Câu 1: Thả một miếng gỗ vào trong một chất lỏng thì thấy phần thể tích gỗ ngập trong chất lỏng bằng 1/2 thể tích miếng gỗ, biết dgỗ = 6000N/m3. Tính trọng lượng riêng của chất lỏng
Câu 2: Một vật đượctreo vào lực kế; ngoài không khí lực kế chỉ 2,13N. Khi nhúng chìm vật trong nước, lực kế chỉ 1,83N, biết trọng lượng riêng của nước là10000N/m3. Thể tích của vật là
A. 213cm3. B. 396cm3. C. 183cm3. D. 30cm3.
Câu 3: Một cục nước đá có thể tích 360cm3 nổi trên mặt nước; biết khối lượng riêng của nước đá là 0,92g/cm3, trọng lượng riêng của nước là 10000N/m3. Thể tích của phần cục đá ló ra khỏi mặt nước là
A. 28,8cm3 B. 331,2 cm3 C. 360 cm3 D. 288 cm3
Câu 4: Một thợ lặn lặn ở độ sâu 36m so với mực nước biển . Cho trọng lượng riêng trung bình của nước là 10300N/m3
a) Tinh áp suất ở độ sâu ấy?
b) Cửa chiếu sáng của áo lặn có diện tích 0,016 m2. Tính áp lực của nước tác dụng lên phần diện tích này ?
c) Biết áp suất lớn nhất mà người có thể chịu được là 473800 N/m2 . Hỏi người thợ lặn đó chỉ nên lặn ở độ sau nào để có thể an toàn?
Câu 5: Một toa tàu lửa khối lượng 48 tấn có 4 trục bánh sắt, mỗi trục có 2 bánh xe, diện tích tiếp xúc của một bánh xe với mặt ray là 4,5 cm2.
a) Tính áp suất của toa tàu lên đường ray khi toa tàu đỗ trên mặt ray bằngphẳng
b) Tính áp suất của toa tàu lên mặt đất nếu tổng diện tích tiếp xúc của ray và tà vẹt lên mặt đất là 2,4m2
Câu 6: Tác dụng một lực 380N lên pittong nhỏ của một máy ép dùng nước diện tích pittong nhỏ là 2,5cm2. Của pittong lớn là 180cm2.
Tính áp suất tác dụng lên pittong nhỏ và lực tác dụng lên pittong lớn?
Câu 7:.Một xe tăng có trọng lượng 30.000N, diện tích tiếp xúc của các bản xích xe tăng lên mặt đất là 1,2m2
a) Tính áp suất của xe tăng lên mặt đường?
b) Hãy so sánh áp suất của xe tăng lên mặt đất với áp suất của một người nặng 70 kg có diện tích tiếp xúc của hai bàn chân lên mặt đất là 200cm2 và rút ra nhận xét?
Câu 8: Một thợ lặn lặn xuống độ sâu 36m so với mực nước biển. cho trọng lượng riêng trung bình của nước là 10.300N/m3
c) Tính áp suất ở độ sâu ấy
b) cửa chiếu sáng của áo lặn có diện tích 0,016m2. Tính áp lực của nước lên phần diện tích này .
c) Biết áp suất lớn nhất mà người thợ lặn còn có thể chụi được là 473800N/m2, hỏi người thợ lặn đó chỉ nên lặn xuống độ sâu nào để có thể an toàn?
Câu 9: Ba vật làm bằng ba chất khác nhau là đồng, sắt, nhôm, có lượng bằng nhau. Khi nhúng chúng ngập vào trong nước thì lực đẩy nước tác dụng vào vật nào là lớn nhất ?
A. Vật làm bằng đồng B. Vật làm bằng nhôm
Bằng cách nhấp vào Đăng nhập, bạn đồng ý Chính sách bảo mật và Điều khoản sử dụng của chúng tôi. Nếu đây không phải máy tính của bạn, để đảm bảo an toàn, hãy sử dụng Cửa sổ riêng tư (Tab ẩn danh) để đăng nhập (New Private Window / New Incognito Window).
Hôm nay bạn thế nào? Hãy nhấp vào một lựa chọn, nếu may mắn bạn sẽ được tặng 50.000 xu từ Lazi
Vui | Buồn | Bình thường |