LH Quảng cáo: lazijsc@gmail.com

Bài tập  /  Bài đang cần trả lời

Soạn văn bản: Buổi học cuối cùng

7 trả lời
Hỏi chi tiết
724
1
1
Trần Thị Huyền Trang
24/02/2020 16:17:57
1.
Bố cục

   Chia làm ba phần:

- Phần 1 (từ đầu đến "mà vắng mặt con"): Quang cảnh trên đường đến trường và cảnh ở trường qua sự quan sát của Phrăng.

- Phần 2 (tiếp tới "buổi học cuối cùng này"): Diễn biến của buổi học cuối cùng.

- Phần 3 (còn lại): Cảnh kết thúc buổi học cuối cùng

Câu 1 (trang 54 sgk ngữ văn 6 tập 2):

Câu chuyện được kể diễn ra tại lớp học thuộc vùng An-dát ở nước Pháp, sau cuộc chiến tranh Pháp- Phổ, nước Pháp thua phải cắt vùng An-dat cho Phổ.

- Tên tác phẩm: có nghĩa là buổi học cuối cùng học bằng tiếng Pháp.

Câu 2 (trang 54 sgk ngữ văn 6 tập 2)

Truyện được kể theo lời nhân vật Phrang, ngôi thứ nhất

- Các nhân vật khác trong truyện: bác phó rèn Oát-sto, các cậu học việc, cụ già Hô-de, bác phát thư, người dân làng, thầy giáo Ha-men, người em gái thầy giáo, học sinh

- Nhân vật thầy giáo ấn tượng, nổi bật nhất, người đã dạy học suốt bốn mươi năm, người thể hiện tình yêu nước pháp bằng cả tấm lòng.

Câu 3 (trang 49 sgk ngữ văn 6 tập 2)

Vào sáng diễn ra buổi học cuối cùng, chú bé Phrang nhìn thấy điều khác lạ:

   + Có nhiều người đứng trước bảng dán cáo thị

   + Trường học không ồn ào như thường ngày mà “bình lặng”

   + Không khí trong lớp trang trọng, Ha-men mặc lễ phục, thầy dịu dàng không giận dữ

   + Có thêm cụ Hô-de, bác phát thư, và người dân làng ngồi trong lớp

=> Báo hiệu buổi học bằng tiếng Pháp cuối cùng, điều được niêm yết ở trụ sở xã

Câu 4 (trang 55 sgk ngữ văn 6 tập 2)

Đối với việc học tiếng Pháp, Phrang rất ngại, chú bé thích rong chơi hơn là học những quy tắc phân từ

- Khi không thuộc bài, Phrang rất ân hận

   + Cậu bé ước có thể đọc tiếng Pháp “thật to, dõng dạc, không vi phạm một lỗi nào”

   + Cậu cảm thấy cuốn sách tiếng Pháp như “người bạn cố tri”

   + Thấy bài giảng của thầy dễ hiểu, cậu yêu mến thầy nghiêm khắc Ha-men

=> Buổi học cuối cùng đã khiến cho Phrang thay đổi hoàn toàn thái độ, tình cảm và suy nghĩ: ham thích học tiếng Pháp hơn.

Câu 5 (trang 55 sgk ngữ văn 6 tập 2)

Nhân vật thầy giáo Ha-men được miêu tả:

   + Trang phục: mặc bộ lễ phục

   + Thái độ với học sinh: dịu dàng, ân cần

   + Những lời nói đối với việc học tiếng Pháp: ca ngợi tiếng Pháp (tiếng Pháp là vũ khí), tự phê bình mình và mọi người đã có lúc sao nhãng việc học tập và tiếng Pháp.

   + Hành động, cử chỉ lúc kết thúc buổi học: thầy xúc động mạnh, người tái nhợt, nghẹn ngào, không nói hết được câu. Thầy viết “ Nước Pháp muôn năm”

=> Thầy Ha-men là người yêu nghề dạy học, yêu tiếng mẹ đẻ, và là người yêu nước sâu sắc.

Câu 6 (trang 55 sgk ngữ văn 6 tập 2)

Một số câu văn trong truyện có sử dụng biện pháp so sánh:

   + Thông thường, bắt đầu buổi học, tiếng ồn ào... như vỡ chợ vang ra tận ngoài phố.

   + … dân làng ngồi lặng lẽ… và nhiều người khác nữa.

   +…, chừng nào họ vẫn giữ tiếng nói… chìa khóa chốn lao tù.

   + Những tờ mẫu treo trước bàn học trông như những lá cờ nhỏ bay phấp phới khắp xung quanh lớp.

   +…, chúng ta đang cặm cụi vạch… đó cũng là tiếng Pháp.

=> Những câu so sánh này khiến cho sự biểu đạt cụ thể, tăng sức gợi hình gợi cảm cho sự diễn đạt tình cảm, tư tưởng sâu sắc của tác giả.

Câu 7 (trang 55 sgk ngữ văn 6 tập 2)

Trong truyện, thầy Ha-men có nói: “…khi một dân tộc rơi vào vòng nô lệ… chẳng khác gì nắm được chìa khóa chốn lao tù”

- Đây là câu nói của người yêu tiếng Pháp- tiếng mẹ đẻ như chính hơi thở, nguồn sống

- Khẳng định giá trị to lớn của tiếng nói dân tộc

- Còn giữ vững tiếng nói là còn hy vọng đấu tranh giành lại tự do

- Yêu quý, học tập, giữ gìn tiếng nói của dân tộc là biểu hiện rõ rệt, sâu sắc của lòng yêu nước.

Mở khóa để xem toàn bộ nội dung trả lời

(?)
Bạn đã đạt đến giới hạn của mình. Bằng cách Đăng ký tài khoản, bạn có thể xem toàn bộ nội dung trả lời
Cải thiện điểm số của bạn bằng cách đăng ký tài khoản Lazi.
Xem toàn bộ các câu trả lời, chat trực tiếp 1:1 với đội ngũ Gia sư Lazi bằng cách Đăng nhập tài khoản ngay bây giờ
Tôi đã có tài khoản? Đăng nhập
1
1
Trần Thị Huyền Trang
24/02/2020 16:19:27
Câu 1 trang 25

a) So sánh đồng loại:

– So sánh người với người:

+ Cô giáo em hiền như cô Tấm.

+ Ông em râu bạc phơ như ông Bụt.

– So sánh vật với vật:

+ “Mặt trời xuống biển như hòn lửa”.

+ “Từ xa nhìn lại cây gạo sừng sững như một tháp đèn khổng lồ”.

b) So sánh khác loại:

– So sánh vật với người:

+ Cá nước bơi hàng đoàn đen trũi nhô lên hụp xuống như người bơi ếch giữa những đầu sóng trắng.

+ Tre trông thanh cao, giản dị, chí khí như người.

– So sánh cái cụ thể với cái trừu tượng:

Con đi trăm núi ngàn khe

  Chưa bằng muôn nỗi tái tê lòng bầm.

(Tố Hữu)

Đừng xanh như lá bạc như vôi

1
0
nat
24/02/2020 16:19:53
I. KIẾN THỨC CƠ BẢN CẦN NẮM VỮNG
1. Tóm tắt truyện

Chú bé Phrăng định trốn học, rong chơi vì muộn giờ đến lóp và không thuộc bài. Nhưng chú đã cưỡng lại được.

Phrăng chạy vội đến lớp. Dọc đường Phrăng thấy có những điều khác hẳn mọi hôm. Phrăng vào lớp càng thấy ngạc nhiên hơn. Thầy Ha-men ăn mặc tề chỉnh như trong ngày lễ. Thầy không quở mắng mà còn nói với Phrăng bằng giọng dịu dàng. Không khí trong lớp trang trọng. Cuối lớp có cụ già Hô-de, bác phát thư và nhiều người khác. Hoá ra đó là buổi học tiếng Pháp cuối cùng.
Phrăng ân hận vì mình đã không thuộc bài.

Thầy Ha-men giảng bài học cuối cùng thật xúc động.

Phrăng thấy chưa bao giờ thầy giảng kiên nhẫn và dễ hiểu đến thế.

Kết thúc buổi học, thầy Ha-men viết lên bảng dòng chữ thể hiện lòng yêu nước của mọi người: “Nước Pháp muôn năm !”.

2. Thông qua câu chuyện kể của Phrăng về buổi học tiếng Pháp cuối cùng ở vùng An-dát bị chiếm đóng, tác giả đã ca ngợi tình yêu tiếng Pháp, tình yêu nước Pháp của những người Pháp. Từ đó gợi ra thái độ đúng đắn đối với ngôn ngữ, thứ của cải quý báu của mỗi dân tộc.

Truyện đã xây dựng thành công nhân vật thầy giáo Ha-men và chú bé Phrăng qua miêu tả ngoại hình, cử chỉ, tâm trạng và lời nói của họ.

II. HƯỚNG DẪN ĐỌC - HlỂU VĂN BẢN

1. Câu truyện được kể diễn ra tại lớp học ở một xã thuộc vùng An-dát của nước Pháp. Thời gian sau cuộc chiến tranh Pháp - Phổ, nước Pháp thua trận phải cắt vùng An-dát cho nước Phổ. Theo lệnh của chính quyền Phổ, trường học ở đây không được dạy tiếng Pháp nữa. Buổi học cuối cùng là buổi học bằng tiếng Pháp cuối cùng, chứ không phải là buổi học kết thúc niên học.

2. Truyện được kể theo lời nhân vật chú bé Phrăng, thuộc ngôi thứ nhất. Truyện còn có các nhân vật khác như bác phó rèn Oát-stơ cùng cậu học việc, cụ già Hô-de, bác phát thư, những người dân làng, thầy giáo Ha-men, người em gái của thầy giáo, các em học sinh. Người gây ấn tượng nổi bật nhất là thầy giáo Ha- men, người đã phụng sự đất nước bốn mươi năm bằng nghề dạy học, người đã thể hiện sâu sắc tình yêu nước Pháp bằng cả tấm lòng.

3. Vào sáng hôm diễn ra buổi học cuối cùng, chú bé Phrăng đã nhìn thấy những điều khác lạ. Trên đường đến trường: có nhiều người đứng trước bảng dán cáo thị. Trường học không ồn ào với những âm thanh quen thuộc mà bình lặng y như một buổi sáng chủ nhật. Trong lớp, không khí trang trọng, thầy Ha-men mặc lễ phục, thầy dịu dàng chứ không giận dữ. Có thêm cụ Hô-de, bác phát thư và nhiều người dân làng ngồi ở cuối lớp.

Những điều đó báo hiệu đây là buổi học bằng tiếng Pháp cuối cùng như là điều được niêm yết ở trụ sở xã.

4. Đối với việc học tiếng Pháp, Phrăng rất ngại. Cậu thích rong chơi hơn là học những quy tắc phân từ.

Khi không thuộc bài, Phrăng rất ân hận. Cậu bé mong ước có thể đọc được tiếng Pháp “thật to, thật dõng dạc, không phạm một lỗi nào”. Từ không thích, cậu bỗng cảm thấy thân thiết với các cuốn sách tiếng Pháp như “người bạn cố tri”. Và Phrăng thấy bài giảng của thấy rất dễ hiểu. Cậu thấy yêu mến người thầy giáo nghiêm khắc Ha-men. Từ việc ngại, sợ tiếng Pháp và thầy giáo, Phrăng chăm chú, thích thú, cố gắng học tiếng Pháp một cách tự giác.

5. Nhân vật thầy giáo Ha-men trong buổi học cuối cùng

- Thầy mặc bộ lễ phục chỉ dùng vào những ngày đặc biệt khi có thanh tra hoặc phát thưởng: Áo rơ-đanh-gốt màu xanh lục diềm lá sen gấp nếp mịn và đội mũ tròn bằng lụa đen thêu.

- Thầy nói năng với học sinh dịu dàng, không giận dữ quát mắng. Thầy kiên nhẫn giảng bài, chuẩn bị bài học rất chu đáo.

- Thầy ca ngợi tiếng Pháp, tự phê bình mình và mọi người có lúc đã sao nhãng việc học tập và dạy tiếng Pháp. Thầy coi tiếng Pháp là vũ khí, là chìa khoá của chốn lao tù.

- Buổi học kết thúc, thầy xúc động mạnh, người tái nhợt, nghẹn ngào, không nói được hết câu. Thầy đã viết thật to lên bảng: “Nước Pháp muôn năm !”.

- Thầy Ha-men là người yêu nghề dạy học, yêu tiếng mẹ đẻ, và là nguời yêu nước sâu sắc.

6. Một số câu văn có sử dụng phép so sánh

- Thông thường, bắt đầu buổi học, tiếng ồn ào như vỡ chợ vang ra tận ngoài phố... .

- ...dân làng ngồi lặng lẽ giống như chúng tôi, cụ già Hô-de, trước đây là xã trưởng với cái mũ ba sừng, bác phát thư trước đây, và nhiều người khác nữa.

- ..., chừng nào họ vẫn giữ vững tiếng nói của mình thì chẳng khác gì nắm được chìa khoá chốn lao tù...

- Những tờ mẫu treo trước bàn học trông như những lá cờ nhỏ bay phấp phới khắp xung quanh lớp.

- ..., chúng đang cặm cụi vạch những “nét sổ” với một tấm lòng, một ý thức, như thể cái đó cũng là tiếng Pháp...

Những so sánh này làm cho lời văn thêm tính hình tượng cụ thể, tăng sức gợi hình gợi cảm cho sự diễn đạt, biểu hiện tư tưởng, tình cảm sâu sắc.

7. Câu nói của thầy Ha-men “...khi một dân tộc rơi vào vòng nô lệ, chừng nào họ vẫn giữ vững tiếng nói của mình thì chẳng khác gì nắm được chìa khoá chốn lao tù...”. Câu nói này khẳng định giá trị to lớn của tiếng nói dân tộc. Còn giữ vững tiếng nói là còn phương tiện để đấu tranh giành lại độc lập tự do, thoát khỏi vòng nô lệ. Yêu quý, học tập, giữ gìn tiếng nói của dân tộc là biểu hiện sâu sắc của lòng yêu nước.

III. HƯỚNG DẪN LUYỆN TẬP

1. Muốn kể tóm tắt truyện, cần nắm vững nhân vật và sự việc trong truyện. Hai nhân vật chính là chú bé Phrăng và thầy Ha-men. Các sự việc xung quanh việc học tiếng Pháp trong buổi học cuối cùng. Hãy xem lại mục 1 trong phần I của bài để tập kể.

2. Trước hết hãy chọn nhân vật để miêu tả là Phrăng hoặc thầy Ha-men. ở trong truyện, thầy Ha-men được tả lại bằng lời của Phrăng. Còn nhân vật Phrăng tự bộc lộ mình qua tâm trạng, ý nghĩ. Khi miêu tả, chú ý nếu tả thầy giáo Ha-men, cần tập trung tả ngoại hình, cử chỉ, lời nói, hành động. Còn đối với Phrăng thì tập trung tả tâm trạng, ý nghĩ.

1
0
Trần Thị Huyền Trang
24/02/2020 16:21:57
Câu 2 trang 26

   - khỏe như voi/ trâu.

   - đen như than/ gỗ mun.

   - trắng như tuyết/ bông.

   - cao như núi.

1
0
1
0
Trần Thị Huyền Trang
24/02/2020 16:25:49
Câu 4 trang 29
Nếu tả lại và liên tưởng cảnh buổi sáng trên quê hương:

– Mặt trời đỏ rực như quả cầu lửa.

– Bầu trời như tấm thảm lụa xanh trong khổng lồ.

– Những hàng cây như thắp nến hai hàng.

– Núi đồi nhấp nhô như những chiếc gai khổng lồ.

– Những ngôi nhà như những chiếc tổ chim cu.

0
0
Hải An đang buồn
24/02/2020 16:41:28
1.Truyen duoc ke dien ra trong hoan canh cuoc chien tranh Phap-Pho(1870-1871) o vung An-dat.
-Nhan de:ke ve buoi hoc cuoi cung bang tieng Phap,de roi tu buoi sau nguoi dan vung An-dat phai hoc tieng Duc.
2.
-Truyen duoc ke theo loi cua nhan vat cua Phrang,thuoc ngoi thu nhat.
-Cac nhan vat khac:
+thay Ha-men
+cu Ho-de
+dan lang
+bac pho ren Oat-sto
-Nhan vat em an tuong nhat la thay Ha-men.
3.
-Tren duong den truong:Troi am,trong treo.
-Quang canh den truong:moi su deu binh lang y nhu mot buoi sang chu nhat.
-Khong khi trong lop:im phang phac,thay Ha-men an mac trang trong.
->Bao hieu su viec bat thuong sap xay ra.
4. Thai do cua Phrang doi voi tieng Phap:
+Luc dau:dinh tron hoc di choi
+Khi vao trong lop:ngac nhien,tu trach minh bo phi thoi gian.
+khi biet day la buoi hoc cuoi cung:choang vang,thay tran trong tieng Phap.
5.
Trang phuc:mac chiec ao ro-danh-got mau xanh luc,diem la sen gap nep min va doi cai mu tron bang lua den.
Thai do voi hoc sinh:giong:diu dang,kien nhan giang bai cho hoc sinh den cuoi bai hoc.
Cau tu lam o 2 cau 6,7

Bạn hỏi - Lazi trả lời

Bạn muốn biết điều gì?

GỬI CÂU HỎI
Học tập không giới hạn cùng học sinh cả nước và AI, sôi động, tích cực, trải nghiệm
Bài tập liên quan
Bài tập Ngữ văn Lớp 6 mới nhất
Trắc nghiệm Ngữ văn Lớp 6 mới nhất

Hôm nay bạn thế nào? Hãy nhấp vào một lựa chọn, nếu may mắn bạn sẽ được tặng 50.000 xu từ Lazi

Vui Buồn Bình thường

Học ngoại ngữ với Flashcard

×
Trợ lý ảo Trợ lý ảo
×
Gia sư Lazi Gia sư