Bài tập  /  Bài đang cần trả lời

Đọc đoạn trích sau, nêu bài học ý nghĩa nhất

I. PHẦN ĐỌC HIỂU (3,0 điểm)
Đọc đoạn trích sau: 
"Nhiều người trong chúng ta từ lâu đã quen đối phó với cuộc sống và hoàn cảnh thay vì tự mình hành động. Chúng ta để thái độ của người khác chi phối cảm nhận của mình về bản thân. Để có thể lựa chọn hành động một cách tỉnh táo thay vì đối phó, chúng ta cần có sự suy nghĩ chín chắn. Sẵn sàng chịu trách nhiệm về bản thân, cam kết giữ vững lập trường thay vì phụ thuộc vào ý kiến của người khác là điều góp phần thiết lập nên cái nhìn tổng quát về bản chất của mỗi cá nhân. Đối với nhiều người, có lẽ đây là một bước tiến vĩ đại.
Khi quyết định chịu trách nhiệm về bản thân và cố gắng kiểm soát mọi hành động, cảm xúc cho phù hợp với từng hoàn cảnh, chúng ta đã tạo tiền đề cho việc hình thành những mối quan hệ tốt đẹp. Nhiều người sẽ tỏ ra không thích sự "độc lập" mà chúng ta lựa chọn, bởi điều đó đồng nghĩa với việc họ không còn khả năng kiểm soát được hành động của chúng ta nữa. Việc giải phóng bản thân khỏi sự kiểm soát của người khác sẽ có lợi cho cả hai bên. Mỗi lần áp dụng cách cư xử mới này, bạn sẽ cảm nhận được nguồn sức mạnh tiềm ẩn mà bạn chưa từng biết mình đang sở hữu.
Hành động thay vì đối phó không chỉ hữu ích trong những cuộc chạm trán gay go. Và việc tự giác chịu trách nhiệm về hành vi của mình là một yêu cầu vô cùng quan trọng."
(Trích "Khi ta thay đổi thế giới sẽ đổi thay – Karen Casey)
Thực hiện các yêu cầu:
Câu 1. Dựa vào đoạn trích, hãy cho biết điều "góp phần thiết lập nên cái nhìn tổng quát về bản chất của mỗi cá nhân" là gì ?
Câu 2. Theo tác giả, tại sao "nhiều người sẽ tỏ ra không thích sự "độc lập" mà chúng ta lựa chọn" ?
Câu 3. Anh / chị hiểu như thế nào về ý kiến: "Việc giải phóng bản thân khỏi sự kiểm soát của người khác sẽ có lợi cho cả hai bên" ?
Câu 4. Bài học ý nghĩa nhất mà anh / chị rút ra cho bản thân từ việc đọc đoạn trích trên là gì ?
II. PHẦN LÀM VĂN
Từ nội dung đoạn trích ở phần Đọc hiểu, anh / chị hãy viết 01 đoạn văn (khoảng 200 chữ) về sự cần thiết của việc tự giác chịu trách nhiệm về hành vi của bản thân trong cuộc sống.

3 Xem trả lời
Hỏi chi tiết
8.528
9
7
NGUYỄN THANH THỦY ...
02/03/2020 15:13:53

II. PHẦN LÀM VĂN
Ngày nay, tinh thần trách nhiệm cá nhân của học sinh, sinh viên đã phai mờ sau bao thế hệ, chính vì thế nên tinh thần "sống có trách nhiệm" rất cần thiết đối với tất cả chúng ta lúc này. Vào năm 2007, chính sách giáo dục thành phố Hồ Chí Minh cũng đã sử dụng chủ đề "sống có trách nhiệm" để làm chủ đề chính cho năm học, nhằm giúp học sinh rèn luyện tư chất bản thân và nâng cao kĩ năng sống, tinh thần trách nhiệm vốn có".

Vậy "sống có trách nhiệm" là gì? Sống có trách nhiệm là làm tròn nghĩa vụ bổn phận với xã hội, trường lớp, gia đình và bản thân... dám làm, dám chịu trách nhiệm về những hành động của bản thân. Bổn phận là học sinh, là những tinh hoa tương lai của đất nước. Chúng ta phải có trách nhiệm với bản trách nhiệm với gia đình, những người xung quanh và có trách nhiệm trong quá trình học tập.

Trở nên có trách nhiệm với bản thân nghĩa là tập trung vào những mong muốn, nhu cầu của mình đồng thời tìm ra hướng giải quyết cho các vấn đề của bản thân. Điều câm kị nhất đối với mỗi cá nhân là đứng cách ly, tự tách biệt mình với xã hội. Phải để bản thân tham gia các hoạt động tập thể, trái nghiệm những cái tốt đẹp và mới mẻ để tự rút ra kinh nghiệm sống cho bản thân. Gia đình là nền tảng xây dựng lên nhân cách của mỗi con người, một đứa trẻ sinh và lớn lên theo chiều hướng xấu hay tốt một phần là do ảnh hường của gia đình. Vì thế nên đối với gia đình, ta phải xây dựng cho mình một hình mẫu ngoan ngoãn, lễ phép và yêu quý các thành viên khác. "Kính trên nhường dưới" là tiêu chuẩn đặc biệt cần chú trọng trong quan hệ gia đình. Mặt khác, ta cũng cần phải biết chia sẻ và yêu thương. Sẽ không bao giờ thiệt thòi nêu ta cho đi yêu thương của chính mình.

Và vấn đề, cũng như trách nhiệm chính yếu của mỗi học sinh chính là học tập. Trong học tập, chúng ta cần phải chú tâm và biết tìm tòi, khám phá. Kiến thức không chỉ gói gọn trong những trang sách mà còn trải dài ra thế giới bao la nhiệm vụ của mỗi học sinh là sử dụng sách vở để dẫn dắt ta ra thế giới kiến thức đó, tìm kiếm và thu thập những tài liệu quý báu cho bản thân, trau dồi kinh nghiệm thực tế để giúp đỡ ta trong quá trình học tập. Mặt khác, cách học và đạo đức trong việc học cũng có ý nghĩa không kém. Không phải học nhồi nhét là tốt, mà học phải đi đôi với hành, vận dụng những kiến thức được học vào đời sống để làm cuộc sống ý nghĩa hơn mới gọi là học. Và tránh ngay kiểu học vẹt, học qua loa cho xong, vì đó chính là những cách học giết chết tri thức bạn. Bên cạnh đó, ta phải biết tự điều chỉnh hành vi trong việc học, giữ cho tâm mình ngay thẳng thật thà là một điều tốt. Giả sử như trong một bài kiểm tra nào đó, ta có hành vi gian lận thì đó chính là vô trách nhiệm với bản thân. Đây không phải là trịnh trọng hóa vấn đề, nhưng thử nghĩ xem, ta làm một lần thì khả dĩ sẽ có lần thứ hai, thứ ba, tương lai chúng ta sẽ ra sao nếu như cứ mãi quen thói lừa dối và ỷ lại ? Vận mệnh đất nước sẽ thế nào nếu rơi vào tay một kẻ như thế?

Xã hội đang dần phát triển từng ngày, và học sinh chúng ta là người trực tiếp giúp nhân loại phát triển. Chúng ta phải có trách nhiệm với nơi chúng ta tồn tại. Chỉ cần những hành động nhỏ của bạn như không xả rác, không hút thuốc, uống rượu, giữ gìn vệ sinh chung... cũng là đóng góp cho xã hội. Hiện nay, mỗi đợt hè về chúng ta lại bắt gặp màu áo xanh của thanh niên tình nguyện, những con người đó gánh vác trên vai trách nhiệm của bản thân, đi về vùng sâu vùng xa giúp đỡ người già neo đơn, sửa lại cây cầu, lợp lại mái lá... tất cả những nghĩa cử đó đều thể hiện rõ rệt những cống hiến của họ với xã hội, mong muốn một đất nước tốt đẹp hơn.

Sống có trách nhiệm còn được thể hiện qua những hành động rất nhỏ nhặt trong đời sống, những thói quen hằng ngày mà chúng ta dần như quên đi vì nó quá quen thuộc. Giả sử như việc đúng giờ, đúng hẹn cũng là sống có trách nhiệm. Đó là trách nhiệm với công việc của bản thân, trách nhiệm với uy tín và có trách nhiệm với đối phương. Chỉ cần cúi xuống nhặt một cọng rác vứt bừa bãi là ta đã chung tay góp phần tạo nên một "ta" trách nhiệm với môi trường với những người xung quanh rồi.

Nhạc sĩ Thế Bảo đã nhận xét về thiên tài âm nhạc của Việt Nam Trịnh Công Sơn - người nhạc sĩ quá cố đã để lại cho đời hơn sáu trăm bài hát sâu sắc rằng "Sơn là một con người rất nghệ sĩ, một nghệ sĩ lớn, ngoài khuôn khổ thông thường. (...) Sống hết mình và tận tâm - đó là Sơn. Anh luôn là người lo công việc, đúng hẹn. (...) Anh Sơn là người sống rất có trách nhiệm với mọi người" (Trích Báo Lao động). Điều trên chứng tỏ cho ta thấy rằng càng nổi tiêng người ta càng phải sống có trách nhiệm, vì từng hành động, từng lời nói của họ đều được cả nhân loại theo dõi và đánh giá nên họ phái tận dụng điều đó mà gửi những thông điệp tốt đẹp đến xã hội.

Sống thoáng là sống thiêu trách nhiệm! Tình trạng nhiều bạn nữ phải vào bệnh viện khi còn rất trẻ như hiện nay thì đó là một hiện thực quá đau lòng. Hầu hết đều để lại hậu quả lớn rồi mới ân hận thì chuyện đã rồi. Một bộ phận giới trẻ không ý thức được lối sống lành mạnh quan trọng như thế nào. Điều đó chứng tỏ họ thiếu hiểu biết, thiếu trách nhiệm với chính tương lai của mình.

"Live each day as it come!" (Sống trọn vẹn mỗi ngày khi nó đến) là một trong những câu châm ngôn hay và rất đúng đắn với mỗi chúng ta. Sông có trách nhiệm còn là sống trọn vẹn mỗi ngày, không lãng phí từng phút từng giây. Tức là ta phải sống sao cho ý nghĩa với mọi việc, mọi người mà ta trách nhiệm. Phải hoàn thành tốt công việc được giao hoặc tự mình đặt ra kế hoạch cho bản thân, sắp xếp thời gian biểu để dành cho bản thân những giây phút khuây khỏa mà trong điều kiện, ta có khả năng và xứng đáng được tận hưởng. Ta sẽ phải dành thời gian cho người thân, bạn bè và những người quanh mình theo cách này hay cách khác. Tất nhiên sẽ không dễ dàng gì làm được tất cả mọi việc một cách trọn vẹn, nhưng làm tốt được một trong những việc ta phải làm mỗi ngày sẽ mang lại cho ta một niềm phấn khởi, vui vẻ và tận hưởng cuộc sống một cách nhiệt thành hơn.

Mở khóa để xem toàn bộ nội dung trả lời

(?)
Bạn đã đạt đến giới hạn của mình. Bằng cách Đăng ký tài khoản, bạn có thể xem toàn bộ nội dung trả lời
Cải thiện điểm số của bạn bằng cách đăng ký tài khoản Lazi.
Xem toàn bộ các câu trả lời, chat trực tiếp 1:1 với đội ngũ Gia sư Lazi bằng cách Đăng nhập tài khoản ngay bây giờ
Tôi đã có tài khoản? Đăng nhập
10
3
Trung Nghĩa
02/03/2020 15:15:55
Tôi đã từng nghe ai  đó nói một câu rằng : “ Sống chậm lại, nghĩ khác đi và yêu thương nhiều hơn.” Câu nói ấy thật sự rất có giá trị đối với tôi. Dường như trong cuộc sống quá nhiều xô bồ,áp lục và đua chen, người ta thường hay bị cuốn vào vòng xoáy của sự chạy đua, tăng tốc để rồi quên đi mất giá trị sống đích thực của mình. Đặc biệt các bạn trẻ - những người lần đầu chạm chân vào ngưỡng cửa của sự trưởng thành, cuộc sống mới thường hấp dẫn và thôi thúc các bạn thử sức, khám phá mình ở nhiều phương diện.Cũng bởi thế, không có gì là lạ khi các bạn chọn cho mình lối sống  nhanh, sống vội vàng, gấp gáp .Sống nhanh không phải là không tốt nhưng đôi khi sự sống nhanh cho một bước chạy đà ấy lại buộc con người phải đánh đổi thời gian , những mối quan hệ và tình cảm tốt đẹp xung quanh.  Để rồi quá bận bịu với công việc mà đôi khi ta quên đi mất rằng, một lúc nào đó trong cuộc đời, ta cũng cần có những thời khắc sống chậm lại để biết lắng nghe, để quan tâm, chia sẻ và yêu thương mọi người. Sống chậm tức là con người sống một cách bình tĩnh, thư giãn, thoải mái, sống để lắng nghe trái tim mình và cảm nhận điều gì là tốt nhất cho bản thân và cho những người xung quanh. Khi ta sống chậm, tự nhiên ta sẽ nhìn thấy từng ngày ,từng ngày cuộc đời này trôi qua đều vô cùng ý nghĩa. Sống chậm cho ta khoảng lặng để rút ra kinh nghiệm từ những thất bại và thêm niềm hi vọng cho tương lai. Tâm hồn mỗi người trẻ tuổi sẽ trở nên thâm trầm, sâu sắc, chín chắn và trưởng thành hơn. Sống chậm, đồng thời, sẽ giúp chúng ta thay đổi cả những suy nghĩ của mình. Chúng ta sẽ không còn những suy nghĩ ích kỉ, chỉ biết lo cho bản thân mà còn biết quan tâm đến cả những người xung quanh.  Cuộc sống vẫn cứ hối hả trôi đi, và con người cũng bị cuốn vào nhịp hối hả ấy. Thi thoảng, hãy sống chậm lại, để cảm nhận cuộc sống, và để yêu thương nhiều hơn
4
4
Trung Nghĩa
02/03/2020 15:16:45

Cuộc sống là một trường đua và thì giờ là vàng, là bạc. Nhưng con người không phải là một cỗ máy vô cảm, con người có tâm hồn được tạo nên từ vô vàn những mảng màu, những cung bậc cảm xúc nối tiếp nhau: buồn – vui, thất vọng – hi vọng, chán nản – hạnh phúc, khinh ghét – yêu thương... Giữa những nốt bổng và nốt trầm, giữa lúc vui mà không mải mê, chủ quan, ta có những "nốt lặng". Nốt lặng đó không vang thành lời, nó cho con người, cho tuổi trẻ thời gian để "Sống chậm lại, nghĩ khác đi và yêu thương nhiều hơn". Dù là một giây, một phút thôi nhưng nó nạp cho ta năng lượng sống cả cuộc đời.

Ta nên sống – chậm – lại... vẫn biết xã hội đang phát triển một cách chóng mặt, thời gian được rút ngắn một cách tối đa: trồng trọt, sản xuất thì rút ngắn thời gian thu hoạch để một năm có thể xen gối thâm canh thêm mấy vụ nữa; máy móc công nghiệp cũng được cải tạo với công suất nhanh nhất, internet được nâng cấp với tốc độ lan truyền đến chóng mặt. Cuộc sống buộc con người phải đi theo guồng quay đó, ai làm khác là tụt hậu. Phải chăng đó làm nguyên nhân gây nên mặt trái xã hội với lượng người bị trầm cảm, u uất, rối loạn tâm lí ngày càng nhiều, hay với lớp trẻ tình trạng "sống thử", "sống vội", "sống sơ sài" diễn ra như một định hướng chung. Sống chậm là để cảm nhận những gì tốt đẹp trong cuộc sống. Ta hãy dành chút ít thời gian tĩnh tại để ngắm nhìn một bông hoa đẹp, nghe tiếng chim đang ríu rít, lặng mình trong một bản nhạc cổ điển, hít thở và ngắm nhìn trời xanh... Tâm hồn con người như một mảnh đất, nếu không có những nguồn nước mát lành ấy tưới tắm, thì đất sao màu mỡ và những mầm xanh bé bỏng sao vươn lên tươi tốt được? Sống chậm còn là để dành thời gian nghĩ về cuộc sống và những người xung quanh. Sống chậm lại còn là để lấy lại cân bằng trong cuộc sống. Một chút lặng lẽ, riêng tư cho chính mình để nghĩ về những gì đã qua, những gì sắp tới, những gì được mất. Sống chậm không phải là lãng phí thời gian mà là trân trọng thời gian, quý trọng những kí ức, những kỉ niệm, quý những gì đã mất như món đồ chơi, chiếc răng sữa thuở ấu thơ... cho đến những gì to tát hơn sau này.

Một chút sống chậm để biết quý giá "món quà" hiện tại. Sống chậm cho ta khoảng lặng để rút ra kinh nghiệm từ những thất bại và thêm niềm hi vọng cho tương lai. Tâm hồn mỗi người trẻ tuổi sẽ trở nên thâm trầm, sâu sắc, chín chắn và trưởng thành hơn. Sống chậm như vậy, không có nghĩa là chậm chạp, lạc hậu mà là sống một cách kĩ lưỡng, tránh những ồn ào, hỗn tạp, a dua, ăn theo; Trong cuộc bàn luận gần đây về những thay đổi trong cách nghĩ, lối sống của thế hệ trẻ, người ta chỉ ra rằng một trong những khuyết điểm lớn nhất của thế hệ 8X, 9X ... là sống một cách công thức, thiếu sáng tạo và tự giới hạn năng lực, khả năng của mình. Tuổi trẻ ngày nay sợ gặp thất bại và không biết đương đầu với thất bại như thế nào. Vì vậy cần: suy – nghĩ – khác – đi... Trong những năm gần đây, có một hiện tượng đang trở thành xu hướng của giới trẻ châu Á và cả Việt Nam: thanh niên mỗi lần rơi vào bế tắc, tuyệt vọng do thi trượt đại học, bố mẹ li hôn, sức ép học lập căng thẳng hay vì một lí do riêng mà bị nhiều người xa lánh... thường quẫn trí mà tự tử. Đáng sợ hơn nữa còn có những vụ tự tử tập thể, tự tử nhóm băng nhiều hình thức khác và vì những lí do không đáng. Trong những trường hợp này thì cách suy nghĩ khác, tích cực, lạc quan và hướng lới những gì tốt đẹp là phương thuốc hữu hiệu nhất giúp chữa lành những vết thương, giúp con người tự tin, có nghị lực để sống tiếp. Cần yêu thương nhiều hơn vì yêu thương vốn là cái gốc của nhân loại. Yêu thương và đoàn kết là nền tảng để một dân tộc cùng sống và phát triển bao đời nay. Yêu thương nhiều hơn là biết nghĩ, biết quan tâm chăm sóc và hướng tới người khác nhiều hơn.

Đó là một ánh nhìn, một nụ cười, một hành động và lời nói quan tâm giúp cha mẹ bớt mệt nhọc hơn sau một ngày lao động vất vả. Đó là cử chỉ ân cần trìu mến với những người đang gặp khó khăn. Đó là sự lo lắng, sốt ruột, thương xót khi "khúc ruột miền Trung" đang ngập trong biển nước... Yêu thương nhiều biến con người trở thành người nhân hậu, cao cả, lớn lao hơn. Khi yêu thương nhiều hơn tức là cho đi nhiều hơn thì ta lại được nhận về nhiều hơn. sống với những người xung quanh bằng sự chân thành, ta sẽ nhận lại được những tình cảm quý trọng thương yêu, sự thành thật từ những người bạn... Yêu thương nhiều hơn còn là sống vị tha, bao dung, biết sẻ chia và làm cho cuộc sống tốt đẹp. "Sống chậm", "suy nghĩ khác" và "yêu thương nhiều hơn" là ba mặt biện chứng của một vấn đề. Sống chậm thực chất là thời gian con người suy nghĩ, mài nhọn các giác quan nhạy bén và thành lập tư duy sáng tạo, tích cực sống chậm còn là lúc con người được thảnh thơi, yêu thương, trân trọng những người xung quanh. Nhưng cũng chớ đánh đồng sống chậm là trái nghịch "vội vàng" của thi sĩ Xuân Diệu. Thi sĩ sống vội vàng là sống hết mình một cách tận độ, sống sao cho có ý nghĩa nhất. Vậy nên tuổi trẻ phải vừa biết sống chậm để rèn luyện sự chín chắn, trưởng thành, vừa phải biết sống "vội vàng", linh hoạt và hết mình.

Bạn hỏi - Lazi trả lời

Bạn muốn biết điều gì?

GỬI CÂU HỎI
Học tập không giới hạn cùng học sinh cả nước và AI, sôi động, tích cực, trải nghiệm

Hôm nay bạn thế nào? Hãy nhấp vào một lựa chọn, nếu may mắn bạn sẽ được tặng 50.000 xu từ Lazi

Vui Buồn Bình thường
×
Trợ lý ảo Trợ lý ảo
×
Đấu trường tri thức | Lazi Quiz Challenge +500k
Gửi câu hỏi
×