Bài tập  /  Bài đang cần trả lời

Ngữ văn - Lớp 9
14/02/2020 07:18:47

Bài thơ “Viếng lăng Bác” của Viễn Phương được coi là “ một thứ tiếng lòng giản dị, hồn nhiên mà âm vang của nó còn thổn thức lòng người mãi mãi”

 

PHÒNG GD & ĐT QUẬN BA ĐÌNH

TRƯỜNG THCS HOÀNG HOA THÁM

----------------------------------

ĐỀ LUYỆN SỐ 4

NGỮ VĂN 9

Thời gian làm bài 120 phút

--------------------------

Phần I (5 điểm) :

Bài thơ “Viếng lăng Bác” của Viễn Phương được coi là “ một thứ tiếng lòng giản dị, hồn nhiên mà âm vang của nó còn thổn thức lòng người mãi mãi”.

(Theo Lê Bảo, Tìm hiểu vẻ đẹp tác phẩm văn học Ngữ văn 9)

1. Em hãy nêu hoàn cảnh sáng tác bài thơ và chép chính xác khổ thơ diễn tả cảm xúc và suy nghĩ của tác giả khi vào trong lăng.

2. Chỉ rõ và cho biết hiệu quả diễn đạt của một hình ảnh ẩn dụ trong khổ thơ em vừa chép.

3. Cho câu văn: Trong bài thơ “Viếng lăng Bác”, ngoại cảnh chỉ được miêu tả chấm phá vài nét, còn chủ yếu tác giả bộc lộ tâm trạng, cảm xúc yêu thương, ngưỡng mộ của mình đối với Chủ tịch Hồ Chí Minh.

Coi câu trên là câu chủ đề, em hãy viết tiếp khoảng 8 đến 10 câu văn để hoàn thành đoạn  văn  diễn dịch. Trong đoạn có sử dụng khởi ngữ và phép thế để liên kết câu. (Gạch chân và chú thích)

Phần II (2 điểm) :

Đọc đoạn trích sau và trả lời câu hỏi:

            Bước vào thế kỉ mới, muốn "sánh vai cùng các cường quốc năm châu" thì chúng ta sẽ phải lấp đầy hành trang bằng những điểm mạnh, vứt bỏ những điểm yếu. Muốn vậy, khâu đầu tiên, có ý nghĩa quyết định là hãy làm cho lớp trẻ - những người chủ thực sự của đất nước trong thế kỉ tới - nhận ra điều đó, quen dần với những thói quen tốt đẹp ngay từ những việc nhỏ nhất.

(Ngữ văn 9, tập hai, NXB Giáo dục Việt Nam, 2015, trang 28)

1. Đoạn  trích trên được rút ra từ văn bản nào? Của ai?

            2. Trong đoạn văn, tác giả viết: "Bước vào thế kỉ mới, muốn sánh vai cùng các cường quốc năm châu thì chúng ta sẽ phải lấp đầy hành trang bằng những điểm mạnh, vứt bỏ những điểm yếu". 

            Vậy những điểm mạnh và điểm yếu của người Việt Nam được tác giả trình bày trong văn bản trên là gì?

Phần III (2 điểm) :

            Chủ tịch Hồ Chí Minh là tấm gương sáng về tinh thần tự học. Với Người, nguyên lý và phương thức học được tóm gọn như sau : “Học ở trường, học trong sách vở, học lẫn nhau và học dân”.

            Hãy viết một bài văn nghị luận ngắn trình bày suy nghĩ của em về nguyên lý và phương thức học tập của Bác.

----------------Hết---------------

 

PHÒNG GD & ĐT QUẬN BA ĐÌNH

TRƯỜNG THCS HOÀNG HOA THÁM

----------------------------------

ĐỀ LUYỆN SỐ 5

NGỮ VĂN 9

Thời gian làm bài 120 phút

--------------------------

 

 

Phần I. (4,0 điểm). Cho đoạn văn:

“… Trong những hành trang ấy, có lẽ sự chuẩn bị bản thân con người là quan trọng nhất. Từ cổ chí kim, bao giờ con người cũng là động lực phát triển của lịch sử. Trong thế kỉ tới mà ai ai cũng thừa nhận rằng nền kinh tế tri thức sẽ phát triển mạnh mẽ thì vai trò con người lại càng nổi trội”.

(Hành trang vào thế kỷ mới – Vũ Khoan. Ngữ văn 9, Tập 2, NXBGD – 2006)

1.    Câu chủ đề của đoạn văn trên nằm ở vị trí nào? Đoạn văn trên sử dụng phép liên kết nào là chủ yếu? Từ được in đậm trong câu “Trong những hành trang ấy, có lẽ sự chuẩn bị bản thân con người là quan trọng nhất.” là thành phần biệt lập gì?

2.    Trong văn bản tác giả chỉ ra một trong những cái mạnh của con người Việt Nam là “thông minh nhạy bén với cái mới”, còn cái yếu là “khả năng thực hành và sáng tạo bị hạn chế do lối học chay, học vẹt nặng nề”. Hãy viết một đoạn văn nghị luận (khoảng 10 dòng) trình bày suy nghĩ của em về ý kiến trên?

3.    Em đã và sẽ làm gì để chuẩn bị hành trang cho bản thân mình để vững bước vào thế kỷ 21?

Phần II: (6 điểm)

Cuộc đời Chủ tịch Hồ Chí Minh là nguồn cảm hứng vô tận cho sáng tạo nghệ thuật. Mở đầu tác phẩm của mình, một nhà thơ viết:

"Con ở miền Nam ra thăm lăng Bác...
Và sau đó, tác giả thấy:
...Bác nằm trong giấc ngủ bình yên
Giữa một vầng trăng sáng dịu hiền
Vẫn biết trời xanh là mãi mãi
Mà sao nghe nhói ở trong tim!..."

Câu 1: Những câu thơ trên trích trong tác phẩm nào? Nêu tên tác giả và hoàn cảnh ra đời của bài thơ ấy.

Câu 2: Từ những câu đã dẫn kết hợp với những hiểu biết của em về bài thơ, hãy cho biết cảm xúc trong bài được biểu hiện theo trình tự nào? Sự thật là Người đã ra đi nhưng vì sao nhà thơ vẫn dùng từ thăm và cụm từ giấc ngủ bình yên?

Câu 3: Dựa vào khổ thơ trên, hãy viết một đoạn văn khoảng 10-12 câu theo phép lập luận quy nạp (có sử dụng phép lặp và có một câu chứa thành phần phụ chú) để làm rõ lòng kính yêu và niềm xót thương vô hạn của tác giả đối với Bác khi vào trong lăng.

Câu 4: Trăng là hình ảnh xuất hiện nhiều trong thi ca. Hãy chép chính xác một câu thơ khác đã học có hình ảnh trăng và ghi rõ tên tác giả, tác phẩm.

 

 

 

 

PHÒNG GD & ĐT QUẬN BA ĐÌNH

 

ĐỀ LUYỆN SỐ 6 MÔN NGỮ VĂN 9

Năm học 2019 - 2020

 

TRƯỜNG THCS HOÀNG HOA THÁM

 

Thời gian làm bài : 120 phút

 

 

 

ĐỀ BÀI

PHẦN I: (6,5 điểm).                                            

Cho đoạn thơ sau:

Bẽ bàng mây sớm đèn khuya,

Nửa tình nửa cảnh như chia tấm lòng.

         Tưởng người dưới nguyệt chén đồng,

     Tin sương luống những rày trông mai chờ.

                                                    Bên trời góc bể bơ vơ,

                                             Tấm son gột rửa bao giờ cho phai.

Xót người tựa cửa hôm mai,

                                             Quạt nồng ấp lạnh những ai đó giờ?

                                                    Sân lai cách mấy nắng mưa,

                                             Có khi gốc tử đã vừa người ôm.

( Ngữ văn 9 , tập một)

1.    Đoạn thơ trên nằm ở đoạn trích nào trong Truyện Kiều? “ người dưới nguyệt chén đồng” và “ người tựa cửa hôm mai” được nói tới trong đoạn thơ trên là những ai?(1 điểm)

2.    Nêu giá trị nhân đạo và giá trị hiện thực của Truyện Kiều?(1 điểm)

3.    Chỉ ra một thành ngữ có trong đoạn thơ và giải thích nghĩa của thành ngữ đó?(1 điểm)

4.    Viết đoạn văn tổng – phân – hợp khoảng 12 câu trong đó sử dụng một câu ghép, lời dẫn trực tiếp để làm rõ nỗi nhớ thương của Thúy Kiều trong đoạn thơ trên.(3,5 điểm).

 

PHẦN II: (2 điểm).

      Trong văn bản “ Chuẩn bị hành trang vào thế kỉ mới”, theo tác giả Vũ Khoan: “ Trong những hành trang ấy, có lẽ sự chuẩn bị bản thân con người là quan trọng nhất.”

       Từ ý kiến trên, bằng một bài nghị luận khoảng 2/3 trang giấy, em hãy trình bày suy nghĩ của mình về việc chuẩn bị hành trang để bước vào tương lai của thế hệ trẻ Việt Nam hiện nay.

 

PHẦN III: (1,5 điểm)

Cho đoạn thơ:

                                      “ Đất nước

                                         Bốn ngàn năm không nghỉ.”

( Chúng con chiến đấu cho người sống mãi Việt Nam ơi – Nam Hà)

1.    Những câu thơ trên khiến em liên tưởng đến khổ thơ nào trong bài thơ “ Mùa xuân nho nhỏ” của Thanh Hải? Hãy chép lại khổ thơ đó?(0.5 điểm)

2.    Nêu cảm nhận ngắn gọn về hình ảnh đất nước trong khổ thơ vừa chép?(1 điểm)

 

..............Hết...................

 


 

3 trả lời
Hỏi chi tiết
3.142
0
0
Nguyễn Vũ Tuệ Anh
14/02/2020 07:52:59
Đề Luyện Số 4

Phần I (5 điểm) :

Bài thơ “Viếng lăng Bác” của Viễn Phương được coi là “ một thứ tiếng lòng giản dị, hồn nhiên mà âm vang của nó còn thổn thức lòng người mãi mãi”.

(Theo Lê Bảo, Tìm hiểu vẻ đẹp tác phẩm văn học Ngữ văn 9)

1. Em hãy nêu hoàn cảnh sáng tác bài thơ và chép chính xác khổ thơ diễn tả cảm xúc và suy nghĩ của tác giả khi vào trong lăng.

2. Chỉ rõ và cho biết hiệu quả diễn đạt của một hình ảnh ẩn dụ trong khổ thơ em vừa chép.

3. Cho câu văn: Trong bài thơ “Viếng lăng Bác”, ngoại cảnh chỉ được miêu tả chấm phá vài nét, còn chủ yếu tác giả bộc lộ tâm trạng, cảm xúc yêu thương, ngưỡng mộ của mình đối với Chủ tịch Hồ Chí Minh.

Coi câu trên là câu chủ đề, em hãy viết tiếp khoảng 8 đến 10 câu văn để hoàn thành đoạn  văn  diễn dịch. Trong đoạn có sử dụng khởi ngữ và phép thế để liên kết câu. (Gạch chân và chú thích)

Phần II (2 điểm) :

Đọc đoạn trích sau và trả lời câu hỏi:

            Bước vào thế kỉ mới, muốn "sánh vai cùng các cường quốc năm châu" thì chúng ta sẽ phải lấp đầy hành trang bằng những điểm mạnh, vứt bỏ những điểm yếu. Muốn vậy, khâu đầu tiên, có ý nghĩa quyết định là hãy làm cho lớp trẻ - những người chủ thực sự của đất nước trong thế kỉ tới - nhận ra điều đó, quen dần với những thói quen tốt đẹp ngay từ những việc nhỏ nhất.

(Ngữ văn 9, tập hai, NXB Giáo dục Việt Nam, 2015, trang 28)

1. Đoạn  trích trên được rút ra từ văn bản nào? Của ai?

            2. Trong đoạn văn, tác giả viết: "Bước vào thế kỉ mới, muốn sánh vai cùng các cường quốc năm châu thì chúng ta sẽ phải lấp đầy hành trang bằng những điểm mạnh, vứt bỏ những điểm yếu". 

            Vậy những điểm mạnh và điểm yếu của người Việt Nam được tác giả trình bày trong văn bản trên là gì?

                                                       BL

1) Hoàn cảnh sáng tác:  
   
- Bài thơ được viết vào tháng 4 năm 1976, một năm sau ngàygiải phóng miền Nam,đất nước vừa được thống nhất. Đó cũng là khi lăng Chủ tịch Hồ Chí Minh vừa đượckhánh thành, đáp ứng nguyện vọng tha thiết của nhân dân cả nước là được đếnviếng lăng Bác. Tác giả là một người con của miền Nam, suốt ba mươi năm hoạt động vàchiến đấu ở chiến trường Nam Bộ xa xôi. Cũng như đồng bào và chiến sĩ miền Nam,nhà thơ mong mỏi được ra thăm Bác và chỉ đến lúc này, khi đất nước đã thốngnhất, ông mới có thể thực hiện được ước nguyện ấy. Tình cảm đối với Bác trởthành nguồn cảm hứng để ông sáng tác bài thơ này
   Khổ thơ diễn tả cảm xúc và suy nghĩ của tác giả khi vào trong lăng:
             
Bác nằm trong giấc ngủ bình yên
             Giữa mọt vầng trăng sáng dịu hiền
             Vẫn biết trời xanh là mãi mãi
             Mà sao nghe nhói ở trong tim
2) Hiệu quả diễn đạt của một hình ảnh ẩn dụ trong khổ thơ vừa chép là:
           
+ Hình ảnh vầng trăng dịu hiền gợi nghĩ đến tâm hồn cao đẹp, sáng trong của Bác và những vần thơ tràn đầy ánh trăng của Người.
          + Hình ảnh trời xanh gợi nghĩ đến ý nghĩa sâu xa: Bác vẫn còn mãi với non sông đất nước, như  trời xanh còn mãi. Người đã hoá thành thiên nhiên, đất nước, dân tộc.
         + Nghe nhói ở trong tim: ẩn dụ chuyển đổi cảm giác gợi tả cái nhói đau tê tái đến cực độ của nhà thơ và cũng là tâm trạng cảm xúc của những người đã vào lăng viếng Bác khi nghĩ về sự ra đi của Người.
3) 

  Phần II
       1)
- Những câu văn trên được rút ra từ tác phẩm “Chuẩn bị hành trang vào thế kỉ mới”
- Tác giả là Vũ Khoan
      2) 
+ Thông minh, nhạy bén với cái mới, nhưng hổng kiến thức cơ bản và thiếu kĩ năng thực hành
+ Cần cù sáng tạo nhưng thiếu tỉ mỉ, không tôn trọng quy trình công nghệ, làm tắt
+ Đoàn kết trong chiến tranh nhưng đố kị trong làm ăn, thích ứng nhanh nhưng khôn vặt, không trọng chữ “tín”, sùng ngoại hoặc bài ngoại quá mức…

Mở khóa để xem toàn bộ nội dung trả lời

(?)
Bạn đã đạt đến giới hạn của mình. Bằng cách Đăng ký tài khoản, bạn có thể xem toàn bộ nội dung trả lời
Cải thiện điểm số của bạn bằng cách đăng ký tài khoản Lazi.
Xem toàn bộ các câu trả lời, chat trực tiếp 1:1 với đội ngũ Gia sư Lazi bằng cách Đăng ký tài khoản ngay bây giờ
Tôi đã có tài khoản? Đăng nhập
0
0
Nguyễn Vũ Tuệ Anh
14/02/2020 08:00:36

PHÒNG GD & ĐT QUẬN BA ĐÌNH

TRƯỜNG THCS HOÀNG HOA THÁM

----------------------------------

ĐỀ LUYỆN SỐ 5

NGỮ VĂN 9

Thời gian làm bài 120 phút

--------------------------

 

 

Phần I. (4,0 điểm). Cho đoạn văn:

“… Trong những hành trang ấy, có lẽ sự chuẩn bị bản thân con người là quan trọng nhất. Từ cổ chí kim, bao giờ con người cũng là động lực phát triển của lịch sử. Trong thế kỉ tới mà ai ai cũng thừa nhận rằng nền kinh tế tri thức sẽ phát triển mạnh mẽ thì vai trò con người lại càng nổi trội”.

(Hành trang vào thế kỷ mới – Vũ Khoan. Ngữ văn 9, Tập 2, NXBGD – 2006)

1.    Câu chủ đề của đoạn văn trên nằm ở vị trí nào? Đoạn văn trên sử dụng phép liên kết nào là chủ yếu? Từ được in đậm trong câu “Trong những hành trang ấy, có lẽ sự chuẩn bị bản thân con người là quan trọng nhất.” là thành phần biệt lập gì?

2.    Trong văn bản tác giả chỉ ra một trong những cái mạnh của con người Việt Nam là “thông minh nhạy bén với cái mới”, còn cái yếu là “khả năng thực hành và sáng tạo bị hạn chế do lối học chay, học vẹt nặng nề”. Hãy viết một đoạn văn nghị luận (khoảng 10 dòng) trình bày suy nghĩ của em về ý kiến trên?

3.    Em đã và sẽ làm gì để chuẩn bị hành trang cho bản thân mình để vững bước vào thế kỷ 21?

Phần II: (6 điểm)

Cuộc đời Chủ tịch Hồ Chí Minh là nguồn cảm hứng vô tận cho sáng tạo nghệ thuật. Mở đầu tác phẩm của mình, một nhà thơ viết:

"Con ở miền Nam ra thăm lăng Bác...
Và sau đó, tác giả thấy:
...Bác nằm trong giấc ngủ bình yên
Giữa một vầng trăng sáng dịu hiền
Vẫn biết trời xanh là mãi mãi
Mà sao nghe nhói ở trong tim!..."

Câu 1: Những câu thơ trên trích trong tác phẩm nào? Nêu tên tác giả và hoàn cảnh ra đời của bài thơ ấy.

Câu 2: Từ những câu đã dẫn kết hợp với những hiểu biết của em về bài thơ, hãy cho biết cảm xúc trong bài được biểu hiện theo trình tự nào? Sự thật là Người đã ra đi nhưng vì sao nhà thơ vẫn dùng từ thăm và cụm từ giấc ngủ bình yên?

Câu 3: Dựa vào khổ thơ trên, hãy viết một đoạn văn khoảng 10-12 câu theo phép lập luận quy nạp (có sử dụng phép lặp và có một câu chứa thành phần phụ chú) để làm rõ lòng kính yêu và niềm xót thương vô hạn của tác giả đối với Bác khi vào trong lăng.

Câu 4: Trăng là hình ảnh xuất hiện nhiều trong thi ca. Hãy chép chính xác một câu thơ khác đã học có hình ảnh trăng và ghi rõ tên tác giả, tác phẩm.

                                                   BL

Phần I
    1) 

Câu chủ đề nằm ở đầu đoạn. Đoạn văn trên sử dụng phép liên kết chủ yếu là: phép lặp.
Có lẽ là thành phần biệt lập tình thái trong câu
    2)
 

a. Yêu cầu về kĩ năng: Biết cách làm bài nghị luận xã hội. Kết cấu chặt chẽ, diễn đạt trôi chảy; không mắc lỗi chính tả, dùng từ, ngữ pháp.

b, Yêu cầu về nội dung:

Thí sinh cần làm rõ các nội dung sau:

- Nêu được vấn đề cần nghị luận

- Suy nghĩ về cái mạnh của con người Việt nam: Thông minh, nhạy bén với cái mới (Vận dụng các thao tác nghị luận để làm rõ cái mạnh của con người Việt Nam; ý nghĩa, tác dụng của nó) (0,5đ)

- Suy nghĩ về cái yếu của con người Việt nam: Khả năng thực hành và sáng tạo bị hạn chế do lối học chay, học vẹt nặng nề ( Vận dụng các thao tác nghị luận để làm rõ cái yếu của con người Việt Nam; ý nghĩa, tác dụng của nó) (0,5đ)

- liên hệ bản thân: Thấy được cái mạnh của bản thân để từ đó có hướng phát huy, Khắc phục những cái yếu, nhất là lối học chay, học vẹt; tăng cường kĩ năng thực hành và vận dụng... 1đ
   3
Liên hệ những hành động việc làm để chở thành con ngoan trò giỏi, tích lũy kiến thức
Rèn luyện về đạo đức, sức khỏe để trở thành người công dân có ích cho gia đình và xã hội

Phần II
  1) 

Đoạn thơ trên được trích trong bài Viếng lăng Bác của nhà thơ Viễn Phương. Bài thơ được viết năm 1976, sau khi cuộc kháng chiến chống Mỹ kết thúc, đất nước thống nhất, Lăng Hồ Chủ tịch vừa khánh thành. Viễn Phương ra thăm miền Bắc, vào lăng viếng Bác.
 2)
Cảm xúc trong bài thơ được biểu hiện theo trình tự từ ngoài vào trong, rồi lại trở ra ngoài, hợp với thời gian một chuyến viếng lăng Bác.
- Từ "thăm" thể hiện tình cảm của nhà thơ đối với Bác vừa kính yêu, vừa gần gũi.
- Cụm từ "giấc ngủ bình yên" là một cách nói tránh, nói giảm nhằm miêu tả tư thế ung dung thanh thản của Bác - vị lãnh tụ cả đời lo cho dân, cho nước, có đêm nào yên giấc nay đã có được giấc ngủ bình yên.
3)
4)

Một bài thơ có nhắc đến trăng, ví dụ như Ánh trăng của Nguyễn Duy
"Trăng cứ tròn vành vạnh/ kể chi người vô tình/ ánh trăng im phăng phắc/ đủ cho ta giật mình". Hay "Đầu súng trăng treo" trong Đồng chí của Chính Hữu...
........................

0
0
Nguyễn Vũ Tuệ Anh
14/02/2020 08:09:51

PHÒNG GD & ĐT QUẬN BA ĐÌNH

 

ĐỀ LUYỆN SỐ 6 MÔN NGỮ VĂN 9

Năm học 2019 - 2020

 

TRƯỜNG THCS HOÀNG HOA THÁM

 

Thời gian làm bài : 120 phút

 

 

 

 

ĐỀ BÀI

PHẦN I: (6,5 điểm).                                            

Cho đoạn thơ sau:

Bẽ bàng mây sớm đèn khuya,

Nửa tình nửa cảnh như chia tấm lòng.

         Tưởng người dưới nguyệt chén đồng,

     Tin sương luống những rày trông mai chờ.

                                                    Bên trời góc bể bơ vơ,

                                             Tấm son gột rửa bao giờ cho phai.

Xót người tựa cửa hôm mai,

                                             Quạt nồng ấp lạnh những ai đó giờ?

                                                    Sân lai cách mấy nắng mưa,

                                             Có khi gốc tử đã vừa người ôm.

( Ngữ văn 9 , tập một)

1.    Đoạn thơ trên nằm ở đoạn trích nào trong Truyện Kiều? “ người dưới nguyệt chén đồng” và “ người tựa cửa hôm mai” được nói tới trong đoạn thơ trên là những ai?(1 điểm)

2.    Nêu giá trị nhân đạo và giá trị hiện thực của Truyện Kiều?(1 điểm)

3.    Chỉ ra một thành ngữ có trong đoạn thơ và giải thích nghĩa của thành ngữ đó?(1 điểm)

4.    Viết đoạn văn tổng – phân – hợp khoảng 12 câu trong đó sử dụng một câu ghép, lời dẫn trực tiếp để làm rõ nỗi nhớ thương của Thúy Kiều trong đoạn thơ trên.(3,5 điểm).

 

PHẦN II: (2 điểm).

      Trong văn bản “ Chuẩn bị hành trang vào thế kỉ mới”, theo tác giả Vũ Khoan: “ Trong những hành trang ấy, có lẽ sự chuẩn bị bản thân con người là quan trọng nhất.”

       Từ ý kiến trên, bằng một bài nghị luận khoảng 2/3 trang giấy, em hãy trình bày suy nghĩ của mình về việc chuẩn bị hành trang để bước vào tương lai của thế hệ trẻ Việt Nam hiện nay.

 

PHẦN III: (1,5 điểm)

Cho đoạn thơ:

                                      “ Đất nước

                                         Bốn ngàn năm không nghỉ.”

Chúng con chiến đấu cho người sống mãi Việt Nam ơi – Nam Hà)

1.    Những câu thơ trên khiến em liên tưởng đến khổ thơ nào trong bài thơ “ Mùa xuân nho nhỏ” của Thanh Hải? Hãy chép lại khổ thơ đó?(0.5 điểm)

2.    Nêu cảm nhận ngắn gọn về hình ảnh đất nước trong khổ thơ vừa chép?(1 điểm)

 

                                                         BL
Phần I
   1)
Đoạn trích trên nằm trong tác phẩm “Truyện Kiều” của Nguyễn Du
-  “ người dưới nguyệt chén đồng” và “ người tựa cửa hôm mai” được nói tới trong đoạn thơ đó : Thúy Kiều, Thúy Vân
​   2) Giá trị nhân đạo và giá trị hiện thực của Truyện Kiều​
Giá trị hiện thực mà Đại thi hào Nguyễn Du muốn khắc hoạ trong tác phẩm chính là bức tranh xã hội đương thời. Nhà thơ muốn lên án, tố cáo giai cấp phong kiến, những thế lực để chà đạp lên quyền sống, quyền hạnh phúc của con người. Và xã hội này có tiền sẽ có sức mạnh nên ai ai cũng tham tiền gây bao đau thương cho người khác đặc biệt là người phụ nữ.
3

 

Bạn hỏi - Lazi trả lời

Bạn muốn biết điều gì?

GỬI CÂU HỎI
Học tập không giới hạn cùng học sinh cả nước và AI, sôi động, tích cực, trải nghiệm

Hôm nay bạn thế nào? Hãy nhấp vào một lựa chọn, nếu may mắn bạn sẽ được tặng 50.000 xu từ Lazi

Vui Buồn Bình thường

Học ngoại ngữ với Flashcard

×
Gia sư Lazi Gia sư
×
Trợ lý ảo Trợ lý ảo