” với các quốc gia khác, thể hiện ở việc: Ngày nay, Đảng và Nhà nước ta đã xác định rõ: Giáo dục, đào tạo cùng với khoa học, công nghệ là quốc sách hàng đầu. Chúng ta có thể thấy, nền giáo dục nước ta đã ngày càng được đề cao và chú trọng, điều này được thể hiện bằng việc một số trường đại học nước ta đã có liên kết, hội nhập với các trường đại học nước ngoài, và đưa sinh viên nước ta sang nước bạn để giao lưu, học hỏi. Hay luôn có những chính sách khuyến khích các học sinh có hoàn cảnh khó khăn vươn lên trong học tập, những học sinh có thành tích cao trong học tập. Hay là những chương trình: Chinh phục, Đường lên đỉnh Olympia, Rung chuông vàng,…. là những chương trình giáo dục dành cho bậc THCS, THPT và bậc đại học. Những chương trình này không chỉ liên quan đến kiến thức trong sách vở mà nó còn mở rộng ra thêm những kiến thức xã hội. Điều này đã chứng tỏ rằng nước ta đang hướng đến những thế hệ học sinh, sinh viên “tài -đức vẹn toàn”, những người năng động, những người hội nhập, biết tiếp thu những cái mới. Qua trên, ta có thể thấy được sự quan tâm của nước ta tới nền giáo dục và mong muốn về một thế hệ trẻ có “chí” để nước ta ngày càng phát triển- giống như câu nói của Bác: “ có chí ắt làm nên”. Để có một thế hệ học sinh, sinh viên như vậy thì trước hết phải có một nền tảng thật tốt, đó là phải có phương pháp đào tạo thật tốt với những bé đang trên đà phát triển, những bé ở bậc mầm non, tiểu học. Đó là việc phải giúp bé phát hay trí tuệ, phát huy những khả năng mà bé đang có. Thể hiện việc này, nền giáo dục tiểu học đã cho bé dần quen với những hiểu biết cơ bản về cuộc sống bằng những thứ đơn giản nhất, gắn liền với hoạt động của bé, đồng thời cũng cho bé những hiểu biết, những tiếp xúc ban đầu về hát, múa, âm nhạc, mỹ thuật. Hay đơn giản là đã có những chưỡng trình thực tế thiết thực cho bé như: Đồ Rê Mí, Con biết tuốt, Cố lên con yêu,….. tất cả những chương trình trên đều hướng tới một mục đích đó là phát huy các khả năng mà bé đang có, thức đẩy sự nhận thức và muốn các bé phát triển toàn diện. Chỉ có như vậy mới có được một nền móng vững chắc. Chỉ nâng cao và chú trọng nền giáo dục chưa đủ, bên cạnh đó còn phải chú trọng về văn hóa, khoa học công nghệ. Cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ 4 đòi hỏi cần phải có những người có trình độ sử dụng máy tính, sử dụng thông tin một cách nhuần nhuyễn thì mới có thể sánh kịp với các quốc gia khác. Lúc sinh thời, Bác Hồ có nói: “ Non sông Việt Nam có trở nên tươi đẹp, dân tộc Việt Nam có bước tới đài vinh quang để sánh vai với các cường quốc năm châu được hay không đó là nhờ công học tập của các em….” Qua đó ta có thể thấy tầm quan trọng của việc “học tập”. Học tập ở đây không chỉ học trên sách vở mà học ngay ở những điều đơn giản trong cuộc sống hàng ngày của chúng ta. Việt Nam là một nước có kinh tế đang phát triển, vì vậy rất cần có những người năng động, có năng lực, chỉ có như vậy thì mới đưa nước ta bắt kịp với thế giới, hòa nhập với các nước bạn. “ Hiền tài là nguyên khí của quốc gia”, khi đã xác định được như vậy thì nước ta mới có thể ngày càng phát triển, ngày càng có những thế hệ trẻ có đủ “tài-đức-thể-mỹ” mới có thể đưa nước ta hòa nhập tốt với nước bạn. Ngày nay, nước ta cũng đã có những bản ký kết hợp đồng với các nước trên thế giới như Hiệp định đối tác xuyên Thái Bình Dương (TPP), điều này chứng tỏ rằng ngày càng phải có những người trẻ vừa năng động, vừa có đủ năng lực thì mới có thể hòa nhập tốt, giúp tên tuổi của nước ta ngày càng được khẳng định với bạn bè năm châu. Trong thời đại ngày nay, khi nhân loại đang bước vào thời kỳ của nền văn minh tri thức thì giáo dục càng cần được chú trọng. Vì vậy, người ta nói, muốn biết tương lai một dân tộc ra sao hãy nhìn vào hiện tại xem dân tộc đó đang làm giáo dục như thế nào? Trong nền kinh tế tri thức, nhân tố có ý nghĩa quyết định là trí tuệ con người, là đội ngũ lao động chất lượng cao, là chất xám của các chuyên gia. Chỉ có đi bằng con đường phát triển giáo dục,chúng ta mới có thể đi tắt, đón đầu, phát huy thế mạnh của con người Việt Nam để xây dựng và phát triển đất nước. Qua những phân tích trên ta có thể thấy được câu nói của Bác vẫn luôn đúng với ngày nay, xứng đáng là một chân lý của thời đại, có thể là một tiêu chuẩn để đưa nước ta ngày càng phát triển và cũng là một tiêu chuẩn để giúp thế hệ trẻ luôn cố gắng và nỗ lực.
tick hộ em với ạ

Mở khóa để xem toàn bộ nội dung trả lời

(?)
Bạn đã đạt đến giới hạn của mình. Bằng cách Đăng ký tài khoản, bạn có thể xem toàn bộ nội dung trả lời
Cải thiện điểm số của bạn bằng cách đăng ký tài khoản Lazi.
Xem toàn bộ các câu trả lời, chat trực tiếp 1:1 với đội ngũ Gia sư Lazi bằng cách Đăng nhập tài khoản ngay bây giờ
Tôi đã có tài khoản? Đăng nhập
3
6
︵✿ℒâℳ‿✿
05/02/2020 07:41:51
Hậu quả của chính sách ngu dân mà thực dân Pháp để lại sau hơn 80 năm đô hộ nước ta đó là hơn 95% người Việt Nam mù chữ. “Ngu dân” là một trong những phương pháp thâm độc mà chế độ thực dân sử dụng để cai trị nhân dân Việt Nam. Chúng không muốn cho dân ta biết chữ để dễ bề lừa dối, bóc lột và đàn áp. Cái mà chúng gọi là khai hoá văn minh thực chất là đầu độc dân ta bằng rượu cồn và thuốc. Vì vậy, ngay sau khi giành được độc lập, một trong những nhiệm vụ cấp bách của Nhà nước Việt Nam dân chủ cộng hoà là tiêu diệt giặc dốt, nâng cao dân trí. Chính phủ lâm thời, đứng đầu là Chủ tịch Hồ Chí Minh, đã kịp thời phát động một chiến dịch chống nạn mù chữ trong toàn dân, đồng thời xây dựng một chương trình hành động thiết thực nhằm tổ chức lại nền giáo dục nước nhà.
Ngày 3/9/1945, trong phiên họp đầu tiên của Chính phủ, Hồ Chí Minh nêu vấn đề giáo dục, chống giặc dốt là nhiệm vụ cấp bách của chính quyền mới. Ngày 8/9/1945, Người ký ba sắc lệnh quan trọng về giáo dục đó là sắc lệnh về việc thành lập Nha Bình dân học vụ; sắc lệnh quy định mọi làng phải có lớp học bình dân và sắc lệnh cưỡng bức học chữ quốc ngữ không mất tiền. Chủ tịch Hồ Chí Minh cho rằng: “Muốn giữ vững nền độc lập, muốn làm cho dân giàu, nước mạnh, mọi người Việt Nam phải hiểu biết quyền lợi của mình, bổn phận của mình, phải có kiến thức mới để có thể tham gia vào công cuộc xây dựng nước nhà và trước hết phải biết đọc, biết viết chữ quốc ngữ”, Người khẳng định: “Một dân tộc dốt là một dân tộc yếu”(1).
           Hưởng ứng lời kêu gọi của Chủ tịch Hồ Chí Minh, phong trào diệt giặc dốt nhanh chóng được triển khai. Các lớp bình dân học vụ mở ra ở khắp mọi nơi với sự tham gia của đông đảo các tầng lớp quần chúng nhân dân. Kế hoạch đặt ra là trong một năm, tất cả mọi người Việt Nam phải biết chữ quốc ngữ. Một đội ngũ đông đảo giáo viên và cán bộ bình dân học vụ tình nguyện tham gia phong trào. Họ công tác trong điều kiện vô cùng khó khăn thiếu thốn, nhưng với lòng nhiệt tình cách mạng và quyết tâm cao, họ đã vượt lên mọi khó khăn gian khổ, hy sinh phấn đấu để mở mang tri thức cho đồng bào, xây dựng một nền văn hoá sơ bộ cho dân tộc. Hồ Chủ tịch đánh giá rất cao những cống hiến to lớn đó, Người viết thư cho anh chị em giáo viên bình dân học vụ: “Anh chị em làm việc mà không có lương bổng, thành công mà không có tiếng tăm. Anh chị em là những người vô danh anh hùng. Tuy là vô danh nhưng rất hữu ích. Một phần tương lai của dân tộc nước nhà nằm trong sự cố gắng của anh chị em. Tôi mong rằng, trong một thời kỳ rất ngắn, lòng hăng hái và sự nỗ lực của anh chị em sẽ có kết quả rất vẻ vang: đồng bào ta ai cũng biết đọc, biết viết. Cái vinh dự đó thì tượng đồng bia đá nào cũng không bằng”(2).
          Chủ tịch Hồ Chí Minh nhận định: “Dốt thì dại, dại thì hèn; vì không chịu dại, không chịu hèn cho nên thanh toán nạn mù chữ là một trong việc cấp bách và quan trọng của nhân dân các nước dân chủ mới”(3). Người kêu gọi đồng bào cả nước tích cực ủng hộ cho những “chiến sỹ trên mặt trận văn hoá” hoàn thành sứ mệnh cao cả của mình, để “trả lời cho thế giới biết nước ta là một nước văn minh ai cũng biết chữ”. Người chỉ rõ trong tình hình hơn 90% nhân dân mù chữ thì nhiệm vụ diệt giặc dốt cũng cấp thiết như diệt giặc đói, giặc ngoại xâm. Bởi vậy, Người thường xuyên theo dõi một cách sâu sát mọi diễn biến của công tác xoá mù chữ trong từng địa phương. Người hiểu và thông cảm với những khó khăn trong công việc của anh chị em giáo viên cũng như của cán bộ Ban văn hoá địa phương. Người chủ trương: dù trong hoàn cảnh nào, thiếu thốn đến mấy cũng phải tìm mọi cách để mà học: Không có giấy thì viết vào cát, không có bút thì dùng lô tre... cả làng chung gạo nuôi một thầy giáo. Người đọc rất kỹ cuốn “Phương pháp và cách thức dạy vỡ lòng chữ quốc ngữ” do Nha bình dân học vụ xuất bản. Người đã tự tay viết vào cuốn sách dòng chữ: “Anh chị em giáo viên bình dân học vụ cố gắng đọc kỹ sách này rồi tận tâm dạy bảo đồng bào thất học, làm cho nạn mù chữ chóng hết. Thế là làm tròn nhiệm vụ thiêng liêng của mình đối với Tổ quốc”(4).
 Đều đặn hàng năm, Hồ Chủ tịch theo dõi tổng kết thành tích của công tác bình dân học vụ. Người quan tâm, tìm hiểu, động viên kịp thời những tập thể, cá nhân, từ trẻ đến già trong việc học chữ. Tháng 2/1947, trong chuyến đi thị sát Thanh Hoá trở về qua đồn điền Chi Nê (Ninh Bình), Chủ tịch Hồ Chí Minh ghé thăm từng gia đình nông dân. Trong lúc hỏi chuyện, Người đặc biệt quan tâm đến việc học hành của các cháu nhỏ, Người vui vẻ khen ngợi những em nhỏ biết chữ, với những em còn chưa biết chữ, Chủ tịch Hồ Chí Minh yêu cầu phải học ngay và Người cho gọi một số thanh niên địa phương đến, trao trách nhiệm dạy học cho các em rồi hẹn khi nào Người quay lại thì ai nấy đều phải biết chữ. Khi biết các cụ phụ lão xã Nam Liên, huyện Nam Đàn- Nghệ Tĩnh đã có nhiều thành tích trong công tác diệt dốt, Hồ Chủ tịch đã gửi thư hoan nghênh các cụ kịp thời. Biết tin cụ Nguyễn Ban, 77 tuổi, xã An Tường, huyện Thăng Bình, Quảng Nam đã học xong chữ quốc ngữ, Người viết thư khen ngợi có đoạn: “Bây giờ ở nước Việt Nam ta cụ 77 tuổi mới đi học, chắc tiếng thơm sẽ truyền khắp cả nước. Cụ thật xứng đáng với bốn chữ “lão đương ích tráng”. Cụ là một tượng trưng phúc đức của nước nhà. Các anh chị em bình dân học vụ có thể tự hào rằng mình đã có công với dân tộc”(5).
 Chỉ trong ba năm, từ tháng 9/1945 đến tháng 9/1948 đã có gần 8 triệu người thoát nạn mù chữ. Có được kết quả này là nhờ sự cố gắng, quyết tâm vượt mọi gian khó của các giáo viên và cán bộ bình dân học vụ. Công tác của họ càng khó khăn thêm bội phần khi cả nước phải tập trung sức người, sức của cho cuộc kháng chiến trường kỳ của dân tộc. Nhớ lời căn dặn của Bác Hồ “mỗi cán bộ phải là một chiến sĩ”, họ đã anh dũng chiến đấu hết mình trên mặt trận diệt giặc dốt. Tháng 7/1948, tại Hội nghị giáo dục toàn quốc, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã phát biểu: “Về bình dân học vụ, nhờ sự hy sinh cố gắng của nam nữ giáo viên đã có kết quả rất tốt đẹp. Bây giờ số đồng bào đã biết đọc, biết viết thì chúng ta phải có một chương trình để nâng cao thêm trình độ văn hoá phổ thông cho đồng bào”(6). Người cũng phân tích thêm rằng: Muốn giải thoát nạn mù chữ cho số đông nhân dân mà đại đa số là nông dân, thì phong trào bình dân học vụ phải đi sát quần chúng, cán bộ bình dân học vụ phải bàn bạc với quần chúng, áp dụng những phương pháp thích hợp với sinh hoạt của quần chúng, phải dựa vào quần chúng để đẩy phong trào lên.
Chủ tịch Hồ Chí Minh thường xuyên gửi thư khen các địa phương trong nước có thành tích tốt trong công tác bình dân học vụ. Trong những bức thư ấy, Người không quên nhắc nhở các giáo viên, cán bộ chớ nên tự mãn với kết quả đạt được mà phải luôn cố gắng hơn nữa, bởi vì công tác bình dân học vụ là một phong trào rộng rãi phức tạp mà lại phải tự lực cánh sinh là chính, học viên gồm nhiều thành phần, lứa tuổi khác nhau, khả năng tiếp thu cũng khác nhau nên đòi hỏi giáo viên phải kiên nhẫn, chịu khó, không được quan liêu mệnh lệnh. Người đề nghị khi đồng bào đã biết chữ thì phải có sách báo phù hợp với trình độ của đồng bào để họ xem, nếu không sẽ bị mù lại, cũng như phải có một chương trình để nâng cao thêm trình độ văn hoá phổ thông của nhân dân. Người còn đề ra năm nội dung cơ bản cần được đưa vào chương trình giảng dạy là:
“- Thường thức vệ sinh để dân đỡ ốm đau
 - Thường thức khoa học để bớt mê tín nhảm
 - Bốn phép tính để làm ăn có ngăn nắp
 - Lịch sử địa dư nước ta để nâng cao lòng yêu nước
 - Đạo đức công dân để trở thành người công dân đứng đắn”(7).
Đạo đức công dân ở đây chính là lòng yêu nước, yêu đồng bào, yêu những người ruột thịt, đó là những ứng xử tốt đẹp với mọi người, là lối sống khiêm tốn, giản dị... được biểu hiện trong đời sống hàng ngày của mỗi con người. Chủ tịch Hồ Chí Minh cũng yêu cầu chương trình của bình dân học vụ cần phù hợp với những chính sách của Nhà nước. Nội dung dạy và học phải liên hệ thiết thực với hai nhiệm vụ chiến lược là củng cố hoà bình và thực hiện thống nhất đất nước.
Xoá mù chữ là một công tác khó nhọc, âm thầm, không có tiếng tăm lừng lẫy nhưng thực sự là một công tác quan trọng, có ảnh hưởng đến sự tiến bộ của một dân tộc, đến sự phát triển văn hoá xã hội như Hồ Chủ tịch đã từng nhận định: Thanh toán nạn mù chữ là bước đầu nâng cao trình độ văn hoá. Trình độ văn hoá của nhân dân nâng cao sẽ giúp chúng ta đẩy mạnh công cuộc khôi phục kinh tế, phát triển dân chủ. Nâng cao trình độ văn hoá của nhân dân cũng là một việc cần thiết để xây dựng nước ta thành một nước hoà bình thống nhất độc lập dân chủ và giàu mạnh.
          Sinh thời, Chủ tịch Hồ Chí Minh chỉ có một ham muốn tột bậc là nước ta được hoàn toàn độc lập, dân ta được hoàn toàn tự do, đồng bào ta ai cũng có cơm ăn áo mặc, ai cũng được học hành, cho nên suốt đời Người đã phấn đấu không mệt mỏi cho sự tiến bộ của dân tộc Việt Nam. Xoá mù chữ là một chủ trương sáng suốt mà Đảng và Hồ Chủ tịch đề ra ngay từ ngày đầu lập quốc. Đó được coi là bước khởi đầu cho việc nâng cao trình độ văn hoá của nhân dân nhằm đưa đất nước đi lên theo kịp với sự phát triển của các nước tiến bộ khác trên thế giới. Hiện nay, công tác xoá mù chữ vẫn đang được tiến hành ở những vùng xa xôi hẻo lánh của đất nước, nơi còn có những người dân chưa biết chữ hoặc tái mù chữ do điều kiện kinh tế-xã hội khó khăn, đời sống văn hoá tinh thần nghèo nàn, lạc hậu. Nhưng chúng ta tin tưởng rằng với sự quan tâm đặc biệt của Đảng và Nhà nước đối với đồng bào miền núi, vùng xa, với đội ngũ cán bộ xoá mù chữ tự nguyện đầy nhiệt huyết, cả nước ta sẽ sớm thanh toán triệt để nạn mù chữ, thoả lòng mong mỏi của Bác Hồ kính yêu.
14
2
︵✿ℒâℳ‿✿
05/02/2020 07:42:38

Theo em, câu nói của Bác Hồ nhằm muốn nói: Một dân tộc dốt là chỉ trình độ thấp kém, kém hiểu biết thi khó có thể tiếp thu và phát huy được những tinh hóa văn hóa của nhân loại, khoa học công nghệ mới của nhân loại.

Từ đó khiến cho đất nước luôn trong tình trạng nghèo nàn và lạc hậu, kinh tế xã hội không phát triển kịp với thời đại, khó mà cạnh tranh được vưới các nước khác.

Ta còn nhớ thời chiến tranh, nhân dân ta nhiều người còn không biết chữ, nên mọi thứ đều phụ thuộc và bị bọn xâm lược thao túng làm cho nền kinh tế luôn dậm chân tại chỗ. Nhưng từ khi đất nước giành độc lập, nhân dân ta tham gia các lớp học mù chữ, các con em đều được đến trường học kiến thức  nên nhận thức và tầm hiểu biết ngày càng được nâng cao lên. Nhân dân không chỉ biết làm giàu cho bản thân mà ngày càng cố gắng để đưa đất nước vươn lên cạnh tranh với nhiều nước khác trên thế giới. Đây chính là kết quả của Đảng và nhà nước trong việc đưa ra những chủ trương, chính sách phát triển đúng đắn. Đặc biệt Đảng và Nhà nước vẫn luôn quan tâm đến chính sách phát triển giáo dục và đào tạo, khoa học và công nghệ, bởi đây được xem là hai quốc sách hàng đầu của đất nước.

Do đó, bên cạnh giảng dạy học tập nâng cao trình độ trong nước. Nhà nước còn tạo điều kiện cho nhiều bạn trẻ đi học ở nước ngoài, tiếp thu trình độ KH –KT tiên tiến bên ngoài để về áp dụng cho đất nước. Xây dựng các mối quan hệ hợp tác với các nước khác để giao lưu, trao đổi và học tập trên nhiều lĩnh vực….

Liên hệ với bản thân:

  • Thường xuyên nêu cao trình độ học vấn..
  • Trau dồi phẩm chất đạo đức, chiếm lĩnh kiến thức khoa học, kĩ thuật hiện đại...
  • Có quan hệ tốt đẹp với mọi người xung quanh
  • Học có phương pháp, chủ động, tích cực trong học tập, xây dựng ý thức tự học…

1
2
︵✿ℒâℳ‿✿
05/02/2020 07:43:15
1. Dân tộc dốt Khái niệm dân tộc dốt theo cách hiểu của Hồ Chí Minh. Theo Từ điển tiếng Việt, “dốt” là kém về trí lực, chậm hiểu, chậm tiếp thu, trái với thông minh;hoặc là không hiểu biết gì hoặc hiểu biết rất ít Theo Bác, một dân tộc dốt là dân tộc của những con người thiếu kiến thức và không được học hành, một dân tộc dốt là một dân tộc yếu. Dốt là yếu. Yếu là hèn. 2. Dân tộc yếu Khái niệm dân tộc yếu: Một dân tộc yếu là 1 dân tộc kém về mọi mặt : văn hóa, chính trị, khoa học, kỹ thuật quân sự. Và những yếu tố đó làm kìm hãm sự phát triển của 1 dân tộc. 3. “ Một dân tộc dốt là một dân tộc yếu “ – chân lý thời đại Biểu hiện của một dân tộc dốt Một dân tộc dốt là dân tộc mà ở đó có những người dân không được học hành, thiếu hiểu biết và không được truyền đạt, tiếp thu những kiến thức căn bản cần có. Dân tộc dốt còn là một dân tộc kém phát triển hay không thể phát triển trên mọi mặt của đời sống. Kiến thức cần thiết đối với mỗi con người, không ai có thể hoàn thiện bản thân khi không có kiến thức. Lịch sử đã chứng minh, người không có tri thức thì khó mà thành tài và dân tộc có những con người như vậy thì không thể phát triển.  Dốt là yếu Lịch sử phát triển xã hội loài người đã chứng minh nếu một dân tộc dốt thì dân tộc đó hay đất nước đó không thể phát triển nhanh và bền vững. Từ năm 1442, trên Văn bia ở Quốc Tử Giám , cha ông ta đã khẳng định: ''Hiền tài là nguyên khí quốc gia. Nguyên khí thịnh thì thế nước mạnh mà hưng thịnh. Nguyên khí suy thì thế nước yếu và thấp kém''. Dốt là yếu, đang thách thức cả dân tộc trong đó cốt lõi là nền giáo dục nước nhà. Nền giáo dục đang gồng mình trước vấn nạn đào tạo ra một bộ phận con người giả, kiến thức giả, bằng cấp thật cùng với bệnh “thành tích” hay nói nặng hơn là bệnh “dối trá”. Nếu không chữa được căn bệnh này, thì dù phổ cập đại học bằng cấp cho toàn dân nhưng cả dân tộc vẫn là dân tộc dốt và yếu. Ngược dòng lịch sử V.I.Lênin đã chỉ rõ, ''không có tri thức thì không có chủ nghĩa xã hội'' và mọi người phải luôn luôn ''học, học nữa, học mãi". Nhận thức được tác hại của dốt, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã nhận định: dốt cũng là giặc. Hơn 80 năm thực hiện chế độ nửa phong kiến, nửa thuộc địa, thực dân Pháp đã sử dụng chính sách ngu dân để dễ bề cai trị. Khi Cách mạng Tháng Tám năm 1945 thành công, ở nước ta trên 90% dân số mù chữ. Chủ tịch Hồ Chí Minh chủ trương mở chiến dịch chống nạn mù chữ, tiêu diệt giặc dốt, coi đó là nhiệm vụ cấp bách thứ hai trong 6 nhiệm vụ cấp bách của chính quyền. Hồ Chủ tịch nói "Một dân tộc dốt là một dân tộc yếu" và nhấn mạnh "Dốt thì dại, dại thì hèn”. Lời kêu gọi ''Một dân tộc dốt là một dân tộc yếu'' đã được Đảng và Chủ tịch Hồ Chí Minh vận dụng sáng tạo vào sự nghiệp giáo dục, văn hóa, khoa học kỹ thuật trong từng giai đoạn cách mạng Việt Nam, phục vụ quá trình phát triển của đất nước. Bác đề nghị mở một chiến dịch để chống nạn mù chữ. Nạn dốt đã được Hồ Chí Minh xếp thứ hai, sau nạn đói của năm đó. Để khuyến khích toàn dân học tập, ngày 4-10-1945, Chủ tịch Hồ Chí Minh tiếp tục ra lời kêu gọi ''Chống nạn thất học'' đã chỉ rõ: “Quốc dân Việt Nam! Muốn giữ vững nền độc lập, Muốn làm cho dân mạnh nước giàu, Mọi người Việt Nam phải hiểu biết quyền lợi của mình, bổn phận của mình, phải có kiến thức mới để có thể tham gia vào công cuộc xây dựng nước nhà, và trước hết phải biết đọc, biết viết chữ quốc ngữ... Những người chưa biết chữ hãy gắng sức mà học cho biết đi. Vợ chưa biết thì chồng bảo, em chưa biết thì anh bảo, cha mẹ không biết thì con bảo, người ăn người làm không biết thì chủ nhà bảo, các người giàu có thì mở lớp học ở tư gia dạy cho những người không biết chữ ở hàng xóm làng giềng, các chủ ấp, chủ đồn điền, chủ hầm mỏ, nhà máy thì mở lớp học cho những tá điền, những người làm của mình. Phụ nữ lại càng cần phải học đã lâu chị em bị kìm hãm, đây là lúc chị em phải cố gắng để kịp nam giới, để xứng đáng mình là một phần tử trong nước, có quyền bầu cử và ứng cử .'' Phong trào xóa nạn mù chữ được tiến hành liên tục .Ngay trong thời kỳ trường kỳ kháng chiến chống thực dân Pháp, Đảng và Chủ tịch Hồ Chí Minh, luôn quan tâm và tạo mọi điều kiện cho phát triển văn hóa, giáo dục, các trường lớp trong nước đã được mở để đào tạo bồi dưỡng cán bộ; mặt khác, , nhiều cán bộ khoa học và quân sự được cử đi học tại Liên Xô, Trung Quốc, chuẩn bị lực lượng cán bộ cho giai đoạn cách mạng mới. Sau hòa bình, hệ thống giáo dục phổ thông phát triển mạnh, số học sinh năm 1960 tăng 80 lần so với năm 1957. Nhiều cán bộ, học sinh được cử đi nghiên cứu, học tập ở nước ngoài. Ngay từ năm 1960, Đảng ta đã xác định để xây dựng chủ nghĩa xã hội thì cách mạng khoa học kỹ thuật phải là then chốt.một trong những nhiêm vụ của kế hoạch 5 năm lần 1 là: - Nâng cao trình độ văn hóa của nhân dân, đẩy mạnh công tác đào tạo, bồi dưỡng cán bộ - Nâng cao năng lực quản lý kinh tế của cán bộ, công nhân và nhân dân lao động, tăng cường đào tạo đội ngũ công nhân lành nghề. - Xúc tiến công tác khoa học kỹ thuật, xúc tiến thăm dò tài nguyên thiên nhiên và tiến hành điều tra cơ bản. Chính vì nhận thức rõ vai trò của tri thức và đội ngũ tri thức đối với đất nước mà nhiều cán bộ được đào tạo, trưởng thành và có đóng góp cho sự phát triển của đất nước. Ta đã làm nên những bước nhảy vọt trong lĩnh vực giáo dục, trình độ văn hóa của cán bộ và nhân dân được nâng lên rõ rệt. Số học sinh phổ thông tăng gấp 3,5 lần, số sinh viên đại học và trung học tăng 25 lần so với năm 1960; hầu hết các xã đều có trường tiểu học, phổ thông trung học cơ sở, huyện có trường phổ thông trung học; có 18 trường đại học với 26.100 sinh viên; đã có 21.332 cán bộ tốt nghiệp đại học và 55.000 cán bộ tốt nghiệp trung học chuyên nghiệp. Khi đế quốc Mỹ tiến hành leo thang chiến tranh, đánh phá miền Bắc, các trường học phải sơ tán nhưng sự nghiệp giáo dục, văn hóa không bị ngừng trệ mà còn phát triển từ hệ phổ thông đến đại học và trên đại học. Công tác nghiên cứu khoa học, thăm dò tài nguyên được đẩy mạnh phục vụ cho sự nghiệp phát triển kinh tế ở miền Bắc, chi viện cho miền Nam. Năm 1975, đất nước thống nhất, mục tiêu xây dựng đất nước đã chuyển sang giai đoạn mới, đòi hỏi phải có đội ngũ cán bộ có trình độ chuyên môn cao hơn. Đó là điều kiện cho sự nghiệp giáo dục, đào tạo trong cả nước phát triển. Hệ thống giáo dục, đào tạo được thống nhất, vấn đề phổ cập tiểu học được đặt ra. Hệ thống các trường dạy nghề và đại học, đào tạo trên đại học được mở rộng; hàng năm có nhiều nghiên cứu sinh, thực tập sinh được cử đi nước ngoài học tập trở về cùng với lực lượng được đào tạo trong nước đã góp phần giải quyết thành công những vấn đề khó khăn nảy sinh khi đất nước thống nhất. Lời kêu gọi trên của Chủ tịch Hồ Chí Minh:“Một dân tộc dốt là một dân tộc yếu” đã trở thành chân lý của thời đại. Nó hướng cả dân tộc Việt Nam vươn tới đỉnh cao của văn hóa, văn minh, để sanh vai với các cường quốc năm châu. 4. Liên hệ: Bác Hồ coi con người là vốn quý nhất, là nhân tố quan trọng nhất quyết định mọi thành công. Chính vì thế, con người có nhận thức đúng đắn, có tri thức thì mới có thể thắng lợi. Câu nói của Bác đã nhấn mạnh, đề cao vai trò của giáo dục đối với con người. Trong giai đoạn hiện nay, giáo dục càng phải được đề cao và đầu tư để phát triển. Sự nghiệp "trồng người" luôn là vấn đề được Chủ tịch Hồ Chí Minh quan tâm lúc sinh thời. Nước ta đang trên đà phát triển, cộng với việc phát triển như vũ bão của CNTT thì đòi hỏi đất nước phải có những người tài, người có năng lực thực sự thì mới có thể đưa đất nước phát triển và quan trọng hơn là “sánh vai” với các quốc gia khác, thể hiện ở việc: Ngày nay, Đảng và Nhà nước ta đã xác định rõ: Giáo dục, đào tạo cùng với khoa học, công nghệ là quốc sách hàng đầu. Chúng ta có thể thấy, nền giáo dục nước ta đã ngày càng được đề cao và chú trọng, điều này được thể hiện bằng việc một số trường đại học nước ta đã có liên kết, hội nhập với các trường đại học nước ngoài, và đưa sinh viên nước ta sang nước bạn để giao lưu, học hỏi. Hay luôn có những chính sách khuyến khích các học sinh có hoàn cảnh khó khăn vươn lên trong học tập, những học sinh có thành tích cao trong học tập. Hay là những chương trình: Chinh phục, Đường lên đỉnh Olympia, Rung chuông vàng,…. là những chương trình giáo dục dành cho bậc THCS, THPT và bậc đại học. Những chương trình này không chỉ liên quan đến kiến thức trong sách vở mà nó còn mở rộng ra thêm những kiến thức xã hội. Điều này đã chứng tỏ rằng nước ta đang hướng đến những thế hệ học sinh, sinh viên “tài -đức vẹn toàn”, những người năng động, những người hội nhập, biết tiếp thu những cái mới. Qua trên, ta có thể thấy được sự quan tâm của nước ta tới nền giáo dục và mong muốn về một thế hệ trẻ có “chí” để nước ta ngày càng phát triển- giống như câu nói của Bác: “ có chí ắt làm nên”. Để có một thế hệ học sinh, sinh viên như vậy thì trước hết phải có một nền tảng thật tốt, đó là phải có phương pháp đào tạo thật tốt với những bé đang trên đà phát triển, những bé ở bậc mầm non, tiểu học. Đó là việc phải giúp bé phát hay trí tuệ, phát huy những khả năng mà bé đang có. Thể hiện việc này, nền giáo dục tiểu học đã cho bé dần quen với những hiểu biết cơ bản về cuộc sống bằng những thứ đơn giản nhất, gắn liền với hoạt động của bé, đồng thời cũng cho bé những hiểu biết, những tiếp xúc ban đầu về hát, múa, âm nhạc, mỹ thuật. Hay đơn giản là đã có những chưỡng trình thực tế thiết thực cho bé như: Đồ Rê Mí, Con biết tuốt, Cố lên con yêu,….. tất cả những chương trình trên đều hướng tới một mục đích đó là phát huy các khả năng mà bé đang có, thức đẩy sự nhận thức và muốn các bé phát triển toàn diện. Chỉ có như vậy mới có được một nền móng vững chắc. Chỉ nâng cao và chú trọng nền giáo dục chưa đủ, bên cạnh đó còn phải chú trọng về văn hóa, khoa học công nghệ. Cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ 4 đòi hỏi cần phải có những người có trình độ sử dụng máy tính, sử dụng thông tin một cách nhuần nhuyễn thì mới có thể sánh kịp với các quốc gia khác. Lúc sinh thời, Bác Hồ có nói: “ Non sông Việt Nam có trở nên tươi đẹp, dân tộc Việt Nam có bước tới đài vinh quang để sánh vai với các cường quốc năm châu được hay không đó là nhờ công học tập của các em….” Qua đó ta có thể thấy tầm quan trọng của việc “học tập”. Học tập ở đây không chỉ học trên sách vở mà học ngay ở những điều đơn giản trong cuộc sống hàng ngày của chúng ta. Việt Nam là một nước có kinh tế đang phát triển, vì vậy rất cần có những người năng động, có năng lực, chỉ có như vậy thì mới đưa nước ta bắt kịp với thế giới, hòa nhập với các nước bạn. “ Hiền tài là nguyên khí của quốc gia”, khi đã xác định được như vậy thì nước ta mới có thể ngày càng phát triển, ngày càng có những thế hệ trẻ có đủ “tài-đức-thể-mỹ” mới có thể đưa nước ta hòa nhập tốt với nước bạn. Ngày nay, nước ta cũng đã có những bản ký kết hợp đồng với các nước trên thế giới như Hiệp định đối tác xuyên Thái Bình Dương (TPP), điều này chứng tỏ rằng ngày càng phải có những người trẻ vừa năng động, vừa có đủ năng lực thì mới có thể hòa nhập tốt, giúp tên tuổi của nước ta ngày càng được khẳng định với bạn bè năm châu. Trong thời đại ngày nay, khi nhân loại đang bước vào thời kỳ của nền văn minh tri thức thì giáo dục càng cần được chú trọng. Vì vậy, người ta nói, muốn biết tương lai một dân tộc ra sao hãy nhìn vào hiện tại xem dân tộc đó đang làm giáo dục như thế nào? Trong nền kinh tế tri thức, nhân tố có ý nghĩa quyết định là trí tuệ con người, là đội ngũ lao động chất lượng cao, là chất xám của các chuyên gia. Chỉ có đi bằng con đường phát triển giáo dục,chúng ta mới có thể đi tắt, đón đầu, phát huy thế mạnh của con người Việt Nam để xây dựng và phát triển đất nước. Qua những phân tích trên ta có thể thấy được câu nói của Bác vẫn luôn đúng với ngày nay, xứng đáng là một chân lý của thời đại, có thể là một tiêu chuẩn để đưa nước ta ngày càng phát triển và cũng là một tiêu chuẩn để giúp thế hệ trẻ luôn cố gắng và nỗ lực.

Bạn hỏi - Lazi trả lời

Bạn muốn biết điều gì?

GỬI CÂU HỎI
Học tập không giới hạn cùng học sinh cả nước và AI, sôi động, tích cực, trải nghiệm

Hôm nay bạn thế nào? Hãy nhấp vào một lựa chọn, nếu may mắn bạn sẽ được tặng 50.000 xu từ Lazi

Vui Buồn Bình thường
×
Trợ lý ảo Trợ lý ảo
×
Đấu trường tri thức | Lazi Quiz Challenge +500k
Gửi câu hỏi
×