Bài tập  /  Bài đang cần trả lời

Nêu cảm nhận về khổ 3,4 bài thơ ông đồ

Nêu cảm nhận về khổ 3,4 bài thơ ông đồ

3 Xem trả lời
Hỏi chi tiết
407
1
2
Akako[]~đỏ
11/02/2020 17:09:28
Đây là phần thứ hai bài thơ "Ông đồ" của Vũ Đình Liên, một bài thơ ngũ ngôn kiệt tác trong phong trào Thơ mới trước năm 1945. Hình tượng thơ, giọng thơ buồn tê tái, cứ thấm vào hồn người.
Nhiều năm tháng đã trôi qua. Đâu còn những mùa xuân rực rỡ nữa? Đâu còn cảnh những ngày tưng bừng, rộn ràng bên đường phố, khi ông đồ "Hoa tay tháo những nét - Như phượng múa rồng bay”. Đâu còn nữa một thời vang bóng: "Bao nhiêu người thuê viết - Tẩm tắc ngợi khen tài”. Tương phản với một quá khứ huy hoàng là một hiện tại cô đơn, trơ trọi. Câu hỏi tu từ cất lên như một tiếng thở dài ngao ngán. Chua xót vì sự đổi thay của thế sự, vì sự lạnh nhạt của người đời. Dòng chảy thời gian trôi buồn dài lê thê, càng trở nên trống vắng:
"Nhưng mỗi năm mỗi vắng
Người thuê viết nay đâu?"
Vũ Đình Liên đã lấy sự vật để đặc tả hổn người, tình người tê tái:
"Giấy đỏ buồn không thắm;
Mực đọng trong nghiên sầu"...
"Giấy đỏ" vì nỗi đau của người mà đã nhạt phai, nhạt nhòa "buồn không thắm" nữa. Nghiên mực xưa ngát thơm mực Tàu đen nhánh nay trở thành “ nghiên sầu" đáng thương; mực đã bị khô, bị chết, bị đọng lại một cách buồn đau. Giấy đỏ, nghiên mực được nhân hóa để cực tả nỗi buồn cô đơn của một lớp người tài hoa sinh bất phùng thời trong cõi bể dâu, cái thời "Thỏi có ra gì cái chữ Nho" - khi Hán tự đã mạt vận!
Những mùa hoa đào nối tiếp đi qua... Giữa một không gian rét mướt, chỉ còn thấy hình bóng một ông đồ già trơ trọi đáng thương:
"Ông đồ vẫn ngồi đấy
Qua đường không ai hay".
Ba chữ "vẫn ngồi đây" gợi tả một hình nhân bất động, vô cảm và vô hồn. Bị lãng quên trong lòng người và trong dòng đời, còn ai đoái hoài ồng đồ nữa: "Qua đường không ai hay"! Dư vị của vần thơ là cả một nỗi buồn cay đắng, chua xót!
Bài thơ "Chợ Đồng" của Tam nguyên Yên Đổ đã ghi lại bao cảnh buồn thê lương của phiên chợ Tết nơi làng quê trong những năm đầu của thế kỉ trước. Người đi chợ về lầm lũi, tầm tã trong một không gian "Dở trời mưa bụi còn hơi rét", chỉ nghe một nỗi buồn cơ cực "xáo xác" mà thôi:
"Hàng quán người về nghe xáo xác,
Nợ nần năm hết hỏi lung tung".'
Ta lại bắt gặp làn mưa bụi trong bài thơ "ông đồ". Một thân phận hiện hữu đáng buồn và đáng thương, xót xa và sầu tủi:
"Lá vàng rơi trên giấy;
Ngoài trời mưa bụi bay...
Giấy đỏ bị phủ đầy lá vàng sao mà chẳng "buồn không thắm"? Màu vàng tàn tạ của lá rụng, làn mưa bụi tiết đại hàn cuối đông, như phủ mờ đất trời, làm xót xa, tê tái lòng người. "Lá vàng", "mưa bụi bay" là hai hình ảnh tượng trưng cho một sự lụi tàn để lại nhiều thương cảm. Hình bóng ông đồ già bất động như một pho tượng cổ cứ mờ dần, nhạt nhòa dần trên nền "vàng" của lá rụng, trong màu trắng đục, trắng mờ của làn "mưa bụi bay" buổi đông tàn.
Thơ hay bao giờ cũng để lại, đọng lại một cái gì đó trong lòng người. Nỗi cảm thương xót xa là cái tình, là chất nhân văn của đoạn thơ này đã đọng lại trong hồn ta. Hình tượng thơ mang ý nghĩa tượng trưng mà sâu sắc, gợi cảm. Thương ông đồ già, thương một lớp người tài hoa, ta lại tiếc thương nền văn hóa Nho học truyền thống của quê hương đã lụi tàn. Cái nghiên sầu của ông đồ già cứ ám ảnh hoài, ám ảnh mãi.

Ông đồ già "Những người muôn năm cũ - Hồn ở đâu bây giờ?
 

Mở khóa để xem toàn bộ nội dung trả lời

(?)
Bạn đã đạt đến giới hạn của mình. Bằng cách Đăng ký tài khoản, bạn có thể xem toàn bộ nội dung trả lời
Cải thiện điểm số của bạn bằng cách đăng ký tài khoản Lazi.
Xem toàn bộ các câu trả lời, chat trực tiếp 1:1 với đội ngũ Gia sư Lazi bằng cách Đăng nhập tài khoản ngay bây giờ
Tôi đã có tài khoản? Đăng nhập
1
1
Akako[]~đỏ
11/02/2020 17:09:52
Bức tranh thứ hai (III, IV, V): Màu đỏ phai mờ, mực đọng như giọt lệ, thay vào giấy đỏ là lá vàng rơi; và như sương mờ bao phủ, bâng khuâng và mờ mịt, là câu thơ Ngoài giời mưa bụi bay, và một câu hỏi xót thương thấm vào không gian vô cùng và thời gian vô tận, đến nay (và chắc là mãi mãi) còn vang dội trong lòng người. Nhịp thơ ba đoạn cuối này là nhịp ngập ngừng, tái tê. Luôn luôn nó dừng lại, luôn luôn nó điệp trùng, day dứt, những câu thơ như quẩn quanh, ngơ ngẩn.
 
Thứ nhất, nó điệp trùng ở cấu trúc các đoạn thơ. Mỗi đoạn thơ bốn câu, bao gồm hai câu đầu nói đến ông đồ (gián tiếp hay trực tiếp), và hai câu sau, tình cảm của nhà thơ (hay cái nhìn của ông đồ? Giấy đỏ... mực đọng... lá vàng... mưa bụi). Nếu ta ghép lại thành hai bài thơ riêng, bài 1 gồm các câu thơ 9, 10 - 13, 14 - 17, 18 và bài 2 gồm các câu thơ 11, 12 - 15, 16 - 19, 20, ta sẽ có một hình ảnh toàn vẹn về ông đồ, mờ dần rồi biến hẳn (Nhưng mỗi năm mỗi vắng - Người thuê viết nay đâu? / Ông đồ vẫn ngồi đấy - Qua đường không ai hay,/ Năm nay đào lại nở - Không thấy ông đồ xưa), và ta sẽ có một bài thơ về biến diễn tình cảm của nhà thơ (Giấy đỏ buồn không thắm - Mực đọng trong nghiên sầu, / Lá vàng rơi trẽn giấy, Ngoài giời mưa bụi bay,/ Những người muôn năm cũ - Hồn ở đâu bây giờ?). Bóng dáng ông đồ chìm dần và tình cảm của nhà thơ tăng dần về nỗi cô đơn. Đó là những xung đột giữa các nhịp mạnh và các nhịp nhẹ, tạo nên sức sống động của bài thơ.
 
Thứ hai, trùng điệp của nhịp thơ (2+3) trong sáu câu tả tình:
 
Giấy đỏ / buồn không thắm
 
Lá vàng/ rơi trên giấy
 
Ngoài giời mưa bụi bay v.v…
 
Những trùng điệp diễn đạt nỗi luyến tiếc buồn thương mênh mông, nỗi buồn tan vào không gian mờ mịt (mưa bụi ngoài giời, hồn ở đâu), vào thời gian thăm thẳm (muôn năm cũ).
 
Thứ ba, trùng điệp đối xứng từng cặp sóng đôi, tha thiết, không thôi: Cùng những câu thơ trên còn gây nên điệu nhạc một khúc ngâm, một bi ca cổ điển:
 
Giấy đỏ buồn không thắm - Mực đọng trong nghiên sầu.
 
Lá vàng rơi trên giấy - Ngoài giời mưu bụi bay.
 
Tất cả trùng điệp trên tạo cho ông đồ chất thơ tuyệt đối, tính nhạc thuần túy, thơ là trùng điệp.
 
Một số nhà bình luận nói đến “chủ đề hoài cổ” của thơ Vũ Đình Liên, có lẽ chưa đủ, và có lẽ ông đồ còn là một triết lí về thời gian.
 
Thời gian khách quan: Mỗi năm hoa đào nở và năm nay đào lại nở: Hoa đào, biểu tượng của thời gian vần vũ, đi rồi trở về, mãi mãi, vô tình, vui tươi và nghiệt ngã.
 
Thời gian con người, thời gian văn hóa: Ông đồ bày mực tàu giấy đỏ và không thấy ông đồ xưa. Ông đồ đến và ông đồ biến đi vĩnh viễn, nay chỉ còn là nỗi nhớ (ông đồ xưa) buồn man mác.
 
Hai thời gian này va chạm nhau và gây nên những bi kịch. Ông đồ là một bi kịch
1
0
NGUYỄN THANH THỦY ...
11/02/2020 17:13:49
Vũ Đình Liên là một con người rất đa tài, ông có thể viết văn, làm thơ, nghiên cứu văn học và dạy học. Ông cũng là một nhà thơ tích cực của phong trào thơ mới, tuy nhiên, nhắc đến ông người ta mới chỉ nhớ mặt chỉ tên qua tác phẩm thơ “Ông đồ”. Ông đồ là bài thơ viết là sự “sa cơ lỡ vận” của một một lớp người trong xã hội, đó là những nhà Nho, khi xã hội thay đổi, cách nhìn nhận đối với nhà Nho không còn được như những giai đoạn trước đó thì những ông đồ trở nên lạc long và bị gạt ra ngoài lề của xã hội. Bài thơ cũng thể hiện sự cảm thông, xót thương của nhà thơ , cũng như nỗi niềm hoài cổ tiếc thương cảnh cũ người xưa một cách âm thầm mà da diết.
 
Nếu như hai khổ thơ đầu của bài thơ, nhà thơ Vũ Đình Liên thể hiện nỗi niềm hoài cổ khi khắc họa lại không khí tấp nập, nhộn nhịp cùng tâm trạng háo hức của những con người đến xin chữ. Đây cũng là một nét đẹp văn hóa xưa, xin chữ đầu năm để mong mọi sự may mắn, tốt lành. Tuy nhiên, khi xã hội đã thay đổi, những định kiến về nền nho học thay đổi thì khung cảnh náo nức, nền Nho học không còn được coi trọng như trước thì sự nhộn nhịp ấy cũng không còn. Việc xin chữ cũng không còn là sở thích của con người trước đây nữa. Nhà thơ đã vẽ ra bức tranh thơ với thời gian tuần tự, từ những dòng hồi tưởng về quá khứ huy hoàng, đến thực tại xót xa:
 
“Nhưng mỗi năm mỗi vắng
 
Người thuê viết nay đâu”
 
Trái ngược với cái không khí trong quá khứ, khi nền Nho học còn được trọng dụng, khi chữ Nho còn là niềm đam mê của nhiều người: “Bao nhiêu người thuê viết/ Tấm tắc ngợi khen tài” thì thực tại có chút đối lập, thậm chí có sự phũ phàng. Nhà thơ Vũ Đình Liên đã thể hiện nỗi lòng xót xa khi chứng kiến thực tại này: “Nhưng mỗi năm mỗi vắng”. Theo thời gian, dòng người xin chữ cũng dần vắng, không khí tấp nập khi xưa, những lời ngợi khen khi xưa cũng không còn, không khí vắng lặng đến xót xa. “Người thuê viết nay đâu” là một câu hỏi tu từ của nhà thơ, thể hiện sự hồi tưởng quá khứ, tâm trạng xót xa khi chứng kiến cảnh tượng đau lòng này.
 
“Giấy đỏ buồn không thắm
 
Mực đọng trong nghiêng sầu”
 
“Giấy đỏ” là loại giấy mà các ông đồ dùng để viết những chữ Nho. Nhưng nay, sắc đỏ của giấy cũng trở nên nhạt nhòa “giấy đỏ buồn không thẳm”. “Mực” là một chất liệu mà các ông đồ dùng để viết chữ, mực thường ở trong các nghiêng, khi viết thì các ông đồ sẽ mài mực để viết. Tuy nhiên, nghiêng mực ngày nay cũng không được chấm viết mà đọng lại thành dòng trong nghiêng “mực đọng trong nghiêng sầu”. Ở đây, nhà thơ Vũ Đình Liên đã sử dụng những hình ảnh mang tính biểu tượng. Giấy và mực là những vật dụng vô tri vô giác. Nhưng trước những hoàn cảnh thực tại thì những vật tưởng chừng vô tri vô giác ấy cũng biết “buồn”, biết “sầu’. Qua hình ảnh giấy, mực, nhà thơ cũng thể hiện một cách kín đáo sự xót xa của mình đối với sự “thất sủng” của nền Nho học cũng như sự đồng cảm đối với những ông Đồ.
 
“Ông Đồ vẫn ngồi đấy
 
Qua đường không ai hay”
 
Vẫn công việc đó, vẫn vị trí đó nhưng thời thế đổi thay, hoàn cảnh hiện tại của những ông đồ đáng thương đến mức xót xa. “Ông đồ vẫn ngồi đấy” thể hiện được tĩnh tại, ở sự không đổi thay của con người. Tuy nhiên, lòng người đã đổi khác “Qua đường không ai hay”, dòng người qua lại vẫn tấp nập như vậy nhưng dường như hình ảnh của ông đồ giờ đây đã trở nên nhạt nhòa. Do vậy mà dù vẫn “ngồi đó”, nhưng “không ai hay”, sự đơn độc, lạc long của ông đồ được tái hiện vô cùng chân thực. Sự vô tình của con người khiến cho hình ảnh ấy càng trở nên đáng thương, cô độc đến cùng cực. Nên ông đồ dù vẫn hiện hữu nơi góc phố năm nào, giấy đỏ, mực tàu vẫn sẵn sàng song đối với người đi đường cùng tâm lí đổi thay của thời thế khiến tất cả trở nên vô hình.
 
“ Lá vàng rơi trên giấy
 
Ngoài trời mưa bụi bay”
 
Sự nhộn nhịp của dòng người đối lập hoàn toàn với khung cảnh vắng lặng nơi ông đồ cho chữ. Sự vắng vẻ, hiu quạnh nơi ông đồ cho chữ được đẩy lên cực điểm. Dường như sự xót xa của lòng người và sự xót xa của thiên nhiên đất trời đã hòa quyện làm một. “Lá vàng rơi trên giấy” có thể là hình ảnh thực song cũng có thể là hình ảnh mang ý nghĩa biểu tượng. Không gian vắng lặng, vắng vẻ khiến chiếc lá vàng rơi và lưu lại trên giấy mà không ai hay. Tuy nhiên,  “lá vàng” lại là biểu tượng của mùa thu tàn úa, chia lí. Hiểu theo nghĩa này ta có thể thấy thiên nhiên thể hiện sự đồng cảm của mình với hoàn cảnh thực tại của nho học. “Ngoài trời mưa bụi bay” cũng có thể hiểu là dòng nước mắt xót thương của thiên nhiên với thực tại.
 
Như vậy, bài thơ “Ông đồ” của nhà thơ Vũ Đình Liên là một bài thơ được viết theo thể ngũ ngôn bình dị mà không kém phần sâu sắc, cô đọng, đầy gợi cảm. Bài thơ thể hiện sâu sắc tình cảnh đáng thương của ông đồ, qua đó thể hiện sự xót xa, hoài nhớ với quá khứ huy hoàng của nền Nho học xưa. Tiếc thương cho lớp người vốn được trọng dụng mà giờ trở nên bọt bèo, lạc lõng đến đáng thương.

Bạn hỏi - Lazi trả lời

Bạn muốn biết điều gì?

GỬI CÂU HỎI
Học tập không giới hạn cùng học sinh cả nước và AI, sôi động, tích cực, trải nghiệm

Hôm nay bạn thế nào? Hãy nhấp vào một lựa chọn, nếu may mắn bạn sẽ được tặng 50.000 xu từ Lazi

Vui Buồn Bình thường
×
Trợ lý ảo Trợ lý ảo
×
Đấu trường tri thức | Lazi Quiz Challenge +500k
Gửi câu hỏi
×