Bài tập  /  Bài đang cần trả lời

Chuột sống trong rừng mưa nhiệt đới có thể chịu ảnh hưởng của các nhân tố sinh thái

Câu 1: Chuột sống trong rừng mưa nhiệt đới có thể chịu ảnh hưởng của các nhân tố sinh thái sau: 
mức độ ngập nước, kiến, độ dốc của đất, nhiệt độ không khí, ánh sáng, độ ẩm không khí, rắn hổ 
mang, áp suất không khí, cây gỗ, gỗ mục, gió thổi, cây cỏ, thảm lá khô, sâu ăn lá cây, độ tơi xốp 
của đất, lượng mưa. Hãy chia các nhân tố sinh thái trên thành các nhóm nhân tố sinh thái.
a) Các nhân tố sinh thái vô sinh
b) Các nhân tố sinh thái hữu sinh
Câu 2: Nêu sự khác nhau giữa thực vật ưa sáng và ưa bóng?
Câu 3: Dựa vào các câu hỏi gợi ý dưới đây, hãy giải thích vì sao các cành phía dưới của cây sống 
trong rừng lại sớm bị rụng:
- Ánh sáng mặt trời chiếu vào cành cây phía trên và cành cây phía dưới khác nhau như thế nào?
- Khi lá cây bị thiếu ánh sáng thì khả năng quang hợp của lá bị ảnh hưởng như thế nào?
Câu 4: Trong hai nhóm sinh vật hằng nhiệt và biến nhiệt, sinh vật thuộc nhóm nào có khả năng 
chịu đựng cao với sự thay đổi nhiệt độ của môi trường? Tại sao?
Câu 5: Hãy kể tên 10 động vật thuộc nhóm động vật ưa ẩm và ưa khô.
Câu 6: Hiện tượng ngủ đông của một số động vật được giải thích như thế nào?
Câu 8: Quan hệ giữa các cá thể trong hiện tượng tự tỉa ở thực vật là mối quan hệ gì? Trong điều 
kiện nào hiện tượng tự tỉa diễn ra mạnh mẽ?
Câu 9: Trong thực tiễn sản xuất, cần phải làm gì để tránh sự cạnh tranh gay gắt giữa các cá thể
sinh vật, làm giảm năng suất vật nuôi, cây trồng?
Câu 11: Để phát triển dân số một cách hợp lí, số trẻ sinh ra cần phải phù hợp với những điều 
kiện nào? 
Câu 12: Theo em, khi nào thì có sự cân bằng sinh học trong quần xã?
Câu 13 :Hãy cho ví dụ về một hệ sinh thái, phân tích các thành phần chính trong hệ sinh thái đó.
Câu 14 : Hãy vẽ một lưới thức ăn trong đó có các sinh vật: Cây cỏ, bọ rùa, ếch nhái, rắn, châu 
chấu, diều hâu, nấm, vi khuẩn, cáo, gà rừng, dê, hổ. Một số gơi ý về thức ăn như sau:
- Cây cỏ là thức ăn của bọ rùa, châu chấu.
- Ếch nhái ăn bọ rùa, châu chấu.
- Rắn ăn ếch nhái, châu chấu.
- Gà ăn cây cỏ và châu chấu.
- Cáo ăn thịt gà.
- … (dựa vào kiến thức đã biết trong các lớp trước và trong thực tế, em hãy đưa ra thêm về 
quan hệ thức ăn có thể có của các loài còn lại và vẽ toàn bộ một lưới thức ăn).

8 Xem trả lời
Hỏi chi tiết
1.169
1
0
Akako[]~đỏ
13/02/2020 10:52:22

Chuột sống trong rừng mưa nhiệt đới có thể chịu ảnh hưởng của các nhân tố sinh thái sau: mức độ ngập nước, kiến, độ dốc của đất, nhiệt độ không khí, ánh sáng, nhiệt độ không khí, ánh sáng, độ ẩm không khí, rắn hổ mang, áp suất không khí, cây gỗ, gỗ mục, gió thổi, cây cỏ, thảm lá khô, sâu ăn lá, độ tơi xốp của đất, lượng mưa. 

Mở khóa để xem toàn bộ nội dung trả lời

(?)
Bạn đã đạt đến giới hạn của mình. Bằng cách Đăng ký tài khoản, bạn có thể xem toàn bộ nội dung trả lời
Cải thiện điểm số của bạn bằng cách đăng ký tài khoản Lazi.
Xem toàn bộ các câu trả lời, chat trực tiếp 1:1 với đội ngũ Gia sư Lazi bằng cách Đăng nhập tài khoản ngay bây giờ
Tôi đã có tài khoản? Đăng nhập
2
0
Akako[]~đỏ
13/02/2020 10:53:45

+ Nhóm nhân tố sinh thái hữu sinh: kiến, rắn hổ mang, cây gỗ, cây cỏ, sâu ăn lá.

+ Nhóm nhân tố sinh thái vô sinh: mức độ ngập nước, độ dốc của đất, nhiệt độ không khí, ánh sáng, đô ẩm không khí, áp suất không khí, gỗ mục, gió thổi, thảm lá khô, độ tơi xốp của đất, lượng mưa.
 

 



 
1
0
Akako[]~đỏ
13/02/2020 10:54:55
câu 2 
Thực vật ưa sáng
  • Phiến lá nhỏ, hẹp , màu xanh nhạt.
  • Lá có tầng cu tin dày, mô giậu phát triển.
  • Thân cây thấp, số cành nhiều (khi mọc riêng rẽ) hoặc thân cao,thẳng, cành tập trung ở ngọn ( khi mọc trong rừng).
  • Cường độ quang hợp cao khi ánh sáng mạnh.
  • Điều tiết thoát hơi nước linh hoạt.
Thực vật ưa bóng
  • Phiến lá lớn, màu xanh thẫm.
  • Lá có mô giậu kém phát triển.
  • Chiều cao thân bị hạn chế.
  • Cường độ quang hợp yếu khi ánh sáng mạnh, cây có khả năng quang hợp khi ánh sáng yếu.
  • Điều tiết thoát hơi nước kém.
1
0
Akako[]~đỏ
13/02/2020 11:00:10
câu 3 
  • Cây mọc trong rừng có ánh sáng Mặt Trời chiếu vào cành cây phía trên nhiều hơn cành cây phía dưới.
  • Khi lá cây bị thiếu ánh sáng thì khả năng quang hợp cùa lá cây yếu, tạo được ít chất hữu cơ, lượng chất hữu cơ tích lũy không đù bù lượng tiêu hao do hô hấp và kèm khả Iiăng lấy nước kém nên cành phía dưới bị khô héo dần và sớm rụng.
1
0
Akako[]~đỏ
13/02/2020 11:25:47
  • câu 4 
  • Sinh vật hằng nhiệt  có khả năng chịu đựng cao với sự thay đổi nhiệt độ nhiệt độ của mói trường vì:
    • Sinh vật hằng nhiệt có khả nãng duy trì nhiệt độ cơ thể ổn định, không thay đổi theo nhiệt độ môi trường ngoài.
    • Cơ thế sinh vật hằng nhiệt đã phát triển cơ chế điều hòa nhiệt và xuất hiện trung tâm điều hòa nhiệt ở bộ não.
  • Sinh vật hằng nhiệt điều chỉnh nhiệt độ cơ thể hiệu quả bằng nhiều cách như chòng mất nhiệt qua lớp lông, da hoặc lớp mỡ dưới da hoặc điều chỉnh mao mạch gần dưới da. Khi cơ thể cần tỏa nhiệt, mạch máu dưới da dãn ra, tàng cường thoát hơi nước và phát tán nhiệt..
1
0
Akako[]~đỏ
13/02/2020 11:29:59
câu 5 :
  • Động vật thuộc nhóm ưa ẩm: ễnh ương, dế, còng, cuốn chiếu, cóc, nhái, môi, sâu ăn lá, con bà chằn, rết.
  • Động vật thuộc nhóm ưa khô: kì nhông, rắn, gà, ngỗng, chó, mèo, bò, dê, hổ, khi.
1
0
Akako[]~đỏ
13/02/2020 11:38:17
  • Tự tỉa là kết quả của cạnh tranh cùng loài và cả khác loài
  • Xuất hiện mạnh mẽ khi cây mọc dày thiếu ánh sáng.
0
0
Chau Nguyen
30/03/2021 15:42:21
chuột sống trong rừng mưa nhiệt đới chịu ảnh hưởng csc nhân tố sinh thái sau : mức độ ngập nước, kiến, độ dốc của đất, rắn hỏ mang , cây gỗ, gỗ mục, sâu ăn lá cây, thảm lá khô. Hãy xắp xếp từng nhân tố đó vào trừng nhóm nhân tố sinh thái

Bạn hỏi - Lazi trả lời

Bạn muốn biết điều gì?

GỬI CÂU HỎI
Học tập không giới hạn cùng học sinh cả nước và AI, sôi động, tích cực, trải nghiệm

Hôm nay bạn thế nào? Hãy nhấp vào một lựa chọn, nếu may mắn bạn sẽ được tặng 50.000 xu từ Lazi

Vui Buồn Bình thường
×
Trợ lý ảo Trợ lý ảo
Gửi câu hỏi
×