Bài tập  /  Bài đang cần trả lời

Em hãy làm rõ tình yêu thiên nhiên của Bác qua bài thơ "Ngắm trăng" - Hồ Chí Minh

3 trả lời
Hỏi chi tiết
718
1
0
Vien Pham
17/02/2020 08:17:32
Từng nghe:
“Thơ xưa yêu cảnh thiên nhiên đẹp
Mây gió, trăng hoa, tuyết núi sông.”
Quả là thiên nhiên đã trở thành nơi chốn bình yên để tâm hồn thanh khiết của người nghệ sĩ nương náu, đi về để trở về với đời sống tinh thần, không vướng bụi trần. nhưng, với Hồ Chí Minh người chiến sĩ cách mạng cộng sản, thì đến với thiên nhiên lại trong những tình huống đầy nghịch cảnh trớ trêu, và qua đó cũng chính để bộc lộ tình yêu thiên nhiên của Bác. Với cảm hứng ấy, “ngắm trăng” là bài thơ đầy ý vị.
Mở đầu bài thơ, tác giả nêu ra hoàn cảnh của chính mình trong đề lao:
“Trong tù không rượu cũng không hoa
Cảnh đẹp đêm nay khó hững hờ”.
Trong tù, một hoàn cảnh thật đặc biệt, không rượu, không hoa, không thú vui tao nhã. Có thể nói câu thơ thứ nhất với biện pháp liệt kê đã cho thấy hoàn cảnh gian khổ, khó khăn mà Bác đang phải trải qua. Có lẽ đây không phải là lần đầu tiên và duy nhất Người giãi bày nỗi lòng mình, ta đã từng gặp trong những câu thơ như:
“Ba tháng cơm không no
Ba tháng áo không mặc
Ba tháng không giặt giũ”.
Hoặc;
“Đi đường mới biết gian lao
Núi cao rồi lại núi cao trập trùng”.
Và còn đây nữa:
“Lủng lẳng chân treo tựa giảo hình”.
Bởi thế mà đây không phải là lần đầu tiên Bác rơi vào cảnh ngộ như vậy. nhưng có lẽ với ý chsi, nghị lực thì Bác đã quen với cuộc sống nơi tù ngục khắc nghiệt, tàn nhẫn, và ở câu thơ này là sự thiếu thốn về vật chất, tiện nghi, những yếu tố để đáp ứng nhu cầu nhân bản của con người. thế nhưng nói cái thiếu thốn về vật chất để nói cái dư thừa, đầy đủ và hào phóng về tinh thần. trong tù là thế, nhưng người tù vẫn ung dung, vẫn thanh thản thưởng ngoạn và say sưa với vẻ đẹp của thiên nhiên ngoài kia. Xưa kia thi nhân làm bạn với thiên nhiên là khi đã lánh đục về trong, xem thiên nhiên và thưởng ngoạn thiên nhiên được coi như một thú vui tao nhã cùng với phong, hoa, tuyết nguyệt. ấy thế mà, với Bác thiên nhiên không ngoài vẻ đẹp của nó, nhưng Bác đến với thiên nhiên không phải để lánh đục về trong mà là để thnah lọc, để làm tinh thần khuây khỏa, lạc quan. Dù trong tù đày khắc nghiệt đấy, nhưng người thơ vẫn không nỡ hững hờ với thiên nhiên. Hẳn Bác phải có một trái tim yêu thiên nhiên tha thiết lắm chăng:
“Người ngắm trăng soi ngoài cửa sổ
Trăng nhòm khe cửa ngắm nhà thơ”.
Hai câu thơ thật ấn tượng, khắc họa hai tư thế đối diện thật đặc biệt. Người-trăng đối diện đàm tâm, có lẽ tuy hai mà hóa thành một, trong hoàn cảnh tù đầy kia, thì ánh trăng như bạn tri kỉ đã chia sẻ, giãi bày và làm dịu bớt nỗi nhọc nhằn của người bị giam cầm. có thể thấy, Bác bị cầm tù về nhân thân nhưng tự do về nhân cách, thân thể ở trong lao nhưng tinh thần ở ngoài lao. Đó là biểu hiện của một bản lĩnh, ý chí phi thường, vượt lên trên nỗi đau và bi kịch của bản thân để sẵn sàng say sưa và kết bạn với vầng trăng. Trăng không còn là một vật thể vô tri vô giác mà đã có tâm hồn, có linh hồn và muốn được kết giao, được yêu thương như con người vậy. có thể nói trong thơ Bác, trăng đã trở thành người bạn chí tình nhưng mỗi lần xuất hiện lại là một nét đẹp, một tình huống khác nhau, bởi thế nên vầng trăng trở lại mà không lặp lại.
 
Với bốn câu thơ ngắn gọn, hàm súc, những hình ảnh được xây dựng theo kết cấu đối ngẫu đầy ý vị. Nhà thơ đã cho thấy một tâm hồn yêu thiên nhiên tha thiết, một tinh thần lạc quan, giàu tình yêu cuộc sống, niềm khát khao hướng ra thê giới ngoài kia rộng lớn, đẹp tươi. Đó cũng chính là chất thép trong thơ Bác, là một nét đẹp trong phong cách thơ Hồ Chí Minh.
 

Mở khóa để xem toàn bộ nội dung trả lời

(?)
Bạn đã đạt đến giới hạn của mình. Bằng cách Đăng ký tài khoản, bạn có thể xem toàn bộ nội dung trả lời
Cải thiện điểm số của bạn bằng cách đăng ký tài khoản Lazi.
Xem toàn bộ các câu trả lời, chat trực tiếp 1:1 với đội ngũ Gia sư Lazi bằng cách Đăng nhập tài khoản ngay bây giờ
Tôi đã có tài khoản? Đăng nhập
1
0
KookMin
17/02/2020 08:33:47
Bài thơ Ngắm trăng ( vọng nguyệt) là một trong những thi phẩm trích trong tập “Nhật ký trong tù” của Bác . Tập thơ ra đời trong khi vị lãnh tụ kính yêu đang bị giam hãm và tù đầy. Bài thơ là bức họa thưởng trăng của người tù, qua con mắt của thi nhân, cảnh thiên nhiên hiện ra thật đẹp:
Trong tù không rượu cũng không hoa
Cảnh đẹp đêm nay khó hững hờ
Người ngắm trăng soi ngoài cửa sổ
Trăng nhòm khe cửa ngắm nhà thơ
Mở đầu thi phẩm là những vần thơ phác họa một cách chân thực cuộc sống trong tù khổ cực và gian lao của Bác. “Trong tù không rượu cũng không hoa”, cuộc sống khó khăn, khắc khổ trong tù kìm hãm con người ta, làm cho thi nhân không thể làm bạn với rượu , trò chuyện với hoa. Mà từ xưa, rượu và hoa đã trở thành thú vui tao nhã cho những kẻ lãng tử vì nghệ thuật , vì văn thơ. Trong hoàn cảnh ấy ta chỉ có thể làm bạn với thiên nhiên. Hình ảnh trăng lúc ấy từ mờ ảo mà trở nên rõ nét, đẹp và lãng mạn vô cùng. Bác vừa đắm say trước cảnh đẹp trong đêm khuya, một vầng trăng sáng xuất hiện chiếu rọi tâm hồn thi nhân, khúc xạ những cảm xúc, những rung động lạc với hoàn cảnh thực tại. Trong sự đắm say ấy có chút bối rối trước sự xuất hiện của vầng trăng và ánh sáng tỏa xuống ô cửa sổ của nhà tù. Trăng luôn là nguồn cảm hứng bất tận của thi nhân và những người yêu cái đẹp, người ta thưởng nguyệt để tâm hồn được thư thái thế nhưng Bác Hồ lại ngắm trăng trong một hoàn cảnh rất đặc biệt đó là bị giam cầm, bó buộc tự do ở trong tù. Hình ảnh vầng trăng càng trở nên lung linh hơn, đối lập với sự tối tăm của tù đầy, vầng trăng là ánh sáng duy nhất khiến cho người tu ung dung thưởng thức mà khó "hững hờ" bỏ qua.
 
Trong hai câu thơ tiếp cũng là hai câu cuối cùng của bài thơ, ta thấy rõ được sự hòa quyện giữa thiên nhiên và con người, giữa thực tại và mộng mơ, giữa bút lãng mạn và bút pháp hiện thực. Dù cho có đối lập nhưng khi chúng giao hòa với nhau lại tạo ra một bức tranh rất đỗi trữ tình và đẹp đẽ:
"Người ngắm trăng soi ngoài cửa sổ
Trăng nhòm khe cửa ngắm nhà thơ"
Hình ảnh thi nhân được khắc họa nổi bật ở khía cạnh người chiến sĩ không chút vướng bận, khổ đau trước những khó khăn thiếu thốn và nghịch cảnh trong nhà tù như xiềng xích, bệnh tật, sự bất công,…Trước hoàn cảnh đó Bác quên đi thế giới hữu hình xung quanh mình để thưởng nguyệt, đề tìm đến cõi vô hình của xúc cảm, Người luôn giữ cho riêng mình phong thái của người nghệ sĩ, sự ung dung, tự tại, hiên ngang của người chiến sĩ cách mạng chẳng run sợ trước những khó khăn của nhà tù tối tăm . Và với biện pháp nhân hóa, vầng trăng trở nên tuyệt đẹp và có hồn. Trăng có thể "nhòm", nhìn vào trong bóng tối, ngắm nhà thơ. Chi tiết đó đã thể hiện sự lãng mạn của người tù nhân. Bác cho thiên nhiên, đó là vầng trăng mang một vẻ đẹp giản dị hoang dại mà độc đáo : ánh trăng soi qua khung cửa sổ nhà tù tối tăm với nhưng khung sắt han gỉ đã trở thành tri âm, tri kỉ của người tù binh, người chiến sĩ cách mạng mang trong mình tâm hồn , xúc cảm của thi nhân.
 
Ngắm trăng là một bài thơ tiêu biểu trong tập thơ Nhật Kí Trong Tù. Đúng như Hoài Thanh từng nói rằng:" thơ Bác đầy ánh trăng". Thiên nhiên luôn trở thàng nguồn cảm hứng lớn lao và bất tận.
1
0
KookMin
17/02/2020 08:34:46
Có thể nói hình nhiên luôn chiếm một vị trí danh dự trong thơ Bác. Ở hầu hết các bài thơ đều thắm đậm sắc màu của lá, hoa cây cỏ, núi, sông,… Bởi đối với Người được làm cách mạng và sống hòa hợp với thiên nhiên là một niềm vui lớn. Trong bất cứ hoàn cảnh nào, Người luôn dành cho thiên nhiên một tình yêu tha thiết, qua đó thể hiện tinh thần lạc quan và phong thái ung dung, tự tại của Người.
 
Thiên nhiên vốn là hình ảnh chủ đạo trong thơ cổ. Người xưa lấy cảnh ngụ tình, chuyển tải cái chiêm nghiệm ở đời qua sự vật và hình ảnh. Thiên nhiên trở thành chuẩn mực của cái đẹp, cái cao cả.

 
Thơ Bác cũng đầy ắp hình ảnh thiên nhiên. Thiên nhiên trong thơ Bác lúc nào cũng tươi đẹp, tràn đầy sức sống, có xu thế vươn lên ánh sáng. Sự vật được sắp xếp hài hòa trong mối tương quan vận động hợp lí. Ít lời mà nhiều ý, gợi ra được cái quy luật của vũ trụ nhân sinh. Người không chú trọng khắc họa chi tiết, Thơ Bác chú trọng đến sự vận đông bên trong của sự vật. Bài thơ “Tức cảnh Pác Bó” thể hiện sâu sắc quan điểm ấy:
 
“Sáng ra bờ suối, tối vào hang
Cháo bẹ rau măng vẫn sẵn sàng
Bàn đá chông chênh dịch sử Đảng
Cuộc đời cách mạng thật là sang”.
 
Trọn vẹn bài thơ không có màu sắc, không có âm thanh, chỉ là sự ghi nhận thực tại theo đúng trình tự của nó. Ấy thế mà, đọc xong bài thơ, trước mắt người đọc hiện ra một khung cảnh tươi xanh, thắm biếc của núi rừng Pác Bó. Chính hình ảnh bờ suối, rau măng gợi ra không gian của cây xanh, núi dốc, của rừng già, vực sâu. Bất chợt đâu đó vang lên tiếng chim kêu gọi bầy, tiếng vượn hú bên nguồn nước và tiếng gió đại ngàn vi vu thổi. cả không gian rộng lớn được giấu kín giờ hiển hiện, phô bày. Điều kì diệu đó chính là do thủ pháp điểm nhãn, lấy ý gợi hình, nắm bắt được cái thần thái của cảnh vật và quy luật tâm lí con người của Bác.
 
Với bài thơ “Đi đường”, hình ảnh thiên nhiên hiện ra với bao khó khăn, trắc trở. Đôi khi, thiên nhiên lại cản bước con người. Thế nhưng, đến khi vượt qua hết cách trở ấy sẽ nhận được phần thưởng vô giá mà thiên nhiên ban tặng: đó là cảnh vật vĩ đại nhìn từ trên đỉnh cao:
 
“Núi cao lên đến tận cùng
Thu vào tầm mắt muon trùng nước non”.
 
Người luôn có ý thức trân trọng thiên nhiên và xem thiên nhiên như một người bạn, đôi khi là người tri kỉ, sẻ chia tâm tình. Dù là khi còn tự do hay lúc bị giam cầm, thiên nhiên lúc nào cũng gần gũi thân tình, hữu ái. Bài thơ “Ngắm trăng” bộc lộ rõ ràng tình cảm ấy:
 
“Trong tù không rượu cũng không hoa
Cảnh đẹp đêm nay khó hững hờ
Người ngắm trăng soi ngoài cửa sổ
Trăng nhòm khe cửa ngắm nhà thơ”.
 
Mặc dù ở trong ngục tù, Người vẫn dành cho thiên nhiên một sự ưu ái lớn lao. Vầng trăng sáng trên cao là hình ảnh thiên nhiên tràn đầy sức sống, đang gọi mời, tâm tình tỏ bày với người bạn xưa. Trăng cũng có hồn, cũng biết ngắm nhìn và cảm thông. Còn người vượt lên trên nghịch cảnh, vươn tới ánh sáng. Ngục tối có thể giam hãm thân thể Người nhưng không thể nào giam hãm tinh thần Người. Qua đó, có thể thấy, dù trong bất cứ hoàn cảnh nào, lúc còn tự do hay khi bị giam hãm, người vẫn yêu mến thiên nhiên tha thiết với một tinh thần lạc quan, yêu đời đắm say. Không có gì có thể cản trở Người tìm đến và đắm mình trong thiên nhiên hiền hòa.
 
Không chỉ có thế, thơ Người còn thể hiện một phong thái ung dung, tự tại giữa cuộc đời bão tố. Trong khung cảnh núi rừng Tây Bắc hùng vĩ, Người hiện lên như một vị tiên ông, ung dung, tự tại, điềm tĩnh vô cùng:
 
“Bàn đá chông chênh dịch sử Đảng
Cuộc đời cách mạng thật là sang'”.
 
Dù cuộc đời cách mạng với bao hiểm nguy, khó khăn vất vả thế nhưng Bác vẫn không hề quá lo lắng. Bởi Người luôn nuôi dưỡng khát vọng giải phóng dân tộc. Dù có bao nhiêu vất vả thì Người vẫn không hề than vãn, kêu ca. Trọn cuộc đời Người sống vì nhân dân, vì đất nước. Phong thái ung dung, tự tại không phải là thờ ơ trước cuộc đời mà đó là ý chí sắt đá của người chiến sĩ kiên trung, vượt lên trên khó khăn thử thách, quyết tâm hoàn thành nhiệm vụ.
 
Đường dẫu xa, núi dẫu cao, Người vẫn ung dung bước tới. Và khi đã lên đến tận cùng thì cảnh vật bao la hiện ra trước mắt, đem lại cho Người cảm giác hạnh phúc vô biên của người chiến thắng.
 
Với thiên nhiên, Bác luôn chân thành và nồng nhiệt, thiết ha. Tinh thần ấy được khẳng định mạnh mẽ hơn trong bài thơ “Ngắm trăng”, được viết lúc người bị giam cầm trong nhà tù Tưởng Giới Thạch. Không một bản án dành cho Người, không thời hạn để chờ đợi, tin tưởng. Thế nhưng, trước cảnh đẹp đêm nay đã khiến Người “khó hững hờ”. Người tù từ trong bóng tối nhìn ra vầng trăng sáng, còn vầng trăng từ bên ngoài tìm đến nơi người tù. Người và cảnh giao hòa trong trạng thái thanh cao, đẹp đẽ vô cùng:
 
“Người ngắm trăng soi ngoài cửa sổ
Trăng nhòm khe cửa ngắm nhà thơ”.
 
Hiện lên trong bức tranh tĩnh lặng ấy hình ảnh người tù, người chiến sĩ ung dung, đĩnh đạc mắt hướng về trăng sáng. Bóng tối của ngục tù và sựu lãnh lẽo của buồng giam dường như tan biến mất, chỉ còn đây một tiên nhân đang trong cuộc thưởng du cái đẹp của đất trời.Một đời Bác đã hi sinh vì nước vì dân. Chưa bao giờ Người nghĩ đến riêng mình. Với thiên nhiên, Người là một người bạn chân tình, thủy chung. Dù trong bất cứ hoàn cảnh nào Người vẫn dành cho thiên nhiên một tình yêu tha thiết, với tinh thần lạc quan yêu đời và phong thái ung dung tự tại, điềm tĩnh rất đáng kính phục.

Bạn hỏi - Lazi trả lời

Bạn muốn biết điều gì?

GỬI CÂU HỎI
Học tập không giới hạn cùng học sinh cả nước và AI, sôi động, tích cực, trải nghiệm

Hôm nay bạn thế nào? Hãy nhấp vào một lựa chọn, nếu may mắn bạn sẽ được tặng 50.000 xu từ Lazi

Vui Buồn Bình thường

Học ngoại ngữ với Flashcard

×
Trợ lý ảo Trợ lý ảo
×
Gia sư Lazi Gia sư