Bài tập  /  Bài đang cần trả lời

Giải bài có thưởng!

Dùng đòn bẩy được lợi về lực khi nào

Câu 3. Dùng đòn bẩy được lợi về lực khi

A. Khoảng cách OO1=OO2

B. Khoảng cách OO1>OO2

C. Khoảng cách OO1 < OO2

D. Tất cả đều sai

Câu 4. Máy cơ đơn giản nào sau đây không cho lợi về lực?

A. Đòn bẩy.

B. Mặt phẳng nghiêng.

C. Ròng rọc cố định

.D. Ròng rọc động.

Câu 5. Khi nút thủy tinh của một lọ thủy tinh bị kẹt. Phải mở nút bằng cách nào dưới đây?

A. Làm nóng nút.

B. Làm nóng cổ lọ.

C. Làm lạnh cổ lọ.

D. Làm lạnh đáy lọ.

Câu 6. Các trụ bê tông cốt thép không bị nứt khi nhiệt độ ngoài trời thay đổi vì:

A. Bê tông và lõi thép không bị nở vì nhiệt.

B. Bê tông nở vì nhiệt nhiều hơn thép nên không bị thép làm nứt.

C. Bê tông và lõi thép nở vì nhiệt giống nhau.

D. Lõi thép là vật đàn hồi nên lõi thép biến dạng theo bê tông.

Câu 7. Khi đun nóng một hòn bi bằng sắt thì xảy ra hiện tượng nào dưới đây?

A. Khối lượng của hòn bi tăng.

B. Khối lượng của hòn bi giảm.

C. Khối lượng riêng của hòn bi tăng.

D. Khối lượng riêng của hòn bi giảm.

Câu 8. Chọn phương án đúng.

Một vật hình hộp chữ nhật được làm bằng sắt. Khi tăng nhiệt độ của vật đó thì

A. Chiều dài, chiều rộng và chiều cao tăng.

B. Chỉ có chiều dài và chiều rộng tăng.

C. Chỉ có chiều cao tăng.

D. Chiều dài, chiều rộng và chiều cao không thay đổi.

Câu 9. Chọn từ thích hợp trong khung để điền vào chỗ trống : Thể tích quả cầu ......khi quả cầu nóng lên.

A. Nóng lên

B. Lạnh đi

C. Tăng

D. Giảm

Câu 10: Hãy dự đoán chiều cao của một chiếc cột bằng sắt sau mỗi năm.

A. Không có gì thay đổi.

B. Vào mùa hè cột sắt dài ra và vào mùa đông cột sắt ngắn lại.

C. Ngắn lại sau mỗi năm do bị không khí ăn mòn.

D. Vào mùa đông cột sắt dài ra và vào mùa hè cột sắt ngắn lại.

Câu 11. Khi một vật rắn được làm lạnh đi thì

A. khối lượng của vật giảm đi.

B. thể tích của vật giảm đi.

C. trọng lượng của vật giảm đi.

D. trọng lượng của vật tăng lên.

Câu 12: Kết luận nào sau đây là đúng khi nói về sự nở ra vì nhiệt của chất lỏng?

A. Chất lỏng co lại khi nhiệt độ tăng, nở ra khi nhiệt độ giảm.

B. Chất lỏng nở ra khi nhiệt độ tăng, co lại khi nhiệt độ giảm.

C. Chất lỏng không thay đổi thể tích khi nhiệt độ thay đổi.

D. Khối lượng riêng của chất lỏng tăng khi nhiệt độ thay đổi.

Câu 13: Khi đặt bình cầu đựng nước vào nước nóng, người ta thấy mực chất lỏng trong ống thủy tinh mới đầu tụt xuống một ít, sau đó mới dâng lên cao hơn mức ban đầu. Điều đó chứng tỏ:

A. thể tích của nước tăng nhiều hơn thể tích của bình.

B. thể tích của nước tăng ít hơn thể tích của bình.

C. thể tích của nước tăng, của bình không tăng.

D. thể tích của bình tăng trước, của nước tăng sau và tăng nhiều hơn.

Câu 14: Kết luận nào sau đây là đúng khi nói về khối lượng riêng và khối lượng của một lượng nước ở 4oC?

A. Khối lượng riêng nhỏ nhất

B. Khối lượng riêng lớn nhất

C. Khối lượng lớn nhất

D. Khối lượng nhỏ nhất

II. TỰ LUẬN

Học sinh trả lời câu hỏi, yêu cầu giải thích rõ ràng, chi tiết.

Bài 1: Khi dùng búa nhổ đinh ta dựa vào nguyên tắc của máy cơ đơn giản nào? Để dễ nhổ đinh cần tác dụng lực vào cán búa như thế nào?

Bài 2: Các ống dẫn chất khí hoặc chất lỏng bị dãn nở khi nóng lên. Theo em, điều này có thể gây tác hại gì? Có thể khắc phục điều này bằng cách nào?

Bài 3: Hãy giải thích tại sao ban ngày, gió từ biển thổi vào đất liền, ban đêm gió thổi từ đất liền ra biển?

 

0 trả lời
Hỏi chi tiết
1.741

Bạn hỏi - Lazi trả lời

Bạn muốn biết điều gì?

GỬI CÂU HỎI
Học tập không giới hạn cùng học sinh cả nước và AI, sôi động, tích cực, trải nghiệm
Bài tập liên quan

Hôm nay bạn thế nào? Hãy nhấp vào một lựa chọn, nếu may mắn bạn sẽ được tặng 50.000 xu từ Lazi

Vui Buồn Bình thường

Học ngoại ngữ với Flashcard

×
Trợ lý ảo Trợ lý ảo
×
Gia sư Lazi Gia sư