Bằng cách nhấp vào Đăng nhập, bạn đồng ý Chính sách bảo mật và Điều khoản sử dụng của chúng tôi. Nếu đây không phải máy tính của bạn, để đảm bảo an toàn, hãy sử dụng Cửa sổ riêng tư (Tab ẩn danh) để đăng nhập (New Private Window / New Incognito Window).
Cảnh vật sống nước Cà Mau được miêu tả theo con mắt của nhân vật chính. Chú bé An trên đường đi tìm gia đình đã lang thang phiêu bạt xuống mãi miền rừng phương Nam này. Nếu tách riêng ra khỏi bối cảnh rộng lớn của tác phẩm thì đây là một đoạn văn tả cảnh rất hoàn thiện.
Cánh được tả theo con mắt của chú bé An. Trời xanh, nước xanh, kèm theo đó là một màu xanh bất tận của cây lá, tiếng rì rào không dứt của gió rừng và sóng biển… Đoạn văn cho thấy tính chất chân thật, tự nhiên của bút pháp miêu tả. Bạn đọc có thể hình dung ra những cánh rừng ngập mặn xanh ngút mắt, những ngôi nhà nhỏ nằm dưới những tán lá um tùm, và đặc biệt là một hệ thống kênh rạch chằng chịt. Khác với nhiều nơi, phương tiện đi lại chủ yếu là xe cộ thì ở đây, kênh rạch nhiều đến nỗi phương tiện đi lại chủ yếu là thuyền bè. Có nhiều gia đình suốt đời chỉ sống trên những chiếc nhà bè neo đậu ở một bến sông, bến chợ,… Đó chẳng phải là một nét rất lạ, rất độc đáo của miền đất này hay sao?
Đó là một cái nhìn lướt qua tạo những ấn tượng ban đầu. Khi đi sâu vào trong, giọng văn miêu tả không còn vẻ dửng dưng, lãnh đạm nữa. Dường như chú bé đã bị cảnh vật hấp dẫn, cuốn hút. Trí tò mò, ham hiểu biết đã khiến chú phát hiện ra những đặc điểm tưởng như rất bình thường nhưng lại hàm chứa nhiều ý nghĩa.
Trước hết là những tên gọi: “Ở đây, người ta gọi tên đất, tên sông không phải bằng những danh từ mĩ lệ, mà cứ theo đặc điểm riêng biệt của nó mà gọi thành tên”. Những rạch Mái Gầm, kênh Bọ Mắt, kênh Ba Khía,… mỗi cái tên đều gắn với những đặc điểm cụ thể, sát thực mà | lại ngồ ngộ. Ngay cả những cái tên như Năm Căn, Cà Mau đã rất nổi tiếng, rất quen thuộc, tưởng như lai lịch của chúng đã lùi sâu vào quá vãng cũng được giải thích một cách tường tận, có lẽ ngay cả những người từng sống rất lâu ở miền đất này cũng thấy bất ngờ, ngạc nhiên vì những cái tên gọi ấy. Điều kì diệu là bạn đọc dường như quên mất mình đang đọc tác phẩm mà cứ nghĩ rằng mình đang ngồi trên một con thuyền nhỏ, dạo qua những rạch, những kênh với những cái tên lạ lẫm và giàu sức gợi cảm này, còn chú bé An thì đang đóng vai một hướng dẫn viên tài tình, khéo léo đưa bạn đọc đến với cái thế giới giàu sự tích kia. Sự khéo léo của người hướng dẫn còn ở chỗ, mặc dù chưa nói gì đến con người nhưng qua những cái tên, bạn đọc đã cảm nhận được tính cách của người dân nơi đây. Những con người đặt tên cho con kênh, con rạch không dùng những từ hoa mĩ mà dùng nhữnh từ mộc mạc (Mái Gần, Bọ Mắt, Ba Khía, Năm Căn…) kia chỉ có thể là những con người bộc trực, thẳng thắn, giản dị, chất phác và sống rất hồn nhiên. Đó là tính cách chung của những người dân phương Nam chăng?
Càng đi dần ra phía cửa biển, giọng văn càng trở nên hấp can, lôi cuốn. Chú bé hăng hái thuyết minh, giải thích, đôi khi cao hứng còn dừng lại để tả một cách say sưa. Chú tả dòng sông rộng hơn ngàn thước đang ầm ầm đổ ra biển. Ông kính máy quay lia theo lời chú tả, quay trọn cả cảnh dòng sông Năm Căn hoành tráng với những chi tiết mạnh mẽ, sống động: “cá nước bơi làng đàn đen trũi nhô lên hụp xuống như người bơi ếch giữa những đầu sóng trắng”. Hai bên bờ sông vẫn là cảnh những rừng cây bất tận nhưng sao khác hẳn lúc ban đầu. Chúng không còn gợi vẻ đơn điệu, buồn chán nữa mà thay vào đó là một cảm giác hưng phấn, nồng nhiệt trong cảm nhận về một thế giới đầy sức sống. Mặc dù được sinh ra một cách tự nhiên nhưng hình ảnh những cây đước “mọc dài theo bãi, theo từng lứa trải rụng, ngon bằng tăm tắp, lớp này chống lên lớp kia không gợi lên cảm giác hoang vu mà rất gần gũi, ấm áp, tựa như có bàn tay sắp đặt khéo léo của ai đó. Đoạn trên chỉ có một màu xanh đơn điệu của trời, của nước, của rừng cây, đến đây màu xanh đã phân ra những sắc thái rõ ràng: màu xanh lá mạ, màu xanh rêu, màu xanh chai lọ, mỗi màu xanh là một loài, một thế hệ cây cối nhưng đồng thời cũng tạo nên một bức tranh với những gam màu phong phú, được điểm xuyết thêm bằng những đường nét rất lãng mạn: Tòa nhòa ẩn hiện trong sương mù và khói sóng ban mai.
Thuyền dừng lại ở chợ Năm Căn. Điểm mấu chốt của cuộc hành trình (và cũng là của đoạn văn miêu tả) này là thế giới con người. Cũng là cảnh chợ búa nhộn nhịp, đông vui, người mua kẻ bán lao xao, tấp nập mà sao ấn tượng khó quên. Những đống gỗ chất cao như núi, những bến vận hà nhộn nhịp dọc dài theo sông, những ngôi nhà bè ban đêm ánh đèn măng sông chiếu rực trên mặt nước như những khu phố nổi,… Chợ họp ngay trên sông. Có thể mua mọi thứ mà không cần phải bước chân ra khỏi thuyền. Những giọng nói líu lo, những cách ăn vận sặc sỡ của các dân tộc khác nhau điểm tô cho Năm Căn những màu sắc độc đáo.
Đoạn trích hầu như rất ít tả người. Chú bé An (hay là chính tác giả) quá say sưa với cảnh vật mà quên mất con người chăng? Tuy vậy, chúng ta vẫn thấy con người xuất hiện ở khắp nơi. Từ những cái tên kênh, tên rạch, tên đất ngồ ngộ, từ cảnh chợ búa tấp nập, đông vui…, cuối cuộc hành trình, chú bé còn hướng về cận cảnh một vài gương mặt: những người con gái Hoa kiều bán hàng xởi lởi, những người Chà Châu Giang bán vải, những bà cụ già người Miên bán rượu,… Không ai nói với ta một lời nào, hay có nói thì ta cũng chẳng nghe được bởi rất nhiều thứ ngôn ngữ khác nhau nhưng qua cách ăn vận sặc sỡ, qua những giọng nói líu lo ấy ta cũng phần nào cảm nhận được cuộc sống của họ, tâm hồn và tính cách của họ và càng bị cuốn hút bởi cảnh sông nước nơi này.
Tham gia Cộng đồng Lazi trên các mạng xã hội | |
Fanpage: | https://www.fb.com/lazi.vn |
Group: | https://www.fb.com/groups/lazi.vn |
Kênh FB: | https://m.me/j/AbY8WMG2VhCvgIcB |
LaziGo: | https://go.lazi.vn/join/lazigo |
Discord: | https://discord.gg/4vkBe6wJuU |
Youtube: | https://www.youtube.com/@lazi-vn |
Tiktok: | https://www.tiktok.com/@lazi.vn |
Hôm nay bạn thế nào? Hãy nhấp vào một lựa chọn, nếu may mắn bạn sẽ được tặng 50.000 xu từ Lazi
Vui | Buồn | Bình thường |