Bài tập  /  Bài đang cần trả lời

Lịch sử - Lớp 7
07/02/2020 08:24:36

Dựa vào các lược đồ và bài học, em hãy trình bày tóm tắt diễn biến cuộc khởi nghĩa Lam Sơn?

1, Dựa vào các lược đồ và bài học, em hãy trình bày tóm tắt diễn biến cuộc khởi nghĩa Lam Sơn.
2, Hãy nêu những nguyên nhân thắng lợi của cuộc khởi nghĩa Lam Sơn.
3, Cuộc khởi nghĩa Lam Sơn thắng lợi có ý nghĩa lịch sử gì ?

12 trả lời
Hỏi chi tiết
1.180
2
1
Tran Huu Hai Hai
07/02/2020 08:27:36
1. 

Lời giải chi tiết

Diễn biến khởi nghĩa Lam Sơn được chia làm 3 giai đoạn:

1. Giai đoạn 1: Thời kì ở miền Tây Thanh Hóa (1418 - 1423).

- Ngày 7-2-1418, Lê Lợi dựng cờ khởi nghĩa ở Lam Sơn và tự xưng là Bình Định Vương.

- Giữa năm 1418, nhà Minh huy động quân bao vây căn cứ Chí Linh, quyết bắt giết Lê Lợi.

- Trong hoàn cảnh nguy cấp, Lê Lai đã cải trang làm Lê Lợi, chỉ huy một toán quân liều chết phá vòng vây quân giặc. Lê Lai cùng toán quân cảm tử đã hi sinh. Quân Minh tưởng rằng đã giết được Lê Lợi nên rút quân.

- Cuối năm 1421, hơn 10 vạn quân Minh mở cuộc vây quét lớn vào căn cứ của nghĩa quân. Lê Lợi phải rút quân lên núi Chí Linh. Tại đây, nghĩa quân gặp muôn vàn khó khăn, thiếu lương thực trầm trọng, đói, rét. Lê Lợi phải cho giết cả voi, ngựa (kể cả con ngựa của ông) để nuôi quân.

- Mùa hè năm 1423, Lê Lợi đề nghị tạm hoà và được quân Minh chấp thuận. Tháng 5-1423, nghĩa quân trở về căn cứ Lam Sơn.

2. Giai đoạn 2: Giải phóng Nghệ An, Tân Bình, Thuận Hóa và tiến quân ra Bắc (1424 - 1426).

* Giải phóng Nghệ An (năm 1424)

- Ngày 12-10-1424, nghĩa quân bất ngờ tập kích đồn Đa Căng (Thọ Xuân, Thanh Hoá), và thắng lợi giòn giã, sau đó hạ thành Trà Lân ở thượng lưu sông Lam, buộc địch phải đầu hàng sau hai tháng vây hãm.

- Trên đà thắng đó, nghĩa quân tiến đánh Khả Lưu (tả ngạn sông Lam, thuộc Anh Sơn, Nghệ An), phần lớn Nghệ An được giải phóng, quân giặc phải rút vào thành cố thủ.

- Lê Lợi siết chặt vòng vây thành Nghệ An, tiến đánh Diễn Châu rồi thừa thắng tiến quân ra Thanh Hóa. Cả vùng Diễn Châu, Thanh Hóa được giải phóng chỉ trong vòng không đầy một tháng.

* Giải phóng Tân Bình, Thuận Hoá (năm 1425)

- Tháng 8 - 1425, Trần Nguyên Hãn, Lê Ngân chỉ huy nghĩa quân tiến vào giải phóng Tân Bình, Thuận Hoá, nghĩa quân nhanh chóng đập tan sức kháng cự của giặc.

* Tiến quân ra Bắc, mở rộng phạm vị hoạt động (cuối năm 1426)

- Tháng 9-1426, Lê Lợi và bộ chỉ huy quyết định mở cuộc tiến quân ra Bắc.

- Nghĩa quân chia làm 3 đạo. Nhiệm vụ của cả ba đạo quân là tiến sâu vào vùng chiếm đóng của địch, giải phóng đất đai, thành lập chính quyền mới, chặn tiếp viện của địch.

- Được sự ủng hộ tích cực của nhân dân, nghĩa quân chiến thắng nhiều trận lớn, quân Minh lâm vào thế phòng ngự, rút vào thành Đông Quan cố thủ. Cuộc kháng chiến chuyển sang giai đoạn phản công.

3. Giai đoạn 3: Khởi nghĩa Lam Sơn toàn thắng (cuối năm 1426 - cuối năm 1427).

* Trận Tốt Động - Chúc Động (cuối năm 1426)

- Tháng 10-1426, 5 vạn viện binh giặc do Vương Thông chỉ huy kéo vào thành Đông Quan, nâng số quân Minh ở đây lên 10 vạn.

- Để giành thế chủ động, ngày 7-11-1426, Vương Thông tiến đánh quân chủ lực của nghĩa quân ở Cao Bộ (Chương Mĩ, Hà Nội).

- Nắm được ý đồ và hướng tiến công của giặc, nghĩa quân đã đặt phục kích ở Tốt Động và Chúc Động.

- Khi quân Minh lọt vào trận địa, nghĩa quân đã nhất tề xông thẳng, đánh tan đội hình của chúng.

- Kết quả: trên 5 vạn tên giặc tử thương, bị bắt sống trên 1 vạn; Vương Thông bị thương, tháo chạy về Đông Quan. Nghĩa quân thừa thắng kéo về vây hãm Đông Quan, giải phóng thêm nhiều châu, huyện.

* Trận Chi Lăng - Xương Giang (tháng 10-1427)

- Đầu tháng 10-1427, hơn 10 vạn viện binh từ Trung Quốc chia làm hai đạo kéo vào nước ta.

+ Đạo thứ nhất: do Liễu Thăng chỉ huy, từ Quảng Tây tiến vào theo hướng Lạng Sơn.

+ Đạo thứ hai: do Mộc Thạnh chỉ huy, từ Vân Nam tiến vào theo hướng Hà Giang.

- Bộ chỉ huy nghĩa quân quyết định tập trung lực lượng tiêu diệt viện quân giặc, trước hết là đạo quân của Liễu Thăng, không cho chúng tiến sâu vào nội địa nước ta.

- Ngày 8-10, Liễu Thăng hùng hổ dẫn quân ào ạt tiến vào biên giới nước ta, bị nghĩa quân phục kích và giết ở ải Chi Lăng.

- Sau khi Liễu Thăng chết, Phó tổng binh là Lương Minh lên thay, chấn chỉnh đội ngũ, tiến xuống Xương Giang (Bắc Giang). Trên đường tiến quân, quân giặc liên tiếp bị phục kích ở cần Trạm, Phố Cát, bị tiêu diệt đến 3 vạn tên, ông binh Lương Minh bị giết tại trận, Thượng thư bộ Binh Lý Khánh phải thắt cổ tự tử.

- Mấy vạn địch còn lại cố gắng lắm mới tới Xương Giang xong cũng bị tiêu diệt, kể cả tướng giặc là Thôi Tụ, Hoàng Phúc.

Mở khóa để xem toàn bộ nội dung trả lời

(?)
Bạn đã đạt đến giới hạn của mình. Bằng cách Đăng ký tài khoản, bạn có thể xem toàn bộ nội dung trả lời
Cải thiện điểm số của bạn bằng cách đăng ký tài khoản Lazi.
Xem toàn bộ các câu trả lời, chat trực tiếp 1:1 với đội ngũ Gia sư Lazi bằng cách Đăng ký tài khoản ngay bây giờ
Tôi đã có tài khoản? Đăng nhập
3
1
︵✿ℒâℳ‿✿
07/02/2020 08:28:24

Lời giải chi tiết

- Ngày 7-2-1418, Lê Lợi dựng cờ khởi nghĩa ở Lam Sơn và tự xưng là Bình Định Vương.

- Giữa năm 1418, nhà Minh huy động quân bao vây căn cứ Chí Linh, quyết bắt giết Lê Lợi.

- Trong hoàn cảnh nguy cấp, Lê Lai đã cải trang làm Lê Lợi, chỉ huy một toán quân liều chết phá vòng vây quân giặc. Lê Lai cùng toán quân cảm tử đã hi sinh. Quân Minh tưởng rằng đã giết được Lê Lợi nên rút quân.

- Cuối năm 1421, hơn 10 vạn quân Minh mở cuộc vây quét lớn vào căn cứ của nghĩa quân. Lê Lợi phải rút quân lên núi Chí Linh. Tại đây, nghĩa quân gặp muôn vàn khó khăn, thiếu lương thực trầm trọng, đói, rét. Lê Lợi phải cho giết cả voi, ngựa (kể cả con ngựa của ông) để nuôi quân.

- Mùa hè năm 1423, Lê Lợi đề nghị tạm hoà và được quân Minh chấp thuận. Tháng 5-1423, nghĩa quân trở về căn cứ Lam Sơn.




1
1
Tran Huu Hai Hai
07/02/2020 08:28:40
2. 

Cuộc khởi nghĩa Lam Sơn thắng lợi do:

- Niềm tự hào dân tộc, chủ nghĩa yêu nước và tinh thần nhân đạo sáng ngời.

- Cuộc khởi nghĩa Lam Sơn thắng lợi vẻ vang là do nhân dân ta có lòng yêu nước nồng nàn, tinh thần đoàn kết toàn dân, ý chí bất khuất quyết tâm giành lại độc lập, tự do cho đất nước.

- Có sự lãnh đạo của các nhà anh hùng dân tộc Lê Lợi, Nguyễn Trãi,… với đường lối kháng chiến, chiến thuật tác chiến đúng đắn, sáng tạo.

- Những người lãnh đạo cuộc khởi nghĩa đã biết dựa vào dân, từ một cuộc khởi nghĩa nhỏ phát triển thành cuộc chiến tranh giải phóng dân tộc quy mô cả nước, hoàn thành thắng lợi nhiệm vụ dân tộc.

1
1
︵✿ℒâℳ‿✿
07/02/2020 08:28:54

Diễn biến cuộc khởi nghĩa Lam Sơn được tóm tắt thông qua những cuộc khởi nghĩa diễn ra từ năm 1424 khi giải phóng Nghệ An đến trận Chi Lăng – Xương Giang (tháng 10 – 1427). Cụ thể từng trận như sau:

  • Giải phóng Nghệ An (năm 1424):
    • Theo kế hoạch của tướng Nguyễn Chích, được Lê Lợi chấp thuận, ngày 12- 10 - 1424, nghĩa quân bất ngờ tấn công đồn Đa Căng (Thọ Xuân, Thanh Hoá), sau đó hạ thành Trà Lân.
    • Trên đà thắng lợi đó, nghĩa quân tiến đánh Khả Lưu, phần lớn Nghệ An được giải phóng.
  • Giải phóng Tân Bình, Thuận Hoá (năm 1425)
    • Tháng 8 - 1425, Trần Nguyên Hãn, Lê Ngân chỉ huy nghĩa quân tiến vào giải phóng Tân Bình, Thuận Hoá.
    • Vùng giải phóng của nghĩa quân kéo dài từ Thanh Hoá đến đèo Hải Vân. Quán Minh chỉ còn mấy thành luỹ bị cô lập và bị nghĩa quân vây hãm.
  • Tiến quân ra Bắc, mở rộng phạm vi hoạt động (cuối năm 1426)
    • Tháng 9-1426, nghĩa quân chia làm ba đạo tiến ra Bắc : Đạo thứ nhất, tiến ra giải phóng miền Tây Bắc, ngăn chặn viện binh từ Vân Nam (Trung Quốc) sang. Đạo thứ hai, giải phóng vùng hạ lưu sông Nhị (sông Hồng) và chặn đường rút lui của giặc từ Nghệ An vào Đông Quan. Đạo thứ ba tiến thẳng vào Đông Quan.
    • Nghĩa quân đi đến đâu cũng được nhân dân ủng hộ về mọi mặt, chiến thắng nhiều trận lớn, quân Minh phải rút vào thành Đông Quan cố thủ. Cuộc khởi nghĩa chuyển sang giai đoạn phản công.
  • Trận Tốt Động — Chúc Động (cuối năm 1426)
    • Tháng 10-1426, khoảng 5 vạn viện binh giặc do Vương Thông chỉ huy kéo vào thành Đông Quan, nâng số quân Minh ở đây lên 10 vạn.
    • Để giành thế chủ động, ngày 7-11-1436, Vương Thông tiến đánh quân chủ lực của nghĩa quân ở Cao Bộ (Chương Mĩ, Hà Nội).
    • Biết trước âm mưu của giặc, quân ta phục kích ở Tốt Động - Chúc Động.
    • Kết quả, 5 vạn tên giặc bị thương, bị bắt sống trên 1 vạn ; Vương Thông bị thương, tháo chạy về Đông Quan. Nghĩa quân thừa thắng kéo về vây hãm Đông Quan, giải phóng thêm nhiều châu, huyện.
  • Trận Chi Lăng – Xương Giang (Tháng 10 – 1427)
    • Đầu tháng 10 - 1427, hơn 10 vạn viện binh từ Trung Quốc chia làm hai đạo kéo vào nước ta.
      • Một đạo do Liễu Thăng chỉ huy, từ Quảng Tây tiến vào theo hướng Lạng Sơn.
      • Đạo thứ hai do Mộc Thạnh chỉ huy, từ Vân Nam tiến vào theo hướng Hà Giang.
    • Bộ chỉ huy nghĩa quân quyết định tập trung lực lượng tiêu diệt viện quân giặc, trước hết là đạo quân của Liễu Thăng, không cho chúng tiến sâu vào nội địa nước ta.
    • Ngày 8 -10, Liễu Thăng hùng hổ dẫn quân ào ạt tiến vào biên giới nước ta, bị nghĩa quân phục kích và giết ở ải Chi Lăng.
    • Sau khi Liễu Thăng bị giết, Phó tổng binh là Lương Minh lên thay, chân hình đội ngũ, tiến xuống Xương Giang (Bắc Giang). Trên đường tiến quân, quân giặc liên tiếp bị phục kích ở cần Trạm, Phố Cát, bị tiêu diệt đến 3 vạn tên, ông binh Lương Minh bị giết tại trận, Thượng thư bộ Binh Lý Khánh phải thắt cổ tự tử.
    • Mấy vạn địch còn lại cố gắng lắm mới tới Xương Giang co cụm lại giữa cánh đồng, bị nghĩa quân từ nhiều hướng tấn công, gần 5 vạn tên bị tiêu diệt, số còn lại bị bắt sống, kể cả tướng giặc là Thôi Tụ, Hoàng Phúc.

2
1
Tran Huu Hai Hai
07/02/2020 08:29:48
3.

- Kết thúc 20 năm đô hộ tàn bạo của phong kiến nhà Minh.

- Đất nước sạch bóng quân xâm lược, giành lại được độc lập, tự chủ, chủ quyền dân tộc.

- Mở ra thời kì phát triển mới của xã hội, đất nước, dân tộc Việt Nam - thời Lê sơ.

 
2
0
Quách Trinh
07/02/2020 08:36:41
Câu1
- Ngày 7-2-1418, Lê Lợi dựng cờ khởi nghĩa ở Lam Sơn và tự xưng là Bình Định Vương.
- Giữa năm 1418, nhà Minh huy động quân bao vây căn cứ Chí Linh, quyết bắt giết Lê Lợi.
- Trong hoàn cảnh nguy cấp, Lê Lai đã cải trang làm Lê Lợi, chỉ huy một toán quân liều chết phá vòng vây quân giặc. Lê Lai cùng toán quân cảm tử đã hi sinh. Quân Minh tưởng rằng đã giết được Lê Lợi nên rút quân.
- Cuối năm 1421, hơn 10 vạn quân Minh mở cuộc vây quét lớn vào căn cứ của nghĩa quân. Lê Lợi phải rút quân lên núi Chí Linh. Tại đây, nghĩa quân gặp muôn vàn khó khăn, thiếu lương thực trầm trọng, đói, rét. Lê Lợi phải cho giết cả voi, ngựa (kể cả con ngựa của ông) để nuôi quân.
- Mùa hè năm 1423, Lê Lợi đề nghị tạm hoà và được quân Minh chấp thuận. Tháng 5-1423, nghĩa quân trở về căn cứ Lam Sơn
2
0
Quách Trinh
07/02/2020 08:38:55
Câu2
Cuộc khởi nghĩa Lam Sơn thắng lợi do:
 
- Niềm tự hào dân tộc, chủ nghĩa yêu nước và tinh thần nhân đạo sáng ngời.
 
- Cuộc khởi nghĩa Lam Sơn thắng lợi vẻ vang là do nhân dân ta có lòng yêu nước nồng nàn, tinh thần đoàn kết toàn dân, ý chí bất khuất quyết tâm giành lại độc lập, tự do cho đất nước.
 
- Có sự lãnh đạo tài tình của các nhà anh hùng dân tộc Lê Lợi, Nguyễn Trãi,… 
- Đường lối kháng chiến, chiến thuật tác chiến đúng đắn, sáng tạo.
 
2
0
Quách Trinh
07/02/2020 08:40:55
Câu 3 Cuộc khởi nghĩa Lam sơn sí ý Nghĩa
- Kết thúc 20 năm đô hộ tàn bạo của phong kiến nhà Minh.
- Đất nước sạch bóng quân xâm lược, giành lại được độc lập, tự chủ, chủ quyền dân tộc.
- Mở ra thời kì phát triển mới của xã hội, đất nước, dân tộc Việt Nam - thời Lê sơ.
1
0
Arai -senpai
07/02/2020 15:35:25

1. Giai đoạn 1: Thời kì ở miền Tây Thanh Hóa (1418 - 1423).

- Ngày 7-2-1418, Lê Lợi dựng cờ khởi nghĩa ở Lam Sơn và tự xưng là Bình Định Vương.

- Giữa năm 1418, nhà Minh huy động quân bao vây căn cứ Chí Linh, quyết bắt giết Lê Lợi.

- Trong hoàn cảnh nguy cấp, Lê Lai đã cải trang làm Lê Lợi, chỉ huy một toán quân liều chết phá vòng vây quân giặc. Lê Lai cùng toán quân cảm tử đã hi sinh. Quân Minh tưởng rằng đã giết được Lê Lợi nên rút quân.

- Cuối năm 1421, hơn 10 vạn quân Minh mở cuộc vây quét lớn vào căn cứ của nghĩa quân. Lê Lợi phải rút quân lên núi Chí Linh. Tại đây, nghĩa quân gặp muôn vàn khó khăn, thiếu lương thực trầm trọng, đói, rét. Lê Lợi phải cho giết cả voi, ngựa (kể cả con ngựa của ông) để nuôi quân.

- Mùa hè năm 1423, Lê Lợi đề nghị tạm hoà và được quân Minh chấp thuận. Tháng 5-1423, nghĩa quân trở về căn cứ Lam Sơn.

2. Giai đoạn 2: Giải phóng Nghệ An, Tân Bình, Thuận Hóa và tiến quân ra Bắc (1424 - 1426).

* Giải phóng Nghệ An (năm 1424)

- Ngày 12-10-1424, nghĩa quân bất ngờ tập kích đồn Đa Căng (Thọ Xuân, Thanh Hoá), và thắng lợi giòn giã, sau đó hạ thành Trà Lân ở thượng lưu sông Lam, buộc địch phải đầu hàng sau hai tháng vây hãm.

- Trên đà thắng đó, nghĩa quân tiến đánh Khả Lưu (tả ngạn sông Lam, thuộc Anh Sơn, Nghệ An), phần lớn Nghệ An được giải phóng, quân giặc phải rút vào thành cố thủ.

- Lê Lợi siết chặt vòng vây thành Nghệ An, tiến đánh Diễn Châu rồi thừa thắng tiến quân ra Thanh Hóa. Cả vùng Diễn Châu, Thanh Hóa được giải phóng chỉ trong vòng không đầy một tháng.

* Giải phóng Tân Bình, Thuận Hoá (năm 1425)

- Tháng 8 - 1425, Trần Nguyên Hãn, Lê Ngân chỉ huy nghĩa quân tiến vào giải phóng Tân Bình, Thuận Hoá, nghĩa quân nhanh chóng đập tan sức kháng cự của giặc.

* Tiến quân ra Bắc, mở rộng phạm vị hoạt động (cuối năm 1426)

- Tháng 9-1426, Lê Lợi và bộ chỉ huy quyết định mở cuộc tiến quân ra Bắc.

- Nghĩa quân chia làm 3 đạo. Nhiệm vụ của cả ba đạo quân là tiến sâu vào vùng chiếm đóng của địch, giải phóng đất đai, thành lập chính quyền mới, chặn tiếp viện của địch.

- Được sự ủng hộ tích cực của nhân dân, nghĩa quân chiến thắng nhiều trận lớn, quân Minh lâm vào thế phòng ngự, rút vào thành Đông Quan cố thủ. Cuộc kháng chiến chuyển sang giai đoạn phản công.

3. Giai đoạn 3: Khởi nghĩa Lam Sơn toàn thắng (cuối năm 1426 - cuối năm 1427).

* Trận Tốt Động - Chúc Động (cuối năm 1426)

- Tháng 10-1426, 5 vạn viện binh giặc do Vương Thông chỉ huy kéo vào thành Đông Quan, nâng số quân Minh ở đây lên 10 vạn.

- Để giành thế chủ động, ngày 7-11-1426, Vương Thông tiến đánh quân chủ lực của nghĩa quân ở Cao Bộ (Chương Mĩ, Hà Nội).

- Nắm được ý đồ và hướng tiến công của giặc, nghĩa quân đã đặt phục kích ở Tốt Động và Chúc Động.

- Khi quân Minh lọt vào trận địa, nghĩa quân đã nhất tề xông thẳng, đánh tan đội hình của chúng.

- Kết quả: trên 5 vạn tên giặc tử thương, bị bắt sống trên 1 vạn; Vương Thông bị thương, tháo chạy về Đông Quan. Nghĩa quân thừa thắng kéo về vây hãm Đông Quan, giải phóng thêm nhiều châu, huyện.

* Trận Chi Lăng - Xương Giang (tháng 10-1427)

- Đầu tháng 10-1427, hơn 10 vạn viện binh từ Trung Quốc chia làm hai đạo kéo vào nước ta.

+ Đạo thứ nhất: do Liễu Thăng chỉ huy, từ Quảng Tây tiến vào theo hướng Lạng Sơn.

+ Đạo thứ hai: do Mộc Thạnh chỉ huy, từ Vân Nam tiến vào theo hướng Hà Giang.

- Bộ chỉ huy nghĩa quân quyết định tập trung lực lượng tiêu diệt viện quân giặc, trước hết là đạo quân của Liễu Thăng, không cho chúng tiến sâu vào nội địa nước ta.

- Ngày 8-10, Liễu Thăng hùng hổ dẫn quân ào ạt tiến vào biên giới nước ta, bị nghĩa quân phục kích và giết ở ải Chi Lăng.

- Sau khi Liễu Thăng chết, Phó tổng binh là Lương Minh lên thay, chấn chỉnh đội ngũ, tiến xuống Xương Giang (Bắc Giang). Trên đường tiến quân, quân giặc liên tiếp bị phục kích ở cần Trạm, Phố Cát, bị tiêu diệt đến 3 vạn tên, ông binh Lương Minh bị giết tại trận, Thượng thư bộ Binh Lý Khánh phải thắt cổ tự tử.

- Mấy vạn địch còn lại cố gắng lắm mới tới Xương Giang xong cũng bị tiêu diệt, kể cả tướng giặc là Thôi Tụ, Hoàng Phúc.

1
0
Arai -senpai
07/02/2020 15:35:53
2. 

Cuộc khởi nghĩa Lam Sơn thắng lợi do:

- Niềm tự hào dân tộc, chủ nghĩa yêu nước và tinh thần nhân đạo sáng ngời.

- Cuộc khởi nghĩa Lam Sơn thắng lợi vẻ vang là do nhân dân ta có lòng yêu nước nồng nàn, tinh thần đoàn kết toàn dân, ý chí bất khuất quyết tâm giành lại độc lập, tự do cho đất nước.

- Có sự lãnh đạo của các nhà anh hùng dân tộc Lê Lợi, Nguyễn Trãi,… với đường lối kháng chiến, chiến thuật tác chiến đúng đắn, sáng tạo.

- Những người lãnh đạo cuộc khởi nghĩa đã biết dựa vào dân, từ một cuộc khởi nghĩa nhỏ phát triển thành cuộc chiến tranh giải phóng dân tộc quy mô cả nước, hoàn thành thắng lợi nhiệm vụ dân tộc.

1
0
Arai -senpai
07/02/2020 15:36:08
3.

- Kết thúc 20 năm đô hộ tàn bạo của phong kiến nhà Minh.

- Đất nước sạch bóng quân xâm lược, giành lại được độc lập, tự chủ, chủ quyền dân tộc.

- Mở ra thời kì phát triển mới của xã hội, đất nước, dân tộc Việt Nam - thời Lê sơ.

0
0
Hòa Lê
30/01/2022 05:21:54

- Tháng 2 - 1418, Lê Lợi dựng cờ khởi nghĩa ở Lam Sơn, tự xưng là Bình Định Vương.

- Giữa năm 1418, quân Minh huy động một lực lượng mạnh, quyết bắt giết bằng được Lê Lợi. Trước tình hình nguy cấp, Lê Lai đã cải trang làm Lê Lợi và hi sinh. Quân Minh tưởng rằng đã giết được Lê Lợi nên rút quân.

- Cuối năm 1421, hơn 10 vạn quân Minh mở cuộc tấn công vào căn cứ của nghĩa quân. Lê Lợi lại phải rút quân lên núi Chí Linh.

- Mùa hè năm 1423, Lê Lợi đề nghị tạm hoà và được quân Minh chấp thuận. Tháng 5 - 1423, nghĩa quân trở về căn cứ Lam Sơn.

- Năm 1424, nghĩa quân tiến đánh Khả Lưu, giải phóng Nghệ An.

- Từ tháng 10-1424 đến tháng 8-1425, nghĩa quân đã giải phóng được Tân Bình và Thuận Hóa. Tháng 8 - 1425, Trần Nguyên Hãn, Lê Ngân huy quân tiến vào giải phóng Tân Bình, Thuận Hóa.

- Cuối năm 1426, nghĩa quân tiến quân ra Bắc theo 3 đạo, mở rộng phạm vi hoạt động. Nghĩa quân chiến thắng nhiều trận lớn, quân Minh phải rút vào thành Đông Quan cố thủ.

- Cuối năm 1426, chiến thắng tại trận Tốt Động - Chúc Động.

- Tháng 10 - 1427, chiến thắng tại trận Chi Lăng - Xương Giang.

=> Cuộc khởi nghĩa hoàn toàn thắng lợi.



Xem thêm tại: https://doctailieu.com/trinh-bay-tom-tat-dien-bien-cuoc-khoi-nghia-lam-son-h1993

Xem thêm tại: https://doctailieu.com/trinh-bay-tom-tat-dien-bien-cuoc-khoi-nghia-lam-son-h1993

Bạn hỏi - Lazi trả lời

Bạn muốn biết điều gì?

GỬI CÂU HỎI
Học tập không giới hạn cùng học sinh cả nước và AI, sôi động, tích cực, trải nghiệm

Hôm nay bạn thế nào? Hãy nhấp vào một lựa chọn, nếu may mắn bạn sẽ được tặng 50.000 xu từ Lazi

Vui Buồn Bình thường

Học ngoại ngữ với Flashcard

×
Gia sư Lazi Gia sư
×
Trợ lý ảo Trợ lý ảo