Bài tập  /  Bài đang cần trả lời

12/02/2020 21:44:11

Nêu khái niệm, nội dung, nghệ thuật, mục đích sáng tác của các thể loại Truyền thuyết, Cổ tích, Ngụ ngôn, Truyện cười

ĐỀ CƯƠNG ÔN TẬP HK1 NGỮ VĂN 6

 NĂM HỌC 2019 – 2020

A. VĂN BẢN

I. Các dạng câu hỏi:

1. Nêu khái niệm, nội dung, nghệ thuật, mục đích sáng tác của các thể loại: Truyền thuyết, Cổ tích, Ngụ ngôn, Truyện cười. So sánh điểm giống và khác nhau giữa các thể loại.

2. Trình bày nội dung, nghệ thuật và ý nghĩa của các văn bản đã học và đọc thêm ở bốn thể loại truyện dân gian.

3. Hiểu được ý nghĩa các chi tiết tưởng tượng, kì ảo và các đồ vật thần kì trong các văn bản truyền thuyết và cổ tích.

4. Đọc các doạn văn hay trong các văn bản, nắm nội dung, ý nghĩa, xác định các yếu tố ngữ pháp (từ, nghĩa của từ, cụm từ) và viết cảm nhận về các đoạn văn đó.

II. Truyện dân gian ( Lưu ý cả các văn bản đọc thêm sẽ ra cho phần đọc – hiểu)

Thể loại

Truyền thuyết

Cổ tích

 

Giống

-         Là truyện dân gian

-         Thường có yếu tố tưởng tượng, kì ảo (hoang đường).

 

Khác

Nội dung

-         Kể về nhân vật, sự kiện có liên quan đến lịch sử thời quá khứ.

-         Kể về một số kiểu nhân vật quen thuộc: bất hạnh, dũng sĩ ,…

-         Kết thúc thường có hậu.

 

Mục đích sáng tác

-         Thể hiện thái độ và cách đánh giá của nhân dân đối với các sự kiện, nhân vật lịch sử.

-         Thể hiện ước mơ, niềm tin của nhân dân về chiến thắng của cái thiện đối với cái ác, cái tốt đối với cái xấu, sự công bằng đối với bất công.

 

Văn bản

-         Thánh Gióng

-         Sơn Tinh, Thủy Tinh

-         Thạch Sanh

-         Em bé thông minh

 

Thể loại

Ngụ ngôn

Truyện cười

 

Giống

-         Là truyện dân gian

-         Kết cấu ngắn gọn, chặt chẽ.

 

Khác

Nghệ thuật

-         Có thể kể bằng văn xuôi hoặc văn vần.

-         Nhân vật là loài vật, đồ vật được nhân hóa, cũng có thể là chính con người.

-         Sử dụng cách nói bóng gió.

-         Sử dụng yếu tố gây cười (những hiện tượng trái tự nhiên).

 

Mục đích sáng tác

·        Khuyên nhủ, răn dạy một bài học nào đó trong cuộc sống.

·        Tạo tiếng cười mua vui, phê phán thói hư, tật xấu trong xã hội.

 

Văn bản

1.     Ếch ngồi đáy giếng: Phải biết mởi rộng tầm hiểu biêt, không được chủ quan , kiêu ngạo.

2.     Thầy bói xem voi: Xem xét, đánh giá sự vật, sự việc phải toàn diện.

·        Treo biển: Phê phán những người thiếu chủ kiến, không biết suy xét.

 

III. Truyện trung đại

Mục đích

Giáo huấn

 

Nghệ thuật

·        Kể bằng văn xuôi chữ Hán

·        Cốt truyện đơn giản

·        Nhân vật được miêu tả qua ngôn ngữ trực tiếp của người kể chuyện hoặc ngôn ngữ đối thoại, hành động của nhân vật.

 

Văn bản

-         Con hổ có nghĩa

-         Mẹ hiền dạy con

-         Thầy thuốc giỏi cốt nhất ở tấm lòng

B.TIẾNG VIỆT

1) Viết đoạn văn ngắn:

- Số câu: từ 6 đến 8 câu, có thể kết hợp kiến thức ngữ pháp phù hợp ở phần này (gạch chân, chú thích rõ ràng từ, cụm từ)

- Chủ đề: gia đình, nhà trường, bạn bè, phẩm chất đạo đức, môi trường, giao tiếp, ứng xử…

2) Nội dung ôn tập

. Nghĩa của từ: nghĩa gốc (đau chân), nghĩa chuyển (chân cầu)

. Từ - cụm từ

 

Từ đơn – chỉ có một tiếng

Trường, lớp,…

 

 

 

 

 

Phân loại theo cấu tạo

 

Từ phức – hai tiếng trở lên

Từ ghép: giữa các tiếng có quan hệ về nghĩa: thầy, cô, trường lớp,…

 

 

 

Từ láy: giữa các tiếng có quan hệ về mặt âm thanh: mênh mông, ngoan ngoãn,…

 

Phân loại theo nguồn gốc

 

 

Từ Thuần Việt

Do nhân dân ta sáng tạo: cha mẹ, sông núi,…

 

 

Từ mượn

Mượn ngôn ngữ các nước, quan trọng nhất là từ mượn tiếng Hán: Phụ mẫu, giang sơn,…

 

Phân loại theo vai trò, chức năng ngữ pháp

Danh từ - cụm danh từ

Học sinh – một học sinh giỏi của lớp tôi

 

 

Động từ - cụm động từ

Học – đang học ngữ văn

 

 

Tính từ - cụm tính từ

Trẻ - vẫn trẻ như ngày nào

 

 

Số từ

Một  bài tập (chỉ số lượng); bài tập số một (chỉ thứ tự)

 

 

Lượng từ

Những học sinh (chỉ tập hợp)

Tất cả học sinh (chỉ tập thể)

Mỗi học sinh (chỉ phân phối)

 

 

Chỉ từ

Học sinh ấy (xác định vị trí của sự vật trong không gian)

Năm học ấy (xác định vị trí sự vật trong thời gian)

 

C. TẬP LÀM VĂN: Văn tự sự

* Thể loại: Kể chuyện sáng tạo

* Kiểu bài:

- Tưởng tượng gặp gỡ, nói chuyện với nhân vật.

- Tưởng tượng được nghe lời trò chuyện của các con vật, sự vật trong thế giới xung quanh em.

- Mượn lời nhân vật kể lại truyện hoặc tạo ra kết thúc mới.

:: Lưu ý:

. Dùng ngôi kể phù hợp để kể chuyện.

. Kết hợp tả, biểu cảm trong quá trình kể sự việc.

. Cần lựa chọn từ ngữ sử dụng cho phù hợp với thời gian câu chuyện.

. Bố cục bài đủ 3 phần và nhớ xây dựng đoạn văn theo sự việc trong phần thân bài.

. Đọc kĩ các văn bản đã học.

. Khi kể bằng lời nhân vật, các em nhớ xưng “tôi”, hoặc “ta”.

v MỘT SỐ ĐỀ DÀN Ý THAM KHẢO

ĐỀ: Nhập vai nhân vật Thánh Gióng, kể lại truyền thuyết Thánh Gióng.

 

CHUNG

CHI TIẾT

 

 

 

I.Mở bài: Giới thiệu

 

 

-         Giới thiệu truyện Gióng tự giới thiệu về bản thân mình.

-         Dẫn dắt để kể lại câu chuyện Thánh Gióng.

-         Thánh Gióng  ( Dùng ngôi kể thứ I, xưng “ta”).

-         Các cháu có biết ta là ai không? Ta chính là Thánh Gióng, người năm xưa đã một mình đánh tan lũ giặc Ân hung ác. Ngày hôm nay thấy cảnh đất nước thanh bình, lòng ta cũng thực hạnh phúc.

 

 

 

II. Thân bài: Kể lại câu chuyện

 

 

- Sự việc bắt đầu

- Ta sống ở thời vua Hùng thứ sáu. Năm ấy vì muốn bảo vệ nhân dân, Ngọc Hoàng cho ta xuống đầu thai làm kiếp người dưới trần gian.

- Sự ra đời của ta cũng đặc biệt lắm nhé. Bố mẹ ta dưới trần gian bấy giờ là đôi vợ chồng hiền lành, phúc đức, sống tại làng Gióng. (chú ý kể những chi tiết kỳ ảo: ướm vết chân, thụ thai mười hai tháng mới sinh, ba tuổi chưa biết đi đứng nói cười…)

- Ta sinh ra đời là một cậu bé khôi ngô, nên bố mẹ ta mừng lắm. Hai ông bà chăm sóc và yêu thương ta hết mực. Thế nhưng vì những lí do đặc biệt, đến khi ba tuổi ta vẫn không nói không cười, đặt đâu thì ta nằm đấy.

- Khi đó, ta vẫn hiểu nỗi lòng của cha mẹ ta nhưng vì sứ mệnh Ngọc Hoàng giao phó, ta không thể cất tiếng nói khi việc lớn chưa thành được. Vì điều đó mà đến tận giờ này trong lòng ta vẫn cảm thấy thương và có lỗi với bố mẹ mình nơi trần gian.

 

 

- Sự việc phát triển

- Giặc Ân xâm lược, dân làng vô cùng lo sợ. Ta biết rằng đây chính là lúc ta cần lên tiếng để giúp đỡ nhân dân.

- Vua Hùng sai sứ giả tìm nhân tài cứu nước.

- Ta lên tiếng xin đánh giặc. Mẹ ta ngạc nhiên và mừng rỡ, bà bèn chạỵ ngay đi gọi sứ giả.
- Để có đủ sức đánh tan giặc Ân, kể từ đó ta ăn rất khoẻ. Ta ăn bao nhiêu cũng không no, áo vừa may xong đã căng đứt chỉ. Mẹ nghèo không đủ sức nuôi ta, bà con hàng xóm biết chuyện bèn cùng nhau góp sức mong ta sớm đánh đuổi giặc Ân, cứu nhân dân khỏi biển khổ.

- Người cho gạo, người cho vải, người cho cà. Nhờ công sức của tất cả mọi người, ta lớn nhanh như thổi. Chẳng mấy chốc ta đã vươn vai biến thành một tráng sĩ khôi ngô tuấn tú, thân hình vạm vỡ, chân tay rắn chắc. Đúng khi ấy thì sứ giả đem các thứ ta cần đến. Ta liền mặc ngay áo giáp sắt, tay cầm roi sắt, chân bước lên ngựa rong ruôi ra sa trường sau khi đã từ biệt quê hương.
- Cuỡi trên mình ngựa sắt oai dũng, ta xông thẳng vào trận địa. Đem hết sức mạnh trời ban, ta đánh thẳng vào hàng ngũ của địch. Chúng kinh hồn bạt vía, dẫm đạp lên nhau mà chết. Giặc chết như rạ, tướng giặc kinh sợ bèn tìm đường tháo chạy…

 

 

 

- Sự việc cao trào

- Giặc tan, ta phi ngựa lên núi Sóc Sơn, cởi bỏ giáp, cúi đầu lạy tạ cha mẹ và dân làng rồi bay lên trời

- Sau khi về trời, ta nghe nói mình được vua Hùng phong tặng và lập đền thờ .

- Hiện nay, tháng tư hàng năm, ngựời dân nơi đậy lại tưng bừng mở hội đón ta về thăm lại quê xưa và cũng để khăc ghi mãi chiến công này. Những bụi tre trước kia ta dùng làm vũ khí đánh giặc vi bị ngựa phun lửa cháy nên trở nên vàng óng, những vết chân ngựa để lại giờ đã trở thành những hồ ao liên tiếp.

 

 

 

 

III. Kết bài:

 

 

- Cảm nghĩ của nhân vật

- Những vết tích Gióng để lại như là bằng chứng về sự hiện diện của Gióng trên cõi đời này và còn là ý nghĩa về  sức mạnh và ý thức quyết tâm bảo vệ đất nước của nhân dân.

- Ta rất vui vì góp được công sức bảo vệ được đất nước cho nhân dân

- Mong muốn các thế hệ sau hãy tiếp tục chung sức bảo vệ lãnh thổ, xây dựng non sông, tiếp chí cha ông…

 

 

 

 

ĐỀ 2: Mượn lời một nhân vật kể lại truyện “Sơn Tinh, Thủy Tinh”.

DÀN Ý

 

I. Mở bài: Giới thiệu

 

- Nhân vật kể tự giới thiệu

-Hoàn cảnh kể chuyện

- Cảm xúc chung

- Sơn Tinh (dùng ngôi kể thứ I, xưng là “ta”)

- Nhìn cảnh thanh bình, dân chúng thu hoạch mùa màng.

Sung sướng vì đã chiến thắng Thủy Tinh, đem lại cuộc sống yên lành cho mọi người.

 

 

II. Thân bài: Nhân vật kể lại câu chuyện (Lồng tâm trạng, cảm xúc, suy nghĩ của nhân vật kể)

 

1. Sự việc bắt đầu

- Hay tin vua Hùng kén rể: kể đôi nét về Mị Nương

- Trên đường đến kinh thành, ta suy nghĩ cách làm vừa ý vua Hùng để được cưới Mị Nương.

 

2. Sự việc phát triển

- Trai tráng khắp nơi đổ về kinh thành.

- Ta gặp Thủy Tinh ở đấy

. Đôi nét về Thủy Tinh: tài năng, tính cách

. Tâm trạng của ta: hơi lo lắng, tìm cách vượt qua Thủy Tinh

- Vua Hùng hạ lệnh cho ta và Thủy Tinh thi thố tài năng

- Ta nhanh nhẹn thi tài trước với chủ ý tạo ra:

. Đồi núi hiểm trở ngăn chặn quân thù

. Cồn bãi đầy ruộng lúa nương dâu nhằm đem lại cơm no áo ấm cho dân lành

. Vua Hùng hài lòng

- Thủy Tinh ganh tị ra tay phá hoại:

. Mưa giông sấm chớp vùi dập ruộng lúa, nương dâu

. Nước lũ ngập ruộng đồng, sạt lỡ đồi núi

. Vua Hùng lo lắng sợ hãi

- Vua Hùng họp Lạc hầu, Lạc tướng lại bàn bạc rồi đưa ra yêu cầu về sính lễ.

- Hiểu ý vua Hùng, ta mang sính lễ đến sớm, cưới được Mị Nương

 

3. Sự việc cao trào

- Thủy Tinh đến sau, nổi giận đem quân đuổi theo đánh ta:

. Sự tàn phá của Thủy Tinh

. Thương xót dân lành, ta quyết chiến đấu chống lại

. Vua Hùng chỉ huy Lạc hầu, Lạc tướng cùng binh sĩ và dân chúng hiệp sức với ta chốn trả Thủy Tinh.

. Cuộc chiến kéo dài nhưng tinh thần chiến đấu của ta và nhân dân làm Thủy Tinh kiệt sức rút quân.

 

4. Sự việc kết thúc

- Dân chúng xây dựng lại nhà cửa, ăn mừng

- Ta đưa kế hoạch đề phòng Thủy Tinh trả thù, vua Hùng hài lòng cho thực hiện.

 

              

III. Kết bài: Cảm nghĩ của nhân vật

 

- Về Thủy Tinh

 

 

- Về con người

- Có tài nhưng nóng nảy, ích kỷ không có lòng vị tha, suy nghĩ nông cạn, không biết sử dụng tài năng vào đúng việc nên luôn bị thất bại

- Khuyên mọi người nên biết yêu cuộc sống thanh bình, biết giúp đỡ nhau trog lúc hoạn nạn, khó khăn nhằm tạo nên một cuộc sống tốt đẹp.

* VD mở bài mẫu:

Ta là Sơn Tinh sống ở vùng núi Tản Viên hùng vĩ. Nay, nhìn thấy cảnh bà con nô nức làm ăn, cánh đồng vàng óng bởi những bông lúa chín, nhưng cây trái chín tỏa hương thơm ngào ngát. Ta lại nhớ đến cảnh nhiều năm về trước ta đến cầu hôn nàng Mị Nương. Hôm nay, ta sẽ kể lại truyền thuyết Sơn Tinh – Thủy Tinh mà từ xưa người đời vẫn truyền tai nhau đến thời đại bây giờ.

·        VD Kết bài mẫu:

Hàng năm, cứ đến mùa này, Thủy tinh lại bắt đầu dâng nước lên đánh ta để đòi nàng Mị Nương. Lực lượng của hắn ngày càng hùng hậu hơn. Nhưng với tinh thần yêu nước, thương nòi, đùm bọc nhau của dân tộc Việt Nam ta tin rằng chúng tôi sẽ vững vàng chống lại hắn, bảo vệ nhân dân và nàng Mị Nương. Đến ngày nay, truyền thuyết Sơn Tinh – Thủy tinh vẫn được các thế hệ truyền lưu truyền nhằm dăn dạy con cháu phải biết yêu thương, đùm bọc lẫn nhau, phải biết kiên cường để chống lại sức mạnh của thiên nhiên.

DẠNG BÀI TƯỞNG TƯỢNG VÀ KỂ LẠI CUỘC GẶP GỠ VỚI NHÂN VẬT
*Yêu cầu
( Kiểu bài: Kể chuyện tưởng tượng.
Nội dung: + Tưởng tượng và kể lại hoàn cảnh gặp gỡ với nhân vật (trong một giấc mơ sau khi được học, được đọc hoặc nghe kể về câu chuyện có nhân vật ấy khi đi tham quan đến một nơi có khung cảnh thiên nhiên gợi nhớ đến câu chuyện và nhân vật...).
+ Kể lại diễn biến: Căn cứ sự việc liên quan đến nhân vật (do nhân vật tạo ra hoặc liên quan đến nhân vật).
( Hình thức: 
+ Xây dựng một số lời thoại với nhân vật để từ đó hiểu thêm về nhân vật, hiểu thêm ý nghĩa truyện... 
+ Kể đan xen với tả, bộc lộ cảm xúc.

ĐỀ 3 : Tưởng tượng được gặp gỡ Thánh Gióng, em hãy kể lại truyền thuyết Thánh Gióng.

DÀN Ý

 

 

I. Mở bài: Giới thiệu

 

- Nhân vật tự giới thiệu

- Hoàn cảnh kể chuyện

- Cảm xúc chung

- Từ bé em đã thích thú khi nghe chuyện truyền thuyết về những nhân vật kì tài của đất nước. Trong đó Thánh Gióng luôn là niềm ao ước trong tôi về giấc mơ vươn vai trở thành tráng sĩ.

- Giờ học văn trên lớp, em say mê tưởng tượng về Thánh Gióng. Khi trở về nhà, ngồi bên bàn học, câu chuyện về Thánh Gióng vẫn vang lên trong em…

 

 

II. Thân bài: Nhân vật nghe kể lại câu chuyện (Lồng tâm trạng, cảm xúc, suy nghĩ của nhân vật)

 

1. Khung cảnh

  • Giữa làn sương khói bồng bềnh trên trần gian, em được đi dạo giữa một vùng quê yên bình đầy hoa thơm cỏ lạ. Những ngôi làng bao bọc những lũy tre làng đằng ngà vàng óng bên cạnh là những hồ ao nối tiếp nhau, mặt nước long lánh soi bóng trước mây trời.
  •  Tiếng trống, tiếng chiêng nổi lên rộn rã, dòng người đông đúc nườm nượp kéo nhau đi trẩy hội về đền Gióng . Bất chợt trời tối sầm lại giữa những đám mây đen là một đám mây ngũ sắc hình cái ô lóe sáng trên bầu trời. Em ngước lên nhìn, trước mắt là Thánh Gióng, đầu đội mũ sắt, mặc áo giáp sắt, tay cầm roi sắt cười trên lưng con ngựa sắt trông mới oai phong và lẫm liệt làm sao. Trước mắt em giờ đây là người anh hùng dân tộc đã lưu danh sử sách muôn đời, người đã anh dũng đánh đuổi giặc Ân để bảo vệ bờ cõi nước Đại Việt ta. Một con người em vô cùng ngưỡng mộ.
  • Miêu tả sơ qua về Thánh Gióng.

 

2) Sự việc phát triển

·         Thánh Gióng đến gần vui vẻ cất tiếng nói: “Xin chào cậu bé ta là Thánh Gióng. Cậu bé đã đi lạc vào thế giới của ta, vậy cậu bé có muốn ta giúp gì không?”

·         Trong lòng em vô cùng hạnh phúc, ước mơ của em đã thành sự thực. Không để thánh Gióng chờ lâu, em liền đáp: “ Có ạ, có ạ! Cháu rất muốn nghe lại câu chuyện chống giặc Ân của ngài năm xưa.”

·         Thánh Gióng xoa đầu em rồi bắt đầu kể chuyện.

·         HS kể lại chuyện theo những sự việc trong SGK. ( Trong khi kể học sinh tạo ra những đoạn đối thoại của Thánh Gióng với chính em)

(Sự ra đời, lớn lên của Thánh Gióng, Gióng nhận lời đánh giặc, đánh tan quân giặc và trở về trời…)

·         Thánh Gióng xoa đầu em và nói: Ngày hôm đó, chống giặc Ân là nhiệm vụ quan trọng. Quân giặc đông nhưng không thắng được tinh thần quật cường của nhân dân ta. Chiến thắng của ta có sự góp sức của cả dân tộc, cháu có biết không?...

 

3) Sự việc kết thúc

* Sau khi nghe thánh Gióng nhắn nhủ. Em muốn trò chuyện thêm một lúc nữa thì tiếng mẹ gọi em dậy lên giường ngủ. Em mở mắt, thì ra là một giấc mơ…

 

 

 

III. Kết bài: Nêu cảm nghĩ

 

- Cảm nghĩ của nhân vật

Nhìn lại cuốn sách giáo khoa Ngữ văn 6 trên bàn, em lại nhớ đến Thánh Gióng và câu chuyện được nghe. Tai em còn văng vẳng câu chuyện. Thật kì diệu làm sao!

Những lời vị Thánh của dân tộc nhắn nhủ, em sẽ ghi nhớ….

 

ĐỀ 4: Tưởng tượng được gặp gỡ và nghe Sơn Tinh nói chuyện, em hãy kể lại truyền thuyết Sơn Tinh, Thủy Tinh.

DÀN Ý

 

 

I. Mở bài: Giới thiệu

 

- Nhân vật tự giới thiệu

- Hoàn cảnh kể chuyện

- Cảm xúc chung

- Giới thiệu về giấc mơ, cuộc gặp gỡ đó. (Nguyên nhân, thời gian, địa điểm).

 

 

II. Thân bài:

 

1) Khung cảnh

  •  Khung cảnh gặp gỡ nhật diễn ra như thế nào?
  • Miêu tả sơ qua về ngoại hình nhân vật em được gặp.

 

2) Sự việc phát triển

·         Sơn Tinh đến gần vui vẻ cất tiếng nói: “Xin chào cậu bé ta là Sơn Tinh…

·         Trong lòng em vô cùng hạnh phúc, ước mơ của em đã thành sự thực. Không để thần núi chờ lâu, em liền lại gần trò chuyện với ngài.

·         Sơn Tinh xoa đầu em rồi bắt đầu kể chuyện.

·         HS kể lại chuyện Sơn Tinh, Thủy Tinh theo những sự việc trong SGK.

+ Năm đó, vua Hùng kén rể…

+ Sơn Tinh, Thủy Tinh đến cầu hôn.

+ Vua Hùng băn khoăn không biết chọn ai liền ra yêu cầu về sính lễ.

+ Sơn Tinh đến trước lấy được Mị Nương, Thủy Tinh đến sau không lấy được vợ, nổi giận, cho quân đuổi theo Sơn Tinh.

+ Hai bên đánh nhau ròng rã mấy tháng trời.

+ Cuối cùng, Thủy Tinh thua cuộc, rút quân về.

·         Vừa kể, vị thần núi vừa cười hiền hậu. Ngài còn lại gần xoa đầu rồi hỏi em: Cháu đã hiểu lí do tại sao năm nào cũng thế, cứ tầm tháng 8, tháng 9 hàng năm, miền Bắc nước ta lại chịu cảnh bão lũ triền miên chưa?

·         Em đáp:….

·         Vị thần núi Sơn Tinh còn nhắn nhủ rằng: Người Việt cổ nhiều năm qua đều mong muốn chế ngự thiên tai. Mười tám đời vua Hùng luôn nỗ lực trị thủy để nhân dân có một cuộc sống bình yên. Chính vì vậy thế hệ con cháu chúng ta cũng cần tiếp nối chí lớn đó để xây dựng và bảo vệ đất nước…

 

3) Sự việc kết thúc

* Sau khi nghe thánh Gióng nhắn nhủ. Em muốn trò chuyện thêm một lúc nữa thì tiếng mẹ gọi em dậy lên giường ngủ. Em mở mắt, thì ra là một giấc mơ…

 

 

 

III. Kết bài: Nêu cảm nghĩ

 

- Cảm nghĩ của nhân vật

Nhìn lại cuốn sách giáo khoa Ngữ văn 6 trên bàn, em lại nhớ đến thần núi Sơn Tinh và câu chuyện được nghe. Tai em còn văng vẳng câu chuyện. Thật kì diệu làm sao!...

Những lời vị thần nhắn nhủ, em sẽ ghi nhớ….

 

 

 

 

 

 

 

                                           

3 trả lời
Hỏi chi tiết
6.009
3
2
Bill Gates
12/02/2020 21:46:27

loại

Đặc điểm

 

Truyền thuyết

- Kể về các nhân vật và sự kiện có liên quán tới lịch sử thời quá khứ

- Thường có yếu tố tưởng tượng kì ảo

- Thể hiện thái độ và cách đánh giá của nhân dân đối với các sự kiện và nhân vật lịch sử đc kể

 

Truyện cổ tích

- Kể về cuộc đời của một số kiểu nhân vật quen thuộc ( nhân vật bất hạnh , nhân vật dũng sĩ và nhân vật có tài năng kì lạ , nhân vật thông minh , nhân vật ngốc nghêch , nhân vật là động vật )

- Có yếu tố hoang đường

- Thể hiện ước mơ , niềm tin của nhân dân về chiến thắng cuối cùng của cái thiện vs cái ác , cái tốt vs cái xấu

 

Truyện ngụ ngôn

- Kể bằng văn xuôi hoặc văn vần

- Mượn chuyện loài vật , đồ vật để kể chính truyện con người

- Nhằm khuyên nhủ người ta bài hok nào đó trog cuộc sống

 

Truyện cười

- Kể về những hiện tượng đáng cười trog cuộc sống

- Nhằm tạo ra tiếng cười mua vui hoặc phê phán những thói hư , tật xấu trog xã hội

 

Truyện trung đại

- Thể loại truyện văn xuôi chữ Hán ra đời có nội dung phog phú , thường mag tính chất giáo huấn , có cách viết ko giống hẳn vs truyện hiện đại.

- Có loại truyện hư cấu vừa có loại truyện gần vs kí , vs sử

- Cốt truyện đơn giản

- Nhân vật thường đc m/tả chủ yếu qua ngôn ngữ trực tiếp của người kể chuyện , qua hành động và ngôn ngữ đối thoại của nhân vật

 

Truyện hiện đại

- Lâu nay, dấu hiệu hiện đại của truyện ngắn giai đoạn đầu thế kỷ XX chủ yếu được phân tích qua những phương diện: chủ đề tư tưởng, nhân vật, ngôn ngữ… trong khi nghệ thuật trần thuật nói chung, nghệ thuật xây dựng cốt truyện và kết cấu nói riêng – những yếu tố quan trọng tạo nên sự biến đổi theo hướng hiện đại của truyện ngắn đầu thế kỷ XX chưa được quan tâm khảo sát một cách toàn diện.

 

Thơ hiện đại

- Thơ hiện đại mang một nhạc tính nội tại, thứ nhạc do một xung động tiềm thức tạo ra và tác động tới tiềm thức người đọc (có thể so sánh với tác động của những câu thần chú). Thể điệu của thơ hiện đại chủ yếu là thơ tự do có vần hoặc không vần, thơ văn xuôi, tức là thể điệu không định sẵn, thể hiện trung thực và trực tiếp sự bộc phát và diễn tiến lắm khi đầy nghịch lý của tâm trạng nhà thơ “trong phút ấy” (nhạc tính của thơ cổ điển dựa trên nhạc tính của từ ngữ - với thể điệu có sẵn – có tác động gợi hình ảnh và làm cảm động, thích hợp với tâm trạng tĩnh, quen thuộc).

 

Kí hiện đại

- Trong tác phẩm ký không có một xung đột thống nhất, phần khai triển của tác phẩm chủ yếu mang tính miêu tả, tường thuật. Đề tài và chủ đề của tác phẩm cũng khác biệt với truyện, nó thường không phản ánh vấn đề sự hình thành tính cách của cá nhân trong tương quan với hoàn cảnh, mà là các vấn đề trạng thái dân sự như kinh tế, xã hội, chính trị, và trạng thái tinh thần như phong hóa, đạo đức của chính môi trường xã hội.Hơn nữa, ký thường không có cốt truyện

Mở khóa để xem toàn bộ nội dung trả lời

(?)
Bạn đã đạt đến giới hạn của mình. Bằng cách Đăng ký tài khoản, bạn có thể xem toàn bộ nội dung trả lời
Cải thiện điểm số của bạn bằng cách đăng ký tài khoản Lazi.
Xem toàn bộ các câu trả lời, chat trực tiếp 1:1 với đội ngũ Gia sư Lazi bằng cách Đăng nhập tài khoản ngay bây giờ
Tôi đã có tài khoản? Đăng nhập
1
1
Khoa Tak
12/02/2020 21:52:30

I. Nội dung ôn tập

1. Định nghĩa, đặc trưng cơ bản của văn học dân gian.

- Văn học dân gian là những tác phẩm do nhân dân sáng tạo trong quá trình sinh hoạt mang tính truyền miệng.

- Đặc trưng của văn học dân gian:

+ Tính truyền miệng: Là đặc điểm phương tiện sáng tác, ngôn ngữ nói khác hẳn với văn học viết (sử dụng ngôn ngữ viết).

Các tác phẩm như sử thi Đăm Săn (dân tộc Ê-đê), truyện Tiễn dặn người yêu (dân tộc Thái), truyện An Dương Vương và Mị Châu, Trọng Thủy (dân tộc Kinh), các bài ca dao, truyện cười, được sáng tác và lưu truyền bằng miệng, về sau, các tác phẩm đã được ghi chép lại.

+ Tính tập thể: Văn học dân gian thường là tác phẩm của nhiều người, vì trong quá trình truyền miệng, những người tham gia vẫn có quyền thêm, bớt và sáng tạo khiến cho tác phẩm có phong cách tập thể, phán ánh rõ rệt với các tác phẩm văn học viết (có phong cách cá nhân).

Các tác phẩm văn học dân gian đều mang tính tập thể, là sản phẩm sáng tác của tập thể, không mang dấu ấn phong cách cá nhân.

+ Tính thực hành: Phục vụ trực tiếp cho những sinh hoạt trong cuộc sống của cộng đồng.

2. Các thể loại văn học dân gian.

+ Thể loại:

- Truyện dân gian: Thần thoại, truyền thuyết, cổ tích, ngụ ngôn, truyện cười.

- Câu nói dân gian: Tục ngữ, vè, câu đố.

- Thơ dân gian: Sử thi, truyện thơ, ca dao.

- Sân khấu dân gian: Chèo, tuồng, các trò diễn.

+ Đặc trưng của một số thể loại chính:

- Sử thi anh hùng (Đăm Săn) kể về các nhân vật anh hùng thời hình thành các dân tộc với thái độ tôn vinh, có tính chất thần linh, kì ảo.

- Truyền thuyết (An Dương Vương) kể về các nhân vật lịch sử, có liên quan đến thần linh.

- Cổ tích (Tấm Cám) kể về cuộc đấu tranh giữa cái thiện và cái ác, nhằm bênh vực cái thiện, có các yếu tố kì ảo tham gia hỗ trợ.

- Truyện cười (Tam đại con gà) kể về những điều nghịch lí, mất tự nhiên, nhằm giải trí hoặc phê phán.

- Ca dao thể hiện tình cảm, tâm tư, nguyện vọng của tầng lớp bình dân.

- Truyện thơ (Tiễn dặn người yêu) kể lại những câu chuyện tình cảm, đấu tranh chống cái ác dưới hình thức bài thơ dài.

3. So sánh các thể loại.

- Sử thi (anh hùng):

+ Mục đích sáng tác: Ca ngợi các anh hùng thời xưa.

+ Hình thức lưu truyền: Kể, diễn trò.

+ Nội dung phản ánh: Cuộc chiến đấu để mở rộng bộ lạc.

+ Kiểu nhân vật: Nhân vật anh hùng.

+ Đặc điểm nghệ thuật: Nhân vật người anh hùng vô song, có quan hệ với thần linh.

- Truyền thuyết:

+ Mục đích sáng tác: Kể lại chuyện của các nhân vật lịch sử.

+ Hình thức lưu truyền: Kể.

+ Nội dung phản ánh: Sự nghiệp xây dựng và bảo vệ quốc gia, dân tộc.

+ Kiểu nhân vật: Các vị vua chúa hoặc danh nhân.

+ Đặc điểm nghệ thuật: Các vị vua chúa có gốc hiện thực, có sự giúp đỡ của thần linh.

- Cổ tích:

+ Mục đích sáng tác: Giáo huấn và thưởng thức nghệ thuật.

+ Hình thức lưu truyền: Kể.

+ Nội dung phản ánh: Cuộc đấu tranh giữa thiện và các.

+ Kiểu nhân vật: Chính diện và phản diện.

+ Đặc điểm nghệ thuật: kết cấu theo kiểu nhân vật một chiều, có yếu tố kì ảo tham gia.

- Truyện cười:

+ Mục đích sáng tác: Giải trí và phê phán.

+ Hình thức lưu truyền: Kể.

+ Nội dung phản ánh: Thói hư tật xấu trong xã hội.

+ Kiểu nhân vật: Những kiểu người bất thường.

+ Đặc điểm nghệ thuật: Khai thác mâu thuẫn trái với tự nhiên.

4. Ca dao.

a). Ca dao than thân là lời của những người bình dân, vì những người phụ nữ bình dân trong xã hội phong kiến phải chịu nhiều điều bất hạnh, họ phải chịu nhiều tầng áp bức.

Thân phận người phụ nữ bình dân hiện lên trong bài ca dao than thân như là những số phận không thể tự chủ, không quyết định được vận mệnh của mình. Họ thường ví mình như “tấm lụa đào” giữa chợ, như “hạt mưa sa” giữa trời, như “giếng nước giữa đàng” không biết vận may rủi sẽ rơi vào tay ai.

- Ca dao yêu thương tình nghĩa đề cập đến niềm thương nỗi nhớ, tình cảm mặn mà, thủy chung son sắt.

Ca dao thường dùng các biểu tượng “cây đa”, “bến nước”, “con thuyền”, “gừng cay”, “muối mặn” để nói lên tình nghĩa của mình, vì những sự vật ấy có nét tương đồng, gần gũi với tình cảm của con người nông thôn Việt Nam.

- Tiếng cười tự trào và tiếng cười phê phán xã hội trong ca dao hài hước đều là những tiếng cười hóm hỉnh, thông minh, cho thấy tâm hồn người dân lao động luôn lạc quan trước cuộc đời còn nhiều nỗi lo toan, vất vả.

b). Những biện pháp nghệ thuật thường dùng trong ca dao:

- So sánh là cách đối chiếu sự vật này với sự vật khác trên cơ sở những nét giống nhau.

Ví dụ:

Thân em như tấm lụa đào... Thân em như củ ấu gai... Thân em như giếng giữa đàng...

+ Muối mặn... gừng cay...

- Ẩn dụ là cách lấy tên của sự vật này để nói sự vật khác (vắng mặt) trên cơ sở những nét giống nhau.

Ví dụ:

Mặt trăng sánh với mặt trời...

+ Khăn thương nhớ ai.

- Hoán dụ là cách lấy tên của sự vật này để nói sự vật khác trên cơ sở những mối quan hệ gần nhau (toàn thể - bộ phận...).

Ví dụ: Mắt thương nhớ ai.

- Nói quá (phóng đại) là có ít nói nhiều, có nhỏ nói to hay ngược lại.

Ví dụ:

Ước gì sông rộng một gang...

+ Lỗ mũi mười tám gánh lông.

- Nói ngược là cách nói làm cho những gì trái ngược lại nằm trong hình thức thuận chiều.

Ví dụ:

Làm trai cho đáng nên trai,

Khom lưng uốn gối gánh hai hạt vừng.

- Tương phản là cách nói tạo thành hai vế ngược nhau.

Ví dụ:

Chồng người đi ngược về xuôi,

Chồng em ngồi bếp sờ đuôi con mèo.

II. Bài tập vận dụng

1. Những nét nổi bật trong nghệ thuật miêu tả nhân vật anh hùng của sử thi.

- Miêu tả bằng những hình ảnh so sánh:

+ “Thế là Đăm Săn lại múa. Chàng múa trên cao, gió như bão, chàng múa dưới thấp, gió như lốc...” (đoạn giữa).

+ “Bắp chân chàng to bằng cây xà ngang, bắp đùi chàng to bằng ống bễ, sức chàng ngang với sức voi đực, hơi thở chàng ầm ầm tựa sấm dậy” (đoạn cuối).

- Sử dụng hình ảnh phóng đại:

+“Khi chàng nhảy múa chạy nước kiệu, quả núi ba lần rạn nứt, ba đồi tranh bật rễ bay tung” (đoạn giữa).

+ “Bà con xem, Đăm Săn uống không biết say, ăn không biết no, chuyện trò không biết chán” (đoạn cuối).

- Sử dụng yếu tố kì ảo: Trong đoạn trích, Đăm Săn Chiến thắng Mtao Mxây còn có sự giúp đỡ của ông Trời. Đó là nhân vật thần linh theo quan niệm của người Ê-đê thời xưa, cũng là yếu tố kì ảo trong truyện dân gian nói chung.

- Tác dụng của việc sử dụng các biện pháp nghệ thuật góp phần tạo nên âm hưởng hùng tráng, vẻ đẹp rực rỡ trong nghệ thuật miêu tả chân dung nhân vật anh hùng, vẻ đẹp của người anh hùng sử thi được lí tưởng hóa..

2. Bi kịch Mị Châu – Trọng Thủy.

- Cốt lõi sự thật lịch sử:

Mị Châu kết hôn cùng Trọng Thủy theo sự sắp đặt của cha. Trọng Thủy làm gián điệp, lấy được bí mật chiếc nỏ. An Dương Vương mất nước, Mị Châu, Trọng Thủy rơi vào bi kịch.

- Hư cấu thành bi kịch gì?

 Bi kịch của Mị Châu - Trọng Thủy là bi kịch của tình yêu: Mị Châu vì tình yêu mà mất cảnh giác, còn Trọng Thủy vì mâu thuẫn giữa tình yêu với nghĩa vụ quốc gia mà tự vẫn.

- Những chi tiết hoang đường, kì ảo:

+ Lẫy nỏ thần.

+ Rùa vàng (sứ Thanh Giang).

+ Ngọc trai (theo lời truyền của Mị Châu trước khi chết).

+ Ngọc trai - giếng nước (rửa nước giếng Trọng Thủy thì ngọc trai sáng lên).

- Kết cục của bi kịch: Đất nước Âu Lạc bị diệt, Trọng Thủy, Mị Châu đều bị giết.

- Bài học rút ra: Bài học cảnh giác.

3. Đặc sắc nghê thuật của truyện Tấm Cám là sự chuyển biến hình tượng nhân vật Tấm.

- Đặc sắc nghệ thuật của truyện Tấm Cám là sự chuyển hóa của nhân vật Tấm, từ yếu đuối, thụ động trở nên cương quyết giành lại sự sống và hạnh phúc qua hai giai đoạn trong cuộc đời:

+ Giai đoạn đầu: Từ đầu đến chỗ Tấm chết hóa thành chim vàng anh. Trong đoạn này, nhân vật Tấm yếu đuối, thụ động, khi bị áp bức chỉ biết khóc. Để vượt qua ngang trái, hầu hết phải nhờ đến sự hỗ trợ từ bên ngoài (Bụt).

+ Từ lúc hóa thành chim vàng anh đến hết truyện, nhân vật chuyển hóa thành chủ động. Biểu hiện của những phẩm chất đó qua tiếng chim vàng anh (Giặt áo chồng tao - Thì giặt cho sạch...), qua tiếng khung cửi (Kẽo cà kẽo kẹt - Lấy tranh chồng chị - Chị khoét mắt ra); qua việc hóa thân qua các kiếp làm con chim, làm cây xoan, cây thị... và cuối cùng trở về kiếp con người.

- So với các truyện cổ tích khác, ít có không gian rộng rãi qua nhiều kiếp, tính cách, số phận của các nhân vật cũng không có nhiều biến hóa như trong truyện Tấm Cám.

4. Truyện cười

- Truyện Tam đại con gà:

+ Đối tượng cười là thầy đồ dốt.

+ Nội dung cười là thói sĩ diện hão.

+ Tình huống cười là khi thầy bị học trò hỏi dồn, nhất là người nhà học trò chất vấn.

+ Cao trào là khi thầy bịa ra "Dù dì là chị con công, con công là ông con gà" để chống chế.

- Truyện Nhưng nó phải bằng hai mày:

+ Đối tượng cười là quan tham.

+ Nội dung cười là thói tham ô, ăn hối lộ.

+ Tình huống cười: Hai người cùng hối lộ, quan xử kiện dựa theo số tiền được hối lộ.

+ Cao trào là cử chỉ của Cải và ông Lý, ngầm liên quan với lời ông Lý "Tao biết mày phải, nhưng nó còn phải bằng hai mày".

5. Điền tiếp vào sau các từ "Thân em như... " và "Chiều chiều... "để thành những bài ca dao trọn vẹn:

- Thân em như tấm lụa điều,

Đã đông kẻ chuộng lại nhiều kẻ ưa.

- Thân em như miếng cau khô,

Người khôn tham mỏng, người thô tham dày.

- Thân em như tấm lụa đào,

Dám đâu xé lẻ vuông nào cho ai.

- Chiều chiều ra đứng bờ sông,

Muốn về với mẹ mà không có đò.

- Chiều chiều chim rét kêu chiều,

Bâng khuâng nhớ mẹ chín chiều ruột đau.

- Chiều chiều ra đứng lầu tây,

Thấy cô gánh nước tưới cây ngô đồng...

- Mở đầu các bài ca dao theo cách lặp lại có tác dụng tạo ra thói quen để người nghe dễ tiếp nhận.

- Thống kê các hình ảnh so sánh, ẩn dụ trong những bài ca dao:

+ Các hình ảnh so sánh:

- Thân em như tấm lụa đào,

Phất phơ giữa chợ biết vào tay ai.

- Thân em như củ ấu gai,

Ruột trong thì trắng vỏ ngoài thì đen.

- Mình ơi mình nhớ ta chăng?

Ta như sao Vượt chờ trăng giữa trời.

- Muối ba năm muối đang còn mặn,

Gừng chín tháng gừng hãy còn cay

Đôi ta tình nặng nghĩa dày,

Có xa nhau đi chăng nữa, ba vạn sáu ngàn ngày mới xa.

+ Các hình ảnh ẩn dụ:

- Mặt trăng sánh với Mặt trời,

Sao Hôm sánh với sao Mai chằng chằng…

- Khăn thương nhớ ai,

Khăn rơi xuống đất…

- Đèn thương nhớ ai,

Mà đèn chẳng tắt

- Nhân dân lao động lấy các hình ảnh so sánh ẩn dụ trong thực tế lao động sản xuất hằng ngày. Những người đi sớm về khuya thường thấy sao Mai, sao Hôm, sao Vượt rất gần gũi, những người nông dân thấy "gừng cay, muối mặn" chiếc khăn, chiếc đèn... là những vật quen thuộc...

- Hiệu quả nghệ thuật của các hình ảnh so sánh, ẩn dụ trong ca dao làm cho tình cảm của người bình dân được diễn tả kín đáo, sâu sắc, tinh tế.

- Một số câu ca dao nói về chiếc khăn, chiếc áo thể hiện nỗi nhớ của những đôi lứa đang yêu, biểu tượng cây đa, bến nước, con thuyền, gừng cay, muối mặn... biểu tượng cho tình yêu chung thủy.

6. Những bài thơ của các nhà thơ trung đại và hiện đại có sử dụng chất liệu văn học dân gian để chứng minh vai trò của văn học dân gian đối với văn học viết.

- Trong văn học trung đại.

"Thân em vừa trắng lại vừa tròn,

Bảy nổi ba chìm với nước non.

Rắn nát mặc dầu tay kẻ nặn,

 Mà em vẫn giữ tấm lòng son".

(Bánh trôi nước, Hồ Xuân Hương)

+ Thân em là cách mở đầu giống với ca dao.

+ Bảy nổi ba chìm, sử dụng lời ăn tiếng nói của dân gian (thành ngữ).

"Bắt đầu tiếp khách trầu không có,

Bác đến chơi đây, ta với ta".

 (Bạn đến chơi nhà, Nguyễn Khuyến)

+ Lấy từ "Miếng trầu làm đầu câu chuyện", tục lệ tiếp khách có trầu không trong dân gian.

- Trong văn học hiện đại.

+ Bài thơ Bài ca xuân 68 của Tố Hữu có đoạn:

"Hoan hô Anh giải phóng quân,

Kính chào Anh, con người đẹp nhất!

Lịch sử hôn Anh, chàng trai chân đất,

Sống hiên ngang, bất khuất trên đời

Như Thạch Sanh của thế kỉ hai mươi”.

Đoạn thơ có sử dụng chất liệu trong cổ tích Thạch Sanh.

"Súng nổ rung trời giận dữ

Người lên như nước vỡ bờ

Nước Việt Nam từ máu lửa

Rủ bùn đứng dậy, sáng lòa".

Khổ thơ trên có sử dụng 2 hình ảnh trong ca dao là hình ảnh "lửa thử vàng" và "bông sen không lấm trong bùn".

3
0
NGUYỄN THANH THỦY ...
12/02/2020 21:56:08
I ,
  1 .
     - Khái niệm :
          +, Truyền thuyết
 là một thể loại văn học dân gian, ra đời sau truyện thần thoại, thường có yếu tố tưởng tượng kì ảo, các nhân vật, sự kiện đều liên quan đến lịch sử, là những truyện truyền miệng kể lại truyện tích các nhân vật lịch sử hoặc giải thích nguồn gốc các phong cảnh địa phương theo quan niệm của nhân dân, biện pháp nghệ thuật phổ biến của nó là khoa trương, phóng đại, đồng thời nó cũng sử dụng yếu tố hư ảo, thần kỳ như cổ tích và thần thoại.
          + , Truyện cổ tích là một thể loại văn học được tự sự dân gian sáng tác có xu thế hư cấu, bao gồm cổ tích thần kỳ, cổ tích thế sự, cổ tích phiêu lưu và cổ tích loài vật Đây là loại truyện ngắn, chủ yếu kể về các nhân vật dân gian hư cấu, như tiên, yêu tinh, thần tiên, quỷ, người lùn, người khổng lồ, người cá, hay thần giữ của, và thường là có phép thuật, hay bùa mê. Truyện cổ tích có thể được phân biệt với truyện dân gian thần thoại khác như truyền thuyết (thường liên quan đến niềm tin vào tính xác thực của các sự kiện được mô tả) cũng như các câu chuyện về bài học đạo đức, bao gồm truyện ngụ ngôn về động vật.
         + , Truyện ngụ ngôn là truyện kể dân gian bằng văn xuôi hay bằng thơ, mượn chuyện về loài vật, đồ vật, cây cỏ... làm ẩn dụ, hoặc chính chuyện con người để nói bóng gió, kín đáo chuyện đời, chuyện người, nhằm nêu lên bài học luân lí.
   

Bạn hỏi - Lazi trả lời

Bạn muốn biết điều gì?

GỬI CÂU HỎI
Học tập không giới hạn cùng học sinh cả nước và AI, sôi động, tích cực, trải nghiệm

Hôm nay bạn thế nào? Hãy nhấp vào một lựa chọn, nếu may mắn bạn sẽ được tặng 50.000 xu từ Lazi

Vui Buồn Bình thường

Học ngoại ngữ với Flashcard

×
Gia sư Lazi Gia sư
×
Trợ lý ảo Trợ lý ảo