Nói về nhân vật em yêu thích
Bằng cách nhấp vào Đăng nhập, bạn đồng ý Chính sách bảo mật và Điều khoản sử dụng của chúng tôi. Nếu đây không phải máy tính của bạn, để đảm bảo an toàn, hãy sử dụng Cửa sổ riêng tư (Tab ẩn danh) để đăng nhập (New Private Window / New Incognito Window).
Tôi yêu truyện cổ nước tôi
Vừa nhân hậu lại tuyệt vời sâu xa”.
Mỗi con người Việt Nam có ai lớn lên mà không gắn bó với những câu chuyện cổ tích. Khi còn bé, những câu chuyện cổ tích theo ta vào giấc ngủ, lúc trưởng thành, truyện cổ tích lại thành bài học theo ta suốt cuộc đời. Ta quên làm sao những nhân vật tuy chỉ là sản phẩm của trí tưởng tượng nhưng lại sống động lạ kì. Và trong tâm trí tôi, hình ảnh cô Tấm dịu hiền luôn để lại nhiều ấn tượng nhất.
Từ hồi còn nhỏ, câu chuyện cổ tích Tấm Cám đã luôn có sức hút đặc biệt đối với tôi. Tôi thương cô Tấm dịu hiền bao nhiêu thì căm ghét mẹ con Cám độc ác bấy nhiêu. Cô Tấm trong tâm trí tôi là một người con gái đoan trang, hiền lành, nết na. Cô có dáng người mảnh khảnh như cây mai, khuôn mặt tròn, đầy đặn, phúc hậu như trăng rằm.
Làn da của cô thì trắng như trứng gà bóc. Đôi mắt cô đen láy, cái nhìn ánh lên sự dịu dàng, hiền từ, giọng nói nhẹ nhàng, thanh thoát như tiếng chim hót buổi sớm mai. Trên người cô chỉ là bộ quần áo nâu giản dị nhưng không hề làm mất đi vẻ xinh đẹp vốn có.
Tấm không chỉ đẹp người mà còn đẹp nết. Từ nhỏ cô đã phải chịu nhiều thiệt thòi vì mẹ mất sớm, dì ghẻ thì chỉ yêu thương Cám và đối xử bất công với cô. Tấm phải làm việc vất vả từ sáng đến tối bởi dì ghẻ đầy đọa cùng đứa em ích kỉ đùn đẩy, tuy vậy, cô chẳng bao giờ thở than lấy một lời, cố nén tất cả nhẫn nhịn, uất ức vào trong lòng.
Tấm vừa là người con hiếu thảo, vừa là cô gái chăm chỉ, chịu thương chịu khó. Khi đã trở thành hoàng hậu, có một cuộc sống hạnh phúc, đủ đầy, hằng năm, Tấm vẫn nhớ tới ngày giỗ bố, biết bố thích ăn trầu, Tấm trèo lên cây hái một buồng cau để thắp hương bố. Bị mẹ con dì ghẻ hãm hại hết lần này đến lần khác nhưng Tấm vẫn tái sinh một cách kì diệu, có lúc Tấm hóa thân thành con chim vàng anh, có lúc lại biến thành cây xoan đào, khung cửi, quả thị.
Cuối cùng, sau bao khó khăn, thử thách Tấm cũng có được hạnh phúc viên mãn, mẹ con dì ghẻ bị trừng trị thích đáng. Câu chuyện về cuộc đời cô Tấm làm em thấm thía hơn triết lí ở hiền gặp lành của ông cha ta. Những người hiền lành như cô Tấm dẫu có phải trải qua nhiều bất công, thử thách nhưng đến cuối vẫn sẽ có được một cuộc sống xứng đáng với những gì cô đã phải trải qua.
Cô Tấm hiền lành, chăm chỉ tiêu biểu cho những người nông dân thật thà, chất phác. Hình ảnh cô Tấm đã gắn liền với tuổi thơ của biết bao thế hệ, chiếm một vị trí quan trọng trong thời thơ ấu của mỗi người.
Thế giới thần tiên trong trí tưởng tượng của trẻ em Việt Nam là một thế giới đầy màu sắc. Ở nơi thiên đường đó có cô Tấm dịu hiền, có anh Khoai chăm chỉ, cần cù và chàng Thạch Sanh khỏe mạnh, dũng cảm. Tuy nhiên, người mà những đứa trẻ chúng tôi thích nhất lại là ông Tiên – cụ già tốt bụng, luôn mang đến những điều ước màu nhiệm.
Trong trí tưởng tượng của tôi, ông tiên chắc cũng chẳng khác gì ông nội là mấy. Ông cũng có mái tóc trắng, búi củ tôi như các cụ ngày xưa. Ông có đôi mắt to, tròn nhìn hết cả thế gian xem ai khó khăn, đau khổ thì giúp đỡ. Đôi mắt ấy rất hiền hậu, nhân từ như chính con người ông.
Ông tôi ngày xưa có chùm râu dài đến rốn, bạc trắng nên tôi nghĩ bụt cũng vậy thôi. Da dẻ ông hồng hào, trắng trẻo vì ăn nhiều đào tiên trên thiên đình. Ông Tiên hay đi giúp đỡ người khác. Mỗi lần ông xuất hiện là lại có những đám khói trắng xóa ở đâu hiện ra mà chúng tôi thường gọi là "cân đẩu vân" của ông. Xung quanh ông Tiên, những luồng ánh sáng có thể soi sáng cả thế gian.
Ông thường mặc bộ quần áo màu vàng, đôi guốc mộc trông giản dị và gần gũi như ông mình. Giọng nói của ông ấm áp và ôn tồn xoa dịu hết mọi nỗi đau. Nhưng điều làm tôi yêu ông nhất chính là tấm lòng của ông. "Ông Tiên tốt bụng", "cụ già mang đến nhiều điều ước" là những cái tên mà tôi đặt cho ông. Ông Tiên giúp đỡ chị Tấm gặp được nhà vua. Khi chị Tấm không có quần áo đi dự hội, ông đã hóa phép biến đống xương cá ở bốn chân giường thành bộ quần áo đẹp, thành đôi hài đỏ dễ thương và thành con ngựa hồng để chị Tấm đi dự hội.
Ông Tiên đã dạy cho anh Khoai hai câu thần chú để trị tội tên địa chủ và cưới được con gái hắn. Trong câu chuyện cổ tích “Bông cúc trắng” ông tiên đã chỉ đường cho cô bé hái được hoa cúc mang về chữa bệnh cho mẹ. Ông còn đến tận nhà khám bệnh, chữa trị cho mẹ cô bé hiếu thảo kia…
Vậy đấy! Với cây phất trần trong tay ông đã đi khắp mọi nơi, gặp đủ hạng người, tốt có, xấu có. Nhưng chỉ những người tốt, những đứa bé ngoan ngoãn, học giỏi và hiếu thảo mới gặp được ông tiên, được ông giúp đỡ và cho điều ước. Còn những đứa trẻ hư, những người xấu sẽ phải chịu hình phạt thích đáng.
Tôi yêu ông Tiên lắm. Tôi coi ông như ông ruột của mình ấy. Từ hồi còn nằm nôi, tôi đã được các bà các mẹ kể về ông Tiên. Đến trong mơ, tôi cũng nhìn thấy những việc mà ông đã làm để giúp đỡ bà con nghèo, người gặp hoạn nạn. Tôi không phải là một đứa trẻ ngoan. Đôi lúc tôi còn lười biếng và cãi lại mẹ nhưng tôi sẽ sửa chữa, tôi sẽ cố gắng chăm học hơn, ngoan ngoãn hơn để một lần được nhìn thấy ông tiên – cụ già tốt bụng và nhân hậu của tôi
Có lẽ ai đã đọc truyện "Thạch Sanh" đều nhớ đến cây đàn và niêu cơm đất thần kì. Nó đã trở thành biểu tượng gắn với hình ảnh Thạch Sanh. Mỗi lần đọc xong truyện, gấp sách lại, em có cảm giác như nhân vật đang bước ra từ câu chuyện, gần gũi và chân thật.
Thạch Sanh cao lớn, vạm vỡ với những bắp tay cuồn cuộn. Thân hình cân đối, cường tráng càng làm tăng thêm vẻ đẹp. Thạch Sanh đóng một cái khố, trên đầu quấn một chiếc khăn nâu, vai đeo cung tên đi từ trong rừng ra với những bó củi to trông như lực sĩ của rừng xanh.
Thạch Sanh mồ côi cha mẹ từ thuở nhỏ. Anh ấy không phải là con người bình thường mà là thái tử, con Ngọc Hoàng xuống đầu thai làm con của một đôi vợ chồng già ở Cao Bình. Nguồn gốc cao quý và khác thường ấy như điềm báo cho ta biết cuộc đời Thạch Sanh sẽ không phẳng lặng mà gặp nhiều thử thách, chông gai.
Thạch Sanh là một chàng trai tốt bụng, chăm chỉ và tài giỏi. Vì thật thà lắm nên bao lần anh bị Lí Thông lừa mà không hề hay biết. Ở cạnh Lí Thông gian xảo, anh đã sống chân thật hết mình, giúp hắn biết bao việc. Không chỉ có vậy, lúc nào chàng trai ấy cũng sẵn lòng giúp đỡ người khác khi hoạn nạn, chẳng từ gian nguy.
Thạch Sanh đã giết được chằn tinh không chỉ cứu được mẹ con Lí Thông mà còn giúp được dân làng thoát khỏi nanh vuốt độc ác của đại bàng khổng lồ. Và hơn cả, Thạch Sanh đã đánh thắng được quân mười tám nước chư hầu bằng trí thông minh của mình mà không tốn một hòn tên mũi đạn. Những chiến công oai hùng đó của Thạch Sanh thật đáng ngưỡng mộ.
Trải qua nhiều khó khăn, Thạch Sanh càng thể hiện được bản lĩnh, tài năng của mình. Chấp nhận đi canh miếu thờ, rồi gặp chằn tinh, anh đều sẵn sàng chiến đấu mà không hề run sợ. Thấy đại bàng bắt công chúa, Thạch Sanh dũng cảm lần theo dấu vết rồi xin xuống hang đánh đại bàng giải cứu.
Khi bị vu oan tội ăn cắp của cải nhà vua và bị bắt vào ngục tối, Thạch Sanh mang cây đàn ra đánh, tiếng đàn đã đến được với công chúa, anh tự giải cứu được chính mình. Thử thách mười tám nước chư hầu đã thể hiện rõ nhất tài năng cũng như tấm lòng nhân ái của chàng dũng sĩ. Niêu cơm thần kì đã giúp Thạch Sanh làm cho các binh lính tâm phục khẩu phục mà rút về.
Trong niềm vui hân hoan chiến thắng ta càng thấy Thạch Sanh đẹp hơn bao giờ hết, vẻ đẹp hài hòa giữa ngoại hình với tâm hồn và tài năng. Thạch Sanh mãi là người dùng sĩ của các bạn nhỏ các thế hệ từ xưa cho đến mãi về sau. Dù đọc bao câu chuyện cổ tích khác nhưng hình ảnh Thạch Sanh vẫn mãi đọng lại trong tâm trí em.
Có lẽ ai đã đọc truyện "Thạch Sanh" đều nhớ đến cây đàn và niêu cơm đất thần kì. Nó đã trở thành biểu tượng gắn với hình ảnh Thạch Sanh. Mỗi lần đọc xong truyện, gấp sách lại, em có cảm giác như nhân vật đang bước ra từ câu chuyện, gần gũi và chân thật.
Thạch Sanh cao lớn, vạm vỡ với những bắp tay cuồn cuộn. Thân hình cân đối, cường tráng càng làm tăng thêm vẻ đẹp. Thạch Sanh đóng một cái khố, trên đầu quấn một chiếc khăn nâu, vai đeo cung tên đi từ trong rừng ra với những bó củi to trông như lực sĩ của rừng xanh.
Thạch Sanh mồ côi cha mẹ từ thuở nhỏ. Anh ấy không phải là con người bình thường mà là thái tử, con Ngọc Hoàng xuống đầu thai làm con của một đôi vợ chồng già ở Cao Bình. Nguồn gốc cao quý và khác thường ấy như điềm báo cho ta biết cuộc đời Thạch Sanh sẽ không phẳng lặng mà gặp nhiều thử thách, chông gai.
Thạch Sanh là một chàng trai tốt bụng, chăm chỉ và tài giỏi. Vì thật thà lắm nên bao lần anh bị Lí Thông lừa mà không hề hay biết. Ở cạnh Lí Thông gian xảo, anh đã sống chân thật hết mình, giúp hắn biết bao việc. Không chỉ có vậy, lúc nào chàng trai ấy cũng sẵn lòng giúp đỡ người khác khi hoạn nạn, chẳng từ gian nguy.
Thạch Sanh đã giết được chằn tinh không chỉ cứu được mẹ con Lí Thông mà còn giúp được dân làng thoát khỏi nanh vuốt độc ác của đại bàng khổng lồ. Và hơn cả, Thạch Sanh đã đánh thắng được quân mười tám nước chư hầu bằng trí thông minh của mình mà không tốn một hòn tên mũi đạn. Những chiến công oai hùng đó của Thạch Sanh thật đáng ngưỡng mộ.
Trải qua nhiều khó khăn, Thạch Sanh càng thể hiện được bản lĩnh, tài năng của mình. Chấp nhận đi canh miếu thờ, rồi gặp chằn tinh, anh đều sẵn sàng chiến đấu mà không hề run sợ. Thấy đại bàng bắt công chúa, Thạch Sanh dũng cảm lần theo dấu vết rồi xin xuống hang đánh đại bàng giải cứu.
Khi bị vu oan tội ăn cắp của cải nhà vua và bị bắt vào ngục tối, Thạch Sanh mang cây đàn ra đánh, tiếng đàn đã đến được với công chúa, anh tự giải cứu được chính mình. Thử thách mười tám nước chư hầu đã thể hiện rõ nhất tài năng cũng như tấm lòng nhân ái của chàng dũng sĩ. Niêu cơm thần kì đã giúp Thạch Sanh làm cho các binh lính tâm phục khẩu phục mà rút về.
Trong niềm vui hân hoan chiến thắng ta càng thấy Thạch Sanh đẹp hơn bao giờ hết, vẻ đẹp hài hòa giữa ngoại hình với tâm hồn và tài năng. Thạch Sanh mãi là người dùng sĩ của các bạn nhỏ các thế hệ từ xưa cho đến mãi về sau. Dù đọc bao câu chuyện cổ tích khác nhưng hình ảnh Thạch Sanh vẫn mãi đọng lại trong tâm trí em.
Chắc hẳn các bạn vẫn còn nhớ câu chuyện "Nàng tiên Ốc" được học trong chương trình Kể chuyện ở lớp Bốn. Nàng tiên hóa thân trong vỏ của con ốc và được một bà lão nông dân mang về nuôi khiến ai ai cũng yêu thích và có sự liên tưởng đến cô Tấm dịu hiền bước ra từ quả thị giúp bà lão trong truyện "Tấm Cám".
Nàng tiên Ốc mới đẹp làm sao! Dáng người thanh mảnh, bước đi mềm mại, uyển chuyển. Làn da nàng trắng mịn như tuyết. Khuôn mặt trái xoan xinh đẹp, hiền hậu và dịu dàng. Dưới cặp mi cong vút là đôi mắt bồ câu sáng long lanh. Đôi môi hình trái tim lúc nào cũng đỏ mọng.
Nàng mặc một bộ váy màu xanh nước biển, có thắt một chiếc đai màu trắng càng tăng thêm vẻ duyên dáng của nàng. Hằng ngày, nàng từ trong vỏ ốc chui ra giúp bà lão quét dọn nhà cửa nấu cơm, nhặt cỏ vườn và cho lợn ăn. Động tác của nàng nhanh nhẹn, bước đi của nàng như lướt trên mặt đất.
Những công việc nàng làm chẳng mấy chốc là xong. Cơm nàng nấu rất khéo và ngon. Đàn lợn dưới tay nàng chăm sóc lớn nhanh như thổi. Vườn rau tươi ngày càng xanh tốt. Mỗi lần đi làm đồng về, bà lão nông dân vô cùng ngạc nhiên không biết ai đã giúp mình.
Một lần bà giả vờ ra đồng rồi quay trở về, bà bắt gặp nàng tiên Ốc, bà sững sờ trước sắc đẹp lộng lẫy của nàng, bà vội chạy ngay ra chum nước và đập vỡ vỏ ốc đi. Thấy động, nàng tiên Ốc định chạy lại chum nước nhưng bà lão đã ôm chầm lấy nàng. Từ đó, nàng trở thành người con hiếu thảo, ngoan ngoãn của bà cụ. Hai mẹ con sống hạnh phúc bên nhau.
Câu chuyện thật hay phải không các bạn, cuối cùng nàng tiên xinh đẹp cũng trở thành người con của bà cụ và được sống hạnh phúc bên mái ấm yêu thương rồi
Có lẽ ai đã đọc truyện "Thạch Sanh" đều nhớ đến cây đàn và niêu cơm đất thần kì. Nó đã trở thành biểu tượng gắn với hình ảnh Thạch Sanh. Mỗi lần đọc xong truyện, gấp sách lại, em có cảm giác như nhân vật đang bước ra từ câu chuyện, gần gũi và chân thật.
Thạch Sanh cao lớn, vạm vỡ với những bắp tay cuồn cuộn. Thân hình cân đối, cường tráng càng làm tăng thêm vẻ đẹp. Thạch Sanh đóng một cái khố, trên đầu quấn một chiếc khăn nâu, vai đeo cung tên đi từ trong rừng ra với những bó củi to trông như lực sĩ của rừng xanh.
Thạch Sanh mồ côi cha mẹ từ thuở nhỏ. Anh ấy không phải là con người bình thường mà là thái tử, con Ngọc Hoàng xuống đầu thai làm con của một đôi vợ chồng già ở Cao Bình. Nguồn gốc cao quý và khác thường ấy như điềm báo cho ta biết cuộc đời Thạch Sanh sẽ không phẳng lặng mà gặp nhiều thử thách, chông gai.
Thạch Sanh là một chàng trai tốt bụng, chăm chỉ và tài giỏi. Vì thật thà lắm nên bao lần anh bị Lí Thông lừa mà không hề hay biết. Ở cạnh Lí Thông gian xảo, anh đã sống chân thật hết mình, giúp hắn biết bao việc. Không chỉ có vậy, lúc nào chàng trai ấy cũng sẵn lòng giúp đỡ người khác khi hoạn nạn, chẳng từ gian nguy.
Thạch Sanh đã giết được chằn tinh không chỉ cứu được mẹ con Lí Thông mà còn giúp được dân làng thoát khỏi nanh vuốt độc ác của đại bàng khổng lồ. Và hơn cả, Thạch Sanh đã đánh thắng được quân mười tám nước chư hầu bằng trí thông minh của mình mà không tốn một hòn tên mũi đạn. Những chiến công oai hùng đó của Thạch Sanh thật đáng ngưỡng mộ.
Trải qua nhiều khó khăn, Thạch Sanh càng thể hiện được bản lĩnh, tài năng của mình. Chấp nhận đi canh miếu thờ, rồi gặp chằn tinh, anh đều sẵn sàng chiến đấu mà không hề run sợ. Thấy đại bàng bắt công chúa, Thạch Sanh dũng cảm lần theo dấu vết rồi xin xuống hang đánh đại bàng giải cứu.
Khi bị vu oan tội ăn cắp của cải nhà vua và bị bắt vào ngục tối, Thạch Sanh mang cây đàn ra đánh, tiếng đàn đã đến được với công chúa, anh tự giải cứu được chính mình. Thử thách mười tám nước chư hầu đã thể hiện rõ nhất tài năng cũng như tấm lòng nhân ái của chàng dũng sĩ. Niêu cơm thần kì đã giúp Thạch Sanh làm cho các binh lính tâm phục khẩu phục mà rút về.
Trong niềm vui hân hoan chiến thắng ta càng thấy Thạch Sanh đẹp hơn bao giờ hết, vẻ đẹp hài hòa giữa ngoại hình với tâm hồn và tài năng. Thạch Sanh mãi là người dùng sĩ của các bạn nhỏ các thế hệ từ xưa cho đến mãi về sau. Dù đọc bao câu chuyện cổ tích khác nhưng hình ảnh Thạch Sanh vẫn mãi đọng lại trong tâm trí em.
Em đã đọc nhiều truyện cổ tích của thế giới nhưng em vẫn ấn tượng với truyện "Cô bé Lọ Lem". Nàng Lọ Lem trong truyện thật xinh đẹp, dịu hiền và rất nết na. Cô nàng đã có quãng thời gian dài khổ cực để tìm tới một hạnh phúc trọn vẹn.
Lọ Lem thật xinh đẹp! Dáng người nàng nhỏ nhắn, dong dỏng cao. Khuôn mặt trái xoan, thanh tú nổi bật, nước da trắng hồng, mịn màng. Đôi mắt đen láy, sáng long lanh ẩn dưới hàng lông mi uốn cong tự nhiên càng làm tăng vẻ quyến rũ của đôi mắt. Hàng lông mày lá liễu dài và cong càng làm tăng vẻ tự nhiên của đôi mắt quyến rũ ấy. Chiếc mũi dọc dừa cao điểm vẻ đẹp cho khuôn mặt của nàng.
Đôi môi mềm, đầy đặn, bóng như vừa được bôi một lớp son mỏng. Hàm răng trắng, đều đặn cứ lấp ló giữa hai vành môi, ẩn giấu một vẻ đẹp nền nã. Mái tóc đen, óng mượt xõa ngang vai. Thường ngày Lọ Lem chỉ mặc một bộ đồ rách rưới, vá chằng vá đụp để lau dọn nhà cửa.
Khuôn mặt của Lọ Lem xinh xắn vậy mà lại luôn bị lem luốc bởi cô phải quét dọn nơi xó nhà hay gác xép bẩn thỉu. Chính vì bộ dạng lem luốc nên cô mới bị gọi tên là Lọ Lem. Lọ Lem rất chăm chỉ, luôn dọn dẹp luôn chân luôn tay. Cô rất hay lam hay làm. Lọ Lem có tính nết thật tốt đẹp: hiền dịu, nết na, chăm chỉ - những đức tính, phẩm chất tốt đẹp nhất của người phụ nữ.
Cuộc đời của Lọ Lem có quãng đường dài thật gian khổ mới tìm được hạnh phúc đích thực. Để dẫn tới kết quả tốt đẹp đó là cả một câu chuyện dài. Thuở nhỏ, Lọ Lem sống rất vui vẻ cùng cha mẹ trong ngôi nhà rộng rãi, thoải mái. Bỗng nhiên, mẹ nàng lâm bệnh nặng rồi qua đời. Cha nàng lấy thêm vợ kế. Mụ mẹ kế đã có hai đứa con riêng trạc tuổi Lọ Lem.
Hai đứa con của mụ đứa thì gầy, đứa thì béo. Sau đó, cha của Lọ Lem bị tai nạn nên cũng qua đời. Sau khi ông mất, mụ mẹ kế bắt cô bé phải phục vụ và phục tùng hai mẹ con mụ. Những bộ đồ lộng lẫy, những đôi giày tuyệt đẹp và căn phòng trang hoàng lộng lẫy đã quá xa vời với Lọ Lem. Mụ mẹ kế chỉ cho Lọ Lem mặc những bộ đồ bỏ đi, vá chằng vá đụp và đôi giày thô kệch.
Mụ bắt cô phải làm lụng luôn chân luôn tay. Còn hai cô con riêng của mụ chỉ biết ăn chơi, lêu lổng, sống cuộc sống sung sướng mà lẽ ra Lọ Lem được hưởng. Lọ Lem xinh xắn chỉ được ở trên gác xép bụi bậm, bẩn thỉu, chứa đầy đồ cũ nát và cô có bạn là những chú chuột. Rồi một hôm, hoàng tử mở tiệc tiếp khách có mời cả mấy mẹ con mụ dì ghẻ và cả Lọ Lem nữa. Nhưng mụ chỉ sắm sửa, trang điểm cho mình và hai đứa con xấu xí. Mụ còn bắt Lọ Lem nhặt hạt đỗ tới trầy cả tay mà không được đi dự tiệc.
May có bà tiên giúp đỡ, cô đã có bộ đồ lộng lẫy, cổ xe tuyệt đẹp tới dự tiệc. Lọ Lem nhảy với hoàng tử tới sau mười hai giờ - giờ bà tiên dặn phải về nếu không phép màu sẽ bị biến mất. Cô vội vã đánh rơi chiếc giày làm hoàng tử đi tìm khắp nơi.
Cuối cùng, hoàng tử đã tìm được chủ nhân của chiếc giày. Hoàng tử đã tìm thấy vị hôn thê của đời mình - Lọ Lem và cưới nàng về làm vợ. Cuộc sống của hai người rất hạnh phúc.
Mỗi con người Việt Nam có ai lớn lên mà không gắn bó với những câu chuyện cổ tích. Khi còn bé, những câu chuyện cổ tích theo ta vào giấc ngủ, lúc trưởng thành, truyện cổ tích lại thành bài học theo ta suốt cuộc đời. Ta quên làm sao những nhân vật tuy chỉ là sản phẩm của trí tưởng tượng nhưng lại sống động lạ kì. Và trong tâm trí tôi, hình ảnh cô Tấm dịu hiền luôn để lại nhiều ấn tượng nhất.
Từ hồi còn nhỏ, câu chuyện cổ tích Tấm Cám đã luôn có sức hút đặc biệt đối với tôi. Tôi thương cô Tấm dịu hiền bao nhiêu thì căm ghét mẹ con Cám độc ác bấy nhiêu. Cô Tấm trong tâm trí tôi là một người con gái đoan trang, hiền lành, nết na. Cô có dáng người mảnh khảnh như cây mai, khuôn mặt tròn, đầy đặn, phúc hậu như trăng rằm.
Làn da của cô thì trắng như trứng gà bóc. Đôi mắt cô đen láy, cái nhìn ánh lên sự dịu dàng, hiền từ, giọng nói nhẹ nhàng, thanh thoát như tiếng chim hót buổi sớm mai. Trên người cô chỉ là bộ quần áo nâu giản dị nhưng không hề làm mất đi vẻ xinh đẹp vốn có.
Tấm không chỉ đẹp người mà còn đẹp nết. Từ nhỏ cô đã phải chịu nhiều thiệt thòi vì mẹ mất sớm, dì ghẻ thì chỉ yêu thương Cám và đối xử bất công với cô. Tấm phải làm việc vất vả từ sáng đến tối bởi dì ghẻ đầy đọa cùng đứa em ích kỉ đùn đẩy, tuy vậy, cô chẳng bao giờ thở than lấy một lời, cố nén tất cả nhẫn nhịn, uất ức vào trong lòng.
Tấm vừa là người con hiếu thảo, vừa là cô gái chăm chỉ, chịu thương chịu khó. Khi đã trở thành hoàng hậu, có một cuộc sống hạnh phúc, đủ đầy, hằng năm, Tấm vẫn nhớ tới ngày giỗ bố, biết bố thích ăn trầu, Tấm trèo lên cây hái một buồng cau để thắp hương bố. Bị mẹ con dì ghẻ hãm hại hết lần này đến lần khác nhưng Tấm vẫn tái sinh một cách kì diệu, có lúc Tấm hóa thân thành con chim vàng anh, có lúc lại biến thành cây xoan đào, khung cửi, quả thị.
Cuối cùng, sau bao khó khăn, thử thách Tấm cũng có được hạnh phúc viên mãn, mẹ con dì ghẻ bị trừng trị thích đáng. Câu chuyện về cuộc đời cô Tấm làm em thấm thía hơn triết lí ở hiền gặp lành của ông cha ta. Những người hiền lành như cô Tấm dẫu có phải trải qua nhiều bất công, thử thách nhưng đến cuối vẫn sẽ có được một cuộc sống xứng đáng với những gì cô đã phải trải qua.
Cô Tấm hiền lành, chăm chỉ tiêu biểu cho những người nông dân thật thà, chất phác. Hình ảnh cô Tấm đã gắn liền với tuổi thơ của biết bao thế hệ, chiếm một vị trí quan trọng trong thời thơ ấu của mỗi người.
Chắc hẳn các bạn vẫn còn nhớ câu chuyện "Nàng tiên Ốc" được học trong chương trình Kể chuyện ở lớp Bốn. Nàng tiên hóa thân trong vỏ của con ốc và được một bà lão nông dân mang về nuôi khiến ai ai cũng yêu thích và có sự liên tưởng đến cô Tấm dịu hiền bước ra từ quả thị giúp bà lão trong truyện "Tấm Cám".
Nàng tiên Ốc mới đẹp làm sao! Dáng người thanh mảnh, bước đi mềm mại, uyển chuyển. Làn da nàng trắng mịn như tuyết. Khuôn mặt trái xoan xinh đẹp, hiền hậu và dịu dàng. Dưới cặp mi cong vút là đôi mắt bồ câu sáng long lanh. Đôi môi hình trái tim lúc nào cũng đỏ mọng.
Nàng mặc một bộ váy màu xanh nước biển, có thắt một chiếc đai màu trắng càng tăng thêm vẻ duyên dáng của nàng. Hằng ngày, nàng từ trong vỏ ốc chui ra giúp bà lão quét dọn nhà cửa nấu cơm, nhặt cỏ vườn và cho lợn ăn. Động tác của nàng nhanh nhẹn, bước đi của nàng như lướt trên mặt đất.
Những công việc nàng làm chẳng mấy chốc là xong. Cơm nàng nấu rất khéo và ngon. Đàn lợn dưới tay nàng chăm sóc lớn nhanh như thổi. Vườn rau tươi ngày càng xanh tốt. Mỗi lần đi làm đồng về, bà lão nông dân vô cùng ngạc nhiên không biết ai đã giúp mình.
Một lần bà giả vờ ra đồng rồi quay trở về, bà bắt gặp nàng tiên Ốc, bà sững sờ trước sắc đẹp lộng lẫy của nàng, bà vội chạy ngay ra chum nước và đập vỡ vỏ ốc đi. Thấy động, nàng tiên Ốc định chạy lại chum nước nhưng bà lão đã ôm chầm lấy nàng. Từ đó, nàng trở thành người con hiếu thảo, ngoan ngoãn của bà cụ. Hai mẹ con sống hạnh phúc bên nhau.
Câu chuyện thật hay phải không các bạn, cuối cùng nàng tiên xinh đẹp cũng trở thành người con của bà cụ và được sống hạnh phúc bên mái ấm yêu thương rồi.
Có lẽ ai đã đọc truyện "Thạch Sanh" đều nhớ đến cây đàn và niêu cơm đất thần kì. Nó đã trở thành biểu tượng gắn với hình ảnh Thạch Sanh. Mỗi lần đọc xong truyện, gấp sách lại, em có cảm giác như nhân vật đang bước ra từ câu chuyện, gần gũi và chân thật.
Thạch Sanh cao lớn, vạm vỡ với những bắp tay cuồn cuộn. Thân hình cân đối, cường tráng càng làm tăng thêm vẻ đẹp. Thạch Sanh đóng một cái khố, trên đầu quấn một chiếc khăn nâu, vai đeo cung tên đi từ trong rừng ra với những bó củi to trông như lực sĩ của rừng xanh.
Thạch Sanh mồ côi cha mẹ từ thuở nhỏ. Anh ấy không phải là con người bình thường mà là thái tử, con Ngọc Hoàng xuống đầu thai làm con của một đôi vợ chồng già ở Cao Bình. Nguồn gốc cao quý và khác thường ấy như điềm báo cho ta biết cuộc đời Thạch Sanh sẽ không phẳng lặng mà gặp nhiều thử thách, chông gai.
Thạch Sanh là một chàng trai tốt bụng, chăm chỉ và tài giỏi. Vì thật thà lắm nên bao lần anh bị Lí Thông lừa mà không hề hay biết. Ở cạnh Lí Thông gian xảo, anh đã sống chân thật hết mình, giúp hắn biết bao việc. Không chỉ có vậy, lúc nào chàng trai ấy cũng sẵn lòng giúp đỡ người khác khi hoạn nạn, chẳng từ gian nguy.
Thạch Sanh đã giết được chằn tinh không chỉ cứu được mẹ con Lí Thông mà còn giúp được dân làng thoát khỏi nanh vuốt độc ác của đại bàng khổng lồ. Và hơn cả, Thạch Sanh đã đánh thắng được quân mười tám nước chư hầu bằng trí thông minh của mình mà không tốn một hòn tên mũi đạn. Những chiến công oai hùng đó của Thạch Sanh thật đáng ngưỡng mộ.
Trải qua nhiều khó khăn, Thạch Sanh càng thể hiện được bản lĩnh, tài năng của mình. Chấp nhận đi canh miếu thờ, rồi gặp chằn tinh, anh đều sẵn sàng chiến đấu mà không hề run sợ. Thấy đại bàng bắt công chúa, Thạch Sanh dũng cảm lần theo dấu vết rồi xin xuống hang đánh đại bàng giải cứu.
Khi bị vu oan tội ăn cắp của cải nhà vua và bị bắt vào ngục tối, Thạch Sanh mang cây đàn ra đánh, tiếng đàn đã đến được với công chúa, anh tự giải cứu được chính mình. Thử thách mười tám nước chư hầu đã thể hiện rõ nhất tài năng cũng như tấm lòng nhân ái của chàng dũng sĩ. Niêu cơm thần kì đã giúp Thạch Sanh làm cho các binh lính tâm phục khẩu phục mà rút về.
Trong niềm vui hân hoan chiến thắng ta càng thấy Thạch Sanh đẹp hơn bao giờ hết, vẻ đẹp hài hòa giữa ngoại hình với tâm hồn và tài năng. Thạch Sanh mãi là người dùng sĩ của các bạn nhỏ các thế hệ từ xưa cho đến mãi về sau. Dù đọc bao câu chuyện cổ tích khác nhưng hình ảnh Thạch Sanh vẫn mãi đọng lại trong tâm trí em.
Mỗi câu chuyện cổ tích đều mang đến cho ta những thông điệp sâu sắc về cuộc sống. Với tôi, hình ảnh bà Tiên trong truyện “Cô bé Lọ Lem” là hình ảnh gợi cho tôi khát vọng được sống đẹp, được sống trong một xã hội công bằng mà cái thiện chiến thắng cái ác.
Nhìn từ xa, bà chỉ nhỏ như một đốm sáng lân tinh có thể di chuyển trong không gian. Nhưng khi lại gần trông bà thật hồng hào, phúc hậu. Bà đội một chiếc vương miện nhỏ gắn những viên kim cương óng ánh. Khuôn mặt bà trắng hồng và dường như tỏa ra vòng hào quang của sự nhân hậu.
Đôi mắt bà sáng long lanh với những ánh nhìn như hàng nghìn vì sao trên trời. Nhưng đó là đôi mắt khi bà gặp người hiền lành và che chở cho những kẻ yếu đuối. Còn khi gặp kẻ xấu, đôi mắt bà rực lên ngọn lửa của sự căm thù như muốn thiêu cháy cái ác, cái xấu.
Bà thường khoác trên mình chiếc áo choàng trắng có đính những hạt cườm lóng lánh. Cũng như các vị tiên khác, bà có một đôi cánh nhỏ xíu lấp lánh sắc màu ở phía sau lưng. Bà có thể di chuyển trên không trung một cách dễ dàng. Sức mạnh huyền diệu của bà chính là cây đũa thần. Mỗi khi bà vung lên thì những bông tuyết sáng ngời bung tỏa ra.
Nhờ cây đũa thần kì đó mà nàng Lọ Lem xinh đẹp có mọi thứ để được đi dạ hội. Bà Tiên có tấm lòng tốt bụng, nhân hậu. Bà thường giúp đỡ những người nghèo khó. Nghe tiếng khóc của cô bé Lọ Lem, bà đã cưỡi đám mây hồng đến và hỏi vì sao cô bé khóc. Rồi bà nhẹ nhàng vung đũa thần và hô “úm ba la”. Hai anh chuột đang ăn vụng gần đó bỗng nhiên biến thành hai con bạch mã.
Còn thật kì lạ, quả bí đỏ thì biến thành cỗ xe lộng lẫy và anh mèo đang ngẩn ngơ khi thấy những chú chuột bỗng nhiên biến mất lại hiện ra thành những người lái xe ngựa. Lọ Lem đã có đủ thứ mình cần. Nhưng khi nhìn thấy bộ quần áo rách rưới của cô, bà lại giơ đũa thần lên và xoay người nhẹ nhàng biến thành một làn bụi hào quang. Tức thì, bộ quần áo rách rưới của Lọ Lem biến mất. Thay vào đó là một nàng công chúa xinh đẹp, lộng lẫy trong chiếc váy màu hồng có đính những hạt cườm lóng lánh.
Còn đôi giầy, chao ôi, đôi giầy như đang làm bằng thủy tinh, trong suốt, xinh xắn quá. Bằng giọng nói ngân nga trong như tiếng ngọc, bà khẽ dặn dò Lọ Lem: “Con nhớ phải về trước 12 giờ đêm nhé!”. Với người hiền lành, bất hạnh, bà yêu thương, che chở, nhưng với kẻ ác thì hành động của bà rất mạnh mẽ, quyết liệt.
Để trừng trị mẹ con dì ghẻ độc ác, cây đũa thần của bà quay tít, bà Tiên nổi giận, giọng bà rền vang cả đất trời. Rồi bà lấy đũa thần, biến mẹ con dì ghẻ thành hai con cóc và đày họ đến miền hẻo lánh. Sau đó, bà vui mừng tham gia đám cưới của Lọ Lem với hoàng tử.
Bà Tiên thật tốt bụng, đã giúp đỡ mọi người. Em rất yêu quý bà và mong một ngày không xa em cũng sẽ được bà giúp đỡ. Bà đã truyền cho em bài học sâu sắc về cuộc sống: ở hiền gặp lành, ác giả ác báo.
Nàng tiên cá là một nhân vật được xây dựng lên bằng trí tưởng tượng của con người. Họ là những mĩ nhân ngư vô cùng xinh đẹp và quyến rũ. Nửa thân trên mang hình dáng con người, nửa dưới là một chiếc đuôi lớn của loài cá. Chiếc đuôi của các nàng dát đầy vảy xanh óng ánh, tỏa hào quang trong nắng mặt trời. Các mĩ nhân ngư sở hữu những mái tóc dài, mềm như rong biển. Cặp mắt của các nàng xanh thẳm và sâu hun hút như đáy biển. Còn đôi môi luôn đỏ mọng đầy quyến rũ. Vẻ đẹp của các nàng đủ sức làm nghiêng ngả cả một thành trì, một vẻ đẹp “nghiêng nước nghiêng thành”.
Theo truyền thuyết, nàng tiên cá là con gái vua Thuỷ Tề ngự trị dưới đáy biển sâu. Các nàng sống trong Cung điện bằng ngọc trai và san hô lộng lẫy. Chỉ thỉnh thoảng, vào những buổi sáng tinh sương hay chiều hoàng hôn muộn, các nàng lại rủ nhau ngoi lên mặt nước, tìm các đảo nhỏ chơi đùa, hát ca. Mỗi khi tiếng hát của các nàng vang lên, mặt trời cũng nghiêng mình lắng nghe, mây ngừng trôi, gió ngừng thổi, chim ngừng hót, ngất ngây trước sự réo rắt, ngân nga của tiếng hát. Tiếng đàn lia của vị thần nghệ thuật A-pô-lông cũng không thể sánh bằng.
Trong môn Tiếng Việt của Tiểu học, em đã được học và được tìm hiểu rất nhiều những câu chuyện hay và có ý nghĩa. Trong những câu chuyện đó em thích nhất là nhân vật Mị Nương trong truyền thuyết “Sơn Tinh Thủy Tinh”.
Mị Nương là con gái của vua Hùng vương thứ mười tám, nàng là một công chúa với vẻ đẹp tuyệt sắc. Dáng người nàng thon thả, yểu điệu tựa cành liễu. Mị Nương nàng sở hữu làn da trắng ngần như những bông tuyết tinh khôi rơi trên đỉnh ngọn núi cao kia. Khuôn mặt trái xoan của nàng luôn mang một vẻ e thẹn có thể đánh đổ trái tim bất cứ chàng trai nào.
Mái tóc nàng đen nhánh, đổ dài như dòng suối mát tạo cho nàng vẻ thùy mị và dịu dàng đến không ngờ. Sống mũi dọc dừa cao thẳng, đôi mắt bồ câu xinh đẹp cùng đôi môi hồng nhuận như bông hoa đào vào mùa xuân kết hợp hài hòa với nhau. Đôi mắt của nàng như biết nói biết cười, sinh động và linh hoạt nhưng lại làm cho người đối diện không cảm thấy chán ghét, mà ngược lại còn có vẻ thân thiện cùng gần gũi.
Mị Nương có một giọng nói trong trẻo như tiếng chuông ngân, mỗi khi nàng cất tiếng hát thì kể cả những chú sơn ca cũng phải dừng lại để thưởng thức giọng hát êm dịu ấy. Mị Nương sở hữu một đôi bàn tay ngọc ngà với những ngón tay tháp bút hồng hào, mỗi khi nàng chạm tay vào một bông hoa, bông hoa cũng dường như cảm thấy xấu hổ khi đối diện với vẻ đẹp của nàng. Chính vì vẻ đẹp ấy mà không biết bao nhiêu chàng trai đã đến xin cầu hôn công chúa khi nàng đến tuổi cập kê.
Theo truyền thuyết, trong tất cả những người đến cầu hôn nàng có hai người được mệnh danh là “vị thần của biển khơi” và “vị thần núi Tản Viên”. Phải, đó không ai khác chính là Sơn Tinh và Thủy Tinh, sau cả tháng trời đánh nhau ác liệt cuối cùng Sơn Tinh cũng đưa được Mị Nương về núi, đánh bại Thủy Tinh. Hai người bọn họ ai cũng muốn có được Mị Nương còn không phải vì sắc đẹp của nàng sao? Không những có được sắc đẹp trời cho mà Mị Nương còn rất giỏi cầm kì thi họa, nữ công gia chánh.
Mị Nương nàng là một một người giản dị, không ích kỉ, không vụ lợi, trong sáng và biết lo lắng cho mọi người. Nàng luôn giúp đỡ những người dân trong thành bằng tất cả năng lực của mình nhưng lại chưa từng đòi hỏi họ phải cho nàng một thứ gì, nàng không kiêu ngạo, không kênh kiệu, luôn kính trên nhường dưới. Mị Nương là một nàng công chúa mẫu mực và nhân hậu mà dân chúng vô cùng yêu quý và biết ơn.
Em rất yêu quý nàng công chúa Mị Nương bởi nàng vừa xinh đẹp lại nết na và vô cùng nhân hậu. Em mong một người như nàng sẽ có một cuộc sống thật hạnh phúc bên đức lang quân cùng những đứa con dễ thương.
Có lẽ ai đã đọc truyện "Thạch Sanh" đều nhớ đến cây đàn và niêu cơm đất thần kì. Nó đã trở thành biểu tượng gắn với hình ảnh Thạch Sanh. Mỗi lần đọc xong truyện, gấp sách lại, em có cảm giác như nhân vật đang bước ra từ câu chuyện, gần gũi và chân thật.
Thạch Sanh cao lớn, vạm vỡ với những bắp tay cuồn cuộn. Thân hình cân đối, cường tráng càng làm tăng thêm vẻ đẹp. Thạch Sanh đóng một cái khố, trên đầu quấn một chiếc khăn nâu, vai đeo cung tên đi từ trong rừng ra với những bó củi to trông như lực sĩ của rừng xanh.
Thạch Sanh mồ côi cha mẹ từ thuở nhỏ. Anh ấy không phải là con người bình thường mà là thái tử, con Ngọc Hoàng xuống đầu thai làm con của một đôi vợ chồng già ở Cao Bình. Nguồn gốc cao quý và khác thường ấy như điềm báo cho ta biết cuộc đời Thạch Sanh sẽ không phẳng lặng mà gặp nhiều thử thách, chông gai.
Thạch Sanh là một chàng trai tốt bụng, chăm chỉ và tài giỏi. Vì thật thà lắm nên bao lần anh bị Lí Thông lừa mà không hề hay biết. Ở cạnh Lí Thông gian xảo, anh đã sống chân thật hết mình, giúp hắn biết bao việc. Không chỉ có vậy, lúc nào chàng trai ấy cũng sẵn lòng giúp đỡ người khác khi hoạn nạn, chẳng từ gian nguy.
Thạch Sanh đã giết được chằn tinh không chỉ cứu được mẹ con Lí Thông mà còn giúp được dân làng thoát khỏi nanh vuốt độc ác của đại bàng khổng lồ. Và hơn cả, Thạch Sanh đã đánh thắng được quân mười tám nước chư hầu bằng trí thông minh của mình mà không tốn một hòn tên mũi đạn. Những chiến công oai hùng đó của Thạch Sanh thật đáng ngưỡng mộ.
Trải qua nhiều khó khăn, Thạch Sanh càng thể hiện được bản lĩnh, tài năng của mình. Chấp nhận đi canh miếu thờ, rồi gặp chằn tinh, anh đều sẵn sàng chiến đấu mà không hề run sợ. Thấy đại bàng bắt công chúa, Thạch Sanh dũng cảm lần theo dấu vết rồi xin xuống hang đánh đại bàng giải cứu.
Khi bị vu oan tội ăn cắp của cải nhà vua và bị bắt vào ngục tối, Thạch Sanh mang cây đàn ra đánh, tiếng đàn đã đến được với công chúa, anh tự giải cứu được chính mình. Thử thách mười tám nước chư hầu đã thể hiện rõ nhất tài năng cũng như tấm lòng nhân ái của chàng dũng sĩ. Niêu cơm thần kì đã giúp Thạch Sanh làm cho các binh lính tâm phục khẩu phục mà rút về.
Trong niềm vui hân hoan chiến thắng ta càng thấy Thạch Sanh đẹp hơn bao giờ hết, vẻ đẹp hài hòa giữa ngoại hình với tâm hồn và tài năng. Thạch Sanh mãi là người dùng sĩ của các bạn nhỏ các thế hệ từ xưa cho đến mãi về sau. Dù đọc bao câu chuyện cổ tích khác nhưng hình ảnh Thạch Sanh vẫn mãi đọng lại trong tâm trí em.
Em đã đọc nhiều truyện cổ tích của thế giới nhưng em vẫn ấn tượng với truyện "Cô bé Lọ Lem". Nàng Lọ Lem trong truyện thật xinh đẹp, dịu hiền và rất nết na. Cô nàng đã có quãng thời gian dài khổ cực để tìm tới một hạnh phúc trọn vẹn.
Lọ Lem thật xinh đẹp! Dáng người nàng nhỏ nhắn, dong dỏng cao. Khuôn mặt trái xoan, thanh tú nổi bật, nước da trắng hồng, mịn màng. Đôi mắt đen láy, sáng long lanh ẩn dưới hàng lông mi uốn cong tự nhiên càng làm tăng vẻ quyến rũ của đôi mắt. Hàng lông mày lá liễu dài và cong càng làm tăng vẻ tự nhiên của đôi mắt quyến rũ ấy. Chiếc mũi dọc dừa cao điểm vẻ đẹp cho khuôn mặt của nàng.
Đôi môi mềm, đầy đặn, bóng như vừa được bôi một lớp son mỏng. Hàm răng trắng, đều đặn cứ lấp ló giữa hai vành môi, ẩn giấu một vẻ đẹp nền nã. Mái tóc đen, óng mượt xõa ngang vai. Thường ngày Lọ Lem chỉ mặc một bộ đồ rách rưới, vá chằng vá đụp để lau dọn nhà cửa.
Khuôn mặt của Lọ Lem xinh xắn vậy mà lại luôn bị lem luốc bởi cô phải quét dọn nơi xó nhà hay gác xép bẩn thỉu. Chính vì bộ dạng lem luốc nên cô mới bị gọi tên là Lọ Lem. Lọ Lem rất chăm chỉ, luôn dọn dẹp luôn chân luôn tay. Cô rất hay lam hay làm. Lọ Lem có tính nết thật tốt đẹp: hiền dịu, nết na, chăm chỉ - những đức tính, phẩm chất tốt đẹp nhất của người phụ nữ.
Cuộc đời của Lọ Lem có quãng đường dài thật gian khổ mới tìm được hạnh phúc đích thực. Để dẫn tới kết quả tốt đẹp đó là cả một câu chuyện dài. Thuở nhỏ, Lọ Lem sống rất vui vẻ cùng cha mẹ trong ngôi nhà rộng rãi, thoải mái. Bỗng nhiên, mẹ nàng lâm bệnh nặng rồi qua đời. Cha nàng lấy thêm vợ kế. Mụ mẹ kế đã có hai đứa con riêng trạc tuổi Lọ Lem.
Hai đứa con của mụ đứa thì gầy, đứa thì béo. Sau đó, cha của Lọ Lem bị tai nạn nên cũng qua đời. Sau khi ông mất, mụ mẹ kế bắt cô bé phải phục vụ và phục tùng hai mẹ con mụ. Những bộ đồ lộng lẫy, những đôi giày tuyệt đẹp và căn phòng trang hoàng lộng lẫy đã quá xa vời với Lọ Lem. Mụ mẹ kế chỉ cho Lọ Lem mặc những bộ đồ bỏ đi, vá chằng vá đụp và đôi giày thô kệch.
Mụ bắt cô phải làm lụng luôn chân luôn tay. Còn hai cô con riêng của mụ chỉ biết ăn chơi, lêu lổng, sống cuộc sống sung sướng mà lẽ ra Lọ Lem được hưởng. Lọ Lem xinh xắn chỉ được ở trên gác xép bụi bậm, bẩn thỉu, chứa đầy đồ cũ nát và cô có bạn là những chú chuột. Rồi một hôm, hoàng tử mở tiệc tiếp khách có mời cả mấy mẹ con mụ dì ghẻ và cả Lọ Lem nữa. Nhưng mụ chỉ sắm sửa, trang điểm cho mình và hai đứa con xấu xí. Mụ còn bắt Lọ Lem nhặt hạt đỗ tới trầy cả tay mà không được đi dự tiệc.
May có bà tiên giúp đỡ, cô đã có bộ đồ lộng lẫy, cổ xe tuyệt đẹp tới dự tiệc. Lọ Lem nhảy với hoàng tử tới sau mười hai giờ - giờ bà tiên dặn phải về nếu không phép màu sẽ bị biến mất. Cô vội vã đánh rơi chiếc giày làm hoàng tử đi tìm khắp nơi.
Cuối cùng, hoàng tử đã tìm được chủ nhân của chiếc giày. Hoàng tử đã tìm thấy vị hôn thê của đời mình - Lọ Lem và cưới nàng về làm vợ. Cuộc sống của hai người rất hạnh phúc.
Mỗi con người Việt Nam có ai lớn lên mà không gắn bó với những câu chuyện cổ tích. Khi còn bé, những câu chuyện cổ tích theo ta vào giấc ngủ, lúc trưởng thành, truyện cổ tích lại thành bài học theo ta suốt cuộc đời. Ta quên làm sao những nhân vật tuy chỉ là sản phẩm của trí tưởng tượng nhưng lại sống động lạ kì. Và trong tâm trí tôi, hình ảnh cô Tấm dịu hiền luôn để lại nhiều ấn tượng nhất.
Từ hồi còn nhỏ, câu chuyện cổ tích Tấm Cám đã luôn có sức hút đặc biệt đối với tôi. Tôi thương cô Tấm dịu hiền bao nhiêu thì căm ghét mẹ con Cám độc ác bấy nhiêu. Cô Tấm trong tâm trí tôi là một người con gái đoan trang, hiền lành, nết na. Cô có dáng người mảnh khảnh như cây mai, khuôn mặt tròn, đầy đặn, phúc hậu như trăng rằm.
Làn da của cô thì trắng như trứng gà bóc. Đôi mắt cô đen láy, cái nhìn ánh lên sự dịu dàng, hiền từ, giọng nói nhẹ nhàng, thanh thoát như tiếng chim hót buổi sớm mai. Trên người cô chỉ là bộ quần áo nâu giản dị nhưng không hề làm mất đi vẻ xinh đẹp vốn có.
Tấm không chỉ đẹp người mà còn đẹp nết. Từ nhỏ cô đã phải chịu nhiều thiệt thòi vì mẹ mất sớm, dì ghẻ thì chỉ yêu thương Cám và đối xử bất công với cô. Tấm phải làm việc vất vả từ sáng đến tối bởi dì ghẻ đầy đọa cùng đứa em ích kỉ đùn đẩy, tuy vậy, cô chẳng bao giờ thở than lấy một lời, cố nén tất cả nhẫn nhịn, uất ức vào trong lòng.
Tấm vừa là người con hiếu thảo, vừa là cô gái chăm chỉ, chịu thương chịu khó. Khi đã trở thành hoàng hậu, có một cuộc sống hạnh phúc, đủ đầy, hằng năm, Tấm vẫn nhớ tới ngày giỗ bố, biết bố thích ăn trầu, Tấm trèo lên cây hái một buồng cau để thắp hương bố. Bị mẹ con dì ghẻ hãm hại hết lần này đến lần khác nhưng Tấm vẫn tái sinh một cách kì diệu, có lúc Tấm hóa thân thành con chim vàng anh, có lúc lại biến thành cây xoan đào, khung cửi, quả thị.
Cuối cùng, sau bao khó khăn, thử thách Tấm cũng có được hạnh phúc viên mãn, mẹ con dì ghẻ bị trừng trị thích đáng. Câu chuyện về cuộc đời cô Tấm làm em thấm thía hơn triết lí ở hiền gặp lành của ông cha ta. Những người hiền lành như cô Tấm dẫu có phải trải qua nhiều bất công, thử thách nhưng đến cuối vẫn sẽ có được một cuộc sống xứng đáng với những gì cô đã phải trải qua.
Cô Tấm hiền lành, chăm chỉ tiêu biểu cho những người nông dân thật thà, chất phác. Hình ảnh cô Tấm đã gắn liền với tuổi thơ của biết bao thế hệ, chiếm một vị trí quan trọng trong thời thơ ấu của mỗi người.
“Tôi yêu truyện cổ nước tôi
Vừa nhân hậu lại tuyệt vời sâu xa”.
Mỗi con người Việt Nam có ai lớn lên mà không gắn bó với những câu chuyện cổ tích. Khi còn bé, những câu chuyện cổ tích theo ta vào giấc ngủ, lúc trưởng thành, truyện cổ tích lại thành bài học theo ta suốt cuộc đời. Ta quên làm sao những nhân vật tuy chỉ là sản phẩm của trí tưởng tượng nhưng lại sống động lạ kì. Và trong tâm trí tôi, hình ảnh cô Tấm dịu hiền luôn để lại nhiều ấn tượng nhất.
Từ hồi còn nhỏ, câu chuyện cổ tích Tấm Cám đã luôn có sức hút đặc biệt đối với tôi. Tôi thương cô Tấm dịu hiền bao nhiêu thì căm ghét mẹ con Cám độc ác bấy nhiêu. Cô Tấm trong tâm trí tôi là một người con gái đoan trang, hiền lành, nết na. Cô có dáng người mảnh khảnh như cây mai, khuôn mặt tròn, đầy đặn, phúc hậu như trăng rằm.
Làn da của cô thì trắng như trứng gà bóc. Đôi mắt cô đen láy, cái nhìn ánh lên sự dịu dàng, hiền từ, giọng nói nhẹ nhàng, thanh thoát như tiếng chim hót buổi sớm mai. Trên người cô chỉ là bộ quần áo nâu giản dị nhưng không hề làm mất đi vẻ xinh đẹp vốn có.
Tấm không chỉ đẹp người mà còn đẹp nết. Từ nhỏ cô đã phải chịu nhiều thiệt thòi vì mẹ mất sớm, dì ghẻ thì chỉ yêu thương Cám và đối xử bất công với cô. Tấm phải làm việc vất vả từ sáng đến tối bởi dì ghẻ đầy đọa cùng đứa em ích kỉ đùn đẩy, tuy vậy, cô chẳng bao giờ thở than lấy một lời, cố nén tất cả nhẫn nhịn, uất ức vào trong lòng.
Tấm vừa là người con hiếu thảo, vừa là cô gái chăm chỉ, chịu thương chịu khó. Khi đã trở thành hoàng hậu, có một cuộc sống hạnh phúc, đủ đầy, hằng năm, Tấm vẫn nhớ tới ngày giỗ bố, biết bố thích ăn trầu, Tấm trèo lên cây hái một buồng cau để thắp hương bố. Bị mẹ con dì ghẻ hãm hại hết lần này đến lần khác nhưng Tấm vẫn tái sinh một cách kì diệu, có lúc Tấm hóa thân thành con chim vàng anh, có lúc lại biến thành cây xoan đào, khung cửi, quả thị.
Cuối cùng, sau bao khó khăn, thử thách Tấm cũng có được hạnh phúc viên mãn, mẹ con dì ghẻ bị trừng trị thích đáng. Câu chuyện về cuộc đời cô Tấm làm em thấm thía hơn triết lí ở hiền gặp lành của ông cha ta. Những người hiền lành như cô Tấm dẫu có phải trải qua nhiều bất công, thử thách nhưng đến cuối vẫn sẽ có được một cuộc sống xứng đáng với những gì cô đã phải trải qua.
Cô Tấm hiền lành, chăm chỉ tiêu biểu cho những người nông dân thật thà, chất phác. Hình ảnh cô Tấm đã gắn liền với tuổi thơ của biết bao thế hệ, chiếm một vị trí quan trọng trong thời thơ ấu của mỗi
Mỗi câu chuyện cổ tích đều mang đến cho ta những thông điệp sâu sắc về cuộc sống. Với tôi, hình ảnh bà Tiên trong truyện “Cô bé Lọ Lem” là hình ảnh gợi cho tôi khát vọng được sống đẹp, được sống trong một xã hội công bằng mà cái thiện chiến thắng cái ác.
Nhìn từ xa, bà chỉ nhỏ như một đốm sáng lân tinh có thể di chuyển trong không gian. Nhưng khi lại gần trông bà thật hồng hào, phúc hậu. Bà đội một chiếc vương miện nhỏ gắn những viên kim cương óng ánh. Khuôn mặt bà trắng hồng và dường như tỏa ra vòng hào quang của sự nhân hậu.
Đôi mắt bà sáng long lanh với những ánh nhìn như hàng nghìn vì sao trên trời. Nhưng đó là đôi mắt khi bà gặp người hiền lành và che chở cho những kẻ yếu đuối. Còn khi gặp kẻ xấu, đôi mắt bà rực lên ngọn lửa của sự căm thù như muốn thiêu cháy cái ác, cái xấu.
Bà thường khoác trên mình chiếc áo choàng trắng có đính những hạt cườm lóng lánh. Cũng như các vị tiên khác, bà có một đôi cánh nhỏ xíu lấp lánh sắc màu ở phía sau lưng. Bà có thể di chuyển trên không trung một cách dễ dàng. Sức mạnh huyền diệu của bà chính là cây đũa thần. Mỗi khi bà vung lên thì những bông tuyết sáng ngời bung tỏa ra.
Nhờ cây đũa thần kì đó mà nàng Lọ Lem xinh đẹp có mọi thứ để được đi dạ hội. Bà Tiên có tấm lòng tốt bụng, nhân hậu. Bà thường giúp đỡ những người nghèo khó. Nghe tiếng khóc của cô bé Lọ Lem, bà đã cưỡi đám mây hồng đến và hỏi vì sao cô bé khóc. Rồi bà nhẹ nhàng vung đũa thần và hô “úm ba la”. Hai anh chuột đang ăn vụng gần đó bỗng nhiên biến thành hai con bạch mã.
Còn thật kì lạ, quả bí đỏ thì biến thành cỗ xe lộng lẫy và anh mèo đang ngẩn ngơ khi thấy những chú chuột bỗng nhiên biến mất lại hiện ra thành những người lái xe ngựa. Lọ Lem đã có đủ thứ mình cần. Nhưng khi nhìn thấy bộ quần áo rách rưới của cô, bà lại giơ đũa thần lên và xoay người nhẹ nhàng biến thành một làn bụi hào quang. Tức thì, bộ quần áo rách rưới của Lọ Lem biến mất. Thay vào đó là một nàng công chúa xinh đẹp, lộng lẫy trong chiếc váy màu hồng có đính những hạt cườm lóng lánh.
Còn đôi giầy, chao ôi, đôi giầy như đang làm bằng thủy tinh, trong suốt, xinh xắn quá. Bằng giọng nói ngân nga trong như tiếng ngọc, bà khẽ dặn dò Lọ Lem: “Con nhớ phải về trước 12 giờ đêm nhé!”. Với người hiền lành, bất hạnh, bà yêu thương, che chở, nhưng với kẻ ác thì hành động của bà rất mạnh mẽ, quyết liệt.
Để trừng trị mẹ con dì ghẻ độc ác, cây đũa thần của bà quay tít, bà Tiên nổi giận, giọng bà rền vang cả đất trời. Rồi bà lấy đũa thần, biến mẹ con dì ghẻ thành hai con cóc và đày họ đến miền hẻo lánh. Sau đó, bà vui mừng tham gia đám cưới của Lọ Lem với hoàng tử.
Bà Tiên thật tốt bụng, đã giúp đỡ mọi người. Em rất yêu quý bà và mong một ngày không xa em cũng sẽ được bà giúp đỡ. Bà đã truyền cho em bài học sâu sắc về cuộc sống: ở hiền gặp lành, ác giả ác báo.
Chắc hẳn các bạn vẫn còn nhớ câu chuyện "Nàng tiên Ốc" được học trong chương trình Kể chuyện ở lớp Bốn. Nàng tiên hóa thân trong vỏ của con ốc và được một bà lão nông dân mang về nuôi khiến ai ai cũng yêu thích và có sự liên tưởng đến cô Tấm dịu hiền bước ra từ quả thị giúp bà lão trong truyện "Tấm Cám".
Nàng tiên Ốc mới đẹp làm sao! Dáng người thanh mảnh, bước đi mềm mại, uyển chuyển. Làn da nàng trắng mịn như tuyết. Khuôn mặt trái xoan xinh đẹp, hiền hậu và dịu dàng. Dưới cặp mi cong vút là đôi mắt bồ câu sáng long lanh. Đôi môi hình trái tim lúc nào cũng đỏ mọng.
Nàng mặc một bộ váy màu xanh nước biển, có thắt một chiếc đai màu trắng càng tăng thêm vẻ duyên dáng của nàng. Hằng ngày, nàng từ trong vỏ ốc chui ra giúp bà lão quét dọn nhà cửa nấu cơm, nhặt cỏ vườn và cho lợn ăn. Động tác của nàng nhanh nhẹn, bước đi của nàng như lướt trên mặt đất.
Những công việc nàng làm chẳng mấy chốc là xong. Cơm nàng nấu rất khéo và ngon. Đàn lợn dưới tay nàng chăm sóc lớn nhanh như thổi. Vườn rau tươi ngày càng xanh tốt. Mỗi lần đi làm đồng về, bà lão nông dân vô cùng ngạc nhiên không biết ai đã giúp mình.
Một lần bà giả vờ ra đồng rồi quay trở về, bà bắt gặp nàng tiên Ốc, bà sững sờ trước sắc đẹp lộng lẫy của nàng, bà vội chạy ngay ra chum nước và đập vỡ vỏ ốc đi. Thấy động, nàng tiên Ốc định chạy lại chum nước nhưng bà lão đã ôm chầm lấy nàng. Từ đó, nàng trở thành người con hiếu thảo, ngoan ngoãn của bà cụ. Hai mẹ con sống hạnh phúc bên nhau.
Câu chuyện thật hay phải không các bạn, cuối cùng nàng tiên xinh đẹp cũng trở thành người con của bà cụ và được sống hạnh phúc bên mái ấm yêu thương rồi.
Thế giới thần tiên trong trí tưởng tượng của trẻ em Việt Nam là một thế giới đầy màu sắc. Ở nơi thiên đường đó có cô Tấm dịu hiền, có anh Khoai chăm chỉ, cần cù và chàng Thạch Sanh khỏe mạnh, dũng cảm. Tuy nhiên, người mà những đứa trẻ chúng tôi thích nhất lại là ông Tiên – cụ già tốt bụng, luôn mang đến những điều ước màu nhiệm.
Trong trí tưởng tượng của tôi, ông tiên chắc cũng chẳng khác gì ông nội là mấy. Ông cũng có mái tóc trắng, búi củ tôi như các cụ ngày xưa. Ông có đôi mắt to, tròn nhìn hết cả thế gian xem ai khó khăn, đau khổ thì giúp đỡ. Đôi mắt ấy rất hiền hậu, nhân từ như chính con người ông.
Ông tôi ngày xưa có chùm râu dài đến rốn, bạc trắng nên tôi nghĩ bụt cũng vậy thôi. Da dẻ ông hồng hào, trắng trẻo vì ăn nhiều đào tiên trên thiên đình. Ông Tiên hay đi giúp đỡ người khác. Mỗi lần ông xuất hiện là lại có những đám khói trắng xóa ở đâu hiện ra mà chúng tôi thường gọi là "cân đẩu vân" của ông. Xung quanh ông Tiên, những luồng ánh sáng có thể soi sáng cả thế gian.
Ông thường mặc bộ quần áo màu vàng, đôi guốc mộc trông giản dị và gần gũi như ông mình. Giọng nói của ông ấm áp và ôn tồn xoa dịu hết mọi nỗi đau. Nhưng điều làm tôi yêu ông nhất chính là tấm lòng của ông. "Ông Tiên tốt bụng", "cụ già mang đến nhiều điều ước" là những cái tên mà tôi đặt cho ông. Ông Tiên giúp đỡ chị Tấm gặp được nhà vua. Khi chị Tấm không có quần áo đi dự hội, ông đã hóa phép biến đống xương cá ở bốn chân giường thành bộ quần áo đẹp, thành đôi hài đỏ dễ thương và thành con ngựa hồng để chị Tấm đi dự hội.
Ông Tiên đã dạy cho anh Khoai hai câu thần chú để trị tội tên địa chủ và cưới được con gái hắn. Trong câu chuyện cổ tích “Bông cúc trắng” ông tiên đã chỉ đường cho cô bé hái được hoa cúc mang về chữa bệnh cho mẹ. Ông còn đến tận nhà khám bệnh, chữa trị cho mẹ cô bé hiếu thảo kia…
Vậy đấy! Với cây phất trần trong tay ông đã đi khắp mọi nơi, gặp đủ hạng người, tốt có, xấu có. Nhưng chỉ những người tốt, những đứa bé ngoan ngoãn, học giỏi và hiếu thảo mới gặp được ông tiên, được ông giúp đỡ và cho điều ước. Còn những đứa trẻ hư, những người xấu sẽ phải chịu hình phạt thích đáng.
Tôi yêu ông Tiên lắm. Tôi coi ông như ông ruột của mình ấy. Từ hồi còn nằm nôi, tôi đã được các bà các mẹ kể về ông Tiên. Đến trong mơ, tôi cũng nhìn thấy những việc mà ông đã làm để giúp đỡ bà con nghèo, người gặp hoạn nạn. Tôi không phải là một đứa trẻ ngoan. Đôi lúc tôi còn lười biếng và cãi lại mẹ nhưng tôi sẽ sửa chữa, tôi sẽ cố gắng chăm học hơn, ngoan ngoãn hơn để một lần được nhìn thấy ông tiên – cụ già tốt bụng và nhân hậu của tôi.
Nàng tiên cá trong các câu chuyện cổ tích là một nhân vật được xây dựng lên bằng trí tưởng tượng của con người khiến ai cũng yêu mến.
Họ là những nữ nhân ngư vô cùng xinh đẹp và quyến rũ. Nửa thân trên mang hình dáng con người, nửa dưới là một chiếc đuôi lớn của loài cá. Chiếc đuôi của nàng dát đầy vảy xanh vàng óng ánh tỏa hào quang trong ánh mặt trời. Các mĩ nhân ngư sở hữu những mái tóc dài thướt tha trông rất dịu dàng và cuốn hút.
Khuôn mặt của nàng tiên cá đẹp như những thiên thần. Vẻ đẹp ấy khiến ai cũng mê mẩn. Làn da trắng hồng đã tôn lên vẻ đẹp ấy. Cặp mắt của các nàng xanh thẳm và sâu hun hút như đáy biển còn đôi môi luôn đỏ mọng quyến rũ, vẻ đẹp của các nàng đủ sức làm nghiêng ngả cả một thành trì, một vẻ đẹp nghiêng nước nghiêng thành.
Theo truyền thuyết, nàng tiên cá là con gái vua Thủy Tề ngự trị dưới đáy biển sâu. Các nàng sống trong cung điện bằng ngọc trai và san hô lộng lẫy chỉ thỉnh thoảng vào những buổi sáng tinh sương hay chiều hoàng hôn muộn, các nàng lại rủ nhau ngoi lên mặt nước tìm các đảo nhỏ chơi đùa, hát ca.
Mỗi khi tiếng hát của các nàng vang lên mặt trời cùng nghiêng mình lắng nghe, mây ngừng trôi, gió ngừng thổi, chim ngừng hót, ngất ngây trước sự réo rắt, ngân nga của tiếng hát. Tiếng đàn lia của vị thần nghệ thuật A-pô-lông cũng không thể sánh bằng. Chính bởi sự kì diệu của giọng ca mà biết bao chàng thủy thủ đã sẵn sàng trầm mình xuống biển để tìm đến với các nàng.
Tưởng tượng ra hình ảnh nàng tiên cá, con người chắp cánh cho trí tưởng tượng bay xa và qua đó muốn giải thích cho sự biến mất của các con thuyền trên biển một cách bay bổng, lãng mạn, mang đậm tư duy thần thánh cổ xưa.
Có lẽ ai đã đọc truyện "Thạch Sanh" đều nhớ đến cây đàn và niêu cơm đất thần kì. Nó đã trở thành biểu tượng gắn với hình ảnh Thạch Sanh. Mỗi lần đọc xong truyện, gấp sách lại, em có cảm giác như nhân vật đang bước ra từ câu chuyện, gần gũi và chân thật.
Thạch Sanh cao lớn, vạm vỡ với những bắp tay cuồn cuộn. Thân hình cân đối, cường tráng càng làm tăng thêm vẻ đẹp. Thạch Sanh đóng một cái khố, trên đầu quấn một chiếc khăn nâu, vai đeo cung tên đi từ trong rừng ra với những bó củi to trông như lực sĩ của rừng xanh.
Thạch Sanh mồ côi cha mẹ từ thuở nhỏ. Anh ấy không phải là con người bình thường mà là thái tử, con Ngọc Hoàng xuống đầu thai làm con của một đôi vợ chồng già ở Cao Bình. Nguồn gốc cao quý và khác thường ấy như điềm báo cho ta biết cuộc đời Thạch Sanh sẽ không phẳng lặng mà gặp nhiều thử thách, chông gai.
Thạch Sanh là một chàng trai tốt bụng, chăm chỉ và tài giỏi. Vì thật thà lắm nên bao lần anh bị Lí Thông lừa mà không hề hay biết. Ở cạnh Lí Thông gian xảo, anh đã sống chân thật hết mình, giúp hắn biết bao việc. Không chỉ có vậy, lúc nào chàng trai ấy cũng sẵn lòng giúp đỡ người khác khi hoạn nạn, chẳng từ gian nguy.
Thạch Sanh đã giết được chằn tinh không chỉ cứu được mẹ con Lí Thông mà còn giúp được dân làng thoát khỏi nanh vuốt độc ác của đại bàng khổng lồ. Và hơn cả, Thạch Sanh đã đánh thắng được quân mười tám nước chư hầu bằng trí thông minh của mình mà không tốn một hòn tên mũi đạn. Những chiến công oai hùng đó của Thạch Sanh thật đáng ngưỡng mộ.
Trải qua nhiều khó khăn, Thạch Sanh càng thể hiện được bản lĩnh, tài năng của mình. Chấp nhận đi canh miếu thờ, rồi gặp chằn tinh, anh đều sẵn sàng chiến đấu mà không hề run sợ. Thấy đại bàng bắt công chúa, Thạch Sanh dũng cảm lần theo dấu vết rồi xin xuống hang đánh đại bàng giải cứu.
Khi bị vu oan tội ăn cắp của cải nhà vua và bị bắt vào ngục tối, Thạch Sanh mang cây đàn ra đánh, tiếng đàn đã đến được với công chúa, anh tự giải cứu được chính mình. Thử thách mười tám nước chư hầu đã thể hiện rõ nhất tài năng cũng như tấm lòng nhân ái của chàng dũng sĩ. Niêu cơm thần kì đã giúp Thạch Sanh làm cho các binh lính tâm phục khẩu phục mà rút về.
Trong niềm vui hân hoan chiến thắng ta càng thấy Thạch Sanh đẹp hơn bao giờ hết, vẻ đẹp hài hòa giữa ngoại hình với tâm hồn và tài năng. Thạch Sanh mãi là người dùng sĩ của các bạn nhỏ các thế hệ từ xưa cho đến mãi về sau. Dù đọc bao câu chuyện cổ tích khác nhưng hình ảnh Thạch Sanh vẫn mãi đọng lại trong tâm trí em.
Chắc hẳn các bạn vẫn còn nhớ câu chuyện "Nàng tiên Ốc" được học trong chương trình Kể chuyện ở lớp Bốn. Nàng tiên hóa thân trong vỏ của con ốc và được một bà lão nông dân mang về nuôi khiến ai ai cũng yêu thích và có sự liên tưởng đến cô Tấm dịu hiền bước ra từ quả thị giúp bà lão trong truyện "Tấm Cám".
Nàng tiên Ốc mới đẹp làm sao! Dáng người thanh mảnh, bước đi mềm mại, uyển chuyển. Làn da nàng trắng mịn như tuyết. Khuôn mặt trái xoan xinh đẹp, hiền hậu và dịu dàng. Dưới cặp mi cong vút là đôi mắt bồ câu sáng long lanh. Đôi môi hình trái tim lúc nào cũng đỏ mọng.
Nàng mặc một bộ váy màu xanh nước biển, có thắt một chiếc đai màu trắng càng tăng thêm vẻ duyên dáng của nàng. Hằng ngày, nàng từ trong vỏ ốc chui ra giúp bà lão quét dọn nhà cửa nấu cơm, nhặt cỏ vườn và cho lợn ăn. Động tác của nàng nhanh nhẹn, bước đi của nàng như lướt trên mặt đất.
Những công việc nàng làm chẳng mấy chốc là xong. Cơm nàng nấu rất khéo và ngon. Đàn lợn dưới tay nàng chăm sóc lớn nhanh như thổi. Vườn rau tươi ngày càng xanh tốt. Mỗi lần đi làm đồng về, bà lão nông dân vô cùng ngạc nhiên không biết ai đã giúp mình.
Một lần bà giả vờ ra đồng rồi quay trở về, bà bắt gặp nàng tiên Ốc, bà sững sờ trước sắc đẹp lộng lẫy của nàng, bà vội chạy ngay ra chum nước và đập vỡ vỏ ốc đi. Thấy động, nàng tiên Ốc định chạy lại chum nước nhưng bà lão đã ôm chầm lấy nàng. Từ đó, nàng trở thành người con hiếu thảo, ngoan ngoãn của bà cụ. Hai mẹ con sống hạnh phúc bên nhau.
Câu chuyện thật hay phải không các bạn, cuối cùng nàng tiên xinh đẹp cũng trở thành người con của bà cụ và được sống hạnh phúc bên mái ấm yêu thương rồi.
Trong kho tàng các câu chuyện dân gian Việt Nam, có rất nhiều nhân vật quen thuộc, mỗi nhân vật đều đều mang lại cho ta một bài học cuộc sống thật sâu sắc. Và nhân vật mà em yêu thích nhất đó chính là nhân vật ông bụt trong truyện "Cây Tre trăm đốt".
Ngày xưa có một anh trai cày khỏe mạnh, chăm chỉ. Vì nhà nghèo nên phải đi làm thuê cho lão bá hộ. Vốn tính keo kiệt, bủn xỉn, và nham hiểm, một hôm hắn gọi anh trai lại và nói: Con hãy ráng làm việc đi, ta sẽ gả con gái cho. Tưởng thật, anh trai cày lao vào làm việc quần quật.
Hai năm sau, nhờ công của anh mà lão bá hộ tậu được rất nhiều nhà cửa, ruộng vườn. Hắn lại gọi anh lại và bảo: "Hai năm qua con đã làm việc thật vất vả, nay ta se gả con gái cho con. Nhưng con hãy vào rừng kiếm cho bằng được cây tre trăm đốt". Anh trai cày liền chạy vội vào rừng, chặt mãi chặt mãi mà không thấy.
Biết bá hộ lừa mình, anh òa khóc. Trong lúc đó, lão bá hộ cho người chuẩn bị hôn lễ cho con mình và cậu con trai nhà giàu làng bên. Bỗng lúc đó, một làn khói trắng tỏa ra che lấp cả mặt trời chói chang. Đằng xa, một ông bụt đầu tóc bạc phơ bắt đầu hiện ra. Ông có khuôn mặt hình chữ điền cùng chiếc cằm chẻ trông rất hiền lành và cái tráng cao chứa đầy những nếp nhăn hằn sâu đến lạ.
Phía sau khóe mắt hình chân chim là đôi mắt to tròn, luôn ánh lên một cái nhìn nhân hậu. Nằm cân đối giữa hai gò má đồi mồi đã nhăn nhúm đi nhiều là một chiếc mũi khoằm trông rất ngộ nghĩnh. Hàm răng ông tuy không được trắng bóng nhưng lại đều như hạt bắp, nằm ẩn sau đôi môi đầy đặn, hồng hào.
Nhưng điều khiến ông trông thật gần gũi là hàm râu dài đến ngực và cũng trắng tinh một màu.Tất cả tạo cho ông một cái nhìn tuy đơn sơ như những cụ già Việt Nam nhưng lại mang đậm tính thương người, sẵn sàng giúp đỡ họ khi gặp khó khăn, nguy hiểm. Ông khoác trên mình một chiếc áo trắng tinh luôn óng ánh dưới những tia nắng mặt trời và được tô điểm bằng những hình vẽ long, phụng.
Tay ông dài dài, lúc nào cũng phe phẩy cây phất trần trắng xóa như mái tóc của mình. Chân ông cao cao nhưng bước đi vẫn còn nhanh nhẹn. Thấy anh trai cày ngồi khóc ông bước đến cất một tiếng cười lớn. Tiếng cười lan rộng và xa đến mọi ngóc ngách của khu rừng. Rồi với một giọng nói trầm, ấm, ông hỏi: "Tại sao con khóc?"
Anh trai cày mếu máo kể lại hết mọi việc cho ông tiên nghe. Sau một hồi trầm ngâm ông bảo anh trai cày đem một trăm đốt tre về và xếp thành một hàng dài. Thế rồi ông bắt đầu làm phép. Ông phất pha phất phới cây phất trần của mình, một làn gió mạnh bắt đầu thổi, cuốn phăng tất cả những lá cây rơi rụng trên đường. Một vầng hào quang bắt đầu xuất hiện sau lưng ông.
Ông hô: "Khắc nhập - khắc nhập". Tiếng hô thật dõng dạc mà nghe đầy quyền năng. Những đốt tre bắt đầu bị hút vào với nhau tạo thành một cây tre trăm đốt. Một lần nữa, ông lại cất tiếng cười vang vọng cả núi rừng. Anh trai cày chưa kịp cảm ơn thì ông tiên đã hóa phép biến ra một làn khói trắng rồi bay về trời từ lúc nào không biết.
Ông cũng không quên căn dặn anh phải nhớ kĩ hai câu thần chú. Anh trai liền chạy về để cản buổi lễ thành hôn. Xấu hổ quá, hai vợ chồng lão phú hộ đành gả con cho anh trai cày. Và thế là hai người đã sống với nhau đến trọn đời.
Qua hình ảnh ông tiên trong câu chuyện này và nhiều câu chuyện khác nữa. Người xưa muốn khuyên dạy chúng ta: Ở hiền thì gặp lành, ở ác thì gặp ác. Ông tiên luôn là người xuất hiện để giúp đỡ những người nghèo khó trước sự tàn bạo của bọn phú hộ. Sau này, lớn lên, em sẽ kể cho con nghe các câu truyện dân gian này để chúng sẽ là người lưu giữ và bảo tồn văn hóa dân tộc.
Em đã đọc nhiều truyện cổ tích của thế giới nhưng em vẫn ấn tượng với truyện "Cô bé Lọ Lem". Nàng Lọ Lem trong truyện thật xinh đẹp, dịu hiền và rất nết na. Cô nàng đã có quãng thời gian dài khổ cực để tìm tới một hạnh phúc trọn vẹn.
Lọ Lem thật xinh đẹp! Dáng người nàng nhỏ nhắn, dong dỏng cao. Khuôn mặt trái xoan, thanh tú nổi bật, nước da trắng hồng, mịn màng. Đôi mắt đen láy, sáng long lanh ẩn dưới hàng lông mi uốn cong tự nhiên càng làm tăng vẻ quyến rũ của đôi mắt. Hàng lông mày lá liễu dài và cong càng làm tăng vẻ tự nhiên của đôi mắt quyến rũ ấy. Chiếc mũi dọc dừa cao điểm vẻ đẹp cho khuôn mặt của nàng.
Đôi môi mềm, đầy đặn, bóng như vừa được bôi một lớp son mỏng. Hàm răng trắng, đều đặn cứ lấp ló giữa hai vành môi, ẩn giấu một vẻ đẹp nền nã. Mái tóc đen, óng mượt xõa ngang vai. Thường ngày Lọ Lem chỉ mặc một bộ đồ rách rưới, vá chằng vá đụp để lau dọn nhà cửa.
Khuôn mặt của Lọ Lem xinh xắn vậy mà lại luôn bị lem luốc bởi cô phải quét dọn nơi xó nhà hay gác xép bẩn thỉu. Chính vì bộ dạng lem luốc nên cô mới bị gọi tên là Lọ Lem. Lọ Lem rất chăm chỉ, luôn dọn dẹp luôn chân luôn tay. Cô rất hay lam hay làm. Lọ Lem có tính nết thật tốt đẹp: hiền dịu, nết na, chăm chỉ - những đức tính, phẩm chất tốt đẹp nhất của người phụ nữ.
Cuộc đời của Lọ Lem có quãng đường dài thật gian khổ mới tìm được hạnh phúc đích thực. Để dẫn tới kết quả tốt đẹp đó là cả một câu chuyện dài. Thuở nhỏ, Lọ Lem sống rất vui vẻ cùng cha mẹ trong ngôi nhà rộng rãi, thoải mái. Bỗng nhiên, mẹ nàng lâm bệnh nặng rồi qua đời. Cha nàng lấy thêm vợ kế. Mụ mẹ kế đã có hai đứa con riêng trạc tuổi Lọ Lem.
Hai đứa con của mụ đứa thì gầy, đứa thì béo. Sau đó, cha của Lọ Lem bị tai nạn nên cũng qua đời. Sau khi ông mất, mụ mẹ kế bắt cô bé phải phục vụ và phục tùng hai mẹ con mụ. Những bộ đồ lộng lẫy, những đôi giày tuyệt đẹp và căn phòng trang hoàng lộng lẫy đã quá xa vời với Lọ Lem. Mụ mẹ kế chỉ cho Lọ Lem mặc những bộ đồ bỏ đi, vá chằng vá đụp và đôi giày thô kệch.
Mụ bắt cô phải làm lụng luôn chân luôn tay. Còn hai cô con riêng của mụ chỉ biết ăn chơi, lêu lổng, sống cuộc sống sung sướng mà lẽ ra Lọ Lem được hưởng. Lọ Lem xinh xắn chỉ được ở trên gác xép bụi bậm, bẩn thỉu, chứa đầy đồ cũ nát và cô có bạn là những chú chuột. Rồi một hôm, hoàng tử mở tiệc tiếp khách có mời cả mấy mẹ con mụ dì ghẻ và cả Lọ Lem nữa. Nhưng mụ chỉ sắm sửa, trang điểm cho mình và hai đứa con xấu xí. Mụ còn bắt Lọ Lem nhặt hạt đỗ tới trầy cả tay mà không được đi dự tiệc.
May có bà tiên giúp đỡ, cô đã có bộ đồ lộng lẫy, cổ xe tuyệt đẹp tới dự tiệc. Lọ Lem nhảy với hoàng tử tới sau mười hai giờ - giờ bà tiên dặn phải về nếu không phép màu sẽ bị biến mất. Cô vội vã đánh rơi chiếc giày làm hoàng tử đi tìm khắp nơi.
Cuối cùng, hoàng tử đã tìm được chủ nhân của chiếc giày. Hoàng tử đã tìm thấy vị hôn thê của đời mình - Lọ Lem và cưới nàng về làm vợ. Cuộc sống của hai người rất hạnh phúc.
Trong kho tàng các câu chuyện dân gian Việt Nam, có rất nhiều nhân vật quen thuộc, mỗi nhân vật đều đều mang lại cho ta một bài học cuộc sống thật sâu sắc. Và nhân vật mà em yêu thích nhất đó chính là nhân vật ông bụt trong truyện "Cây Tre trăm đốt".
Ngày xưa có một anh trai cày khỏe mạnh, chăm chỉ. Vì nhà nghèo nên phải đi làm thuê cho lão bá hộ. Vốn tính keo kiệt, bủn xỉn, và nham hiểm, một hôm hắn gọi anh trai lại và nói: Con hãy ráng làm việc đi, ta sẽ gả con gái cho. Tưởng thật, anh trai cày lao vào làm việc quần quật.
Hai năm sau, nhờ công của anh mà lão bá hộ tậu được rất nhiều nhà cửa, ruộng vườn. Hắn lại gọi anh lại và bảo: "Hai năm qua con đã làm việc thật vất vả, nay ta se gả con gái cho con. Nhưng con hãy vào rừng kiếm cho bằng được cây tre trăm đốt". Anh trai cày liền chạy vội vào rừng, chặt mãi chặt mãi mà không thấy.
Biết bá hộ lừa mình, anh òa khóc. Trong lúc đó, lão bá hộ cho người chuẩn bị hôn lễ cho con mình và cậu con trai nhà giàu làng bên. Bỗng lúc đó, một làn khói trắng tỏa ra che lấp cả mặt trời chói chang. Đằng xa, một ông bụt đầu tóc bạc phơ bắt đầu hiện ra. Ông có khuôn mặt hình chữ điền cùng chiếc cằm chẻ trông rất hiền lành và cái tráng cao chứa đầy những nếp nhăn hằn sâu đến lạ.
Phía sau khóe mắt hình chân chim là đôi mắt to tròn, luôn ánh lên một cái nhìn nhân hậu. Nằm cân đối giữa hai gò má đồi mồi đã nhăn nhúm đi nhiều là một chiếc mũi khoằm trông rất ngộ nghĩnh. Hàm răng ông tuy không được trắng bóng nhưng lại đều như hạt bắp, nằm ẩn sau đôi môi đầy đặn, hồng hào.
Nhưng điều khiến ông trông thật gần gũi là hàm râu dài đến ngực và cũng trắng tinh một màu.Tất cả tạo cho ông một cái nhìn tuy đơn sơ như những cụ già Việt Nam nhưng lại mang đậm tính thương người, sẵn sàng giúp đỡ họ khi gặp khó khăn, nguy hiểm. Ông khoác trên mình một chiếc áo trắng tinh luôn óng ánh dưới những tia nắng mặt trời và được tô điểm bằng những hình vẽ long, phụng.
Tay ông dài dài, lúc nào cũng phe phẩy cây phất trần trắng xóa như mái tóc của mình. Chân ông cao cao nhưng bước đi vẫn còn nhanh nhẹn. Thấy anh trai cày ngồi khóc ông bước đến cất một tiếng cười lớn. Tiếng cười lan rộng và xa đến mọi ngóc ngách của khu rừng. Rồi với một giọng nói trầm, ấm, ông hỏi: "Tại sao con khóc?"
Anh trai cày mếu máo kể lại hết mọi việc cho ông tiên nghe. Sau một hồi trầm ngâm ông bảo anh trai cày đem một trăm đốt tre về và xếp thành một hàng dài. Thế rồi ông bắt đầu làm phép. Ông phất pha phất phới cây phất trần của mình, một làn gió mạnh bắt đầu thổi, cuốn phăng tất cả những lá cây rơi rụng trên đường. Một vầng hào quang bắt đầu xuất hiện sau lưng ông.
Ông hô: "Khắc nhập - khắc nhập". Tiếng hô thật dõng dạc mà nghe đầy quyền năng. Những đốt tre bắt đầu bị hút vào với nhau tạo thành một cây tre trăm đốt. Một lần nữa, ông lại cất tiếng cười vang vọng cả núi rừng. Anh trai cày chưa kịp cảm ơn thì ông tiên đã hóa phép biến ra một làn khói trắng rồi bay về trời từ lúc nào không biết.
Ông cũng không quên căn dặn anh phải nhớ kĩ hai câu thần chú. Anh trai liền chạy về để cản buổi lễ thành hôn. Xấu hổ quá, hai vợ chồng lão phú hộ đành gả con cho anh trai cày. Và thế là hai người đã sống với nhau đến trọn đời.
Qua hình ảnh ông tiên trong câu chuyện này và nhiều câu chuyện khác nữa. Người xưa muốn khuyên dạy chúng ta: Ở hiền thì gặp lành, ở ác thì gặp ác. Ông tiên luôn là người xuất hiện để giúp đỡ những người nghèo khó trước sự tàn bạo của bọn phú hộ. Sau này, lớn lên, em sẽ kể cho con nghe các câu truyện dân gian này để chúng sẽ là người lưu giữ và bảo tồn văn hóa dân tộc.
Mỗi câu chuyện cổ tích đều mang đến cho ta những thông điệp sâu sắc về cuộc sống. Với tôi, hình ảnh bà Tiên trong truyện “Cô bé Lọ Lem” là hình ảnh gợi cho tôi khát vọng được sống đẹp, được sống trong một xã hội công bằng mà cái thiện chiến thắng cái ác.
Nhìn từ xa, bà chỉ nhỏ như một đốm sáng lân tinh có thể di chuyển trong không gian. Nhưng khi lại gần trông bà thật hồng hào, phúc hậu. Bà đội một chiếc vương miện nhỏ gắn những viên kim cương óng ánh. Khuôn mặt bà trắng hồng và dường như tỏa ra vòng hào quang của sự nhân hậu.
Đôi mắt bà sáng long lanh với những ánh nhìn như hàng nghìn vì sao trên trời. Nhưng đó là đôi mắt khi bà gặp người hiền lành và che chở cho những kẻ yếu đuối. Còn khi gặp kẻ xấu, đôi mắt bà rực lên ngọn lửa của sự căm thù như muốn thiêu cháy cái ác, cái xấu.
Bà thường khoác trên mình chiếc áo choàng trắng có đính những hạt cườm lóng lánh. Cũng như các vị tiên khác, bà có một đôi cánh nhỏ xíu lấp lánh sắc màu ở phía sau lưng. Bà có thể di chuyển trên không trung một cách dễ dàng. Sức mạnh huyền diệu của bà chính là cây đũa thần. Mỗi khi bà vung lên thì những bông tuyết sáng ngời bung tỏa ra.
Nhờ cây đũa thần kì đó mà nàng Lọ Lem xinh đẹp có mọi thứ để được đi dạ hội. Bà Tiên có tấm lòng tốt bụng, nhân hậu. Bà thường giúp đỡ những người nghèo khó. Nghe tiếng khóc của cô bé Lọ Lem, bà đã cưỡi đám mây hồng đến và hỏi vì sao cô bé khóc. Rồi bà nhẹ nhàng vung đũa thần và hô “úm ba la”. Hai anh chuột đang ăn vụng gần đó bỗng nhiên biến thành hai con bạch mã.
Còn thật kì lạ, quả bí đỏ thì biến thành cỗ xe lộng lẫy và anh mèo đang ngẩn ngơ khi thấy những chú chuột bỗng nhiên biến mất lại hiện ra thành những người lái xe ngựa. Lọ Lem đã có đủ thứ mình cần. Nhưng khi nhìn thấy bộ quần áo rách rưới của cô, bà lại giơ đũa thần lên và xoay người nhẹ nhàng biến thành một làn bụi hào quang. Tức thì, bộ quần áo rách rưới của Lọ Lem biến mất. Thay vào đó là một nàng công chúa xinh đẹp, lộng lẫy trong chiếc váy màu hồng có đính những hạt cườm lóng lánh.
Còn đôi giầy, chao ôi, đôi giầy như đang làm bằng thủy tinh, trong suốt, xinh xắn quá. Bằng giọng nói ngân nga trong như tiếng ngọc, bà khẽ dặn dò Lọ Lem: “Con nhớ phải về trước 12 giờ đêm nhé!”. Với người hiền lành, bất hạnh, bà yêu thương, che chở, nhưng với kẻ ác thì hành động của bà rất mạnh mẽ, quyết liệt.
Để trừng trị mẹ con dì ghẻ độc ác, cây đũa thần của bà quay tít, bà Tiên nổi giận, giọng bà rền vang cả đất trời. Rồi bà lấy đũa thần, biến mẹ con dì ghẻ thành hai con cóc và đày họ đến miền hẻo lánh. Sau đó, bà vui mừng tham gia đám cưới của Lọ Lem với hoàng tử.
Bà Tiên thật tốt bụng, đã giúp đỡ mọi người. Em rất yêu quý bà và mong một ngày không xa em cũng sẽ được bà giúp đỡ. Bà đã truyền cho em bài học sâu sắc về cuộc sống: ở hiền gặp lành, ác giả ác báo.
Em đã đọc nhiều truyện cổ tích của thế giới nhưng em vẫn ấn tượng với truyện "Cô bé Lọ Lem". Nàng Lọ Lem trong truyện thật xinh đẹp, dịu hiền và rất nết na. Cô nàng đã có quãng thời gian dài khổ cực để tìm tới một hạnh phúc trọn vẹn.
Lọ Lem thật xinh đẹp! Dáng người nàng nhỏ nhắn, dong dỏng cao. Khuôn mặt trái xoan, thanh tú nổi bật, nước da trắng hồng, mịn màng. Đôi mắt đen láy, sáng long lanh ẩn dưới hàng lông mi uốn cong tự nhiên càng làm tăng vẻ quyến rũ của đôi mắt. Hàng lông mày lá liễu dài và cong càng làm tăng vẻ tự nhiên của đôi mắt quyến rũ ấy. Chiếc mũi dọc dừa cao điểm vẻ đẹp cho khuôn mặt của nàng.
Đôi môi mềm, đầy đặn, bóng như vừa được bôi một lớp son mỏng. Hàm răng trắng, đều đặn cứ lấp ló giữa hai vành môi, ẩn giấu một vẻ đẹp nền nã. Mái tóc đen, óng mượt xõa ngang vai. Thường ngày Lọ Lem chỉ mặc một bộ đồ rách rưới, vá chằng vá đụp để lau dọn nhà cửa.
Khuôn mặt của Lọ Lem xinh xắn vậy mà lại luôn bị lem luốc bởi cô phải quét dọn nơi xó nhà hay gác xép bẩn thỉu. Chính vì bộ dạng lem luốc nên cô mới bị gọi tên là Lọ Lem. Lọ Lem rất chăm chỉ, luôn dọn dẹp luôn chân luôn tay. Cô rất hay lam hay làm. Lọ Lem có tính nết thật tốt đẹp: hiền dịu, nết na, chăm chỉ - những đức tính, phẩm chất tốt đẹp nhất của người phụ nữ.
Cuộc đời của Lọ Lem có quãng đường dài thật gian khổ mới tìm được hạnh phúc đích thực. Để dẫn tới kết quả tốt đẹp đó là cả một câu chuyện dài. Thuở nhỏ, Lọ Lem sống rất vui vẻ cùng cha mẹ trong ngôi nhà rộng rãi, thoải mái. Bỗng nhiên, mẹ nàng lâm bệnh nặng rồi qua đời. Cha nàng lấy thêm vợ kế. Mụ mẹ kế đã có hai đứa con riêng trạc tuổi Lọ Lem.
Hai đứa con của mụ đứa thì gầy, đứa thì béo. Sau đó, cha của Lọ Lem bị tai nạn nên cũng qua đời. Sau khi ông mất, mụ mẹ kế bắt cô bé phải phục vụ và phục tùng hai mẹ con mụ. Những bộ đồ lộng lẫy, những đôi giày tuyệt đẹp và căn phòng trang hoàng lộng lẫy đã quá xa vời với Lọ Lem. Mụ mẹ kế chỉ cho Lọ Lem mặc những bộ đồ bỏ đi, vá chằng vá đụp và đôi giày thô kệch.
Mụ bắt cô phải làm lụng luôn chân luôn tay. Còn hai cô con riêng của mụ chỉ biết ăn chơi, lêu lổng, sống cuộc sống sung sướng mà lẽ ra Lọ Lem được hưởng. Lọ Lem xinh xắn chỉ được ở trên gác xép bụi bậm, bẩn thỉu, chứa đầy đồ cũ nát và cô có bạn là những chú chuột. Rồi một hôm, hoàng tử mở tiệc tiếp khách có mời cả mấy mẹ con mụ dì ghẻ và cả Lọ Lem nữa. Nhưng mụ chỉ sắm sửa, trang điểm cho mình và hai đứa con xấu xí. Mụ còn bắt Lọ Lem nhặt hạt đỗ tới trầy cả tay mà không được đi dự tiệc.
May có bà tiên giúp đỡ, cô đã có bộ đồ lộng lẫy, cổ xe tuyệt đẹp tới dự tiệc. Lọ Lem nhảy với hoàng tử tới sau mười hai giờ - giờ bà tiên dặn phải về nếu không phép màu sẽ bị biến mất. Cô vội vã đánh rơi chiếc giày làm hoàng tử đi tìm khắp nơi.
Cuối cùng, hoàng tử đã tìm được chủ nhân của chiếc giày. Hoàng tử đã tìm thấy vị hôn thê của đời mình - Lọ Lem và cưới nàng về làm vợ. Cuộc sống của hai người rất hạnh phúc.
Nàng tiên cá trong các câu chuyện cổ tích là một nhân vật được xây dựng lên bằng trí tưởng tượng của con người khiến ai cũng yêu mến.
Họ là những nữ nhân ngư vô cùng xinh đẹp và quyến rũ. Nửa thân trên mang hình dáng con người, nửa dưới là một chiếc đuôi lớn của loài cá. Chiếc đuôi của nàng dát đầy vảy xanh vàng óng ánh tỏa hào quang trong ánh mặt trời. Các mĩ nhân ngư sở hữu những mái tóc dài thướt tha trông rất dịu dàng và cuốn hút.
Khuôn mặt của nàng tiên cá đẹp như những thiên thần. Vẻ đẹp ấy khiến ai cũng mê mẩn. Làn da trắng hồng đã tôn lên vẻ đẹp ấy. Cặp mắt của các nàng xanh thẳm và sâu hun hút như đáy biển còn đôi môi luôn đỏ mọng quyến rũ, vẻ đẹp của các nàng đủ sức làm nghiêng ngả cả một thành trì, một vẻ đẹp nghiêng nước nghiêng thành.
Theo truyền thuyết, nàng tiên cá là con gái vua Thủy Tề ngự trị dưới đáy biển sâu. Các nàng sống trong cung điện bằng ngọc trai và san hô lộng lẫy chỉ thỉnh thoảng vào những buổi sáng tinh sương hay chiều hoàng hôn muộn, các nàng lại rủ nhau ngoi lên mặt nước tìm các đảo nhỏ chơi đùa, hát ca.
Mỗi khi tiếng hát của các nàng vang lên mặt trời cùng nghiêng mình lắng nghe, mây ngừng trôi, gió ngừng thổi, chim ngừng hót, ngất ngây trước sự réo rắt, ngân nga của tiếng hát. Tiếng đàn lia của vị thần nghệ thuật A-pô-lông cũng không thể sánh bằng. Chính bởi sự kì diệu của giọng ca mà biết bao chàng thủy thủ đã sẵn sàng trầm mình xuống biển để tìm đến với các nàng.
Tưởng tượng ra hình ảnh nàng tiên cá, con người chắp cánh cho trí tưởng tượng bay xa và qua đó muốn giải thích cho sự biến mất của các con thuyền trên biển một cách bay bổng, lãng mạn, mang đậm tư duy thần thánh cổ xưa.
Mỗi câu chuyện cổ tích đều mang đến cho ta những thông điệp sâu sắc về cuộc sống. Với tôi, hình ảnh bà Tiên trong truyện “Cô bé Lọ Lem” là hình ảnh gợi cho tôi khát vọng được sống đẹp, được sống trong một xã hội công bằng mà cái thiện chiến thắng cái ác.
Nhìn từ xa, bà chỉ nhỏ như một đốm sáng lân tinh có thể di chuyển trong không gian. Nhưng khi lại gần trông bà thật hồng hào, phúc hậu. Bà đội một chiếc vương miện nhỏ gắn những viên kim cương óng ánh. Khuôn mặt bà trắng hồng và dường như tỏa ra vòng hào quang của sự nhân hậu.
Đôi mắt bà sáng long lanh với những ánh nhìn như hàng nghìn vì sao trên trời. Nhưng đó là đôi mắt khi bà gặp người hiền lành và che chở cho những kẻ yếu đuối. Còn khi gặp kẻ xấu, đôi mắt bà rực lên ngọn lửa của sự căm thù như muốn thiêu cháy cái ác, cái xấu.
Bà thường khoác trên mình chiếc áo choàng trắng có đính những hạt cườm lóng lánh. Cũng như các vị tiên khác, bà có một đôi cánh nhỏ xíu lấp lánh sắc màu ở phía sau lưng. Bà có thể di chuyển trên không trung một cách dễ dàng. Sức mạnh huyền diệu của bà chính là cây đũa thần. Mỗi khi bà vung lên thì những bông tuyết sáng ngời bung tỏa ra.
Nhờ cây đũa thần kì đó mà nàng Lọ Lem xinh đẹp có mọi thứ để được đi dạ hội. Bà Tiên có tấm lòng tốt bụng, nhân hậu. Bà thường giúp đỡ những người nghèo khó. Nghe tiếng khóc của cô bé Lọ Lem, bà đã cưỡi đám mây hồng đến và hỏi vì sao cô bé khóc. Rồi bà nhẹ nhàng vung đũa thần và hô “úm ba la”. Hai anh chuột đang ăn vụng gần đó bỗng nhiên biến thành hai con bạch mã.
Còn thật kì lạ, quả bí đỏ thì biến thành cỗ xe lộng lẫy và anh mèo đang ngẩn ngơ khi thấy những chú chuột bỗng nhiên biến mất lại hiện ra thành những người lái xe ngựa. Lọ Lem đã có đủ thứ mình cần. Nhưng khi nhìn thấy bộ quần áo rách rưới của cô, bà lại giơ đũa thần lên và xoay người nhẹ nhàng biến thành một làn bụi hào quang. Tức thì, bộ quần áo rách rưới của Lọ Lem biến mất. Thay vào đó là một nàng công chúa xinh đẹp, lộng lẫy trong chiếc váy màu hồng có đính những hạt cườm lóng lánh.
Còn đôi giầy, chao ôi, đôi giầy như đang làm bằng thủy tinh, trong suốt, xinh xắn quá. Bằng giọng nói ngân nga trong như tiếng ngọc, bà khẽ dặn dò Lọ Lem: “Con nhớ phải về trước 12 giờ đêm nhé!”. Với người hiền lành, bất hạnh, bà yêu thương, che chở, nhưng với kẻ ác thì hành động của bà rất mạnh mẽ, quyết liệt.
Để trừng trị mẹ con dì ghẻ độc ác, cây đũa thần của bà quay tít, bà Tiên nổi giận, giọng bà rền vang cả đất trời. Rồi bà lấy đũa thần, biến mẹ con dì ghẻ thành hai con cóc và đày họ đến miền hẻo lánh. Sau đó, bà vui mừng tham gia đám cưới của Lọ Lem với hoàng tử.
Bà Tiên thật tốt bụng, đã giúp đỡ mọi người. Em rất yêu quý bà và mong một ngày không xa em cũng sẽ được bà giúp đỡ. Bà đã truyền cho em bài học sâu sắc về cuộc sống: ở hiền gặp lành, ác giả ác báo.
Trong môn Tiếng Việt của Tiểu học, em đã được học và được tìm hiểu rất nhiều những câu chuyện hay và có ý nghĩa. Trong những câu chuyện đó em thích nhất là nhân vật Mị Nương trong truyền thuyết “Sơn Tinh Thủy Tinh”.
Mị Nương là con gái của vua Hùng vương thứ mười tám, nàng là một công chúa với vẻ đẹp tuyệt sắc. Dáng người nàng thon thả, yểu điệu tựa cành liễu. Mị Nương nàng sở hữu làn da trắng ngần như những bông tuyết tinh khôi rơi trên đỉnh ngọn núi cao kia. Khuôn mặt trái xoan của nàng luôn mang một vẻ e thẹn có thể đánh đổ trái tim bất cứ chàng trai nào.
Mái tóc nàng đen nhánh, đổ dài như dòng suối mát tạo cho nàng vẻ thùy mị và dịu dàng đến không ngờ. Sống mũi dọc dừa cao thẳng, đôi mắt bồ câu xinh đẹp cùng đôi môi hồng nhuận như bông hoa đào vào mùa xuân kết hợp hài hòa với nhau. Đôi mắt của nàng như biết nói biết cười, sinh động và linh hoạt nhưng lại làm cho người đối diện không cảm thấy chán ghét, mà ngược lại còn có vẻ thân thiện cùng gần gũi.
Mị Nương có một giọng nói trong trẻo như tiếng chuông ngân, mỗi khi nàng cất tiếng hát thì kể cả những chú sơn ca cũng phải dừng lại để thưởng thức giọng hát êm dịu ấy. Mị Nương sở hữu một đôi bàn tay ngọc ngà với những ngón tay tháp bút hồng hào, mỗi khi nàng chạm tay vào một bông hoa, bông hoa cũng dường như cảm thấy xấu hổ khi đối diện với vẻ đẹp của nàng. Chính vì vẻ đẹp ấy mà không biết bao nhiêu chàng trai đã đến xin cầu hôn công chúa khi nàng đến tuổi cập kê.
Theo truyền thuyết, trong tất cả những người đến cầu hôn nàng có hai người được mệnh danh là “vị thần của biển khơi” và “vị thần núi Tản Viên”. Phải, đó không ai khác chính là Sơn Tinh và Thủy Tinh, sau cả tháng trời đánh nhau ác liệt cuối cùng Sơn Tinh cũng đưa được Mị Nương về núi, đánh bại Thủy Tinh. Hai người bọn họ ai cũng muốn có được Mị Nương còn không phải vì sắc đẹp của nàng sao? Không những có được sắc đẹp trời cho mà Mị Nương còn rất giỏi cầm kì thi họa, nữ công gia chánh.
Mị Nương nàng là một một người giản dị, không ích kỉ, không vụ lợi, trong sáng và biết lo lắng cho mọi người. Nàng luôn giúp đỡ những người dân trong thành bằng tất cả năng lực của mình nhưng lại chưa từng đòi hỏi họ phải cho nàng một thứ gì, nàng không kiêu ngạo, không kênh kiệu, luôn kính trên nhường dưới. Mị Nương là một nàng công chúa mẫu mực và nhân hậu mà dân chúng vô cùng yêu quý và biết ơn.
Em rất yêu quý nàng công chúa Mị Nương bởi nàng vừa xinh đẹp lại nết na và vô cùng nhân hậu. Em mong một người như nàng sẽ có một cuộc sống thật hạnh phúc bên đức lang quân cùng những đứa con dễ thương.
Từ bé em đã được mẹ kể cho em nhiều câu chuyện cổ tích.. Nhưng đến bây giờ em vẫn thích truyện “Bông hoa cúc trắng” dù em đã đọc qua nhiều lần. Em rất thích nhân vật người con.
Bạn nhỏ có một thân hình thon gọn và dáng cao. Khuôn mặt của bạn nhỏ biểu lộ sự hiền lành. Bạn nhỏ có mái tóc dài và rất suôn mượt, hàm răng của bạn nhỏ trắng như sứ. Bạn nhỏ có một đôi mắt trắng tinh. Bạn sống cùng mẹ trong một túp lều tranh dột nát.
Bạn nhỏ mà em đang nói tới chính là bé gái vô cùng hiếu thảo. Thật không may, mẹ của cô bé lại bị bệnh rất nặng nhưng vì nhà nghèo nên không có tiền mua thuốc chữa khiến cô bé buồn lắm. Một lần cô bé đang ngồi khóc bên đường thì bỗng có một ông lão đi qua thấy lạ bèn dừng lại hỏi. Khi đã rõ sự tình ông nói với cô bé: "Cháu hãy vào rừng và đến bên gốc cây cổ thụ to nhất, hái lấy một bông hoa duy nhất trên đó. Bông hoa ấy có bao nhiêu cánh thì tức là mẹ cháu sống được bằng đấy ngày".
Cô bé liền vào rừng và rất lâu sau mới tìm thấy bông hoa trắng đó. Phải khó khăn lắm cô bé mới trèo lên được để lấy bông hoa. Nhưng khi đếm các cánh hoa, cô thốt lên: "Chỉ có bốn cánh hoa là sao chứ? Chẳng nhẽ mẹ cô chỉ sống được bằng đấy ngày thôi sao?" Không đành lòng, cô bé liền dùng tay xé nhẹ dần từng cánh hoa lớn thành những cánh hoa nhỏ và bông hoa cũng theo đó mà nhiều cánh dần lên đến mức không còn đếm được nữa.
Từ đó người đời gọi bông hoa ấy là bông hoa cúc trắng để nói về lòng hiếu thảo của cô bé đó dành cho mẹ mình. Qua câu chuyện, các bạn đã thấy được tình thương của người con đối với mẹ là bao la và rộng lớn thế nào. Chúng ta sẽ noi gương của bạn nhỏ
Từ bé em đã được mẹ kể cho em nhiều câu chuyện cổ tích.. Nhưng đến bây giờ em vẫn thích truyện “Bông hoa cúc trắng” dù em đã đọc qua nhiều lần. Em rất thích nhân vật người con.
Bạn nhỏ có một thân hình thon gọn và dáng cao. Khuôn mặt của bạn nhỏ biểu lộ sự hiền lành. Bạn nhỏ có mái tóc dài và rất suôn mượt, hàm răng của bạn nhỏ trắng như sứ. Bạn nhỏ có một đôi mắt trắng tinh. Bạn sống cùng mẹ trong một túp lều tranh dột nát.
Bạn nhỏ mà em đang nói tới chính là bé gái vô cùng hiếu thảo. Thật không may, mẹ của cô bé lại bị bệnh rất nặng nhưng vì nhà nghèo nên không có tiền mua thuốc chữa khiến cô bé buồn lắm. Một lần cô bé đang ngồi khóc bên đường thì bỗng có một ông lão đi qua thấy lạ bèn dừng lại hỏi. Khi đã rõ sự tình ông nói với cô bé: "Cháu hãy vào rừng và đến bên gốc cây cổ thụ to nhất, hái lấy một bông hoa duy nhất trên đó. Bông hoa ấy có bao nhiêu cánh thì tức là mẹ cháu sống được bằng đấy ngày".
Cô bé liền vào rừng và rất lâu sau mới tìm thấy bông hoa trắng đó. Phải khó khăn lắm cô bé mới trèo lên được để lấy bông hoa. Nhưng khi đếm các cánh hoa, cô thốt lên: "Chỉ có bốn cánh hoa là sao chứ? Chẳng nhẽ mẹ cô chỉ sống được bằng đấy ngày thôi sao?" Không đành lòng, cô bé liền dùng tay xé nhẹ dần từng cánh hoa lớn thành những cánh hoa nhỏ và bông hoa cũng theo đó mà nhiều cánh dần lên đến mức không còn đếm được nữa.
Từ đó người đời gọi bông hoa ấy là bông hoa cúc trắng để nói về lòng hiếu thảo của cô bé đó dành cho mẹ mình. Qua câu chuyện, các bạn đã thấy được tình thương của người con đối với mẹ là bao la và rộng lớn thế nào. Chúng ta sẽ noi gương của bạn nhỏ.
Hôm nay bạn thế nào? Hãy nhấp vào một lựa chọn, nếu may mắn bạn sẽ được tặng 50.000 xu từ Lazi
Vui | Buồn | Bình thường |
Thưởng th.11.2024 |
Bảng xếp hạng |