LH Quảng cáo: lazijsc@gmail.com

Bài tập  /  Bài đang cần trả lời

Thuyết minh về di tích Gò Đống Đa

Thuyết minh về di tích Gò Đống Đa

2 trả lời
Hỏi chi tiết
2.677
2
0
Meu
21/02/2020 10:23:15

Gò Đống Đa nằm trên phố Tây Sơn, tên phố được đặt theo tên nghĩa quân Tây Sơn, thuộc phường Quang Trung, Hà Nội. Xưa, nơi đây thuộc đất của làng Khương Thượng, thuộc huyện Quảng Đức, phủ Thuận Thiên. Cả khu vực gò Đống Đa này là một khu chiến trường, nơi diễn ra trận đánh thần tốc của vị vua áo vải Quang Trung – Nguyễn Huệ. Đây cũng được xem dấu tích một thời oanh liệt của dân tộc trong trận chiến chống quân Thanh xâm lược. Di tích này mãi là minh chứng cho truyền thống của dân ta trong cuộc chiến đấu tranh giữ nước, một di tích có giá trị cao trong lòng Thủ đô Hà Nội.

Rạng sáng ngày mùng 5 tháng Giêng năm Kỷ Dậu (tức ngày 30/1/1789), lợi dụng sự chủ quan của quân giặc, vua Quang Trung đã xuất quân tiến thẳng về Thăng Long để giải phóng kinh thành khỏi sự xâm lược của quân Thanh. Một mũi quân của vua Quang Trung do đô đốc Đặng Tiến Đông trực tiếp chỉ huy đã tạo ra trận “Rồng lửa” với hàng ngàn vạn bó rơm tẩm dầu của nhân dân vùng Khương Thượng hưởng ứng. Trận đánh diệt tan quân Thanh đóng tại đồn Khương Thượng mở đường cho đại quân Tây Sơn từ Ngọc Hồi thừa thắng xông lên tiến vào giải phóng Thăng Long giữa mùa hoa đào nở. Tướng giặc là Sầm Nghi Đống phải treo cổ tự tử ở cây đa núi Ốc (nay gần Chùa Bộc).

Sau chiến thắng như vũ bão của nghĩa quân Tây Sơn, giải phóng được kinh thành Thăng Long, trên đường phố xác giặc chết ngổn ngang khắp nơi. Vua Quang Trung cho thu nhặt lại xác và xếp thành 12 đống, đắp cao lên thành gò gọi là “kình nghê quán” (gò chôn xác giặc dữ như cá kình, cá nghê ngoài biển) nhằm biểu dương chiến công của quân dân ta và cảnh báo với bọn xâm lược cướp nước. 12 gò này nằm rải rác từ làng Thịnh Quang đến làng Nam Đồng, ở trong khu vực từng có tên là “xứ Đống Đa”. Trên gò các cây đa mọc lên um tùm và tạo thành cái tên gò Đống Đa. Năm 1851, do mở đường, mở chợ, đào xới nhiều nơi, thấy có khá nhiều hài cốt giặc, lại cho thu vào một hố cao lên nối liền với núi Xưa, thành gò thứ 13 tức là gò còn lại đến bây giờ. 12 gò cũ nằm rải rác đã bị san bằng năm 1890 khi Pháp mở rộng Hà Nội và bị chiếm đất để lập ấp Thái Hà.

Nhân kỷ niệm 200 năm chiến thắng Ngọc Hồi – Đống Đa, năm 1989, công viên văn hóa Đống Đa được thành lập trên cơ sở khu vực gò Đống Đa và cụm di tích. Đây là công trình kiến trúc mang tính lịch sử văn hóa nhằm ghi nhớ công ơn của người anh hùng áo vải Quang Trung – Nguyễn Huệ. Công trình được chia làm 2 khu vực, gồm khu vực tượng đài cùng phù điêu miêu tả trận đánh, khu nhà trưng bày và khu vực gò trông ra phố mang tên Đặng Tiến Đông – người chỉ huy trận đánh đồn Khương Thượng và đóng vai trò quan trọng, cánh tay đắc lực cho vua Quang Trung trong trận chiến đánh quân Thanh xâm lược…

Từ sau ngày giải phóng Thủ đô (10/10/1954), lễ hội gò Đống Đa được coi là ngày hội Đống Đa truyền thống, trở thành quốc lễ. Hằng năm, đến ngày mùng 5 Tết Âm lịch, người dân Hà Nội đều nô nức dự Hội Gò Đống Đa, làm lễ dâng hương tưởng nhớ lại những chiến công của vị anh hùng áo vải Quang Trung – Nguyễn Huệ và lễ hội đó trở thành một nét du Xuân không thể thiếu của người Hà Nội. Trong ngày hội có nhiều trò chơi vui khỏe, thể hiện rõ tinh thần thượng võ.

Gò Đống Đa được Bộ Văn hóa xếp hạng di tích lịch sử cấp quốc gia năm 1962. Đặc biệt, mới đây Thủ tướng Chính phủ ký quyết định xếp hạng Gò Đống Đa là một trong 11 di tích quốc gia đặc biệt năm 2018.

Mở khóa để xem toàn bộ nội dung trả lời

(?)
Bạn đã đạt đến giới hạn của mình. Bằng cách Đăng ký tài khoản, bạn có thể xem toàn bộ nội dung trả lời
Cải thiện điểm số của bạn bằng cách đăng ký tài khoản Lazi.
Xem toàn bộ các câu trả lời, chat trực tiếp 1:1 với đội ngũ Gia sư Lazi bằng cách Đăng nhập tài khoản ngay bây giờ
Tôi đã có tài khoản? Đăng nhập
3
0
Akako[]~đỏ
21/02/2020 10:29:07

Gò Đống Đa là một khu di tích lịch sử mang một giá trị nổi bật ngay giữa trung tâm thành phố Hà Nội. Không phải đình, chùa hay miếu gì mà chỉ là một cái gò nổi lên giữa khu dân cư sinh sống đông đúc, gắn liền với nó là một lịch sử vẻ vang, tự hào của toàn dân tộc và là một địa điểm du lịch thú vị của người dân Hà Nội.

 

 

Giới thiệu về Gò Đống Đa

Có câu thơ như này: “Đống Đa xưa bãi chiến trường/ Ngổn ngang xác giặc vùi xương thành gò”. Những câu thơ ấy đã đi vào tiềm thức mỗi người dân Việt Nam bởi nó ghi lại chứng tích của một giai đoạn lịch sử vẻ vang của dân tộc. Nơi ghi dấu công ơn của người anh hùng dân tộc Quang Trung – Nguyễn Huệ.

 

Gò nằm trên phố Tây Sơn (tên phố đặt theo tên của nghĩa quân Tây Sơn), thuộc phường Quang Trung, Hà Nội. Xưa nơi đây thuộc đất của làng Khương Thượng, huyện Quảng Đức, phủ Thuận Thiên. Cả khu vực này xưa kia là một khu chiến trường nơi đã diễn ra trận đánh thần tốc của vị vua áo vải với quân Thanh. Một trận chiến mang ý nghĩa lịch sử to lớn đối với toàn dân tộc.

Về lịch sử của Gò Đống Đa

Đêm mùng 4 rạng sáng ngày mùng 5 tháng giêng năm Kỷ Dậu (1789). Một mũi quân của vua Quang Trung do Đô đốc Long chỉ huy (còn có tên là Đặng Tiến Đông) trận đánh của quân Tây Sơn diễn ra với sự tham gia của nhân dân vùng Khương Thượng đã tạo ra một trận “Rồng lửa” với hàng vạn bó rơm tẩm dầu của quân ta hưởng ứng, diệt tan quân Thanh đóng tại đồn Khương Thượng mở đường cho đại quân Tây Sơn từ Ngọc Hồi thừa thắng tiến vào kinh thành Thăng Long.
Tướng giặc là Sầm Nghi Đống sợ quá phải treo cổ lên cành đa tự tự trên núi Ốc (Loa Sơn) mà vị trí của nó là gần khu chùa Bộc hiện nay.

 

Tương truyền sau chiến thắng, vua Quang Trung cho thu nhặt xác giặc xếp vào 12 cái hố rộng, lấp đất chôn và đắp cao thành gò gọi là “kình nghê quán”. 12 gò này nằm rải rác từ làng Thịnh Quang đến làng Nam Đồng, trên các gò cây cối mọc um tùm nên có tên là Đống Đa.

 

Đến năm 1851, do mở đường, mở chợ, đào xới nhiều nơi thấy có khá nhiều hài cốt giặc, lại cho thu vào một hố cao lên nối liền với núi Xưa, thành gò thứ 13 tức là gò còn lại đến bây giờ. 12 gò cũ nằm rải rác đã bị san bằng năm 1890 khi Pháp mở rộng Hà Nội và tên Việt gian Hoàng Cao Khải chiếm đất để lập ấp Thái Hà.

Lễ hội Gò Đống Đa

Nhân kỷ niệm 200 năm chiến thắng Ngọc Hồi- Đống Đa năm 1989, Công viên Văn hóa Đống Đa được thành lập trên cơ sở khu vực này. Khu tượng đài Quang Trung và công viên văn hóa Đống Đa  đã được xây dựng tại khu đất bên cạnh gò lịch sử này, trông ra phố mang tên Đặng Tiến Đông, người đóng vai trò quan trọng trong chiến thắng trận Ngọc Hồi – Đống Đa. Đây là công trình mang tính lịch sử văn hóa nhằm ghi nhớ công ơn người anh hùng Áo Vải Quang Trung. Tổng diện tích của công trình là 21.745 m2.

 

Hằng năm cứ vào ngày mồng 5 Tết, nhân dân thường tổ chức lễ hội để ôn lại những sự kiện lịch sử đã diễn ra tại nơi đây. Đặc biệt, còn có tục rước rồng lửa đã thành lễ hội truyền thống của người Hà Nội. Sau đám rước rồng lửa sẽ là lễ dâng hương, lễ đọc văn, cuộc tế diễn ra ở đình Khương Thượng, lễ cầu siêu của chùa Đồng Quang.

 

Gò Đống Đa – đây là nơi mang dấu tích một thời oanh liệt của dân tộc trong trận chiến chống quân Thanh xâm lược. Nơi đây mãi là minh chứng truyền thống của dân ta trong cuộc chiến đấu tranh giữ nước của cha ông ta, và cũng mang một giá trị lịch sử cao trong lòng thủ đô Hà Nội.

Bạn hỏi - Lazi trả lời

Bạn muốn biết điều gì?

GỬI CÂU HỎI
Học tập không giới hạn cùng học sinh cả nước và AI, sôi động, tích cực, trải nghiệm

Hôm nay bạn thế nào? Hãy nhấp vào một lựa chọn, nếu may mắn bạn sẽ được tặng 50.000 xu từ Lazi

Vui Buồn Bình thường

Học ngoại ngữ với Flashcard

×
Trợ lý ảo Trợ lý ảo
×
Gia sư Lazi Gia sư